Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng học liệu điện tử Ebook Hóa học 10 chương trình GDPT 2018

Với cuộc cách mạng 4.0 nổ ra trên toàn cầu đã tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội. Mọi người có thể kết nối, truyền đạt thông tin bằng nhiều phương tiện khác nhau. Do đó, trong giáo dục quá trình trao đổi tri thức, tiếp cận tri thức, sự phổ cập của tri thức mới, giữa người thầy và người học phải được đổi mới để theo kịp được xu hướng phát triển của xã hội. Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là chuyển đổi giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Việc sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số đóng một vai trò rất quan trọng bởi đây là “nguồn tiềm lực” để khai thác và sử dụng trong dạy học, giáo dục, không những giúp học sinh phát triển năng lực đặc thù của môn học, các năng lực chung mà còn góp phần phát triển năng lực tin học. Qua đó, học sinh có thêm cơ hội thích nghi và hội nhập với thời kì cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, nhiều yêu cầu cần đạt trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục đòi hỏi giáo viên sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số, và với môn Hóa học -một trong những môn học có tính thực tiễn cao- cũng không phải là ngoại lệ. Việc tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất khi giáo viên kết hợp tổ chức hoạt động học trên lớp với việc giao nhiệm vụ học tập tại nhà.
Với sự phát triển của công nghệ, mạng Internet thì người học có điều kiện chủ động tiếp xúc với những nguồn dữ liệu đồ sộ, đa chiều trong học liệu số. Đó có thể là hình ảnh, video, câu hỏi, trò chơi, thí nghiệm ảo, bài giảng E-learning, bài kiểm tra đánh giá...Với hình thức đa dạng hóa học liệu số, học sinh không chỉ phát triển về tri thức mà còn phát triển phẩm chất trách nhiệm, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, biết cách lựa chọn và khai thác thông tin, chủ động tìm kiếm, sở hữu để khám phá, làm chủ và vận dụng một cách hiệu quả trong quá trình tự học đó. Đồng thời, khi làm quen, tiếp cận và sử dụng các thiết bị công nghệ, học sinh sẽ có cơ hội để thực hành, rèn luyện tư duy làm việc khoa học, đáp ứng với yêu cầu con người trong thời đại mới. Vì thế, với mong muốn xây dựng các dạng học liệu số mới đa dạng hơn, sinh động hơn, phù hợp với nội dung dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá góp phần nâng cao hiệu quả trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh, nhằm phát huy năng lực tự chủ, tự học, tính tư duy, sáng tạo hướng đến mục tiêu đào tạo phát triển con người toàn diện, chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài : “Xây dựng học liệu điện tử Ebook hóa học 10 chương trình GDPT 2018”.
pdf 84 trang Trúc Vân 21/11/2024 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng học liệu điện tử Ebook Hóa học 10 chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng học liệu điện tử Ebook Hóa học 10 chương trình GDPT 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng học liệu điện tử Ebook Hóa học 10 chương trình GDPT 2018
 MỤC LỤC 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ... 1 
1.1. Lí do chọn đề tài.... 1 
1.2. Mục đích nghiên cứu. 1 
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 
1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.2 
1.5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu 2 
1.6. Phương pháp nghiên cứu. 2 
1.7. Tính mới và đóng góp mới của đề tài. 2 
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY DỰNG 
HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ EBOOK HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 3 
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học  3 
1.1.1. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học ... 3 
1.1.2. Dạy học tích cực.... 4 
1.2. Tự học .. 6 
1.2.1. Khái niệm tự học... 6 
1.2.2. Vai trò của tự học.. 6 
1.2.3. Chu trình tự học của học sinh THPT. 6 
1.3. Công nghệ thông tin trong quá trình dạy học 8 
1.3.1. Vai trò của CNTT và truyền thông trong dạy học. 8 
1.3.2. Xu hướng ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học.. 8 
1.4. Ebook 9 
1.4.1. Khái niệm Ebook 9 
1.4.2. Ưu điểm và hạn chế của Ebook. 9 
1.4.2.1. Ưu điểm.. 9 
1.4.2.2. Hạn chế 10 
1.4.3. Giới thiệu phần mềm hỗ trợ thiết kế Ebook.. 10 
1.4.4. Các yêu cầu đối với Ebook 10 
1.5. Thực trạng về việc sử dụng học liệu điện tử Ebook trong hoạt động dạy học 
của GV và hoạt động tự học của HS.................. 11 
 DANH MỤC VIẾT TẮT 
CNTT : Công nghệ thông tin 
THPT : Trung học phổ thông 
GDPT : Giáo dục phổ thông 
GV : Giáo viên 
HS : Học sinh 
PPDH : Phương pháp dạy học 
TN : Thực nghiệm 
ĐC : Đối chứng 
NCKH : Nghiên cứu khoa học 
SGK : Sách giáo khoa 
SBT : Sách bài tập 
BTH : Bảng tuần hoàn 
TB : Trung bình 
SL : Số lượng 
 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. 
 - Nghiên cứu nội dung chương trình hóa học 10 GDPT 2018. 
 - Nghiên cứu, lựa chọn các phần mềm dùng để xây dựng Ebook. 
 - Thiết kế Ebook hóa học 10 GDPT 2018. 
 - Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả. 
 1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 
 - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học 10 tại trường THPT. 
 - Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng Ebook với sự trợ giúp của CNTT. 
 1.5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu. 
 a. Thời gian nghiên cứu: 
 - Học kỳ I- gần cuối học kỳ II năm học 2022-2023. 
 b. Phạm vi nghiên cứu: 
 - Nội dung: chương trình hóa học 10 GDPT 2018. 
 - Điều tra, khảo sát và thực nghiệm tại lớp 10 trường THPT Diễn Châu 5. 
 1.6. Phương pháp nghiên cứu. 
 - Nghiên cứu lý thuyết, lí luận. 
 - Nghiên cứu thực tiễn : 
 + Phương pháp điều tra thực trạng. 
 + Phương pháp phân tích, so sánh. 
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
 + Phương pháp thu thập số liệu và xử lí toán học. 
 + Phương pháp chuyên gia. 
 1.7. Tính mới và đóng góp mới của đề tài. 
 - Đề tài đã ứng dụng công nghệ thông tin để trình bày kiến thức một cách 
trực quan. Không chỉ dừng lại ở kiến thức sách giáo khoa, đề tài còn cập nhật những 
nội dung kiến thức hóa học có tính thực tiễn đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày 
và trên cơ sở kiến thức đó giải quyết những bài tập hóa học. Các bài học được thiết 
kế dưới hình thức đa dạng, có bài giảng, học sinh được củng cố, luyện tập, trải 
nghiệm dưới nhiều hoạt động học tập. 
 - Góp phần làm phong phú thêm lí luận về định hướng đổi mới phương 
pháp dạy học, vai trò và xu hướng của ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy 
học, dạy học tích cực và quá trình tự học. 
 2 thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến 
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát 
triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa 
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng 
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. 
 Ngày 26/8/2016, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành Chỉ thị số 
3031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục. 
Trong đó có nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý 
giáo dục: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương 
pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả. Xây dựng 
kho bài giảng e-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời của 
người học, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất 
lượng của người học giữa các vùng, miền” [3]. . 
 Như vậy, trong bối cảnh chung của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, 
việc phát huy tính tích cực và tăng cường khả năng tự học của HS là những xu hướng 
quan trọng. Ứng dụng công nghệ thông tin để đa dạng hóa phương tiện dạy học là 
một trong những biện pháp không thể thiếu để bảo đảm cho tốc độ phát triển của 
nền giáo dục nước nhà. 
 1.1.2. Dạy học tích cực 
 1.1.2.1. Tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập 
 Theo nghiên cứu thực chất của “học là hoạt động tích cực, tự lực nhận thức”. 
Tính tích cực là khái niệm biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi thực hiện một nhiệm 
vụ, giải quyết một vấn đề nào đấy. Tính tích cực cũng có quan hệ mật thiết với tính 
tự lực, với xúc cảm và ý chí... 
 Tính tích cực nhận thức là biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với 
đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí 
tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí...) 
nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao. Tùy theo việc huy động chức năng 
tâm lí nào và mức độ huy động chức năng tâm lí đó cao đến đâu, có thể chia tính 
tích cực nhận thức thành 3 mức độ: 
 Tính tích cực tái hiện. Đó là mức độ thấp của tính tích cực, chủ yếu dựa vào 
trí nhớ để tái hiện những điều đã nhận thức được. 
 Tính tích cực tìm tòi là tính tích cực đi liền với quá trình lĩnh hội khái niệm, 
giải quyết tình huống, tìm tòi các phương thức hành động 
 Tính tích cực sáng tạo. Đây là mức độ phát triển cao nhất của tính tích cực. 
Nó được đặc trưng bằng sự khẳng định con đường suy nghĩ riêng của mình nhằm tạo 
ra cái mới, có giá trị. Nó thể hiện khi người học nhận thức tìm tòi kiến thức mới. 
 Tính tự lực nhận thức là hạt nhân của tính tự lực, đó là sự sẵn sàng về mặt 
 4 1.2. Tự học 
 1.2.1. Khái niệm tự học 
 Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa 2001 [4], tự học là “quá 
trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành 
không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo 
dục, đào tạo”. 
 Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều [5], có ba hình thức tự học: 
 Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận 
dụng các kiến thức trong đó. 
 Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc 
bằng các phương tiện thông tin khác. 
 Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và gặp trực tiếp GV được GV 
chỉ dẫn, giảng giải, sau đó về nhà tự học. Đây là hình thức cần được đưa vào phổ 
biến trong nhà trường phổ thông vì mức độ của nó phù hợp với khả năng của HS. 
 1.2.2. Vai trò của tự học 
 Tự học giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu 
tri thức mới của HS. Tự học với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo đã tạo điều kiện cho việc 
tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân lý. Kiến thức có được 
do tự học là kết quả của sự hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn nên vững chắc bền lâu. 
Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi học sinh biết 
cách tự học, học sinh sẽ “có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo 
trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. 
 Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành 
nhân cách cho HS. Việc tự học rèn luyện cho HS thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập 
giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập, trong cuộc sống, giúp cho người học tự tin 
hơn. Hơn thế, tự học thúc đẩy HS lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao khám phá 
tri thức. 
 Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng 
định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Sống trong thời đại mà khoa học và công 
nghệ phát triển như vũ bão thì người học phải tự học, tự bồi dưỡng kiến thức và kỹ 
năng làm việc cho mình để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội 
về nguồn nhân lực. 
 Như vậy, chỉ có tự học, tự bồi dưỡng, mỗi người mới có thể bù đắp được cho 
mình những lỗ hổng về kiến thức để thích ứng với yêu cầu cuộc sống đang phát triển. 
 1.2.3. Chu trình tự học của học sinh THPT 
 Thời 1: Tự nghiên cứu. Bao gồm các bước cơ bản: 
 - Xác định nhu cầu, kích thích hứng thú học tập: 
 6 1.3. Công nghệ thông tin trong quá trình dạy học 
 1.3.1. Vai trò của CNTT và truyền thông trong dạy học 
 CNTT và truyền thông được coi là những công cụ tiềm năng mạnh mẽ, có khả 
năng tạo ra những thay đổi và cải cách giáo dục. Bài học, bài tập, bài giảng, được 
đưa lên mạng Internet, nhờ đó mọi người có thể học bất cứ lúc nào. Vì vậy, trong 
những năm gần đây, người ta đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào để khai thác 
một cách hiệu quả nhất các thiết bị thông minh và Internet nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục ở mọi cấp độ, mọi cơ sở đào tạo và mọi hình thức đào tạo. 
 Đối với môn Hóa học, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy sẽ tạo ra một 
bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. 
 - CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp ứng 
mục tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. 
 - CNTT là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc xây dựng kiến thức mới. 
 - CNTT tạo môi trường để khám phá kiến thức, hỗ trợ cho quá trình học tập của 
HS. Việc thu nhận thông tin về sự vật hiện tượng một cách sinh động, chính xác giúp 
HS hiểu bài sâu sắc hơn và độ bền ghi nhớ kiến thức lâu hơn. 
 - CNTT tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri 
thức để phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả, không chỉ là năng lực 
nhận thức, năng lực thực hành có liên quan đến tri thức, kĩ năng mà còn năng lực 
CNTT và các phẩm chất có liên quan. 
 - CNTT hỗ trợ người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, nâng cao năng lực thích 
ứng, năng lực ứng dụng và thực hành trong bối cảnh xã hội phát triển với sự đổi thay 
của công nghệ. 
 1.3.2. Xu hướng ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học 
 "Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai 
đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 " là một trong các đề án trọng tâm của 
ngành Giáo dục. 
 Tính đến cuối năm 2022, 100% các cơ sở giáo dục đào tạo đã kết nối Internet 
tốc độ cao, kho học hiệu số với gần 5.000 bài giảng e-learning, hơn 2.000 video bài 
giảng dạy trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm, gần 200 
đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông. 
 Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, không chỉ phát triển mạnh ở các thành 
phố lớn, mà còn phát triển ở nhiều tỉnh miền núi. Các trường phổ thông đều trang bị 
phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet, một số trường còn trang bị thêm thiết 
một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình 
dạy học của mình. 
 Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó, các phần mềm giáo dục cũng 
đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Crocodile, Maple/Mathematica, 
ChemOffice, ChemWin, LessonEditor/ VioLet, hệ thống E-learning và các phần 
mềm đóng gói, tiện ích khác. 
 8 Internet và máy tính, điện thoại thông minh thì tại đó có thể truy cập Ebook tạo điều 
kiện cho HS tham gia học được thường xuyên. 
 - Ebook có thể được xuất bản thành bài giảng SCORM đưa lên kho học liệu của 
hệ thống LMS và qua hệ thống này chúng ta có thể kiểm tra được mức độ tự học của HS. 
 1.4.2.2. Hạn chế: 
 - Để truy cập Ebook, yêu cầu phải có một thiết bị đọc, đó là máy tính hoặc 
smartphone. Chúng đều chỉ hoạt động khi có năng lượng (pin, điện). 
 - Nếu người học truy cập học liệu thì thiết bị cần được kết nối Internet. 
 - Tham gia học Ebook trên máy tính, điện thoại thời gian lâu ảnh hưởng đến mắt. 
 1.4.3. Giới thiệu phần mềm hỗ trợ thiết kế Ebook 
 Học liệu điện tử Ebook này chúng tôi xây dựng chủ yếu bằng Phần mềm 
Articulate Storyline 3. 
 Articulate Storyline 3 là phần mềm hỗ trợ soạn giáo án e-Learning & thiết kế, 
được nhiều người dùng lựa chọn. Phần mềm cho phép người dùng dễ dàng tạo, soạn 
thảo giáo án cho nhiều nền tảng khác nhau! Với sự hỗ trợ của HTML5 thì việc xuất 
bản có thể thực hiện trên bất kì nền tảng nào. Ngoài ra, còn hỗ trợ nhiều chế độ xem 
và tối ưu hóa bài soạn thảo trên mọi thiết bị. Hơn thế, Storyline còn cung cấp nhiều 
công cụ tạo slide khác nhau nên có thể dễ dàng tạo bản trình chiếu từ những slide có 
sẵn và tùy chỉnh theo cách riêng. 
 Hình 1. Minh họa của phần mềm Articulate Storyline 3 
 1.4.4. Các yêu cầu đối với Ebook 
 Ebook phải đáp ứng những đặc trưng riêng về mặt nghe, nhìn, tương tác. Do 
đó, việc xây dựng Ebook cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kiến thức chuyên 
môn và cả những chuẩn về kỹ thuật. 
 Bài giảng có thể đáp ứng nhu cầu học tập mọi nơi, mọi lúc một cách mềm dẻo, 
thông qua các đặc tính sau: 
 10 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_hoc_lieu_dien_tu_ebook_hoa_ho.pdf