Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng các bài tập có nội dung thực tế, bài tập sáng tạo nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học phần Động học – Vật lí 10 chương trình GDPT mới

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong những năm học vừa qua là thực hiện mục tiêu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, giúp học sinh (HS) tăng cường kiến thức, kĩ năng thực hành và vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình GDPT mới 2018. Một trong những công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu ấy là sử dụng bài tập vào dạy học. Các bài tập không những có tầm quan trọng trong việc xây dựng kiến thức mới, ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo mà còn là công cụ chính giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - một trong những năng lực vô cùng cần thiết mà giáo dục hiện đại đang hướng tới. Từ đó nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, hướng đến phát triển toàn diện các năng lực đặc thù, năng lực cốt lõi và năng lực chung của người học.
Trong số những loại bài tập được sử dụng vào dạy học Vật lí thì bài tập sáng tạo (BTST) với tính linh hoạt, mềm dẻo, độc đáo, nhạy cảm của nó đã khơi gợi được sự hứng thú, niềm đam mê khoa học tự nhiên, gắn với tình huống thực tiễn cuộc sống, rất phù hợp với xu thế dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực và thi cử hiện nay của các trường ĐH-CĐ. Đặc biệt với chương trình GDPT mới đòi hỏi thay đổi nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá, không bám vào ngữ liệu sách giáo khoa, mà tập trung đánh giá năng lực HS theo mục tiêu chương trình đề ra thì BTST lại càng trở nên phù hợp và cần thiết trong quá trình dạy học.
Hiện nay chương trình GDPT mới đã được thực hiện đồng loạt ở cả 3 cấp học theo đúng tinh thần của nghị quyết 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện nền GD nước ta. Đối với cấp THPT, năm học 2022- 2023 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình mới ở lớp 10 còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Mặc dù thời gian thực hiện chương trình GDPT mới vừa bắt đầu nhưng đã bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế ở các nhà trường. Một trong những khó khăn đối với giáo viên (GV) và HS là nguồn tài liệu tham khảo đặc biệt là các tài liệu mới viết về bài tập theo định hướng năng lực để phục vụ cho việc dạy học chương trình mới còn rất ít trên thị trường sách tham khảo cũng như các nguồn thông tin mới trên mạng internet hiện nay. Hầu hết các GV dạy học chương trình GDPT mới đều đang phải rất vất vả trong việc xây dựng biên soạn nguồn tài liệu, giáo án đặc biệt là hệ thống các bài tập, câu hỏi mang tính mới mẻ, sáng tạo phù hợp với chương trình sgk mới đã có nhiều sự thay đổi về nội dung nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS đồng thời đáp ứng được các kì thi đánh giá năng lực của các trường ĐH- CĐ hiện nay.
Môn Vật lí ở trường phổ thông là một bộ môn khoa học thực nghiệm nên các kiến thức Vật lí gắn liền với thực tiễn. Trong đó giải bài tập Vật lí có nội dung thực tế giúp HS hiểu sâu hơn các hiện tượng Vật lí trong thực tiễn đồng thời hình thành và rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề của HS. Trong chương trình SGK Vật lí 10 hiện nay ở các nhà xuất bản khác nhau, các bài học đều được thiết kế theo hướng chú trọng vào bản chất, ý nghĩa Vật lí, đề cao tính thực tiễn, thiết thực và cốt lõi. Phần Động học là một trong những học phần rất quan trọng của bộ môn Vật lí, là những nội dung đầu tiên mà HS được học khi làm quen với chương trình Vật lí nên được đánh giá là phần học khó đối với HS vừa bước vào bậc THPT, đồng thời nội dung kiến thức của những phần này rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Nếu HS học tốt những bài học đầu tiên của môn Vật lí sẽ tạo ra sự hứng thú, yêu thích bộ môn. Vì vậy trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống các bài tập thực tế, BTST để áp dụng kịp thời với việc thực hiện chương trình GDPT mới ở lớp 10 hiện nay.
Với mong muốn biên soạn được một cuốn tài liệu bài tập Vật lí tham khảo có ý nghĩa nhằm kịp thời phục vụ cho các thầy cô giáo và HS trong dạy học hiện nay, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng các bài tập có nội dung thực tế, bài tập sáng tạo nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học phần động học – vật lí 10 chương trình GDPT mới”. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện thêm.
pdf 55 trang Trúc Vân 13/11/2024 752
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng các bài tập có nội dung thực tế, bài tập sáng tạo nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học phần Động học – Vật lí 10 chương trình GDPT mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng các bài tập có nội dung thực tế, bài tập sáng tạo nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học phần Động học – Vật lí 10 chương trình GDPT mới

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng các bài tập có nội dung thực tế, bài tập sáng tạo nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học phần Động học – Vật lí 10 chương trình GDPT mới
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 =====*===== 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Tên đề tài: 
 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG 
THỰC TẾ, BÀI TẬP SÁNG TẠO NHẰM BỒI DƯỠNG 
 NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH 
 TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG HỌC VẬT LÍ 10 
 CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI 
 LĨNH VỰC: VẬT LÍ 
 Tác giả: Đậu Thị Thuý Hằng 
 Nguyễn Thị Phương 
 Đơn vị: Trường THPT Lê Viết Thuật 
 Tháng 4/2023 3. Đối tượng khảo sát ................................................................................................ 38 
4. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp của đề tài 
được áp dụng .................................................................................................................. 38 
V. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................................. 40 
1. Đối tượng và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .............................................. 40 
2. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................................... 40 
PHẦN 3 - KẾT LUẬN ........................................................................................... 42 
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 42 
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 43 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 44 
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT .......................................................................... Pl1 
PHỤ LỤC 2: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ............................................................. Pl4 
PHỤ LỤC 3: BÀI KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC .................................... Pl5 
 2 trình SGK Vật lí 10 hiện nay ở các nhà xuất bản khác nhau, các bài học đều được 
thiết kế theo hướng chú trọng vào bản chất, ý nghĩa Vật lí, đề cao tính thực tiễn, 
thiết thực và cốt lõi. Phần Động học là một trong những học phần rất quan trọng 
của bộ môn Vật lí, là những nội dung đầu tiên mà HS được học khi làm quen với 
chương trình Vật lí nên được đánh giá là phần học khó đối với HS vừa bước vào 
bậc THPT, đồng thời nội dung kiến thức của những phần này rất gần gũi và có 
nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Nếu HS học tốt những bài học đầu tiên của môn 
Vật lí sẽ tạo ra sự hứng thú, yêu thích bộ môn. Vì vậy trong quá trình dạy học, tôi 
nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống các bài tập thực tế, BTST để áp 
dụng kịp thời với việc thực hiện chương trình GDPT mới ở lớp 10 hiện nay. 
 Với mong muốn biên soạn được một cuốn tài liệu bài tập Vật lí tham khảo có 
ý nghĩa nhằm kịp thời phục vụ cho các thầy cô giáo và HS trong dạy học hiện nay, 
chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng các bài tập có nội dung 
thực tế, bài tập sáng tạo nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong 
dạy học phần động học – vật lí 10 chương trình GDPT mới”. Rất mong nhận được 
sự góp ý của bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện thêm. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung phần Động học – Vật lí 10 chương trình GDPT 
mới, quá trình dạy học Vật lí ở trường phổ thông. 
- Phạm vi nghiên cứu: Phần Động học – Vật lí 10. Tiến hành thực nghiệm sư phạm 
tại trường THPT Lê Viết Thuật TP Vinh. 
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 
 - Phân tích cơ sở lý luận về dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng 
lực của HS trong chương trình GDPT mới và khái niệm về BTST, bài tập có nội 
dung thực tế, vai trò của BTST, bài tập thực tế trong việc phát triển năng lực giải 
quyết vấn đề của HS. Điều tra, phân tích thực trạng về việc dạy học bài tập Vật lí 
theo chương trình GDPT mới ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh. 
Trên cơ sở đó phân tích các nguyên nhân, khó khăn, rút ra các bài học kinh nghiệm 
để đề xuất hướng giải quyết của đề tài. 
- Đề xuất giải pháp thực hiện đề tài nghiên cứu: Thiết kế và sử dụng các bài tập có 
nội dung thực tế, BTST phần Động học – Vật lí 10 chương trình GDPT mới nhằm 
phát triển năng lực năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 
IV. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 
- Biên soạn được các bài tập có nội dung thực tế, BTST hoàn toàn mới chưa từng 
có trên các nguồn tài liệu tham khảo hiện nay, bám sát nội dung chương trình Vật 
lí 10- GDPT mới góp phần thực hiện mục tiêu chương trình GDPT 2018. Đề tài là 
nguồn tài liệu tham khảo kịp thời phục vụ cho GV và HS trong hoạt động dạy học 
Vật lí 10 hiện nay. 
 4 
 PHẦN 2 – NỘI DUNG 
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
1. Năng lực giải quyết vấn đề 
 ❖ Khái niệm vấn đề 
 Vấn đề khác với nhiệm vụ thông thường ở chỗ khi giải quyết một nhiệm vụ 
 thì đã có sẵn trình tự và cách thức giải quyết, cũng như những kiến thức, kỹ 
 năng đã có đủ để giải quyết nhiệm vụ đó. Tình huống có vấn đề xuất hiện khi 
 một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần 
 giải quyết nhưng chưa biết giải quyết bằng cách nào và chưa đủ phương tiện (tri 
 thức, kỹ năng) để giải quyết nó. Có thể nói rằng, vấn đề là tình huống mà cá 
 nhân phải đối mặt với nó và tìm cách thức để giải quyết nó có hiệu quả. 
 ❖ Khái niệm về năng lực giải quyết vấn đề 
 Có rất nhiều cách hiểu về khái niệm năng lực giải quyết vấn đề, theo chúng 
tôi năng lực giải quyết vấn đề của HS là khả năng huy động kiến thức, kĩ năng, thái 
độ và các thuộc tính cá nhân để hiểu và giải quyết vấn đề nảy sinh hay những tình 
huống có vấn đề trong học tập, cuộc sống một cách có hiệu quả. 
 Trong quá trình giải quyết vấn đề có thể xuất hiện sự sáng tạo, biểu hiện là 
 một cách hiểu mới về vấn đề, hoặc một hướng giải quyết mới cho vấn đề, hoặc 
 một sự cải tiến mới trong cách thực hiện giải quyết vấn đề, một cách nhìn nhận 
 đánh giá mới. Cái mới, sáng tạo ở đây là mới so với năng lực, trình độ của HS, 
 mới so với nhận thức hiện tại của HS. Sáng tạo đối với HS là sáng tạo lại cái 
 mà nhân loại đã biết (nhưng HS chưa biết), do đó thật ra là tập sáng tạo, còn GV 
 thì đã biết và hướng dẫn cho HS phát triển năng lực sáng tạo của bản thân. Do đó 
 năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo thật ra là một năng lực trong 
 những năng lực cơ bản rất cần phát triển cho HS hiện nay. 
 ❖ Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS 
NL thành phần Tiêu chí 
Nhận ra tình huống 1. Phân tích thông tin nhận ra tình huống có vấn đề trong 
có vấn đề trong học học tập và trong thực tiễn. 
tập và trong thực tiễn 
Phát hiện và làm rõ 2. Phát hiện, phân tích và phát biểu được vấn đề trong học 
vấn đề tập, trong thực tiễn. 
 3. Phân tích và kết nối được các kiến thức có liên quan 
 đến các vấn đề trong học tập, trong thực tiễn và đề xuất 
Hình thành và triển giải pháp để GQVĐ 
khai ý tưởng mới 
 4. Nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của 
 bối cảnh; đánh giá rủi ro và đưa ra phương án thay thế. 
 6 như GV không chú ý ngay đến sai lầm đó và hướng dẫn HS nhận ra, sửa chữa, 
khắc phục sai lầm. Khi HS đứng trước yêu cầu tìm sai lầm trong một lời giải do 
thầy cô đưa ra tức là tình huống bao hàm một vấn đề, vì nói chung không có thuật 
giải để phát hiện sai lầm. Tình huống này gợi nhu cầu phát hiện và giải quyết vấn 
đề cho HS vì bản thân HS cũng rất muốn tìm ra sai lầm của lời giải, không thể 
chấp nhận một lời giải sai. Việc cho HS tìm ra chỗ sai của bài toán cũng là cách 
giúp HS huy động những kiến thức mà mình đã được học, những kĩ năng sẵn có 
của bản thân mình để làm được điều này. Biện pháp này được thực hiện hiệu quả 
khi GV yêu cầu HS giải quyết vấn đề thông qua các câu hỏi, bài tập chứa đựng các 
yếu tố nghịch lí, nguỵ biện. 
2.3. HS giải quyết vấn đề thông qua các bài tập định hướng năng lực. 
 Bài tập là thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người GV cần 
thực hiện. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người GV cần biết xây dựng các bài tập 
định hướng năng lực. Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học 
tập định hướng năng lực, có thể xây dựng bài tập định hướng năng lực theo các 
dạng: 
 Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái 
hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực. 
 Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình 
huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ 
năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo. 
 Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, 
đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi để giải quyết vấn đề. 
Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học. 
 Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn (bài tập có nội dung thực 
tế): Các bài tập có nội dung thực tế giải quyết những vấn đề gắn với bối cảnh và 
tình huống thực tế. Đây là bài tập mở, tạo cơ hội cho HS có nhiều cách tiếp cận, 
nhiều con đường giải quyết khác nhau. 
 Mặt khác Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm nên trong quá trình dạy học 
Vật lí, GV thường xuyên cho HS được luyện tập, phỏng đoán, dự đoán các hiện 
tượng Vật lí để kích thích sự phát triển tư duy vật lí, não bộ. Trên cơ sở đó đề xuất 
các phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Trong quá trình đề xuất phương án 
thí nghiệm HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, thể hiện quan điểm, 
sự sáng tạo cá nhân. 
 Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi xin đề xuất biện pháp sử dụng các bài 
tập có nội dung thực tế và bài tập sáng tạo nhằm bồi dưỡng cho HS năng lực giải 
quyết vấn đề. 
 8 Có thể phân ra 2 loại bài tập có nội dung thực tế là bài tập có nội dung 
thực tế định tính và bài tập có nội dung thực tế định lượng. 
 Bài tập có nội dung thực tế định tính là những bài tập mà khi giải, 
HS không cần thực hiện các phép tính phức tạp mà chỉ cần sử dụng vài phép 
tính đơn giản cùng với suy luận logic. Để giải bài tập định tính HS buộc phải thực 
hiện những phép suy luận logic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái 
niệm, định luật vật lí và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các 
trường hợp cụ thể. 
 Bài tập có nội dung thực tế định lượng là những bài tập yêu cầu HS 
phải thực hiện một loạt các phép tính để tìm quy luật và mối liên quan giữa 
các đại lượng vật lí. Các bài tập có nội dung thực tế định lượng đề cập đến 
những số liệu liên quan trực tiếp tới đối tượng có trong đời sống, kĩ thuật. 
Trong quá trình dạy học GV có thể sử dụng loại bài tập có nội dung 
thực tế định lượng tùy vào từng trường hợp, có thể sau khi học xong một định 
luật, một định lý nào đó thì có thể cho HS áp dụng vào để phân tích và giải 
thích hoặc có thể sử dụng bài tập này để đặt vấn đề cho HS tìm hiểu kiến thức 
mới. 
II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC 
TẾ VÀ BÀI TẬP SÁNG TẠO VÀO DẠY HỌC VẬT LÍ – CHƯƠNG TRÌNH 
GDPT 2018 HIỆN NAY. 
 Để tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế và bài tập 
sáng tạo vào dạy học ở bộ môn Vật lý THPT hiện nay chúng tôi đã tiến hành điều 
tra, khảo sát GV, HS ở trường THPT Lê Viết Thuật và một số trường bạn. 
+ Điều tra GV: thông qua phiếu điều tra khảo sát (phụ lục 1) gửi qua nhóm zalo, 
trao đổi trực tiếp, dự giờ một số GV dạy Vật lí ở trường THPT Lê Viết Thuật. 
Ngoài ra, chúng tôi còn điều tra qua thăm dò đồng nghiệp một số trường ở trên địa 
bàn thành phố Vinh và các huyện của Tỉnh Nghệ An về sử dụng bài tập thực tế, bài 
tập sáng tạo vào chương trình GDPT mới hiện nay. 
+ Điều tra HS: thông qua phiếu điều tra HS (phụ lục 2), trao đổi trực tiếp với HS 
khối 10 mà chúng tôi trực tiếp giảng dạy, qua kết quả học tập, qua các tiết học trên 
lớp, qua tổng hợp kết quả của bạn bè đồng nghiệp để tìm hiểu về việc tham gia các 
hoạt động trong quá trình dạy học. Qua quá trình điều tra, khảo sát chúng tôi đã có 
một vài nhận định về việc sử dụng bài tập sáng tạo, bài tập có nội dung thực tế vào 
dạy học của các thầy cô như sau: 
 Những việc đã làm được: 
 Hầu hết các GV tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh đều có 
nhận thức đúng đắn về sự tất yếu của đổi mới giáo dục, có kiến thức cơ bản, nền 
tảng về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Đó là kết quả tốt đẹp của quá 
trình tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng các thầy cô qua các đợt tập huấn modul đại 
trà của Bộ GD- ĐT đã triển khai trong những năm qua. Riêng đối với các GV trực 
 10 được vì HS rất mất thời gian để giải các loại bài tập này, ảnh hưởng đến tiến 
 trình của bài học. 
 Kết luận 
 Có nhiều giải pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong 
học tập nhưng sử dụng bài tập vào dạy học vẫn được xem là giải pháp tối ưu nhất 
vì sự tiện lợi và tính khả thi của nó. Bài tập có nội dung thực tế và bài tập sáng tạo 
được xây dựng theo hướng các bài tập năng lực là hoàn toàn phù hợp với xu thế 
kiểm tra, đánh giá của các trường ĐH-CĐ hiện nay. Tuy nhiên từ kết quả trên, 
chúng tôi nhận thấy rất ít GV THPT có thể xây dựng và sử dụng hiệu quả bài tập 
có nội dung thực tế, bài tập sáng tạo để có thể sử dụng vào dạy học vật lí. Hơn 
nữa, số lượng bài tập sáng tạo phần cơ học có trong SGK và SBT, tài liệu tham 
khảo trong chương trình GDPT mới là quá ít. Vậy nên cần thiết phải xây dựng hệ 
thống các bài tập có nội dung thực tế, bài tập sáng tạo để GV sử dụng vào dạy học 
nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 
III. THIẾT KẾ – SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TÊ, BÀI 
TẬP SÁNG TẠO VÀO DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG HỌC – VẬT LÍ 10 
CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI. 
1. Đặc điểm nội dung phần Động học – Vật lí 10 chương trình GDPT mới. 
 Đây là chương đầu tiên nằm trong chương trình Vật lí 10 THPT và cũng là 
học phần đầu tiên mà HS sẽ được làm quen với chương trình Vật lí THPT. HS sẽ 
được tìm hiểu những khái niệm đầu tiên khi nghiên cứu về chuyển động cơ học của 
các vật như vecto độ dịch chuyển, hệ toạ độ, vecto gia tốc, vận tốc trung bình, vận 
tốc tức thời, gia tốc tức thời, đồ thị. Đây là phần kiến thức công cụ quan trọng 
mà các em cần phải biết để tiếp tục sử dụng và nghiên cứu về các phầnVật lí có 
liên quan đến nội dung học sau này như dao động cơ ở lớp sau. Trong chương trình 
GDPT mới, phần Động học Vật lí 10 ở các bộ sách giáo khoa (sgk) của các nhà 
xuất bản khác nhau nhìn chung về nội dung có thể được chia thành 2 chuyên đề lớn 
là mô tả động học của chuyển động thẳng gồm các khái niệm về độ dịch chuyển, 
quãng đường, tốc độ và vận tốc, đồ thị độ dịch chuyển – thời gian và chuyên đề về 
chuyển động biến đổi gồm khảo sát chuyển động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do 
và khảo sát chuyển động ném. Ngoài ra với yêu cầu của chương trình GDPT mới, 
trong chương này đã có nhiều nội dung được trình bày kết hợp với thí nghiệm 
nhằm rèn luyện cho HS khả năng tư duy, sáng tạo bằng nhiều hình thức: đề xuất 
phương án thí nghiệm, làm thí nghiệm, xử lí kết quả, rút ra kết luận hoặc từ số liệu 
thí nghiệm đã có cần phải xử lí, vẽ đồ thị, rút ra kết luận cần thiết về đo tốc độ của 
vật chuyển động và gia tốc rơi tự do. 
 Theo quan điểm của chúng tôi, nhìn chung so với chương trình sgk cũ, về 
mặt nội dung chương trình GDPT mới đã có nhiều tinh gọn về kiến thức như định 
luật vạn vật hấp dẫn, chuyển động quay của vật rắn, . Chương trình đã chú trọng 
vào bản chất, làm rõ ý nghĩa vật lý của các đại lượng để mô tả chuyển động của 
 12 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_cac_bai_tap_co_noi.pdf