Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hoạt động thực hành trải nghiệm trong dạy học churong III - Hình Học 10 Chương trình GDPT 2018
1.1. Quan đ̛iểm của Đảng, nhà nuớc về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Việc đổi mới được thực hiện trên cả hai phương diện là mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục. Trong Nghị quyết số ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã viết: "Phải chuyển đồi căn bản toàn diện nền giáo dục từ chủ yếu nhằm trang bị kiển thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học". Bộ giáo dục và Đào tạo đã xác định hoạt động trải nghiệm là bộ phận cấu thành nên chương trình các môn học sau năm 2015. Vi vậy hoạt động giáo dục ở trường trung học phổ thông sau năm 2015 cần quán triệt tỉh thần và mục tiểu của Nghị Quyết số , tức là cần tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trài nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh.
1.2. Vai trò hoạt động thưrc hành trải nghiệm trong dạy học
Hoạt động thực hành trải nghiệm trong nhà trường được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, có sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Tổ chức cho học sinh học tập thông qua hoạt động trải nghiệm của bản thân học sinh là một con đường, cách thức đồi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường, đã được nhiều tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra vai trò to lớn của nó đối với giáo dục và dạy học.
Để có được kiến thức, kĩ năng, ý chí nhất định thì người học phải được trải nghiệm thực tiễn. Chương trình giáo dục đang từng bước đồi mới căn bản, toàn diện nên việc khắc phục nhưng hạn chế của chương trình giáo dục là rất cấp bách. Vì vậy, việc đưa hoạt động thực hành và trải nghiệm vào chương trình giáo dục của nhà trường là cần thiết. Toán học là môn học có nhiều cơ hội đề học sinh có thể học tập thông qua các hoạt động thực hành trải nghiệm. Chính trong hoạt động thực hành trải nghiệm, học sinh dần vượt qua được đặc trơng trừu tượng của Toán học. Giáo sư G.Polya đã nói: "Trong dạy học Toán, không có phương pháp học tập nào tốt hơn là tạo cơ hội để học sinh tự mò mẫm, dự đoán và phát hiệnn".
1.3. Thực tế dạy học ở truòng phổ thông
Hoạt động thực hành trải nghiệm là rất cần thiết và̀ hữu ích đối với học sinh, hầu hết các nước phát triển đã quan tâm và đưa vào giáo dục trong nhà trường từ lâu. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn ở đây chính là công tác chuẩn bị, công tác đào tạo, bồi dưỡng lẫn nguồn lực vật chất, con người đề triển khai, thực hiện ở một số trường phổ thông còn hạn chế.
Với các lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Thiết kế hoạt động thực hành trải nghiệm trong dạy học churong III - Hinh Hoc 10 Churơng trình GDPT 2018" để nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hoạt động thực hành trải nghiệm trong dạy học churong III - Hình Học 10 Chương trình GDPT 2018
MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ........................................................................ 1 2.1 Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 5. Tính mới và những đóng góp của đề tài .......................................................... 3 5.1. Tính mới, tính khả thi của đề tài .................................................................. 3 5.2. Những đóng góp của đề tài .......................................................................... 3 5.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 3 6. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ....................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 4 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.............................................. 4 1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học .................................................... 5 1.2.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học ....................................... 5 1.2.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam .............................. 5 1.2.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực ........ 6 1.2.4. Đặc điểm và mục tiêu của chương trình môn Toán THPT ....................... 6 1.2.4.1. Đặc điểm của chương trình môn Toán trung học phổ thông ................. 6 1.2.4.2. Mục tiêu của chương trình môn Toán trung học phổ thông ................... 6 1.3. Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học môn toán ..................... 7 1.3.1. Hoạt động trải nghiệm ............................................................................... 7 1.3.2. Hoạt động thực hành ................................................................................. 11 1.3.3. Thực trạng việc tổ chức hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông .............................................................................. 14 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 15 CHƯƠNG II. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III - HÌNH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .............. 16 2.1. Các yêu cầu của việc tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm trong 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Quan điểm của Đảng, nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việc đổi mới được thực hiện trên cả hai phương diện là mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã viết: “Phải chuyển đổi căn bản toàn diện nền giáo dục từ chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học”. Bộ giáo dục và Đào tạo đã xác định hoạt động trải nghiệm là bộ phận cấu thành nên chương trình các môn học sau năm 2015. Vì vậy hoạt động giáo dục ở trường trung học phổ thông sau năm 2015 cần quán triệt tinh thần và mục tiêu của Nghị Quyết số 29-NQ/TW, tức là cần tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh. 1.2. Vai trò hoạt động thực hành trải nghiệm trong dạy học Hoạt động thực hành trải nghiệm trong nhà trường được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, có sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Tổ chức cho học sinh học tập thông qua hoạt động trải nghiệm của bản thân học sinh là một con đường, cách thức đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường, đã được nhiều tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra vai trò to lớn của nó đối với giáo dục và dạy học. Để có được kiến thức, kĩ năng, ý chí nhất định thì người học phải được trải nghiệm thực tiễn. Chương trình giáo dục đang từng bước đổi mới căn bản, toàn diện nên việc khắc phục những hạn chế của chương trình giáo dục là rất cấp bách. Vì vậy, việc đưa hoạt động thực hành và trải nghiệm vào chương trình giáo dục của nhà trường là cần thiết. Toán học là môn học có nhiều cơ hội để học sinh có thể học tập thông qua các hoạt động thực hành trải nghiệm. Chính trong hoạt động thực hành trải nghiệm, học sinh dần vượt qua được đặc trưng trừu tượng của Toán học. Giáo sư G.Polya đã nói: “Trong dạy học Toán, không có phương pháp học tập nào tốt hơn là tạo cơ hội để học sinh tự mò mẫm, dự đoán và phát hiện”. 1.3. Thực tế dạy học ở trường phổ thông Hoạt động thực hành trải nghiệm là rất cần thiết và hữu ích đối với học sinh, hầu hết các nước phát triển đã quan tâm và đưa vào giáo dục trong nhà trường từ lâu. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn ở đây chính là công tác chuẩn bị, công tác đào tạo, bồi dưỡng lẫn nguồn lực vật chất, con người để triển khai, thực hiện ở một số trường phổ thông còn hạn chế. Với các lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế hoạt động thực hành trải nghiệm trong dạy học chương III - Hình Học 10 Chương trình GDPT 2018” để nghiên cứu. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1 - Sử dụng phiếu điều tra để thăm dò giáo viên về việc tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm trong quá trình dạy học môn Toán lớp 10 (Phụ lục 1). - Sử dụng phiếu điều tra để thăm dò thái độ học sinh đối với việc tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm trong quá trình dạy học môn Toán lớp 10 (Phụ lục 1). - Sử dụng link khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài (Phụ lục 2). 4.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học, xem xét tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp sư phạm được đề xuất. 4.3. Phương pháp xử lí thông tin Sử dụng phương pháp thống kê toán học. 5. Tính mới và những đóng góp của đề tài 5.1. Tính mới, tính khả thi của đề tài 1. Đề tài đã được áp dụng dạy học thuộc phân môn Hình học 10 Chương trình GDPT 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 2. Đề tài đã được áp dụng giảng dạy tại các lớp 10 ở các trường THPT Nam Đàn I, trường THPT Hà Huy Tập, trường THPT Kim Liên khẳng định được hiệu quả và tính khả thi của đề tài (Phụ lục 3). 5.2. Những đóng góp của đề tài 1. Xây dựng được quy trình thiết kế hoạt động thực hành trải nghiệm trong dạy học bộ môn Toán. 2. Thiết kế và tổ chức dạy học thực hành trải nghiệm chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác - Hình học 10 Chương trình GDPT 2018. 3. Đề tài có thể được áp dụng trong một số lĩnh vực như công tác cứu hộ trên biển (Phụ lục 4). 5.3. Hạn chế của đề tài Đề tài có thể áp dụng được cho nhiều chủ đề dạy học trong chương trình môn Toán trung học phổ thông nhưng do thời gian còn hạn chế nên nhóm tác giả chỉ mới thiết kế và tổ chức dạy học thực hành trải nghiệm chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác thuộc chương trình Toán 10 Chương trình GDPT 2018. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2. Thiết kế một số hoạt động thực hành trải nghiệm trong dạy học toán 10 theo định hướng tiếp cận phát triển năng lực Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 3 - Thiết kế: Theo George Cox, Trường Đại học Luân Đôn, thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới. Nó định hình các ý tưởng để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn. - Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong các môn học: là quá trình giáo viên lựa chọn, xây dựng nội dung học tập thích hợp với mục tiêu môn học; thiết kế các hoạt động trải nghiệm; tổ chức cho học sinh hoạt động trong bối cảnh môn học hoặc trong thực tiễn và đánh giá hoạt động theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. - Hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán: là quá trình học sinh trực tiếp thực hiện các hoạt động trong hoặc ngoài nhà trường, dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà giáo dục để phát hiện các tri thức toán học mới và chuyển hóa kinh nghiệm học tập của bản thân. - Tổ chức học sinh trung học phổ thông học toán qua hoạt động trải nghiệm: là giáo viên tạo môi trường và định hướng cho học sinh hoạt động trải nghiệm để học toán trong một tình huống cụ thể. - Năng lực: Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 27/7/2017), năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể [4]. 1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 1.2.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới mà trước hết là chương trình tổng thể được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: "tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh". Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này. Việc đổi mới PPDH hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên. 1.2.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam Hiện nay, hệ thống PPDH đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều đó nhờ vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ và công nghệ dạy học hiện đại. 5 bất phương trình; sử dụng ngôn ngữ hàm số để mô tả (mô hình hoá) một số quá trình và hiện tượng trong thực tiễn. Ngôn ngữ, kí hiệu và tính toán về Dãy số và cấp số cộng, cấp số nhân. Ngôn ngữ và các kí hiệu, các phép toán đạo hàm, nguyên hàm, tích phân và giải quyết một số bài toán thực tiễn gắn liền với các kiến thức về giải tích. - Hình học và Đo lường: Nội dung Hình học và Đo lường ở cấp học này bao gồm Hình học trực quan và Hình học phẳng, hình học không gian, hình học giải tích. Hình học trực quan tiếp tục cung cấp ngôn ngữ, kí hiệu, mô tả (ở mức độ trực quan) những đối tượng của thực tiễn (hình phẳng, hình không gian); tạo lập một số mô hình hình học thông dụng; tính toán một số yếu tố hình học diện tích, thể tích, góc, khoảng cách, phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường. Hình học phẳng cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng thông dụng (điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, góc, hai đường thẳng song song, tam giác, tứ giác, đường tròn), và một số phép biến hình. Hình học không gian cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình không gian thông dụng (điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, góc, hình đa diện, mặt cầu quan hệ song song, quan hệ vuông góc giữa các đối tượng đường thẳng, mặt phẳng). Hình học giải tích cung cấp ngôn ngữ, kí hiệu, mô tả về toạ độ của điểm, phương trình của đường thẳng, mặt phẳng và một số đường cong. - Thống kê và Xác suất: Thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; phân tích dữ liệu thống kê thông qua tần số, tần số tương đối; nhận biết một số quy luật thống kê đơn giản trong thực tiễn; sử dụng thống kê để hiểu các khái niệm cơ bản về xác suất thực nghiệm của một biến cố và xác suất của một biến cố; nhận biết ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn. c) Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề gắn với môn Toán; có ý thức hướng nghiệp dựa trên năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân; định hướng phân luồng sau trung học phổ thông (tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động). 1.3. Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học môn toán 1.3.1. Hoạt động trải nghiệm 1.3.1.1. Hoạt động trải nghiệm Học toán thông qua hoạt động trải nghiệm là quá trình người học được tiếp cận hoặc làm việc trực tiếp đối tượng học tập môn Toán; người học huy động những kinh nghiệm của bản thân và người khác để có được kinh nghiệm mới nhờ quá trình chuyển hóa kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức, giá trị sống của bản thân về thế giới khách quan. 1.3.1.2. Bản chất của hoạt động trải nghiệm 7 khác nhau của học sinh, trong đó học sinh được học tập theo sự phân hóa về năng lực, sở thích hay sở trường của cá nhân mình. Qua đó sẽ phát huy và bồi dưỡng toàn bộ năng lực của học sinh như: năng lực làm việc nhóm, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin, năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo, Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm: - Hoạt động câu lạc bộ - Tổ chức trò chơi học tập - Tổ chức diễn đàn - Sân khấu tương tác - Tham quan, dã ngoại - Hội thi/cuộc thi Ngoài ra còn có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm khác như hoạt động giao lưu, hoạt động chiến dịch, lao động công ích, thể dục thể thao, hoạt động nhân đạo thiện nguyện, 1.3.1.7. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán cho học sinh trung học phổ thông Hoạt động trải nghiệm coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Học sinh được trải nghiệm và sáng tạo thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống. Vì vậy đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, hướng đến việc học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Có 2 phương pháp chính, đó là: + Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ) GQVĐ là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo trong việc GQVĐ của học sinh. Học sinh được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc GQVĐ giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp. Trong tổ chức hoạt động thực hành và trải nghiệm, phương pháp GQVĐ thường được vận dụng khi học sinh phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Phương pháp GQVĐ có ý nghĩa quan trọng, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết vấn đề. Còn trong một tập thể lớp, khi GQVĐ giáo viên phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi khi giáo dục học sinh. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_hoat_dong_thuc_hanh_trai_nghi.pdf