Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh Lớp 6 học tốt môn Khoa học tự nhiên tại Trường THCS Mỹ Phước (bộ sách Chân trời sáng tạo)
I.1. Lí do chọn sáng kiến
Trong ba năm trở lại đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới cho khối lớp 6, trong đó có bộ môn Khoa học tự nhiên được kết hợp từ ba phân môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Đây là một sự thay đổi mới trong chương trình giáo dục. Theo đó, giáo dục không phải chỉ truyền thụ kiến thức mà giúp học sinh giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo và linh hoạt kiến thức đã học.
Việc tích hợp nội dung của ba môn Hóa học, Vật lí, Sinh học theo bốn mạch nội dung kiến thức: Chất và sự biến đổi của chất; Vật sống; Năng lượng và sự biến đổi; Trái Đất và bầu trời được phân chia theo từng chủ đề để học sinh dễ tìm hiểu cũng như việc truyền tải kiến thức từ giáo viên đến học sinh dễ dàng hơn.
Để dạy học có hiệu quả giáo viên không chỉ cần có kiến thức sâu rộng mà cần phải có phương pháp truyền đạt kiến thức thu hút, gây hứng thú cho học sinh. Vì vậy để hỗ trợ học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, giải quyết được vấn đề, nhiệm vụ học tập đồng thời tạo nên hứng thú và niềm yêu thích môn học. Em xin đưa ra sáng kiến “VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI TRƯỜNG THCS MỸ PHƯỚC” để cùng đồng nghiệp tham khảo, đóng góp và xây dựng thêm.
I.2. Mục đích của sáng kiến
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp đặt vấn đề, phương pháp trò chơi, phương pháp đóng vai,.... Giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn trước khi bước vào tiết học, tiếp thu kiến thức một cách thoải mái, dễ hiểu, dễ nhớ và vận dụng tốt kiến thức vào thực tiễn.
I.3. Nhiệm vụ của sáng kiến
Sáng kiến đưa ra những lí thuyết cơ bản về một số phương pháp dạy học tích cực; cách để lựa chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp cho từng nội dung kiến thức, từng hoàn cảnh và đặc thù của từng trường học. Dựa vào đó, đưa ra một số ví dụ về việc áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực mà bản thân đã áp dụng và mang lại hiệu quả tốt.
Trong ba năm trở lại đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới cho khối lớp 6, trong đó có bộ môn Khoa học tự nhiên được kết hợp từ ba phân môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Đây là một sự thay đổi mới trong chương trình giáo dục. Theo đó, giáo dục không phải chỉ truyền thụ kiến thức mà giúp học sinh giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo và linh hoạt kiến thức đã học.
Việc tích hợp nội dung của ba môn Hóa học, Vật lí, Sinh học theo bốn mạch nội dung kiến thức: Chất và sự biến đổi của chất; Vật sống; Năng lượng và sự biến đổi; Trái Đất và bầu trời được phân chia theo từng chủ đề để học sinh dễ tìm hiểu cũng như việc truyền tải kiến thức từ giáo viên đến học sinh dễ dàng hơn.
Để dạy học có hiệu quả giáo viên không chỉ cần có kiến thức sâu rộng mà cần phải có phương pháp truyền đạt kiến thức thu hút, gây hứng thú cho học sinh. Vì vậy để hỗ trợ học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, giải quyết được vấn đề, nhiệm vụ học tập đồng thời tạo nên hứng thú và niềm yêu thích môn học. Em xin đưa ra sáng kiến “VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI TRƯỜNG THCS MỸ PHƯỚC” để cùng đồng nghiệp tham khảo, đóng góp và xây dựng thêm.
I.2. Mục đích của sáng kiến
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp đặt vấn đề, phương pháp trò chơi, phương pháp đóng vai,.... Giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn trước khi bước vào tiết học, tiếp thu kiến thức một cách thoải mái, dễ hiểu, dễ nhớ và vận dụng tốt kiến thức vào thực tiễn.
I.3. Nhiệm vụ của sáng kiến
Sáng kiến đưa ra những lí thuyết cơ bản về một số phương pháp dạy học tích cực; cách để lựa chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp cho từng nội dung kiến thức, từng hoàn cảnh và đặc thù của từng trường học. Dựa vào đó, đưa ra một số ví dụ về việc áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực mà bản thân đã áp dụng và mang lại hiệu quả tốt.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh Lớp 6 học tốt môn Khoa học tự nhiên tại Trường THCS Mỹ Phước (bộ sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh Lớp 6 học tốt môn Khoa học tự nhiên tại Trường THCS Mỹ Phước (bộ sách Chân trời sáng tạo)
MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 I.1. Lí do chọn sáng kiến 2 I.2. Mục đích của sáng kiến 2 I.3. Nhiệm vụ của sáng kiến 2 I.4. Phương pháp nghiên cứu của sáng kiến 2 I.5. Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến 3 I.6. Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến 3 II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 3 II.1. Cơ sở lí luận 3 II.2. Thực trạng của vấn đề 7 II.2.1. Thuận lợi 7 II.2.2. Khó khăn 7 III. TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN 7 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 23 V. LỜI KẾT 24 1.4. Phương pháp nghiên cứu của sáng kiến Sáng kiến được nghiên cứu dựa trên phương pháp giáo viên tìm hiểu một số phương pháp dạy học tích cực, nghiên cứu về quy trình thực hiện và áp dụng trong bài học. Song song với việc hướng dẫn học sinh tham gia vào các nội dung, hoạt động trong các tiết học cụ thể. Cuối cùng, học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn, hiểu bài và củng cố thêm niềm yêu thích môn học. 1.5. Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến Sáng kiến được nghiên cứu trong phạm vi môn Khoa học tự nhiên 6 THCS. 1.6. Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến Sáng kiến được áp dụng cho học sinh lớp 6A1 trường THCS Mỹ Phước. II. Phần thứ hai: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN II.1. Cơ sở lí luận Dạy học tích cực là cách nói về phương pháp dạy học giáo dục, là cách dạy học theo hướng phát huy tinh thần học tập tích cực, tư duy và sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học tích cực là hướng đến nhiều hoạt động khác nhau trong học tập, phát triển tính sáng tạo của học sinh. Chú ý rằng, ở phương pháp này thường sẽ tập trung vào phát huy tính tích cực của người học, và người dạy sẽ thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực để bài giảng được hiệu quả nhất. Khi nói về phương pháp dạy học tích cực là nói đến cách dạy học, mà ở đó giáo viên sẽ là người khơi gợi, truyền đạt nội dung gợi mở các vấn đề để học sinh cùng bàn luận và đưa ra luận điểm của mình. Tìm ra được điểm mấu chốt cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi và tư duy của học sinh để làm nền tảng, giáo viên chỉ là người dẫn dắt gọi mở vấn đề cho học sinh. Một số phương pháp dạy học tích cực thường được sử dụng hiện nay bao gồm: 1. Phương pháp vấn đáp Ở phương pháp vấn đáp này là một sự lựa chọn rất quen thuộc và được áp dụng nhiều trong công tác dạy học. Phương pháp này là việc học sinh sau khi đã tiếp thu được những kiến thức trong quá trình học tập, thì sẽ kiểm tra bằng hình thức vấn đáp với giáo viên hoặc cùng bạn học thay cho việc kiểm tra trên giấy như cách truyền thống. - Phát huy khả năng làm việc và có tính trách nhiệm của học sinh - Phát triển khả năng giao tiếp tốt - Hỗ trợ quá trình học tập mang tính tập thể - Tăng sự tự tin của học sinh - Đạt hiệu quả cao và đánh giá được năng lực của bản thân Nhược điểm của phương pháp làm việc nhóm: - Cần có thời gian để tổ chức hoạt động - Kết quả nhiều khi không đúng với mong muốn ban đầu - Lớp dễ bị ồn ào 4. Phương pháp dạy học theo dự án Dạy học theo dự án là phương pháp mà người học có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình đã được giao và có thể phù hợp để tạo nên sản phẩm ngay trên lớp. Có thể phân loại theo sau: - Theo chuyên môn giảng dạy - Sự tham gia của người học - Theo sự tham gia của giáo viên - Theo thời gian và nhiệm vụ Tiến trình dạy học theo dự án: - Xác định vấn đề và mục đích của dự án đã soạn - Xây dựng cho kế hoạch của dự án sẽ thực hiện - Thực hiện dự án - Trình bày nội dung của dự án - Đánh giá chất lượng của dự án 5. Phương pháp giảng dạy - đóng vai Với phương pháp này là để học sinh tự đóng vai trong các tình huống hay câu chuyện đưa ra. Để các bạn tự nhận thức và áp dụng kiến thức học được. Cách giảng dạy tích cực này có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có thể giải quyết các vấn đề đó cùng nhóm của mình. tốt các phương pháp dạy học mới, nâng cao tính tự giác và mục tiêu trong học tập cùng với những trách nhiệm đối với hoạt động nhóm,... Vai trò của phía nhà trường Người chịu trách nhiệm để triển khai phương pháp dạy học là hiệu trưởng. Người sẽ đồng thời nhấn mạnh, phát triển các công tác giảng dạy tích cực. Đưa ra các đề xuất mang tính tiến bộ hoặc cải cách giáo viên, hiệu trưởng cần luôn giữ được thái độ tôn trọng và đồng tình với những ý kiến đóng góp dù là nhỏ nhất. Vai trò của sách giáo khoa Những chương trình dạy học trong sách giáo khoa thường khá nặng và có khối lượng kiến thức lớn. Vì thế nên giảm bớt nội dung học thuộc, các câu hỏi tại sao và hạn chế tối đa những kết luận mang tính chất áp đặt. Thay vào đó là bổ sung những kết luận mang tính chất logic, thực tiễn, có tính nhận thức cao và phát triển được tư duy thông minh của học sinh qua nội dung của bài học. II.2. Thực trạng của vấn đề II.2.1. Thuận lợi - về phía giáo viên: Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu trường, sự hỗ trợ của giáo viên trong tổ chuyên môn về mặt kinh nghiệm và giảng dạy. - về phía học sinh: Học sinh nhiệt tình trong việc tiếp thu kiến thức, lắng nghe và đóng góp ý kiến xây dựng bài học. Giải quyết vấn đề từ học tập đến thực tiễn rất tích cực góp phần hoàn thiện thêm nội dung cho đề tài. II.2.2. Khó khăn - về phía giáo viên: Kiêm nhiệm nhiều công việc nên thời gian để đầu tư vào nghiên cứu giải pháp còn hạn chế, chưa thật sâu sắc. - về phía học sinh: Đặc thù của trường bán trú, học 2 buổi/ngày nên học sinh ít có thời gian để tìm hiểu phương pháp khi được giáo viên hướng dẫn. thức của bài học. Bài 12. Nhiên liệu và an ninh năng lượng Giáo viên đưa ra câu hỏi thực tế để hướng học sinh vào vấn đề cần tìm hiểu, gợi cho học sinh hướng tìm hiểu về nội dung, tạo sự hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. Bài 40. Lực ma sát Giáo viên đưa ra thông tin liên quan đến nội dung kiến thức cần tìm hiểu, khơi gợi trí tò mò cho học sinh để học sinh cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học để giải quyết được vấn đề đưa ra. Bài 16. Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp 2. Phương pháp đóng vai Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một vai giả định. Từ đó giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình. Một số yêu cầu khi đóng vai: + Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện lớp học. + Tinh huống nên để mở, có thể không cho trước kịch bản để học sinh tự sáng tạo. + Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai. + Ngươi đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong tình huống của bài tập đóng vai để không lạc đề. + Nên khích lệ cả học sinh nhút nhát cùng tham gia. + Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của việc đóng vai (nếu có điều kiện). Áp dụng: Giáo viên cho học sinh đóng vai để kể câu chuyên ngụ ngôn “Chân - tay - mắt - mũi - Bài 11. Một số vât liệu thông dụng 3. Phương pháp thuyết trình Trong hệ thống các phương pháp dạy học (PPDH), thuyết trình là phương pháp dạy học truyền thống và có lịch sử lâu đời. Thuyết trình được định nghĩa: “là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách có hệ thống, logic cho học sinh tiếp thu”. Nói cách khác, thuyết trình trong dạy học là cách thức người dạy truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho người học thông qua lời nói (và các hình ảnh, mô hình phụ trợ nếu có) để trình bày, giải thích, làm sáng tỏ nội dung bài học. Thuyết trình trong dạy học có ba đặc điểm chính: Một là, đây là hình thức giảng dạy có tính một chiều, chủ thể thuyết trình là người dạy có vị trí, vai trò là chủ thể, hướng dẫn có tính chi phối, còn học trò là khách thể, là người tiếp thu bị chi phối. Đây là hình thức giảng dạy tiêu biểu cho mô hình người dạy “là trung tâm” trong giáo dục. Nội dung giảng dạy, cách thức biểu đạt tri thức, kỹ năng, tính lôi cuốn, hấp dẫn Bài 9. Oxygen 3. Phương pháp trò chơi Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài... Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. 1. Quy trình thực hiện Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. - Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ...) - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những Bài 9. Oxygen Áp dụng: Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, sau khi cho học sinh xem video về Khám phá thế giới, giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi cá nhân “Ai nhanh hơn” để trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung được nói đến trong video. Bài 8. Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất - Tính chất của chất Áp dụng: Sau khi đã tìm hiểu hết nôi dung của bài học, để củng cố lại kiến thức đã được học, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Đuổi hình nêu khái niệm”. Có các hình ảnh tương ứng với những khái niệm học sinh đã được học. Giáo viên đưa ra hình ảnh nào thì học sinh sẽ giơ tay trả lời và nêu khái niệm đó. Bài 35. Lực và biểu diễn lực 4. Phương pháp hoạt động nhóm Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS. Quy trình thực hiện Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: a. Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ - Giới thiệu chủ đề - Xác định nhiệm vụ các nhóm - Thành lập nhóm b. Làm việc nhóm - Chuẩn bị chỗ làm việc loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,...); hay điểm danh theo các mùa (xuân, hạ, thu, đông,...) - Yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một mầu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm. b. Chia nhóm theo hình ghép - GV cắt một số bức hình ra thành 3/4/5... mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn có là 3/4/5... HS trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà GV muốn có. - HS bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt. - HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh. - Những HS có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm. c. Chia nhóm theo sở thích GV có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,... d. Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm. Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,.... Áp dụng: Trong quá trình hoạt động tìm hiểu nội dung bài học, giáo viên chia nhóm và cho học sinh hoạt động theo nhóm để thực hiện yêu cầu học bài học. Bài 37. Lực hấp dẫn và trọng lực Bài 37. Lực hấp dẫn và trọng lực IV. Phần thứ tư: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khoảng hai năm thực nghiệm sáng kiến cho học sinh lớp 6 trường THCS Mỹ Phước, tâm. Giải pháp: “VẬN DỤNG MÔT Sô PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TÔT MÔN KHOA HỌC Tự NHIÊN TẠI TRƯỜNG THCS MỸ PHƯỚC” mà em trình bày trên đây có thể còn thiếu xót, chưa được đầy đủ nhưng mong muốn góp một chút kinh nghiệm của bản thân để cùng với giáo viên cùng bộ môn trao đổi kinh nghiệm, tăng thêm vốn hiểu biết góp phần truyền tải kiến thức đến học sinh một cách tốt hơn. Em rất mong muốn nhận được sự góp ý của quý thầy cô khi xem qua giải pháp này, để em có thể hoàn thiện tốt hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn. Người thực hiện Nguyễn Thị Phương NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BẾN CÁT
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_ti.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh Lớp 6 học tốt môn K.pdf