Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động tích cực vào giờ dạy môn Toán Lớp 4 nhằm phát triển tư duy và năng lực cho học sinh, Bộ sách Chân trời sáng tạo
Toán học luôn là một môn học quan trọng đối với tất cả các cấp học, nhằm phát triển tư duy logic, phát triển bản thân, hoàn thiện các kỹ năng học tập. Toán học khai thác khả năng linh hoạt của tư duy nhạy bén, phù hợp với ngày một phát triển của xã hội hiện đại. Đặc biệt, đối với chương trình mới của môn Toán 4 mới chú trọng đến việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Để giúp các em học sinh có thể hiểu, ghi nhớ một cách nhanh chóng cũng như thực hành được những kỹ năng đã được dạy, giáo viên cần sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức. Một trong số những phương pháp mang lại hiệu cao hiện nay chính là hoạt động tích cực nhằm phát triển tư duy và năng lực cho học sinh trong dạy Toán 4.
Các hoạt động được tổ chức không chỉ giúp các em học sinh phát huy tinh thần học tập chủ động, năng động và sáng tạo hơn, phương pháp này còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng mềm cần có. Với hệ thống các phương pháp dạy học tích cực được tích hợp qua các bài học, việc truyền đạt kiến thức cho học sinh sẽ đảm bảo tính hệ thống hóa, cụ thể hóa, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, vừa giúp học sinh ghi nhớ được kiến thức, vừa tạo được nguồn cảm hứng mới, kích thích sự sáng tạo, hứng thú học tập của các em.
Với kinh nghiệm của một người giáo viên và thông qua quan sát giờ học trên lớp của tôi cũng như của các thầy cô khác, tôi nhận thấy rằng nếu trong giờ học không được lồng ghép bất cứ hoạt động tập thể, những hoạt động liên quan đến thực tế mà các em học sinh chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài thì hiệu quả tiết học sẽ không cao. Dễ xảy ra tình trạng các em học sinh mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung trong lúc nghe giảng, từ đó các em không hiểu bài hoặc dù có tập trung nghe thì cũng khó để có thể nhớ hết và vận dụng thành thạo được các kỹ năng.
Để có thể thực hiện theo tinh thần của Bộ GD&ĐT về công văn yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện hành theo định hướng phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong học tập nói chung và môn Toán lớp 4 nói riêng nhà trường và giáo viên đã có những bước đầu trong việc thay đổi, bổ sung kế hoạch học tập phù hợp để các em học sinh có thể phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc học tập.
Bằng những kinh nghiệm tích góp được trong suốt quá trình giảng dạy của mình, cùng việc cần phải đưa ra những giải pháp mới để có thể nâng cao chất lượng dạy học nên tôi đã chọn đề tài “Tổ chức các hoạt động tích cực vào giờ dạy môn toán lớp 4 nhằm phát triển tư duy và năng lực cho học sinh, Bộ sách Chân trời sáng tạo” làm đề tài nghiên cứu. Tôi hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ mang lại những kết quả khả quan cho công tác giảng dạy tại trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động tích cực vào giờ dạy môn Toán Lớp 4 nhằm phát triển tư duy và năng lực cho học sinh, Bộ sách Chân trời sáng tạo
A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toán học luôn là một môn học quan trọng đối với tất cả các cấp học, nhằm phát triển tư duy logic, phát triển bản thân, hoàn thiện các kỹ năng học tập. Toán học khai thác khả năng linh hoạt của tư duy nhạy bén, phù hợp với ngày một phát triển của xã hội hiện đại. Đặc biệt, đối với chương trình mới của môn Toán 4 mới chú trọng đến việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Để giúp các em học sinh có thể hiểu, ghi nhớ một cách nhanh chóng cũng như thực hành được những kỹ năng đã được dạy, giáo viên cần sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức. Một trong số những phương pháp mang lại hiệu cao hiện nay chính là hoạt động tích cực nhằm phát triển tư duy và năng lực cho học sinh trong dạy Toán 4. Các hoạt động được tổ chức không chỉ giúp các em học sinh phát huy tinh thần học tập chủ động, năng động và sáng tạo hơn, phương pháp này còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng mềm cần có. Với hệ thống các phương pháp dạy học tích cực được tích hợp qua các bài học, việc truyền đạt kiến thức cho học sinh sẽ đảm bảo tính hệ thống hóa, cụ thể hóa, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, vừa giúp học sinh ghi nhớ được kiến thức, vừa tạo được nguồn cảm hứng mới, kích thích sự sáng tạo, hứng thú học tập của các em. Với kinh nghiệm của một người giáo viên và thông qua quan sát giờ học trên lớp của tôi cũng như của các thầy cô khác, tôi nhận thấy rằng nếu trong giờ học không được lồng ghép bất cứ hoạt động tập thể, những hoạt động liên quan đến thực tế mà các em học sinh chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài thì hiệu quả tiết học sẽ không cao. Dễ xảy ra tình trạng các em học sinh mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung trong lúc nghe giảng, từ đó các em không hiểu bài hoặc dù có tập trung nghe thì cũng khó để có thể nhớ hết và vận dụng thành thạo được các kỹ năng. Để có thể thực hiện theo tinh thần của Bộ GD&ĐT về công văn yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện hành theo định hướng phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong học tập nói chung và môn Toán lớp 4 nói riêng nhà trường và giáo viên đã có những bước đầu trong việc thay đổi, bổ 2 + Phương pháp khảo sát bằng phiếu hoặc phỏng vấn trực tiếp các học sinh trong lớp + Phương pháp trao đổi: Trao đổi cùng các giáo viên khác hoặc các chuyên gia về những vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu được thu thập B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Không phải tự nhiên mà toán lớp 4 được coi là “nút thắt” quan trọng của bậc tiểu học. Chúng ta đều biết rằng chương trình toán lớp 4 so với lớp 2, 3 rất khác nhau. Trong khi kiến thức lớp dưới chỉ dừng lại ở những phép toán cộng trừ nhân chia không quá phức tạp thì lên tới lớp 4, các bài toán đòi hỏi sự chỉnh chu trong cách trình bày cũng như tính vận dụng cao. Toán lớp 4 trở thành một cột mốc quan trọng để định hình cho năng lực của trẻ sau này. Vậy nên môn học này đòi hỏi ở các em học sinh mức độ tư duy rất cao. Bên cạnh độ khó của các dạng bài tập cũ thì các em cần học hàng loạt những kiến thức mới như: so sánh, tìm quy luật, toán về đại lượng,... Học sinh không chỉ phải vận dụng kiến thức cũ mà còn phải tiếp thu và phát triển kiến thức mới để làm những dạng bài tập khó như tính khối lượng, vận tốc hay diện tích hình học. Không ít các em học sinh cảm thấy đau đầu, hoảng loạn khi không theo kịp tiến độ với thầy cô và các bạn, từ đó tạo nên sự chán nản học tập dẫn tới “bỏ mặc” và “mất gốc” kiến thức. Vấn đề chính ở đây là kiến thức của toán lớp 4 rất rộng và khô khan. Các em học sinh sẽ rất ngại khi phải học những điều mới nếu như kiến thức đó không thú vị và sáng tạo. Nếu không có phương pháp dạy học đúng đắn, nhiều em học sinh sẽ bỏ cuộc để rồi khi học ở cấp bậc cao hơn với những kiến thức khó hơn, các em sẽ hoàn toàn “mất gốc” và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là “tụt dốc không phanh”. Hoạt động tích cực là phương pháp dạy học mà ở phương pháp này học sinh sẽ là người thảo luận và tìm ra kết quả cuối cùng trên những gợi ý của giáo viên. Việc dạy học tích cực tập trung vào việc các em học sinh sẽ sử dụng tư duy sáng tạo, chủ động, tích cực của mình làm nền tảng phát triển kiến thức và giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn. Ở phương pháp này đối tượng điều chỉnh là các 4 dạy của giáo viên. Vì vậy, mọi hoạt động cũng như nội quy được phổ biến tại lớp để các em học sinh chấp hành đều nằm dưới quyền kiểm soát, sự lãnh đạo của ban giám hiệu. Phần lớn các em học sinh trong lớp đều ngoan ngoãn, có ý thức trong học tập và rèn luyện nề nếp tốt. Học sinh đi học có đủ sách, vở đồ dùng học tập. Sĩ số trong một lớp học của các em không quá đông (30 em/ lớp) nên đây chính là một điểm thuận lợi trong công tác điều hành lớp học của mỗi giáo viên. * Khó khăn: Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi được kể trên thì vẫn còn một vài khó khăn còn tồn đọng. Trong mỗi lớp học, bên cạnh đa số học sinh ngoan, lễ phép có ý thức trong học tập và rèn luyện, vẫn còn một số ít em còn hiếu động, chưa thực sự chăm học. Bên cạnh đó nhiều em học sinh còn quá nhút nhát nên việc để các em chủ động giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài hay có những hoạt động yêu cầu trình bày kết quả làm việc của mình khiến các em còn hồi hộp, lo lắng nên trả lời còn khá ngập ngừng, không có sự lưu loát nhất định. Bảng kết quả khảo sát thái độ học tập môn toán trước khi áp dụng biện pháp của học sinh lớp 4A trường Tiểu học Tiêu chí đánh giá Trước khi áp dụng Số lượng Tỷ lệ Học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức trước tại 2/30 7% nhà Học sinh tự tin ứng dụng kỹ thuật XYZ vào 7/30 24% trong học tập Học sinh biết làm việc nhóm 4/30 14% Học sinh tích cực tham gia các hoạt động trải 9/30 30% nghiệm Học sinh tích cực tham gia các trò chơi học tập 9/30 30% Tỷ lệ học sinh ở lớp 4A có thể chủ động tìm hiểu kiến thức trước tại nhà chỉ chiếm 7% tổng số học sinh, con số này là tương đối thấp. Học sinh tự tin ứng dụng 6 Nhóm 4: Tính chất kết hợp của phép cộng Yêu cầu với phần chuẩn bị: Các nhóm sẽ hiểu và trình bày được tính chất toán học bằng chữ và bằng công thức, đưa ra được các ví dụ cũng như là đưa ra bài tập với 3 dạng sao cho các dạng đều cần sử dụng tính chất đó. Ví dụ như bài Điền số, phép so sánh, tính bằng cách thuận tiện. Đến buổi học sau, giáo viên mời các nhóm lên thuyết trình về lý thuyết và ví dụ. Mỗi nhóm giới hạn phần trình bày trong vòng 5 phút. Giáo viên gợi ý học sinh có thể xây dựng tình huống mở đầu thú vị để tạo thêm sức lôi cuốn cho bài thuyết trình. Sau đó cả 4 nhóm sẽ đổi chéo phiếu học tập cho nhau để làm bài trong 10 phút, sau đó đổi lại phiếu Như vậy, giao nhiệm vụ về nhà là một hoạt động quan trọng, thông qua kết hợp sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm càng nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Các em học sinh không chỉ chăm chú hơn và chủ động tìm hiểu kiến thức, tạo nền tảng cho các em tự học tại nhà, gián tiếp hướng dẫn các em tìm ra phương pháp học tập tại nhà phù hợp. Biện pháp này còn giúp chuẩn bị tốt cho tiết học tới, giúp học sinh nhanh chóng hiểu bài hơn, nâng cao chất lượng giảng dạy. 8 Trước hết, tôi đã tiến hành chia các em học sinh trong nhóm thành 6 nhóm mỗi nhóm 5 học sinh. Tôi yêu cầu mỗi học sinh trong lớp tự chuẩn bị một tờ giấy trắng, một cây bút để tham gia hoạt động này. Tôi đã tổ chức như sau: Bước 1: Ra đề: Tôi sẽ giao nhiệm vụ đặt tình huống bài toán cần sử dụng phép tính trung bình cộng vào giấy học tập. Mỗi học sinh trong nhóm sẽ có 1 tình huống khác nhau và sẽ cần tự hoàn thiện vào giấy học tập đã chuẩn bị trước đó. Bước 2: Giải bài Sau 2 phút, các em đổi phiếu học tập từ trái sang phải và tiến hành giải bài trong vòng 2 phút. Bước 3: Kiểm tra kết quả. Sau 2 phút, các em tiếp tục đổi phiếu học tập từ trái sang phải và tiến hành kiểm tra kết quả trong vòng 1 phút. Sau đó các em học sinh có nhiệm vụ nhận xét tình huống mà các bạn đã đưa ra, lời giải đã đúng hay chưa, cách trình bày đã đúng yêu cầu của giáo viên không,... Cuối cùng, các em sẽ hội ý xem có bài của bạn nào gặp vấn đề chưa giải quyết được, cả nhóm sẽ cùng xem xét và làm việc với nhau trong 3 phút tiếp theo. 10 quá trình làm việc của từng nhóm, giúp học sinh phát huy tinh thần phối hợp, năng lực làm việc nhóm. Hình ảnh minh họa mô hình trạm. Khi dạy học theo kỹ thuật trạm, giáo viên cần duy trì vai trò của mình trong lớp là người hướng dẫn, đưa nhiệm vụ cho học sinh. Thầy cô cũng cần đảm bảo các nhóm chú ý vào hoàn thiện nhiệm vụ chứ không buông bỏ sau khi đã qua phần của nhóm mình. Cách thực hiện: Ví dụ: Tôi đã áp dụng kỹ thuật dạy học này với bài 30: Đo góc: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Chuẩn bị: Trước khi bước vào tiết học, tôi sẽ chuẩn bị 3 bảng thông tin tương ứng với 3 loại góc, trên mỗi bảng bao gồm các thông tin như sau: - Dấu hiệu nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt tương ứng 12 vị đo khối lượng . Thông qua đó, các em không chỉ ghi nhớ những kiến thức đã học, mà còn vận dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày, tăng nhận thức về các tình huống và giải quyết vấn đề một cách dễ dàng. * Nội dung và cách thực hiện: Việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm là một mục tiêu, một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giảng dạy môn Toán ở trường tiểu học. Các em học sinh rèn luyện được năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn, góp phần tích cực hóa trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện những kỹ năng thực hành và làm quen dần với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Khi vận dụng các bài toán thực tế vào môn học, giáo viên cần chú ý lựa chọn những kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, lựa chọn những chủ đề gần gũi mà các em dễ hình dung. Giáo viên cần làm rõ mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn, dạy học sinh cách kiến tạo tri thức, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng thực hành vận dụng toán học trong mọi trường hợp. Đối với các em học sinh tiểu học thì việc được hóa thân thành một nhân vật khác sẽ khơi dậy niềm hứng thú của các em đối với môn học hơn. Chính vì vậy, ở biện pháp này tôi sẽ cho các em học sinh lớp 4A đóng vai thành các nhà khoa học nhí khám phá thế giới động vật. Việc đóng vai này sẽ giúp các em học sinh nâng cao khả năng tìm hiểu, xử lý thông tin, truyền đạt thông tin,.. Kết thúc buổi học trước, tôi sẽ giao nhiệm vụ cá nhân cho học sinh về nhà khám phá thế giới động vật quanh ta. Sau đó, hướng dẫn các em học sinh cách sưu tầm hình ảnh, thông tin như đi vườn thú, tra cứu trên mạng,... Đến buổi học sau, tôi sẽ chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 thành viên. Các em sẽ chia sẻ về con vật mình đã tìm hiểu được và sắp xếp chúng theo kích thước từ bé nhất đến lớn nhất. Giáo viên đưa ra gợi ý về 1 số loài vật: kiến, chó, mèo, bò, voi, tê giác,.... Bảng tổng hợp: STT Con vật Cân nặng trung bình Hình ảnh 1 + đơn vị kg: - Hình ảnh về con 1 + đơn vị yến: vật 14 sự hứng thú của học sinh với môn học, vừa xây dựng và củng cố kiến thức, vừa rèn luyện những năng lực phẩm chất cần thiết cho học sinh. Biện pháp 5. Tổ chức đa dạng trò chơi học tập giúp học sinh tự tin, cởi mở và hăng hái trong học tập * Mục đích: Mục tiêu của biện pháp này là giúp tiết học toán giảm bớt không khí căng thẳng, giờ học trở nên sôi nổi hơn và học sinh có tinh thần học tập hơn. Tổ chức các trò chơi toán học sẽ giúp học sinh hào hứng khi tiếp nhận một kiến thức mới, ghi nhớ dễ dàng hơn và có thể áp dụng được. Hơn hết, các trò chơi thú vị cũng giúp học sinh phát huy khả năng của cá nhân, thúc đẩy sự sáng tạo không giới hạn. * Nội dung và cách thực hiện: Từ trước đến nay, phương pháp tổ chức trò chơi học tập tập thể luôn là một phương pháp hiệu quả trong việc giảng dạy, đặc biệt là đối với các em học sinh tiểu học. Vì độ tuổi còn nhỏ nên các em sẽ rất hứng thú khi được tham gia vào các trò chơi. Hiểu được tâm lý này, các giáo viên thường kết hợp trò chơi với kiến thức được học trên lớp giúp các em vừa ghi nhớ kiến thức lâu hơn, vừa hứng thú với giờ học.Các trò chơi được tổ chức trong tiết học với nhiều ý nghĩa khác nhau như để khởi động, giới thiệu kiến thức, luyện tập,... phạm vi ứng dụng của biện pháp này không hề bó hẹp. Và tất cả đều có hiệu quả rõ rệt đó là kích thích hứng thú của học sinh, thu hút học sinh, thay đổi không khí lớp học trở nên sôi nổi hơn, phát huy tích tính cực, sáng tạo, khả năng làm việc của từng em học sinh. - Tổ chức trò chơi trên lớp giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu kiến thức + Trò chơi: Xếp hàng tốc độ Áp dụng: bài 27: “So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên” Sách giáo khoa trang 64. Mục đích: Trò chơi giúp học sinh có cơ hội vừa học vừa chơi, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các em học sinh trong lớp với nhau. Không những thế, đây cũng được xem là một phương pháp hướng dẫn học sinh học từ vựng một cách hiệu quả nhất. Cách chơi: 16 Thực hiện biện pháp này, tôi đã thiết kế các trò chơi toán học trên trang web wordwall.net và trình chiếu cho học sinh trên lớp chơi. Cách chơi: Tôi sẽ chiếu trò chơi được thiết kế mà tôi đã thiết kế sẵn bao gồm 10 phép tính tương đương với 10 kết quả tính toán khác nhau lên màn hình để cả lớp cùng quan sát. Nhiệm vụ của các em học sinh là tính toán và tìm ra giá trị của phép tính. Em học sinh nào giơ tay nhanh nhất sẽ là người giành được quyền trả lời câu hỏi. Khi tham gia trò chơi này, các em học sinh không chỉ vận dụng nhanh các công thức tính toán mà còn phải sử dụng khéo léo, vận dụng tối đa và hiệu quả những kiến thức mình đã được học để trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi. https://wordwall.net/vi/resource/24753994 So sánh với phương pháp kiểm tra bài cũ truyền thống là giáo viên sẽ gọi ngẫu nhiên một vài em học sinh lên bài để trả lời câu hỏi thì cách thức kiểm tra bài cũ bằng cách chơi trò chơi tập thể được đánh giá cao hơn bởi nhiều lý do. Đầu tiên phải kể đến tính bao quát của trò chơi. Vì thời gian có hạn nên với cách truyền thống, giáo viên chỉ có thể gọi một số em học sinh lên kiểm tra bài cũ, không thể kiểm tra toàn bộ học sinh trong lớp. Điều này dẫn đến tình trạng sẽ có những em 18
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_tich_cuc_vao_gio.docx