Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy Ngữ văn 8 nhằm đáp ứng mục tiêu chương trình GDPT 2018
Như chúng ta đã biết chương trình Giáo dục phổ thông mới đặc biệt đề cao đến tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Trong quá trình dạy học, học sinh được đặt vào trung tâm của hoạt động học. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được đề cập, bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua. Đặc biệt trong những năm gần đây, với việc thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học càng được các nhà trường chú trọng thúc đẩy và phát huy một cách có hiệu quả.
Trong giai đoạn hiện nay, dạy học phải hướng đến phát huy tính tích cực của học sinh, đòi hỏi học sinh phải tự mình khám phá, chinh phục kiến thức, không chỉ có thế mà qua những kiến thức đó, người giáo viên cần phải hướng các em học sinh làm sao hình thành được những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như kĩ năng tư duy, sáng tạo, kĩ năng hợp tác… Bên cạnh đó giúp học sinh có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử, hành động tích cực, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, có suy nghĩ và hành động tích cực, có quyết định đúng đắn trong so sánh, có quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống. Theo quan điểm dạy học nêu trên và hướng đến mục tiêu đổi mới hoạt động dạy học, tôi chọn đề tài: “VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY NGỮ VĂN 8 NHẰM ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018” để nghiên cứu, áp dụng và chia sẻ với đồng nghiệp cùng Hội đồng chấm sáng kiến ở năm học này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy Ngữ văn 8 nhằm đáp ứng mục tiêu chương trình GDPT 2018
TÊN SÁNG KIẾN: “VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY NGỮ VĂN 8 NHẰM ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018” PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết chương trình Giáo dục phổ thông mới đặc biệt đề cao đến tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Trong quá trình dạy học, học sinh được đặt vào trung tâm của hoạt động học. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được đề cập, bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua. Đặc biệt trong những năm gần đây, với việc thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học càng được các nhà trường chú trọng thúc đẩy và phát huy một cách có hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, dạy học phải hướng đến phát huy tính tích cực của học sinh, đòi hỏi học sinh phải tự mình khám phá, chinh phục kiến thức, không chỉ có thế mà qua những kiến thức đó, người giáo viên cần phải hướng các em học sinh làm sao hình thành được những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như kĩ năng tư duy, sáng tạo, kĩ năng hợp tác Bên cạnh đó giúp học sinh có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử, hành động tích cực, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, có suy nghĩ và hành động tích cực, có quyết định đúng đắn trong so sánh, có quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống. Theo quan điểm dạy học nêu trên và hướng đến mục tiêu đổi mới hoạt động dạy học, tôi chọn đề tài: “VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY NGỮ VĂN 8 NHẰM ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018” để nghiên cứu, áp dụng và chia sẻ với đồng nghiệp cùng Hội đồng chấm sáng kiến ở năm học này. 2. Tính mới của đề tài: - Thứ nhất: Xây dựng những biện pháp cụ thể, sáng tạo, hiệu quả để góp phần thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động dạy học thực sự hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức. - Thứ hai: Khắc phục những biểu hiện trì trệ của việc tổ chức các hoạt động dạy học trước đây nói chung và trong môn Ngữ văn 8 nói riêng. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ khái niệm phương pháp dạy học là gi? Phương pháp dạy học chính là cách thức, sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh trong điều kiện dạy học tích cực nhằm đạt được mục tiêu của việc dạy học. Đó là những hành động, cách thức tổ chức hoạt động học của thầy và trò. Có rất nhiều phương pháp dạy học như: phương pháp thảo luận, nghiên cứu, trò chơi, đóng vai, học nhóm Trong đó phương pháp dạy học tích cực là việc lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên là người nêu và gợi mở lên vấn đề bằng nhiều cách khác nhau mang lại sự hào hứng, sự tự giác của học sinh. Học sinh sẽ tự học, tự nhiên cứu, tự trình bày và giải quyết các vấn đề để đưa ra kết luận cụ thể. Phương pháp này tăng cường sự kết nối, thực hành giữa các học sinh trong môn học, tiết học. Học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức, thông qua việc tự mình tư duy và tìm tòi khám phá. Giáo viên áp dụng nhiều cách để gợi mở vấn đề, vấn đáp, tương tác, thảo luận nhóm hay chơi các trò chơi Như vậy, có thể nói phương pháp dạy học tích cực chính là hoạt động và chủ động trái với không hoạt động và thụ động. Chúng ta có thể kể ra một số phương pháp dạy học tích cực như: - Phương pháp dạy học nhóm - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình - Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp đóng vai - Phương pháp trò chơi - Phương pháp dự án (dạy học theo dự án) - Phương pháp bàn tay nặn bột Có thể khẳng định kỹ thuật dạy học tích cực chính là hạt nhân của phương pháp dạy học tích cực, hướng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy. Giáo viên cần nắm chắc một số kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả, cơ bản sau: - Kỹ thuật các mảnh ghép - Giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn trình độ chưa đồng đều. Một số giáo viên mang trong mình tâm lý ngại đổi mới. Việc dạy học còn mang nặng hình thức đối phó, giáo viên chủ yếu vẫn dạy theo hướng truyền thụ tri thức. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên chưa thực sự thông thạo việc vận dụng công nghệ thông tin tạo sự tương tác trong lớp học nên tiết học, bài học trở nên nhàm chán, chưa thu hút được học sinh. - Động cơ học tập của học sinh phần lớn chưa cao, thái độ học tập của học sinh chưa tốt, đa phần các em còn học theo hình thức đối phó, thụ động. Kiến thức cơ bản của hầu hết các em còn thiếu, kĩ năng học tập còn kém nhưng các em chưa có ý thức tự học, hầu hết học sinh học mang tính đối phó. Vì vậy kết quả học tập không bền, kiến thức không chắc . * Khảo sát về kết quả học tập của học sinh lớp 8 trước khi áp dụng giải pháp (đầu học kỳ I năm học 2022-2023) (lấy kết quả khảo sát thử đầu năm) Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém (38 HS) Trước SL % SL % SL % SL % SL % TĐ 5 13.2 13 34.2 17 47.3 2 5.3 0 0 3. Các giải pháp thực hiện 3.1. Đổi mới hình thức tổ chức và phát huy hiệu quả của hoạt động khởi động bài học Hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt đầu một bài học nhằm giúp học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới. Tại sao cần có hoạt động này? Việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học, giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học; tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài học mới. Có thể nói hoạt động khởi động có nhiệm vụkhơi gợi, kích thích học trò mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Hơn nữa, nếu hoạt động khởi động càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ, thú vị cho HS. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác lo lắng, căng thẳng... như khi GV kiểm tra bài cũ. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động hình thành kiến thức, tìm tòi, giải quyết vấn đề. Và tất nhiên giáo viên phải là người có ý tưởng, phải thật khéo léo gợi mở vấn đề của bài học, kích thích trí tò mò và tạo hứng thú cho các em học sinh. Ví dụ 1: Bài “Nói giảm nói tránh”. Mục tiêu của bài học là giúp HS nhận biết biện pháp tu từ nói giảm nói tránh; biết sử dụng nói giảm nói tránh trong các Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Sau khi HS trả lời các câu hỏi, GV dẫn vào bài: Tình yêu quê hương, đất nước luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ . Với mỗi nhà thơ, hình ảnh quê hương lại hiện lên với nét đẹp riêng. Với Đỗ Trung Quân thì “Quê hương là chùm khế ngọt, là đường đi học, là con đò nhỏ ”, với Giang Nam là những ngày bắt bướm cạnh cầu ao. Còn với Tế Hanh hình ảnh làng chài ven biển có dòng sông bao quanh đã trở thành một trong các đề tài thành công nhất. Ví dụ 3: bài “Nói quá”, mục tiêu bài học là giúp HS hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tư từ nay trong văn chương cũng như trong cuộc sống hàng này. Tôi tiến hành hoạt động khởi động bằng việc tổ chức HS tham gia trò chơi “Nhìn hình đoán thành ngữ”. (Đáp án: thành ngữ Nhanh như chớp) Như vậy, với việc tổ chức hoạt động khởi động như trên, GV không chỉ tạo tâm thế cho HS bước vào bài học mới mà còn giúp HS định hướng kiến thức, nội dung bài học. 3.2. Áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn Ngữ văn 7 nói riêng nhằm phát huy năng lực phẩm chất người học. Để đáp ứng đươc yêu cầu của chương trình GDPT mới, trong các giờ học thay vì giáo viên truyền đạt kiến thức một chiều, chúng ta nên đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động học, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tiêu biểu như: 3.2.1. Áp dụng phương pháp học nhóm (dạy học hợp tác) Để giúp HS chủ động tiếp thu kiến thức trong quá trình học đồng thời phát huy hết năng lực, phẩm chất của mình, GV có thể sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Trong đó, phương pháp hoạt động nhóm đem lại hiệu quả khá cao. Bản chất dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Trong đó học sinh của một lớp học được chia 1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận được nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ Quê hương nói riêng: tình quê hương đằm thắm. - Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con ngừi và sinh hoạt lao động ; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng tha thiết. 2. Kĩ năng: Học sinh nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ. - Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ. 3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương. 4. Định hướng năng lực: Trình bày suy nghĩ, trao đổi, ý tưởng của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Để giúp học sinh đạt mục tiêu trên, tôi đã sử dụng phương pháp hoạt động nhóm để tổ chức các hoạt động học, cụ thể như sau: * Hoạt động hình thành kiến thức: Để giúp HS nắm được nội dung chính cũng như bố cục bài thơ, GV cho HS thảo luận nhóm bàn trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập: Câu hỏi thảo luận số 1: HS thảo luận nhóm bàn và hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Tái hiện bằng lời văn của em nội dung các đoạn của bài thơ “Quê hương” theo gợi ý sau: - Đoạn 1: Giới thiệu chung về “làng tôi” (2 câu đầu). - Đoạn 2: Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá (6 câu tiếp). - Đoạn 3: Cảnh thuyền chài trở về bến (8 câu tiếp). C. Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này. D. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù. Câu 3: Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào? A. Làm muối B. Đóng thuyền đi biển C. Đánh cá biển D. Cả ba nghề trên Câu 4: Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì? A. Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương. B. Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương. C. Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi. D. Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Câu 5: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê hương ông? A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm. B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương. C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương? A. Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ. B. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ. C. Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài. D. Cả A, B, C đều sai. • Hoạt động vận dụng: GV có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm tổ về nhà thực hiện nhiệm vụ sau: Học sinh có thể lựa chọn một trong các hình thức sau: sưu tầm các bài thơ, bài hát hoặc vẽ tranh hay làm phóng sự giới thiệu về quê hương mình. Một số sản phẩm thu được của các nhóm: thảo luận theo nhóm trên phần chat hữu ích và thảo luận trực tiếp dưới sự điều khiển của giáo viên) Ví dụ cụ thể: Khi dạy bài: “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dự án kết hợp với lớp học đảo ngược theo trình tự như sau: + Bước 1: Giáo viên làm video với bài “Thông tin về ngày Trái đất năm 2000” và gửi vào Zalo nhóm lớp để học sinh tự nghiên cứu tại nhà. + Bước 2: Giao thêm nhiệm vụ cho ba nhóm tìm hiểu về các vấn đề sau: Nhóm 1: Tìm hình ảnh về tác hại của bao ni lông với tự nhiên? Nhóm 2: Tìm thêm hình ảnh về tác hại của bao ni lông với con người. Nhóm 3: Tìm thêm hình ảnh tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông với cảnh quan và môi trường? + Bước 3: Các nhóm lên lớp cùng thảo luận và khái quát vấn đề theo nhiệm vụ của từng nhóm và giới thiệu về ý tưởng của nhóm mình. Sau đó cùng bàn bạc, xây dựng giải pháp về việc sử dụng bao bì ni lông? 3.2.3. Sử dụng phương pháp trò chơi Để giúp học sinh nắm nhanh và nắm chắc kiến thức bài học đồng thời tạo không khí lớp học vui vẻ, giáo viên có thể sử dụng đa dạng một số trò chơi sau trong hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập hoặc vận dụng. Cách thức thực hiện a) Trò chơi tập thể (hoạt động nhóm) Mục tiêu: Trò chơi này dùng trong những giờ ôn tập. Thay bằng việc cho học sinh lập bảng thống kê kiến thức bình thường, ta có thể làm thành những bảng nhóm (tờ phiếu) kiến thức, sau đó phát cho nhóm và yêu cầu các nhóm học sinh dùng bảng này để điền vào ô trống trên bảng thống kê. Mục tiêu cuối cùng là giúp học sinh thống kê được kiến thức. Cách này nhẹ nhàng mà huy động được sự tham gia của cả lớp. TT Tác Thể Năm PTBĐ Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật phẩm, loại sáng tác tác giả 01 Tôi đi Truyện 1941 Tự sự, Những kỷ niệm Tự sự kết hợp với trữ học ngắn trữ trong sáng về ngày tình; kể chuyện kết tình đầu tiên đến hợp miêu tả và biểu (Thanh trường. cảm, đánh giá; những Tịnh) hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm. 02 Trong Hồi ký 1940 Tự sự, Nỗi đau của chú bé Văn hồi ký chân thực, Lòng Mẹ (trích) trữ mồ côi và tình yêu trữ tình thiết tha tình thương mẹ của chú (Nguyên bé. Hồng) 03 Tức Tiểu 1939 Tự sự Phê phán chế độ tàn Khắc hoạ nhân vật và nước vỡ thuyết ác bất nhân và ca miêu tả hiện thực một bờ (trích) ngợi vẻ đẹp tâm cách chân thực, sinh hồn, sức sống tiềm động. (Ngô tất tàng của người phụ Tố) nữ nông thôn. 04 Lão Hạc Truyện 1943 Tự sự, Số phận bi thảm Nhân vật được đào ngắn trữ của người nông dân sâu tâm lý, cách kể (Nam (trích) tình cùng khổ và nhân chuyện tự nhiên, linh Cao) phẩm cao đẹp của hoạt, vừa chân thực họ. vừa đậm chất triết lý và trữ tình. b. Trò chơi: “Đoán ý đồng đội”.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_phuong_phap_ky_thuat_d.docx