Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn Vật lí theo đinh hướng giáo dục STEAM cho học sinh Lớp 8 tại trường THCS Lộc Hưng

Môn vật lí thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, mô tả các hiện tượng tự nhiên và đặc tính của vật chất, nội dung môn vật lí bao gồm từ cấu tạo hạt cơ bản tới cấu trúc vũ trụ. Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ quan trọng. Vì vậy những hiểu biết và phương pháp nhận thức vật lí có giá trị to lớn trong quá trình nhận thức và trong cuộc sống. Có rất nhiều cơ hội trong việc tích hợp những nội dung vật lí với các môn học khác để thực hiện dạy học theo phương thức STEAM, theo đó học sinh được vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem đến sự hứng thú và những trải nghiệm có ý nghĩa trong học tập môn học. Bản chất dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lí có sự tích hợp rõ ràng giữa vật lí và kĩ thuật. Việc này càng rõ ràng hơn nếu vận dụng quy trình thiết kế kĩ thuật để tổ chức dạy học các kiến thức vật lí trong từng bài học.

Hiện nay do nhiều lí do nên giáo viên vẫn còn dạy học theo lối truyền thống, truyền thụ kiến thức theo lối một chiều ,chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học .Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ lý thuyết, ít vận dụng vào thực tiển cuộc sống, ít cho học sinh thực hành thí nghiệm mà chủ yếu là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên.

Việc dạy học dưới hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa đang là xu hướng mới, nó giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức mới vào giải quyết các vấn đề trong thực tiển.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn vật lí theo định hướng giáo dục STEAM là đặt học sinh trước những vấn đề thực tiễn cần giải quyết, đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức khoa học và vận dụng kiến thức để thiết kế và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

Dạy học theo hướng STEAM không chỉ mang đến lợi ích về mặt kiến thức mà còn giúp học sinh phát triển thêm nhiều kĩ năng mền cần thiết khác .Đây là những kĩ năng quan trọng để học sinh hội nhập trong thời đại mới, tạo bước đệm vững chắc cho hành trình tương lai sau này của các em.

Với những lý do trên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học tôi đã nghiên cứu đề tài: “Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn vật lí theo đinh hướng giáo dục STEAM cho học sinh lớp 8 tại trường THCS Lộc Hưng”. Hy vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ, là nguồn tài liệu có ích đối với quý thầy cô và các em học sinh ở các trường THCS.

docx 14 trang Trúc Vân 10/12/2024 230
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn Vật lí theo đinh hướng giáo dục STEAM cho học sinh Lớp 8 tại trường THCS Lộc Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn Vật lí theo đinh hướng giáo dục STEAM cho học sinh Lớp 8 tại trường THCS Lộc Hưng

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn Vật lí theo đinh hướng giáo dục STEAM cho học sinh Lớp 8 tại trường THCS Lộc Hưng
 sinh phải tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức khoa học và vận dụng kiến thức để thiết 
kế và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh 
phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan và sử 
dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Các kiến thức và kỹ năng này phải được 
tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về 
nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc 
sống hằng ngày.
 Dạy học theo hướng STEAM không chỉ mang đến lợi ích về mặt kiến thức 
mà còn giúp học sinh phát triển thêm nhiều kĩ năng mền cần thiết khác .Đây là 
những kĩ năng quan trọng để học sinh hội nhập trong thời đại mới, tạo bước đệm 
vững chắc cho hành trình tương lai sau này của các em.
 Với những lý do trên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học tôi đã 
nghiên cứu đề tài: “Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn vật lí theo đinh 
hướng giáo dục STEAM cho học sinh lớp 8 tại trường THCS Lộc Hưng”. Hy 
vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ, là nguồn tài liệu có ích đối với quý thầy cô và 
các em học sinh ở các trường THCS.
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 1. Tiến trình thực hiện hoạt động ngoại khóa trong môn vật lí theo 
định hướng giáo dục STEAM.
 Mỗi hoạt động ngoại khóa theo định hướng STEAM trong chương trình vật 
lí đề cập đến một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải học và sử dụng 
kiến thức thuộc các môn học trong chương trình để sử dụng vào giải quyết vấn 
đề đó. Tiến trình hoạt động ngoại khóa theo định hướng STEAM được thực hiện 
theo các bước như sau: STEAM được tổ chức theo 5 hoạt động như sau:
 a. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
 Trong hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa 
đựng vấn đề, trong đó học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với 
các tiêu chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, 
xây dựng giải pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành. Tiêu 
chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của 
sản phẩm, kể cả sản phẩm đó là quen thuộc với học sinh; đồng thời, tiêu chí đó 
buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế 
cho sản phẩm cần làm. Hoạt động này thường được tiến hành ngay sau khi học 
sinh được học xong kiến thức mới của bài.
 Ví dụ: Khi dạy xong chủ đề: Lực đẩy Ác - si - mét và Sự nổi giáo viên tạo 
cho học sinh tình huống có vấn đề cần giải quyết như sau:
 Hằng năm, cứ đến tháng 7, tháng 8, ở nước ta nhất là các tỉnh, thành phố ven 
biển lại đối phó với lũ lụt. Những ngôi nhà bị lũ “rình rập” phải di dời nơi khác, 
làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân, nhất là đối với 
các em học sinh. “Vậy có cách nào để giúp bà con không phải chạy lũ khi mùa lũ 
về?”.
 Học sinh đề xuất phương án: dựa trên nội dung kiến thức về lực đẩy Ác si 
mét và sự nổi thiết kế mô hình nhà nổi để chống lũ. Khi đó giáo viên giao nhiệm 
vụ cho học sinh dựa vào các kiến thức vừa lĩnh hội trong bài học về nhà suy nghĩ 
đề xuất phương án: Làm mô hình nhà nổi chống lũ.
 b. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
 Trong hoạt động này, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới 
sự hướng dẫn của giáo viên. Trong mỗi hoạt động ngoại khóa theo định hướng 
STEAM, học sinh phải tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề 
xuất, thiết kế sản phẩm cần hoàn thành. Kết quả là, khi học sinh hoàn thành bản 
thiết kế thì đồng thời học sinh cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình 
môn học tương ứng. Hoạt động này học sinh tiến hành thực hiện ở nhà ngay sau động này được tiến hành trong tiết ngoại khóa.
 Cụ thể:
 -Sau khi học sinh nghiên cứu các kiến thức nền và đề ra giải pháp, học sinh 
tiến hành lựa chọn giải pháp chế tạo làm mô hình nhà nổi chống lũ gồm: các 
nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước : bìa cứng, xốp, chai nhựa, băng dính, giấy 
màu, kéo, dao rọc giấy, thước kẻ, bút, que kem, ống hút
 -Để tiến hành chế tạo mô hình nhà nổi chống lũ theo bản thiết kế và phải đảm 
bảo các tiêu chí sau:
 + Đảm bảo chắc chắn, độ bền cao;
 + Đúng các kích thước;
 + Tính thẩm mỹ cao;
 + Chi phí hợp lí.
 d. Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
 Trong hoạt động này, học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã 
hoàn thiện sau bước 3; trong quá trình chế tạo đồng thời phải tiến hành thử nghiệm 
và đánh giá. Trong quá trình này, học sinh cũng có thể phải điều chỉnh thiết kế 
ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi. Hoạt động này học sinh tiến hành ở 
nhà.
 e. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
 Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày sản phẩm học tập 
đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện.
 Hoạt động này được tiến hành ở buổi ngoại khóa.
2. Minh họa tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa theo định hướng giáo 
dục STEAM.
 Khi dạy xong chủ đề: Lực đẩy: Ác - si- mét và sự nổi tôi đã tiến hành tổ chức 
hoạt động ngoại khóa theo định hướng giáo dục STEAM với chủ đề: “Thiết kế 
mô hình nhà nổi chống lũ” cho HS lớp 8.
 a. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa
 - Kiến thức: miếng gỗ, đinh, xốp, trứng, muối, que khuất, chậu to.
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “ Mô hình nhà nổi chống 
lũ”:
 + Các miếng bìa cát tông (xốp) hoặc que kem, ống hút.
 + Chai nhựa;
 + Kéo, dao rọc giấy;
 + Băng dính, keo;
 + Thước kẻ, bút;
c. Tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa theo định hướng giáo dục 
STEAM.
 Khi dạy xong chủ đề: Lực đẩy: Ác - si- mét và sự nổi tôi đã giao nhiệm vụ 
cho học sinh thiết kế mô hình nhà nổi chống lũ như ở trên, sau đó tôi tổ chức 
hoạt động ngoại khóa theo định hướng STEAM với nội dung: Thiết kế và chế 
tạo mô hình nhà nổi cho học sinh như sau:
 Hoạt động 1: Cho học sinh xem một đoạn video về tình hình lũ lụt ở một 
số tỉnh thành trong cả nước, qua đó giúp cho học sinh thấy được những thiệt hại 
to lớn về người và của do lũ lụt gây ra, cũng như cuộc sống khó khăn, vất vả 
của bà con vào mùa lũ.
GV đặt vấn đề: Hằng năm, cứ đến tháng 7, tháng 8, ở nước ta nhất là các tỉnh, 
thành phố ven biển lại đối phó với lũ lụt. Những ngôi nhà bị lũ “rình rập” phải 
di dời nơi khác, làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của người 
dân, nhất là đối với các em học
sinh. “Vậy có cách nào để giúp bà con không phải chạy lũ khi mùa lũ về?”. - Thí nghiệm 2: Làm cho trứng có thể nổi, chìm, lơ lửng trong chất lỏng.
Bước 3: TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
Dựa vào các kiến thức nền học sinh vừa được ôn lại tôi tổ chức cho học sinh:
- Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. hành thảo luận, chia sẻ.
 - Học sinh trình diễn thả nhà xuống nước, thử nghiệm để đánh giá khả 
năng chịu tải, mức vững vàng khi có chấn động.
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức 
và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo Nhà 
nổi chống lũ.
 - Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.
IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Ngày sáng kiến áp dụng chính thức: 1/ 11/ 2022
 2. Phạm vi áp dụng sang kiến: Có thể áp dụng cho tất cả các môn học V. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Lộc Hưng, ngày 10 tháng 02 năm 2023.
 Người viết
 Trần Thị Mỹ Hạnh
 Thủ trưởng đơn vị nhận xét và xác nhận

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_trong_mon.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn Vật lí theo đinh hướng giáo dục STEAM c.pdf