Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm giúp học sinh Lớp 1 đọc tốt trong phân môn Tiếng Việt chương trình GDPT 2018

  1. Lí do chọn đề tài:

Chương trình GDPT 2018 thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện và phát huy tối đa tiềm năng của mỗi HS. Trong đó giáo dục ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Cấp học Tiểu học là cấp học nền tảng giúp HS học tốt các cấp học cao hơn. Mỗi một môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách của con người Việt Nam. Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học ở Tiểu học, có đọc thông viết thạo, hiểu được nội dung văn bản thì mới nắm được thông tin và giải quyết những vấn đề mà văn bản nêu ra. Tiếng Việt là môn học mở đầu để hình thành cho HS cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết nên có vai trò rất quan trọng. Học vần giúp cho HS đọc đúng, viết đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, bài và kiến thức. Từ đó, HS lấy Tiếng Việt làm phương tiện, công cụ để tư duy và học tập các bộ môn học khác trong quá trình học tập của mình.

  1. Mục đích nghiên cứu:

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được viết trên cơ sở xây dựng kiến thức gắn liền với thực tiễn và kết hợp những kiến thức khoa học mới giúp cho việc học của HS. Tuy nhiên bộ sách giáo khoa mới vẫn còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận với GV, HS và PH. Bởi vậy, việc vận dụng kiến thức về đặc điểm cấu âm, cấu trúc âm tiết vào dạy học sẽ giúp HS phát âm chuẩn các âm, vần, tiếng, từ. Khi HS đọc chuẩn sẽ giúp cho việc viết chính tả và học tốt hơn các phân môn khác.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngành giáo dục càng có nhiều cơ hội khai thác tính tối ưu của các phần mềm để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. Trong đó, rất nhiều phần mềm có vai trò vô cùng quan trọng và đã đem lại những kết quả tích cực.

Với mong muốn nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Tiếng Việt nhằm giúp HS nghe, nói đọc viết thành thạo, áp dụng để học tốt các môn khác, tôi đã nghiên cứu và vận dụng và hoàn thành tốt biện pháp: “Ứng dụng một số phần mềm giúp học sinh lớp 1 đọc tốt trong phân môn Tiếng Việt”.

docx 18 trang Trúc Vân 02/12/2024 330
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm giúp học sinh Lớp 1 đọc tốt trong phân môn Tiếng Việt chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm giúp học sinh Lớp 1 đọc tốt trong phân môn Tiếng Việt chương trình GDPT 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm giúp học sinh Lớp 1 đọc tốt trong phân môn Tiếng Việt chương trình GDPT 2018
 2
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
 HS Học sinh
 GV Giáo viên
 PH Phụ huynh
 GDPT Giáo dục phổ thông
 PPDH Phương pháp dạy học
 CNTT Công nghệ thông tin 4
 Với mong muốn nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Tiếng Việt nhằm 
giúp HS nghe, nói đọc viết thành thạo, áp dụng để học tốt các môn khác, tôi đã 
nghiên cứu và vận dụng và hoàn thành tốt biện pháp: “Ứng dụng một số phần 
mềm giúp học sinh lớp 1 đọc tốt trong phân môn Tiếng Việt”. 6
 2.1. Thuận lợi
 Hiện nay trường Tiểu học Long Biên được đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, 
trang thiết bị hiện đại đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dạy và học trong thời đại 
công nghệ 4.0, định hướng quốc tế hóa giáo dục. Ngay từ đầu năm học, nhà 
trường đã mở ra các lớp tập huấn, bồi dưỡng GV lớp 1 để đưa ra các biện pháp 
dạy học tốt nhất dành cho HS từ khi bắt đầu vào lớp 1 và coi đây là một trong 
những nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chí đầu tiên đánh giá GV. Bên cạnh đó nhà 
trường còn luôn động viên thầy cô giáo hỗ trợ những bạn HS đọc chậm, đọc chưa 
tốt để kèm cặp thêm vào giờ ra chơi, cuối buổi học. Từ đó, tạo ra động lực thúc 
đẩy GV các lớp kịp thời phát hiện để hỗ trợ HS sớm nhất. Thấu hiểu và nhận thức 
sâu hơn tầm quan trọng của việc đọc tạo cho tôi niềm đam mê nghiên cứu những 
ứng dụng để vận dụng giúp HS đọc tốt nhất.
 2.2. Khó khăn
 Bên cạnh những thuân lợi kể trên còn một số những khó khăn như:
 - Năm học 2021 -2022, HS mầm non phải nghỉ học vì dịch bệnh nên 
 không được học đọc,viết nhiều như trước đây, HS vừa đến trường còn quá non 
 yếu về mọi mặt, từ ý thức học tập đến những kĩ năng học bài đều mới bắt đầu.
 - HS ở phường Long Biên hay phát âm sai các âm đầu n/l/v các vần kết 
 thúc p/t/c, n/nh/ng, nhầm lẫn thanh hỏi/thanh nặng, thanh ngã/thanh sắc.
 - Khi học bài đến phần vần, số lượng vần mới mỗi ngày học khá nhiều 
 bởi vậy HS đôi khi chưa nắm vững được vần mới đã học cộng thêm bài ngày 
 hôm sau nên rất nhiều HS đọc bài tốc độ còn chậm, quên hoặc nhầm lẫn vần đã 
 học.
 - Bố mẹ công việc bận rộn, chưa biết cách dạy con học bài.
 - Sau hai năm gần đây thực tế và giảng dạy tôi nhận thấy mực độ đọc 
 của HS ở phường Long Biên nói riêng và cả nước nói chung bị hạn chế nhiều 
 do vừa trải qua thời kì dịch bệnh phức tạp. Điển hình như lớp tôi chủ nhiệm 2 
 năm học gần đây vẫn còn nhiều HS phát âm chưa chuẩn, nhầm lẫn về âm đầu, 
 dấu thanh và một số vấn đề như sau: 8
 Với nhiều tính năng nổi trội như vậy, trong phân môn Học vần, tôi đã linh 
hoạt lồng ghép những trò chơi học tập, thiết kế bài dạy thành nhiều thử thách, 
chướng ngại vật, câu chuyện, chuyến tham quan dã ngoại, từ thiện hay bài học 
của sống ... ứng với nội dung của từng bài. Bên cạnh đó tôi dựa vào chủ điểm 
trong tuần học hay những điều mà HS cần giáo dục để xây dựng bài làm cho bài 
giảng trở nên hấp dẫn hơn.
 3.1.1. Ví dụ - Bài 75: Ôn tập và kể chuyện (Sách Tiếng Việt 1 - tập 1)
 Xuất phát từ yêu cầu cần đạt của bài học cũng như tiết học diễn ra vào gần 
dịp lễ Giáng sinh, tôi đã thiết kế bài học thành một “Chuyến tàu nhân ái”. Mở 
đầu bài học, học sinh được khởi động với bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” và khi đoàn 
tàu kết thúc, tôi xây dựng nhân vật “Chú lái tàu” bước ra từ bài hát - tới lớp học. 
Chú lái tàu xuất hiện mang theo những yêu cầu. Sau mỗi yêu cầu HS sẽ nhận 
được những hộp quà tương ứng mang lên tàu. Để có được những món quà tặng 
các bạn nhỏ vùng cao thì HS phải đọc tốt vần, từ và ghép đúng tiếng chứa vần 
tương ứng trong mỗi từ. Sau khi đã chuẩn bị quà xong, các bạn sẽ cùng lên tàu 
để tham gia cuộc hành trình. Từng chặng đường con tàu đi qua cũng là những 
khung cảnh của bài thơ “Buổi sớm” mà học sinh cần luyện đọc, khai thác. Làm 
tốt yêu cầu này, cũng là lúc chuyến tàu vào ga. Những bạn nhỏ vùng cao sẽ nhận 
được các món quà ý nghĩa từ hành trình này. Nhờ biết cách khai thác ứng dụng 
phần mềm Powerpoint như trên, nên tiết dạy của tôi đã rất thành công đạt giải 
Nhì cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp Quận năm học 2018-2019 và giải Nhất cuộc 
thi giáo viên dạy giỏi cấp quận năm 2022-2023. (Phụ lục 1)
 3.1.2. Ví dụ 2 - Bài 6: Giờ ra chơi (Sách Tiếng Việt 1 - tập 1)
 Tương tự như bài 75: Ôn tập và kể chuyện. Sang đến học kỳ II, với chủ 
điểm “Mái trường mến yêu”, vào những ngày đầu tháng 3 nên khi dạy bài 6: Giờ 
ra chơi, tôi xây dựng tiết dạy thành một trò chơi lớn với 3 thử thách. Với mỗi một 
thử thách, các bạn sẽ có thêm 1 bông hoa cắm vào lọ hoa. Những bạn nào trả lời 
được các câu hỏi ngoài bài sẽ được tặng thêm những bông hoa phụ để trang trí. 
Cuối tiết học, bạn nào cũng có 1 lọ hoa xinh tươi để tặng những người phụ nữ 10
 tảng website.
 Với Figma, bạn có thể sáng tạo không giới hạn giao diện người dùng 
(UI/UX), thiết kế tạo mẫu, tạo bài đăng trên các mạng xã hội và nhiều dự án thiết 
kế khác.
 Với tình hình dịch bệnh ở thời điểm năm 2021 khi mà HS cả nước phải 
 nghỉ học thì ứng dụng Figma sẽ giúp ích rất nhiều cho các bậc PH trong quá 
 trình dạy con tại nhà. Đặc biệt khi học trực tiếp, ứng dụng này sẽ giúp HS mở 
 rộng, củng cố thêm nhiều các tiếng, từ, câu ứng dụng để HS đọc tốt.
 3.3.2. Các bước thiết kế bài dạy trên ứng dụng Figma.
 Bước 1: Tạo tài khoản
 Tạo tài khoản mới bằng cách truy cập websit https://www.figma.com/” 
trên trình duyệt hay cài đặt phần mềm trên máy tính.
 Bước 2: Đăng nhập
 Figma sẽ tự động điều hướng đến màn hình quản lý các Project sau khi 
 đăng ký thành công tài khoản. Tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ trên Figma server 
 và bảo mật hoàn toàn. Khi đó, cột bên trái sẽ là các Project đã thực hiện và cột 
 bên phải là menu. Click vào từng Project => xuất hiện các thiết kế tại Project 
 đó. Có thể tạo mới Project bằng cách click vào icon dấu cộng (+).
 Màn hình 01 Project cụ thể
 Phần 1: Khung trái => Là các màn hình giao diện (Artboards). Đây là nơi 
 mà bạn có thể thiết kế trên cùng một khung hình hàng chục Artboards.
 Phần 2: Khung giữa => Khung View, nơi mà bạn vẽ trực tiếp.
 Phần 3: Khung phải => Option điều chỉnh các thông số cho thiết kế. Nó 
 có các tab như Prototype, Design, Code,...
 Bước 3: Tạo Artboards (bản vẽ), thêm các chi tiết thiết kế.
 - Tạo Artboards bằng cách kích chuột vào biểu tượng # Region tools
 - chọn định dạng trình chiếu (Laptop, Desktop, TV, Mobile.) phía bên phải màn 
 hình.
 - Đặt tên cho Artboards: Click đúp chuột và gõ tên bên trái Artboards vừa 12
 chuyện, có thể trực tiếp kể với HS nhưng cũng có thể tôi gửi Link câu chuyện 
 được lấy sẵn trên tư liệu gửi về cho HS. Vì thời gian học trực tuyến hạn chế nên 
 nhờ ứng dụng này mà PH và các con có thể xem lại câu chuyện nhiều lần để 
 hiểu rõ hơn nội dung.
 6. Phản hồi: PH chỉ cần tích vào sẽ hiện ra bài tập đã tạo sẵn trên Azota. 
 PH có thể quay video hoặc ghi âm phần đọc của con và gửi lên để cô giáo kiểm 
 tra đánh giá. Ngoài ra, có những thắc mắc cần được giải đáp PH có thể trao đổi 
 với cô giáo qua ứng dụng.
 3.1. Trong dạy học trực tiếp
 Đến năm học này, khi HS quay trở lại học trực tiếp, nhận thấy sự hữu ích 
 khi sử dụng tư liệu này, tôi tiếp tục linh hoạt sử dụng bài học đã thiết kế này vào 
 các tiết học đặc biệt là tiết Ôn tập và kể chuyện. Trong tiết học này thì phần vần 
 các con đã học cách phát âm rồi và nên sau khi HS tìm được tiếng, từ ngoài bài 
 nhằm phát huy năng lực tự phát hiện, tôi sẽ mở thêm cho các con để HS đọc 
 tiếng trong ứng dụng này. Tương tự với phần tìm từ và câu ứng dụng hoặc đoạn 
 văn, bài thơ cũng vậy. Tùy thuộc vào cách khai thác bài để tôi đưa vào hiệu quả 
 nhất.
 Sang phần kể chuyện, tôi linh hoạt có những tiết tôi sẽ kể trực tiếp với HS 
có những tiết thì tôi sẽ cho các con xem tại đây hoặc đôi khi tôi linh hoạt cả kể 
và chỉ tranh. Có lúc cho HS xem video và 1 bạn học khá trong lớp sẽ xem tranh 
và kể lại. Việc thay đổi cách tiếp cận từng bài học sẽ tạo hứng thú nhiều cho HS. 
(Phụ lục 3)
 Trong phạm vi giải pháp này, tôi chỉ nêu ra cách thức ứng dụng phần mềm 
Figma trong phân môn học vần. Song phần mềm Figma không chỉ ứng dụng hiệu 
quả trong phân môn học vần mà còn trong tất cả phân môn của môn Tiếng Việt 
cũng như trong các môn học khác.
 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Từ nhiều năm học, tôi thường xuyên vận dụng phương pháp này và tôi 
cũng chia sẻ kinh nghiệm với tổ chuyên môn của mình, đồng nghiệp trong toàn 14
 - Nhờ những ứng dụng thông minh, góp phần bồi dưỡng tình cảm, giáo 
dục cho học sinh qua từng bài học, chủ điểm. Bên cạnh đó, các ứng dụng này còn 
tác động trực tiếp vào thị giác và thính giác trong quá trình lĩnh hội kiến thức sẽ 
giúp cho học sinh ghi nhớ kiến thức lâu bền hơn.
 * Bảng so sánh Kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng biện pháp 
năm học 2021-2022
 Âm, vần, dấu thanh HS phát Đầu năm học Cuối năm học
 âm, đọc sai Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ
 Nhầm lẫn l/n 6/48 12,5% 1/48 2,1
 %
 Nhầm lẫn v/ph 3/48 6,2% 0 0
 Nhầm lẫn các vần có kết thúc 10/48 20,8% 0 0
 p/t/c, n/nh, n/ng
 Thanh hỏi, thanh ngã 5/48 10,4% 1/48 2,1 %
 *BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ 
 1 VÀ CUỐI NĂM HỌC 2021-2022
 * Bảng so sánh Kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng biện pháp năm học 
 2022-2023 16
 PHẦN THỨ BA
 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 “Ứng dụng một số phần mềm giúp học sinh lớp 1 đọc tốt trong phân 
môn Tiếng Việt” là một nội dung hết sức mới mẻ so với các phần mềm hiện nay 
đang có trên mạng để giúp HS lớp 1 phát huy năng lực đọc. Nó có tác dụng tốt 
trong việc rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho HS, góp phần hoàn thiện chuẩn 
Tiếng Việt cho các em lớp 1 - một tiền đề hết sức quan trọng để các em học tập 
các môn học khác cũng như làm ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày.
 Tôi nghĩ cách sử dụng và thiết kế ứng dụng nêu trên có thể áp dụng rộng 
rãi ở các môn học để nâng cao chất lượng dạy học và giúp ích cho PH trong việc 
rèn luyện, dạy con tại nhà. Để thực hiện các biện pháp trên có hiệu quả, mỗi GV 
cần:
 - Biết cách sử dụng, khai thác những ứng dụng hiệu quả.
 - Đọc chuẩn, nói chuẩn để làm mẫu cho HS trong cách phát âm, cách đọc.
 - Tăng cường sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học.
 - Đổi mới cách đánh giá, kiểm tra giúp HS có ý thức tự giác trong việc rèn 
đọc đúng của mình, hào hứng để đọc tốt.
 - Có lòng nhiệt tình, tâm huyết trong việc giảng dạy, thường xuyên theo 
dõi, phát hiện HS đọc chưa tốt, chưa đúng và tìm cách sửa chữa, uốn nắn.
 - Thường xuyên trao đổi, liên lạc với PH HS đọc sai, đọc chưa tốt hoặc bị 
ảnh hưởng do cách đọc sai của cha mẹ, của tiếng địa phương để phối hợp với PH 
động viên, khích lệ, giúp đỡ các em kịp thời trong quá trình học tập.
 2. Khuyến nghị
 a. Đối với nhà trường
 - Đầu tư trang thiết bị cho các lớp học một cách đồng bộ, đặc biệt tăng 
cường thêm các thiết bị dạy học thông minh. Ổn định đường truyền mạng Internet 
để có thể ứng dụng thường xuyên được các phần mềm online. Tổ chức các buổi 
tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng CNTT, khai thác và ứng dụng hiệu quả kĩ năng 18
 XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
 Giải pháp “Ứng dụng một số phần mềm giúp học sinh lớp 1 đọc tốt 
trong phân môn Tiếng Việt” là sản phẩm nghiên cứu cá nhân của đồng chí Đỗ 
Thị Hồng Liên - GV chủ nhiệm lớp 1A1. Giải pháp trên lần đầu tiên được vận 
dụng tại nhà trường và đã mang lại hiệu quả cao.
 Long Biên, ngày 29 tháng 03 năm 2023
 HIỆU TRƯỞNG
 Đồng Thị Quyên

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_mot_so_phan_mem_giup_hoc_sinh.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm giúp học sinh Lớp 1 đọc tốt trong phân môn Tiếng Việt.pdf