Sáng kiến kinh nghiệm Tri ân đấng sinh thành qua Bài 12 ”Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình” - Môn GDCD 8, Chân trời sáng tạo

Ca dao Việt Nam có bài: "Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "

Bài ca dao cho chúng ta hiểu rằng công lao cha mẹ là vô cùng to lớn. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc như núi Thái Sơn sừng sững, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận như nước trong nguồn không bao giờ cạn. Chỉ có cha mẹ mới cho con tất cả mà không mong nhận lại điều gì. Chỉ có cha mẹ mới suốt đời hi sinh thầm lặng vì con, đem đến cho con những điều tốt đẹp nhất. Một miếng con ăn, một hơi con thở, hạnh phúc con thừa hưởng, khổ đau con chịu đựng. Cha mẹ luôn đồng hành cùng con trong những năm tháng cuộc đời. Không có cha mẹ làm sao con được biết mà trưởng thành. Tình yêu của cha mẹ luôn ấm áp và nồng thắm, bao dung và vĩ đại.

Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi người phải làm tròn chữ “hiếu” để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Chữ “hiếu” là đạo lí của nhân dân ta từ xưa đã được xếp lên hàng đầu trong những đạo đức của con người. Trong gia đình, con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Cũng dễ dàng nhận thấy những người con hiếu thảo với cha mẹ trong gia đình sẽ là người công dân tốt ngoài xã hội. Mối liên hệ này thường là tự nhiên, logic, khoa học. Dù cho xã hội mai này có văn minh đến đâu, đạo đức hiếu thảo của con người đối với cha mẹ vẫn là chuẩn mực cho sự tồn tại của xã hội loài người.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn có những trường hợp bất hiếu, vong ơn, bội nghĩa, trong đó điều vong ơn bội nghĩa đáng chê trách nhất là đối với cha mẹ mình. Những người con không biết vâng lời hay, lẽ phải, bất hiếu với cha mẹ đang từng ngày làm phá vỡ đi thuần phong mỹ tục, đạo lí làm người. Và chính những con người ấy thường đem đến nhiều tệ nạn cho xã hội. Đây là mối nguy hại vô cùng lớn.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Lời dạy của Người vẫn còn nguyên giá trị, như để nhắc nhở chúng ta rằng mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội cũng như tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của xã hội. Muốn xã hội tốt thì gia đình phải tốt, muốn gia đình tốt thì đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình phải tốt. Đặc biệt là những người con phải tốt, phải hiểu được đạo làm con chữ “hiếu” quyết giữ gìn. Mà chữ “hiếu” không phải tự nhiên có được, nó được hình thành và phát triển trong quá trình sống và rèn luyện từ lúc bé thơ cho đến khi trưởng thành và theo mỗi người đến suốt cuộc đời. Đặc biệt là độ tuổi học sinh trung học cơ sở - đây được coi là độ tuổi đang phát triển và có sự biến đổi tâm sinh lí mạnh nhất, đồng thời cũng là độ tuổi lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng sống nhanh nhất. Cho nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi làm thế nào để giúp các em sống biết “tri ân, hiếu thuận nghĩa tình”. Làm cách nào để giúp cho các em hiểu được “Luật nhân quả” ở đời - “Cho con gánh lại mẹ già, để sau người gánh chính là con con”. Bởi lẽ,

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn,
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!”

Đó cũng chính là lí do tôi quyết định chọn đề tài “TRI ÂN ĐẤNG SINH THÀNH QUA BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH - MÔN GDCD 8.”

docx 22 trang Trúc Vân 10/12/2024 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tri ân đấng sinh thành qua Bài 12 ”Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình” - Môn GDCD 8, Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tri ân đấng sinh thành qua Bài 12 ”Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình” - Môn GDCD 8, Chân trời sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Tri ân đấng sinh thành qua Bài 12 ”Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình” - Môn GDCD 8, Chân trời sáng tạo
 Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn có những trường hợp bất hiếu, vong ơn, bội 
nghĩa, trong đó điều vong ơn bội nghĩa đáng chê trách nhất là đối với cha mẹ 
mình. Những người con không biết vâng lời hay, lẽ phải, bất hiếu với cha mẹ 
đang từng ngày làm phá vỡ đi thuần phong mỹ tục, đạo lí làm người. Và chính 
những con người ấy thường đem đến nhiều tệ nạn cho xã hội. Đây là mối nguy 
hại vô cùng lớn.
 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. 
Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại 
mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt 
hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã 
hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Lời dạy của Người vẫn còn nguyên giá trị, 
như để nhắc nhở chúng ta rằng mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội cũng 
như tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của xã hội. Muốn xã hội tốt 
thì gia đình phải tốt, muốn gia đình tốt thì đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình 
phải tốt. Đặc biệt là những người con phải tốt, phải hiểu được đạo làm con chữ 
“hiếu” quyết giữ gìn. Mà chữ “hiếu” không phải tự nhiên có được, nó được hình 
thành và phát triển trong quá trình sống và rèn luyện từ lúc bé thơ cho đến khi 
trưởng thành và theo mỗi người đến suốt cuộc đời. Đặc biệt là độ tuổi học sinh 
trung học cơ sở - đây được coi là độ tuổi đang phát triển và có sự biến đổi tâm 
sinh lí mạnh nhất, đồng thời cũng là độ tuổi lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ 
năng sống nhanh nhất. Cho nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn suy nghĩ, tìm 
tòi làm thế nào để giúp các em sống biết “tri ân, hiếu thuận nghĩa tình”. Làm cách 
nào để giúp cho các em hiểu được “Luật nhân quả” ở đời - “Cho con gánh lại mẹ 
già, để sau người gánh chính là con con”. Bởi lẽ,
 “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
 Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
 Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ,
 Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
 Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn, cơ hội để vận dụng vào cuộc sống. Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, 
chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội 
dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, 
chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.
- Dù dạy học trực tuyến hay trực tiếp thì giáo viên vẫn luôn không ngừng học tập, 
nghiên cứu để ứng dụng một số phần mềm phục vụ công tác giảng dạy đạt hiệu 
quả nhất, giúp học sinh tiếp cận nội dung học tập tốt nhất.
- Giáo viên bộ môn luôn đồng hành cùng học sinh qua mỗi chặng đường giáo 
dục.
- Ngoài việc nhắc nhở, đôn đốc học sinh thì việc kết hợp thường xuyên với giáo 
viên chủ nhiệm, gia đình để cùng giúp đỡ học sinh là điều nên làm và làm thường 
xuyên. Từ đó sẽ có phương pháp giáo dục hiệu quả.
3. Nội dung sáng kiến
 Các bước thực hiện sáng kiến của tôi cụ thể như sau:
 Bước 1. Hướng dẫn học sinh thực hiện một số nội dung học tập.
- Không ồn ào gây mất trật tự.
- Chọn một số học sinh có năng khiếu vẽ trang trí lớp.
- Chuẩn bị sẵn sàng những sản phẩm, tặng vật “tri ân” đã chuẩn bị ở nhà.
 Bước 2. Phương pháp tiến hành.
a. Phân công chuẩn bị
 Trong tuần 20 tiết 19 BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG 
DÂN TRONG GIA ĐÌNH (tiết 1) tôi đã cho học sinh xem một số clip về hình 
ảnh những người cha, người mẹ tảo tần, lam lũ vất vả ngược xuôi tìm kế sinh nhai 
chỉ mong cho con mình có một cuộc sống đầy đủ, sung túc, được học hành đến 
nơi đến chốn cũng như những tấm gương người con hiếu thảo vừa chăm học chăm 
làm, biết yêu thương, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức... để tác 
động đến tình cảm các em. Sau đó tôi giao nhiệm vụ (trên tinh thần tự nguyện) 
cho các em tự thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình đối với cha mẹ bằng những 
việc làm cụ thể thiết thực nhất, có thể là sưu tầm trên mạng hoặc tự sáng tác về của phần mềm này là tất cả học sinh cả lớp đều có thể tham gia, chỉ cần hướng 
dẫn một lần là các em đều thực hành tốt và không tốn nhiều thời gian thực hiện. 
Những câu hỏi tôi đưa ra đều xoay quanh vấn đề gia đình. Đáp án đúng sai của 
các em chọn đều được hiển thị trên màn hình. Trong thời gian ngắn nhất và học 
sinh chọn đáp án đúng hết thì vị trí của các em sẽ được vinh danh nhất, nhì, ba. 
Điều này làm cho các em vô cùng hứng thú. Hình thức là trò chơi nhưng trên thực 
tế là vừa kiểm tra kiến thức cũ vừa là sự kết nối vào bài mới một cách tự nhiên, 
logic, sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.
 Tôi đã ứng dụng phần mềm Quizizz trong dạy học trực tuyến 
 Một số sản phẩm, tặng vật tri ân của học sinh năm học 2021-2022
 Dù học trực tuyến hay trực tiếp thì ý thức học tập của các em vẫn rất tốt. 
Kết quả cho thấy tinh thần hiếu thảo của học sinh vẫn được thể hiện rất rõ nét. 
Sau thời gian nghỉ tết, các em đã có những sản phẩm, tặng vật là những bài hát, 
câu chuyện, bài thơ,... ca ngợi cha mẹ, tặng cho cha mẹ những bó hoa tươi thắm, 
những món quà xinh xắn hoặc là một phần tiền lì xì mừng tuổi của các em sau 
dịp Tết Nguyên đán cổ truyền. Các em tự tin thuyết trình trước lớp những sản 
phẩm, tặng vật mình làm được. Cụ thể như sau: cảm dành cho “đấng sinh thành” chắc chắn sẽ tác động lớn đến cách cư xử của 
các em sau này.
 Cách tổ chức dạy học như vậy tại trường THCS Lộc Điền với sự tham gia 
của toàn thể học sinh khối 8 đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Các em tích cực, 
hứng thú hơn trong quá trình học tập. Đặc biệt, sau “tiết học tri ân” thì các em có 
ý thức hơn, có những hành động, việc làm thiết thực xuất phát từ tinh thần tự giác 
trong việc quan tâm đến gia đình của mình: biết kính trọng, lễ phép, quan tâm, 
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, hòa thuận, nhường nhịn anh chị em; 
tham gia công việc gia đình phù hợp với khả năng; không chỉ vậy, ở trường, ở 
lớp các em còn biết yêu thương, quan tâm đến bạn bè, thầy cô, biết giúp đỡ những 
người xung quanh...
 Chỉ sau một thời gian ngắn của “tiết học tri ân” nhưng trong mỗi học sinh 
đều cảm nhận được hai từ “hiếu thảo” của các bạn và của chính bản thân mình. 
Các em cảm thấy tự hào xen lẫn niềm hạnh phúc tràn trề. Các em hiểu rõ hơn 
quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ. Càng hiểu rõ hơn bổn 
phận của anh, chị, em trong gia đình. Càng hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa những quy 
định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Từ đó, các 
em tự nhủ phải biết yêu quý thầy cô, bạn bè, mọi người xung đặc biệt là chính gia 
đình thân yêu của mình bằng những lời nói, việc làm dù là nhỏ nhất. Có lẽ chưa 
bao giờ các em thấy được giá trị của sự sẻ chia, tình yêu thương, lòng hiếu thảo 
tận sâu trong trái tim mỗi con người là thiêng liêng đến vậy.
 * Trong quá trình thực hiện, tôi đã động viên, khen ngợi, khích lệ các em 
kịp thời; đồng thời, một số em có biểu hiện chưa tích cực, thờ ơ, vô cảm hoặc 
không thực hiện nhiệm vụ học tập. Tôi đã khéo léo nhắc nhở, đặt một niềm tin 
vào những em này cô hi vọng nếu các em cố gắng thực hiện thì sản phẩm tri ân 
của các em cũng là niềm tự hào của gia đình. Các em đã thay đổi suy nghĩ bởi 
những việc làm, hành động hiếu thảo của các bạn trong lớp. Với những em này 
sản phẩm tuy có trễ hơn so với các bạn nhưng nhờ sự động viên của cô và cố gắng 
của trò thì 100% học sinh đã tham gia đầy đủ. được sự bình yên, hạnh phúc từ gia đình. Sự hạnh phúc các em đang hưởng không 
phải tự nhiên có được. Đó chính là cả một quá trình xây dựng, vun đắp của các 
thành viên trong gia đình. Tất cả đó đều là những tình cảm rất đáng được trân 
trọng và giữ gìn. Các em hiểu rằng được sống trong gia đình là cả một sự may 
mắn bởi trong xã hội vẫn còn rất nhiều người phải sống lang thang, cơ nhỡ, bố 
mẹ li hôn, gia đình li tán, thậm chí không biết cha mẹ của mình là ai.
- Kết quả rõ nhất trong việc thể hiện chữ hiếu của các em không chỉ dừng lại ở 
việc biết vâng lời, yêu thương, quan tâm đến các thành viên trong gia đình, hiếu 
thảo với ông bà, cha mẹ; biết phụ giúp cha mẹ làm việc nhà, biết chăm sóc khi 
cha mẹ ốm đau, ... chữ hiếu ấy còn thể hiện rõ hơn qua kết quả học tập và rèn 
luyện của các em trong những năm học tại trường. Các em biết sớm xác định cho 
mình được lí tưởng sống đúng đắn, ngày càng ngoan hơn, học giỏi hơn. Thành 
tích học sinh khá, giỏi có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và chất lượng trong 
năm học áp dụng sáng kiến và những năm sau đó. Đây là điều mà không phải chỉ 
riêng cá nhân, gia đình, nhà trường mong muốn mà đó chính là điều cả nền giáo 
dục Việt Nam hướng đến, xã hội quan tâm. Và học sinh trường THCS Lộc Điền 
đã dần dần làm được. khả quan
 Học sinh có những kết quả học tập rất tự hào sau 1 năm áp dụng sáng 
 kiến
 Điều tôi tâm đắc hơn nữa trong quá trình áp dụng sáng kiến là những sản 
phẩm của các em tự làm ra không phải chỉ đơn giản là việc thực hiện theo yêu 
cầu của giáo viên qua mỗi tiết dạy mà các em đã xác định được trách nhiệm của 
bản thân. Các em tự biết trong cuộc sống hằng ngày cần có những việc làm gắn 
kết tình cảm yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Các em biết làm cho 
đời sống tinh thần gia đình của mình ngày càng phong phú hơn, ý nghĩa hơn.
 Cụ thể là vào những ngày sinh nhật của cha mẹ, những ngày lễ, ngày kỉ 
niệm... các em đã có những kế hoạch nho nhỏ nhưng chứa đựng cả tấm lòng hiếu 
thảo. Tôi thấy vui vì các em đều chia sẻ qua zalo cho tôi. Cứ mỗi lần như thế tôi 
luôn cố gắng hướng cho các em về những suy nghĩ, lối sống tích cực. Tôi luôn 
động viên, đồng hành cùng các em qua mỗi chặng đường giáo dục. Tôi luôn đồng hành cùng học sinh qua mỗi chặng đường giáo dục
 Với phương pháp này học sinh sẽ rèn luyện được kĩ năng tư duy phê phán, 
đánh giá, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm cho bản thân. 
Các em sẽ phát huy được kĩ năng vẽ, đọc, viết, thuyết trình... của mình; kĩ năng 
tự tin trước đám đông và có những kiến thức về xây dựng gia đình hạnh phúc.
4. về khả năng áp dụng sáng kiến
 Sáng kiến này có khả năng áp dụng đại trà cho tất cả các trường THCS 
khác trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cũng như các tỉnh thành khắp 
cả nước khi áp dụng dạy bài: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN 
TRONG GIA ĐÌNH (Sách giáo khoa GDCD 8)
 - Những thông tin cần bảo mật (nếu có): không
 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 + Học sinh cần có ý thức tự giác, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ một cách 
trật tự để tránh ảnh hưởng đến các lớp học khác. dạy và học phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của Đảng 
và Nhà nước ta. Càng phù hợp hơn với sự phát động phong trào thi đua “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Ngành giáo dục và đào tạo 
đưa ra.
 Cụ thể:
 Đầu học kì I (Năm học 2021-2022), khi chưa áp dụng giải pháp nêu trên thì 
số liệu điều tra về ý thức tôn trọng, yêu thương gia đình của các em như sau:
 Khối Tổng số HS Ý thức tôn trọng, yêu thương gia đình Tỉ lệ %
 8 140 111 79,3%
 Sang tuần 21 của học kì II (Năm học 2021-2022) khi tôi đã áp dụng giải 
pháp nêu trên thì số liệu điều tra về ý thức tôn trọng, yêu thương gia đình của các 
em tăng lên rõ rệt, cụ thể:
 Khối Tổng số HS Ý thức tôn trọng, yêu thương gia đình Tỉ lệ %
 8 140 136 97,1%
 Tiếp tục, học kì II (Năm học 2022-2023) tôi tiếp tục áp dụng giải pháp này 
thì kết rất khả quan. Cụ thể như sau:
 Khối Tổng số HS Ý thức tôn trọng, yêu thương gia đình Tỉ lệ %
 8 150 147 98%
 Một trong những minh chứng có tính thuyết phục cao hơn nữa là khoảng 
đầu tháng 4 năm học 2022-2023 tôi đã tiến hành khảo sát cho tất cả phụ huynh 
của học sinh khối 8 để thấy được sự tiến bộ của học sinh sau khi tôi áp dụng sáng 
kiến. Để đạt hiệu quả cao tôi đã kết hợp với GVCN các lớp triển khai nội dung 
này thông qua cuộc họp phụ huynh học sinh cuối kì I năm học 2022-2023, từ đó 
phụ huynh sẽ dễ dàng nhận thấy được sự thay đổi của con em hoặc sẽ có sự nhắc 
nhở nhẹ nhàng nếu như con em thực hiện chưa tốt những nội dung đã được GVCN 
phổ biến. Không chỉ vậy, tôi còn công khai trước lớp là sẽ kết hợp với GVCN 
thông báo đến phụ huynh để hỗ trợ tôi theo dõi các em có thực hiện tự giác, Tôi cùng GVCN đến thăm gia đình học sinh
* Kết luận:
 Người xưa từng nói: “Gia đình là lớp học đầu tiên dạy ta những câu nói 
đầu đời, dạy cho ta biết thế nào là yêu thương, che chở, chỉ có nơi này mới có thể 
có đủ lòng bao dung khi ta phạm phải những sai lầm, đây cũng là nơi duy nhất để 
ta trở về sau những vấp ngã”.
 Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã từng nghe câu: gia đình của mình, yêu thương cha mẹ, lễ phép với ông bà, nhường nhịn anh chị 
em,... là những việc cần thiết để tạo nên một gia đình hạnh phúc. Giá trị của gia 
đình to lớn đến mức chúng ta không thể hình dung ra được. Chính vì thế, hãy trân 
trọng gia đình mình nhiều nhất có thể.
 Thấy được vai trò của gia đình quan trọng như vậy cho nên năm 1983 tổ 
chức UNESCO của Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết về “Thập kỷ phát triển văn 
hoá thế giới” (1988- 1997), phát động lấy năm 1994 là “Năm quốc tế gia đình” 
với biểu tượng mái nhà và trái tim bên trong. Nước ta từ năm 2001 đã chọn ngày 
28 tháng 6 hàng năm là “Ngày gia đình Việt Nam”.
 Hiện nay, với phong trào “Người con hiếu thảo” do Hội LHTN Việt Nam 
TPHCM phối hợp cùng Hội LHPN TPHCM tổ chức trong nhiều năm qua đã phát 
hiện và tuyên dương nhiều tấm gương người con hiếu thảo; góp phần thay đổi 
nhận thức của các thành viên trong gia đình về tình cảm, vai trò, nghĩa vụ, bổn 
phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, giữ gìn truyền thống, đạo lý về lòng 
hiếu thảo ngàn đời của dân tộc ta. Tôi hi vọng rằng phong trào này sẽ lan tỏa đến 
nhiều địa phương trên đất nước Việt Nam.
 Tôi tin rằng nếu giáo viên sử dụng linh hoạt từng giải pháp cho phù hợp 
với nội dung từng bài cũng như theo điều kiện của từng địa phương, từng trường, 
lớp thì hiệu quả giáo dục sẽ như mong muốn.
 Lộc Điền, ngày 09 tháng 04 năm 2023
 Thủ trưởng Đơn vị nhận xét và Người viết
 xác nhận (Ký, ghi rõ họ tên)
 (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Thùy Trang

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tri_an_dang_sinh_thanh_qua_bai_12_quye.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tri ân đấng sinh thành qua Bài 12 ”Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đì.pdf