Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học Chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018

Năm học 2022-2023 có sự thay đổi lớn ở bậc THPT. Các em HS lớp 10 bước vào chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) năm 2018. Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Để thực hiện tốt định hướng trên GV cần thay đổi phương pháp dạy học để HS có thể tự học, tự nghiên cứu tri thức và phát triển năng lực của từng cá nhân. Đó cũng là xu hướng thế giới trong cải cách phương pháp giáo dục và phù hợp với mục tiêu của chương trình GDPT mới năm 2018 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục có rất nhiều mô hình, giải pháp được nhà nghiên cứu giáo dục đề xuất. Mô hình 5E là một trong những mô hình dạy học hiện đại đã đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. 5E viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng Anh: Engage (Gắn kết), Explore (Khám phá), Explain (Giải thích), Elaborate (Áp dụng) và Evaluate (Đánh giá). Mô hình dạy học 5E có tính hệ thống, gồm một chuỗi hoạt động tổ chức theo logic chặt chẽ, từ việc khám phá tri thức khoa học cơ bản đến áp dụng tri thức đó vào thực tiễn. Vận dụng mô hình 5E trong dạy học đã tạo điều kiện cho HS tham gia khám phá tìm hiểu kiến thức, tự do tư duy sáng tạo và phát biểu ý kiến, HS được tiếp thu kiến thức dưới hình thức trải nghiệm và vận dụng vào đời sống thực tiễn. Từ đó học sinh có cơ hội phát triển năng lực một cách khoa học và bền vững. Qua nghiên cứu chương trình và thực tiễn dạy học cho thấy, môn Vật lí lớp 10 có khối lượng kiến thức lớn, có nhiều kiến thức gần gũi, thiết thực, dễ áp dụng vào thực tiễn nên khá phù hợp để tổ chức dạy học theo mô hình 5E.
Bên cạnh đó, thế giới đang vận động sang kỉ nguyên số, đòi hỏi nguồn nhân lực có năng lực số, cần được giáo dục sớm từ trong nhà trường. Trường học có thể vận hành tốt hơn, tiếp cận đa dạng nhu cầu người học hơn khi sử dụng công nghệ số.
Nhận thức được những nhu cầu đó, trong những năm qua, Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam đã có nhiều quyết sách khởi động chương trình Chuyển đổi số giáo dục trong tổng thể Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia. Các trường học, từng giáo viên có trách nhiệm thực hiện thành công chiến lược này. Bộ môn Vật li là một trong những môn có thế mạnh trong việc ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học càng cần phải có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học cũng như kiểm tra đánh giá học sinh.
Vì vậy, việc vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học bộ môn Vật lí ở trường phổ thông là có tính khả thi và hiệu quả, không chỉ tạo môi trường học tập tiên tiến mà còn dựa trên sự tương tác hiệu quả của CNTT đã góp phần phát triển năng lực cho HS, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT 2018, là chuyên đề mới lạ, khá hấp dẫn cho HS. Việc ứng dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả trong dạy học chuyên đề này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018” .
pdf 50 trang Trúc Vân 08/11/2024 1051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học Chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học Chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học Chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018
 ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học cũng như kiểm tra đánh giá 
học sinh. 
 Vì vậy, việc vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học 
bộ môn Vật lí ở trường phổ thông là có tính khả thi và hiệu quả, không chỉ tạo môi 
trường học tập tiên tiến mà còn dựa trên sự tương tác hiệu quả của CNTT đã góp 
phần phát triển năng lực cho HS, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ 
thông mới. 
 Chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT 2018, là 
chuyên đề mới lạ, khá hấp dẫn cho HS. Việc ứng dụng mô hình 5E và kỹ năng 
chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả trong dạy học chuyên đề này. 
 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng 
mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu 
trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018” . 
2. Mục đích nghiên cứu 
 - Nghiên cứu mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề 
“Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT 2018 nhằm phát huy năng lực 
HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT. 
 - Ngoài ra thông qua đề tài giúp bản thân và các đồng nghiệp bồi dưỡng 
thêm kiến thức để đổi mới PPDH theo công nghệ giáo dục hiện đại. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Sáng kiến này nghiên cứu các nội dung sau đây: 
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình 5E và các kỹ năng chuyển đổi số 
trong dạy học. 
 - Khảo sát, đánh giá về thực trạng sử dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển 
đổi số trong dạy học Vật lí trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 
 - Đề xuất quy trình dạy học theo mô hình 5E và các phần mềm, thiết bị công 
nghệ sử dụng trong dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương 
trình GDPT 2018. 
 - Xây dựng các kế hoạch bài dạy trong chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật 
Lí 10 chương trình GDPT 2018 theo hướng vận dụng mô hình 5E và các kỹ năng 
chuyển đổi số. 
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề tài 
trong việc nâng cao hiệu quả dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 
chương trình GDPT 2018. 
 2 
 Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học theo mô hình 5E và các kỹ 
năng chuyển đổi số trong dạy học. Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm liên 
quan đến dạy học theo mô hình 5E, bản chất, quy trình dạy học và lý thuyết về ứng 
dụng các phần mềm trong dạy học. 
 - Về thực tiễn: 
 + Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng vận dụng mô hình 5E và các kỹ 
năng chuyển đổi số trong dạy học môn Vật lí ở các trường THPT. 
 + Đề xuất được quy trình dạy học theo mô hình 5E trong dạy học Vật lí 
THPT. 
 + Thiết kế một số bài học theo mô hình 5E và vận dụng các kỹ năng chuyển 
đổi số. 
 + Ứng dụng một số phần mềm và thiết bị vào dạy học Vật lí 
 + Thông qua sáng kiến này chúng tôi đóng góp thêm với các bạn đồng 
nghiệp về đổi mới PPDH phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 
 4 
 và Evaluate (Đánh giá). 
 Mô hình dạy học 5E là mô hình dạy học gồm 5 giai đoạn: gắn kết, khảo 
sát, giải thích, củng cố và đánh giá. Năm giai đoạn được xây dựng dựa trên 
thuyết kiến tạo nhận thức của quá trình học, theo đó học sinh xây dựng các 
kiến thức mới dựa trên các kiến thức hoặc trải nghiệm đã biết trước đó. 
1.2.2. Đặc điểm của mô hình dạy học 5E 
 Đây là quy trình gồm 5 bước như sau: 
 Bước 1: Tạo sự chú ý (Engage): Để kích thích sự tích cực, chủ động của 
HS khi tìm hiểu về một nội dung học tập GV phải chuẩn bị trước các đồ dùng 
học tập tạo sự chú ý hứng thú tìm tòi khám phá ở HS: Ví dụ như chuẩn bị các 
tranh ảnh, các đoạn phim các thí nghiệm, mẫu vật, bộ câu hỏi định hướng, bài 
tập tình huống, bảng biểu, số liệu thực tế, các hiện tượng thực tế... có liên quan 
trực tiếp tới nội dung học tập để HS có thể khám phá và tìm hiểu được nội dung 
học tập một cách dễ dàng và lý thú. 
 Bước 2: Khảo sát (Explore): Khi đã có trong tay những đồ dùng dụng 
cụ học tập, GV phải hướng dẫn HS khảo sát tức là bắt tay vào tìm hiểu những 
vấn đề có liên quan tới nội dung học tập. Có thể là việc quan sát tranh, phim 
ảnh hay làm thí nghiệm giải bài tập tình huống, trả lời câu hỏi, phân tích các số 
liệu các hiện tượng thực tế...vận dụng những kiến thức đã học, những thực tế đã 
biết và những gợi ý của thầy để hiểu đúng những vấn đề của nội dung học tập. 
 Bước 3: Giải thích (Exflain): Khi đã có những chính kiến riêng của 
mình HS chủ động thảo luận nhóm để có thể giải thích những băn khoăn thắc 
mắc của mình, của bạn để hiểu rõ hơn và đúng đắn nhất vấn đề của nội dung 
học tập và xây dựng thành các định nghĩa, khái niệm, quy luật, quá trình... 
 Bước 4: Phát biểu (Elaborate): Sau khi tìm hiểu nội dung học tập để có 
thể ghi nhớ, khắc sâu kiến thức GV hướng dẫn cho HS phát biểu vấn đề, ý 
kiến, nhận định của bản thân, của nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tế giải 
quyết các vấn đề liên quan hay phân tích tổng hợp xâu chuỗi các vấn đề với 
nhau...phát biểu một mô hình hay một quy trình công nghệ mới dựa vào kiến 
thức đã thu nhận từ nội dung học tập. 
 Bước 5: Đánh giá (Evaluation): Khi HS đã được cử phát biểu ý kiến của 
mình, GV nên để các HS khác đánh giá, bổ sung cho bạn học từ những sai lầm 
của bạn sau đó GV là người cuối cùng chốt đáp án và định hướng cho HS 
những đường hướng, cách thức học tập ở các nội dung tiếp theo. 
1.3. Cơ sở lý luận về các kỹ năng chuyển đổi số 
1.3.1. Khái niệm năng lực số 
 6 
 năng lực số và năng lực có liên quan. 
1.3.2. Kỹ năng chuyển đổi số 
 - Kỹ năng chuyển đổi 
Theo các tổ chức Quốc tế, bên cạnh năng lực số thì những kĩ năng qua trọng đối 
với học sinh là những kĩ năng chuyển đổi (Transferable Skills) bao gồm các kỹ 
năng tư duy bâc cao và kĩ năng sống như: giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, 
quản lý cảm xúc, thấu hiểu và giao tiếp tạo điều kiện cho trẻ em và thanh thiếu 
niên trở thành những người học nhanh nhẹn, dễ thích nghi và là những công dân 
được trang bị để tự điều chỉnh, định hướng khi phải đối mặt với các thách thức cá 
nhân, học tập, 3 xã hội và kinh tế. Kỹ năng chuyển đổi đi kèm với kiến thức và 
giá trị nhằm kết nối, củng cố và phát triển các kỹ năng khác cũng như xây dựng 
kiến thức sâu rộng hơn. 
Các kỹ năng chuyển đổi được hình thành phát phát triển cho học sinh thông qua 
việc giáo viên khai thác công cụ CNTT để tổ chức dạy học gồm: 
 (a) Kỹ năng tự học được hình thành khi học sinh xem video bài giảng, tài 
liệu học tập, bài tập. 
 (b) Khi học sinh tương tác với bạn trong nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ, sản 
phẩm học tập (thông qua các ứng dụng được kết nối trên Internet) các kỹ năng 
hợp tác chia sẻ của học sinh được phát triển. 
 (c) Khi học sinh đánh giá bài học của từng nhóm, các kỹ năng tương tác với 
nhau được phát triển. 
 (d) Khi học sinh trong nhóm hoàn thiện sản phẩm và trao đổi với các nhóm 
khác, các kỹ năng trao đổi, hợp tác cũng được pháp triển. 
 (e) Khi học sinh trong nhóm báo cáo kết quả với cả lớp, kỹ năng thuyết 
trình và hợp tác được củng cố và phát triển. 
 (f) Ngoài ra, các kỹ năng tư duy bậc cao và kỹ năng sống như: giải quyết 
vấn đề, sáng tạo, quản lý cảm xúc, thấu hiểu và giao tiếp được phát triển; đây 
chính là các kỹ năng chuyển đổi tạo điều kiện cho học sinh năng động, dễ thích 
nghi và là những công dân được trang bị để tự điều chỉnh, định hướng khi phải 
đối mặt với các thách thức cá nhân, học tập, xã hội và kinh tế. Kỹ năng chuyển 
đổi đi kèm với kiến thức và giá trị nhằm kết nối, củng cố và phát triển các kỹ 
năng khác cũng như xây dựng kiến thức sâu rộng hơn. 
 - Chuyển đổi số trong giáo dục 
 Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ 
không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi 
phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp 
 8 
 Nghệ An (THPT Đô Lương 1, THPT Đô Lương 2, THPT Đô Lương 3, THPT Anh 
Sơn 2) ( Link khảo sát thực trạng của GV: https://forms.gle/zAKaFjpfZLaV5Kcu8 
Link khảo sát thực trạng của HS: https://forms.gle/UzbFdajQ3638CPH97. Có 42 
giáo viên và 257 học sinh tham gia khảo sát thực trạng, có 41 giáo viên 249 học 
sinh tham gia khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi), chúng tôi rút ra được một số 
nhận xét về thực trạng sử dụng mô hình 5E kết hợp kỹ năng chuyển đổi số của GV 
Vật lí THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, Anh Sơn và HS khối 10 (7 lớp có chọn 
học môn Vật lí) của trường THPT Đô Lương 2 như sau: 
 - Các thầy/cô đã biết biết mô hình 5E trong dạy học (có biết đến nhưng chưa 
sử dụng 47,6% , thỉnh thoảng sử dụng 31%, chưa áp dụng 16,7%) và sử dụng một 
một số phần mềm hỗ trợ dạy học, kiểm tra đánh giá tạo tương tác tốt như: 
Powerpoint, Quizizz, Kahoot, Azota, google form.(thường xuyên sử dụng 42.9 
%, thỉnh thoảng sử dụng 54.8%). 
 - Tuy nhiên các kỹ năng chuyển đổi số được hình thành, phát triển cho học 
sinh thông qua việc giáo viên khai thác công cụ CNTT để tổ chức dạy học trong 
giờ Vật lí thì chủ yếu đang ở mức thỉnh thoảng sử dụng (59.5%). 
 - Khó khăn lớn nhất của các thầy cô khi vận dụng CNTT-TT vào bài dạy 
là: Việc tìm kiếm tài liệu mất thời gian, sao chép, cắt điều chỉnh các videophù 
hợp bài dạy đòi hỏi nhiều kỹ năng (61,9%). 
 10 
 - Đa số HS đều nhớ được tên các phần mềm, ứng dụng mà các thầy cô 
dùng để kiểm tra, đánh giá học sinh. 
 - Đối với chuyên đề học tập “Trái Đất và bầu trời”(71,2%) HS rất muốn 
được GV giao nhiệm vụ để các nhóm có thể vận dụng kỹ năng chuyển đổi số tìm 
kiếm thông tin sau đó trình bày trước lớp để được đánh giá, rút kinh nghiệm (học 
theo phương pháp mới). 
2.3. Kết luận thực trạng 
 Kết quả khảo sát qua phần mềm google forms của giáo viên Vật lí các 
trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cho thấy thực trạng hầu hết các GV đều 
biết sử dụng giáo án điện tử, phần mềm trình chiếu Powerpoint và các phần mềm 
ứng dụng kiểm tra đánh giá HS. Tuy nhiên một tỉ lệ đáng kể (62,5%) giáo viên 
ngại sử dụng giáo án điện tử trong đó vận dụng các kỹ năng chuyển đổi số như tìm 
kiếm tài liệu, sao chép, cắt chỉnh sửa các video... phần mềm phù hợp với nội dung 
dạy học vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Khảo sát thực 
trạng từ phía HS cho thấy việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. 
Có một số nội dung trừu tượng, mang tính vĩ mô như chuyên đề “Trái Đất và bầu 
trời” rất cần thiết phải sử dụng đến CNTT – TT và kỹ năng tìm kiếm các video lên 
quan, các phần mềm ứng dụng đặc trưng của chuyên đề. 
 3. Thiết kế tổ chức dạy học vận dụng mô hình 5E và và kỹ năng chuyển 
 đổi số trong dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 
 chương trình GDPT năm 2018 
 3.1. Cấu trúc nội dung chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 
 TT Nội dung Thời lượng 
 Xác định phương hướng 
 1 - Vị trí của các chòm sao: Gấu Lớn, Gấu Nhỏ, Thiên Hậu. 3 tiết 
 - Vị trí sao Bắc Cực trên nền trời sao. 
 Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên 
 nền trời sao 
 2 4 tiết 
 - Mô hình Hệ Mặt Trời. 
 - Một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của 
 12 
 2 Đặc điểm - Biên tập nội dung dạy học qua phần mềm MS PowerPoint, 
 chuyển động Canva, YouTube, Google Forms, Quizizz, Padlet. 
 nhìn thấy - Link video để tìm hiểu về hệ Mặt trời: 
 của một số https://youtu.be/SmTJCRPlkbQ 
 thiên thể https://youtu.be/9UW2QLhKeJs 
 trên nền trời - Các trang hướng dẫn làm hệ Mặt Trời: 
 sao (Tiết 1) 
 https://planetariodevitoria.org/vi/espaco/como-fazer-uma-
 maquete-do-sistema-solar-que-gira.html 
 https://evbn.org/mo-hinh-he-mat-troi-tu-lam-1662127589/ 
 - Các YouTube về 1 số mô hình hệ Mặt Trời: 
 https://youtu.be/TZpx1rqEDcw 
 https://youtu.be/lG7pETDqnJg 
 + Sản phẩm của HS: Biên tập trên Word, sau đó nộp bài trên 
 Padlet. 
 + Link padlet: padlet.com/kieuanhphuong68/ 
 - Sử dụng phần mềm hỗ trợ tổ chức và triển khai hoạt động 
 học: MS PowerPoint, Zalo, Zoom. Sử dụng vòng quay may 
 mắn để tạo không khí vui vẻ của lớp học 
 https://wheelofnames.com/vi/hzx-9yz 
 - Các phần mềm/ứng dụng để khám phá hệ Mặt Trời: Solar 
 System 3D Simulator, Solar System Scope, Star Chart VR, 
 Solar System Explorer 3D 
3.3. Các giải pháp lồng ghép trong chuyên đề 
 Giải pháp 1: Vận dụng mô hình 5E kết hợp kỹ năng chuyển đổi số trong 
chuyên đề học tập “Trái Đất và bầu trời” Vật lí 10 chương trình GDPT 2018. Cụ 
thể vận dụng ở bài: Xác định phương hướng (tiết 1, 2) và bài: Đặc điểm chuyển 
động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao (tiết 1). 
 Giải pháp 2: Khai thác, sử dụng các tư liệu dạy học trên Internet (hình ảnh, 
video quan sát các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thủy triều, các phần mềm 
mô phỏng hệ Mặt trời, quan sát bầu trời sao như Stellarium, Star Walk, The 
Sky...). Cụ thể, sử dụng: 
- Một số phần mềm về bản đồ như Star Walk, Stellarium, Solar System...; phần 
mềm/ứng dụng để khám phá vũ trụ: Stellarium, StarryNight, Sky Safari, Sky 
Chart, Star Finder 
- Link video để tìm hiểu về hệ Mặt trờihttps://youtu.be/SmTJCRPlkbQ 
https://youtu.be/9UW2QLhKeJs 
- Các phần mềm/ứng dụng để khám phá hệ Mặt Trời: Solar System 3D Simulator, 
Solar System Scope, Star Chart VR, Solar System Explorer 3D 
 Giải pháp 3: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ thông 
qua nhóm trưởng bằng cách tìm hiểu trên các nguồn sách, báo và Internet...Đồng 
 14 
 - Phương pháp được sử dụng để khảo sát là trao đổi bảng hỏi thực hiện qua 
phần mềm Google forms theo hai đường link: 
Link1- Khảo sát tính cấp thiết và khả thi (Đối tượng GV) 
https://forms.gle/9DUDmPnbtZdfYHva8 
Link2- Khảo sát tính cấp thiết và khả thi (Đối tượng HS) 
https://forms.gle/9cFqkkSTUZYKTM988 
 + Đối với GV: 
 - Nhận thức về mức độ cấp thiết và khả thi của 5 giải pháp đề ra: 
 Rất cấp thiết, cấp thiết, ít cấp thiết, không cấp thiết. 
 Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi. 
 + Đối với HS: 
 - Nhận thức về mức độ cấp thiết và khả thi của 5 giải pháp đề ra: 
 Rất cấp thiết, cấp thiết, ít cấp thiết, không cấp thiết. 
 Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi. 
Thực hiện đánh giá các tiêu chí theo 4 mức độ (tương ứng với số điểm từ 1 đến 4) 
 + Tính cấp thiết: Rất cấp thiết (4 điểm), cấp thiết (3 điểm), ít cấp thiết (2 
điểm), không cấp thiết (1 điểm). 
+ Tính khả thi: Rất khả thi (4 điểm), khả thi (3 điểm), ít khả thi (2 điểm), không 
khả thi (1 điểm). 
 + Sau khi nhận kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích, xử lí số liệu 
trên bảng thống kê, tính tổng điểm (∑) và điểm trung bình X̅ của các biện pháp đã 
được khảo sát, sau đó xếp theo thứ tự bậc để nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận. 
 + Tính điểm trung bình theo phần mềm Excel. 
3.4.3. Đối tượng khảo sát 
 Tổng hợp các đối tượng được khảo sát: 
 - Để khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp, chúng tôi đã tập hợp 
ý kiến của các đối tượng sau: 
 + Giáo viên THPT Đô Lương 1, THPT Đô Lương 2, THPT Đô Lương 3, 
THPT Đô Lương 4 và THPT Anh Sơn 2. 
 + Học sinh 7 lớp khối 10 (có học môn Vật lí) Trường THPT Đô Lương 2. 
 TT Đối tượng Số lượng 
 1 Giáo viên 41 
 2 Học sinh 249 
3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 
 * Tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 
 - Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp về việc vận dụng mô hình 
5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” Vật 
Lí 10 chương trình GDPT năm 2018 được thể hiện ở bảng 3.1. 
 16 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mo_hinh_5e_va_ky_nang_chuyen.pdf