Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học

Đồ dùng dạy học là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh có hứng thú trong học tập. Nhưng việc sử dụng đồ dùng dạy học đa số chỉ tập trung vào các hoạt động cung cấp kiến thức mới với những thiết bị sẵn có. Còn những tiết luyện tập thực hành thì kho thiết bị của nhà trường chưa đáp ứng đủ đồ dùng phục vụ cho những tiết học này. Vốn dĩ những tiết luyện tập thực hành cơ bản nó rất khô khan, nhưng nó là phần quan trọng trong chuỗi tiếp thu kiến thức của học sinh vì học phải đi đôi với hành. Nhưng nếu những tiết học như vậy mà chúng ta cứ tổ chức cho học sinh làm bài tập rồi sửa bài trên bảng phụ hoặc nêu miệng kết quả thì tiết học diễn ra nặng nề, học sinh học uể oải. Từ đó làm giảm hiệu quả khắc sâu kiến thức của học sinh. Có nhà giáo dục trẻ cho rằng: “ Trẻ không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn điệu nhàm chán”. Chính vì thế mà tôi luôn nghĩ, phải có cách nào đó để những tiết học như vậy đỡ khô khan, học sinh được thư giãn ngay trong tiết học và cảm thấy hứng thú trong học tập. Từ những suy nghĩ trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học và tôi rút ra được một điều: Học sinh tiểu học cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên. Lúc đó học sinh mong muốn được nhìn thấy một cái gì khác ngoài giáo viên để tạo ra một cảm giác thoải mái khi có cái mới để thu nhận kiến thức, thường cái mới đó là đồ dùng dạy học. Ngoài ra, học sinh tiểu học mới từ mẫu giáo chuyển lên, các em rất thích thu nhận và thể hiện kiến thức thông qua hình thức “ Học mà chơi- chơi mà học”. Nắm bắt được điều này tôi đã tự làm đồ dùng dạy học với tên gọi trò chơi, thử dạy vào hoạt động củng cố của môn toán bài luyện tập. Tôi thấy học sinh rất hứng thú, tiết học sôi nổi, giảm bớt sự căng thẳng sau một thời gian giải quyết bài tập trong phần bài mới . Từ đó tôi tiến hành thực hiện và phổ biến chuyên đề: Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học”.
docx 25 trang Trúc Vân 10/12/2024 341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học
 thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học”.
 II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
 Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong những tiết học hằng ngày nói chung 
và những tiết tham gia thao giảng nói riêng là điều mà tất cả giáo viên phải thực 
hiện. Nhưng đồ dùng dạy học mà giáo viên sử dụng trong các tiết luyện tập thực 
hành hoặc hoạt động củng cố bài chưa phong phú và đa dạng thường chỉ là đồ 
dùng sẵn có: phiếu học tập hoặc một số đồ dùng tự làm khác nhưng màu sắc chưa 
đẹp, áp dụng không rộng rãi ở các môn học và chưa đáp ứng được nhu cầu tâm 
lý của học sinh tiểu học. Chính vì thế mà hình thức tổ chức học tập cho học sinh 
cũng không đa dạng, thường lặp đi lặp lại một số hình thức tổ chức.
 Trong năm học 20...-20..., khi tham gia dự giờ thao giảng tổ, thao giảng 
hội đồng, thi giáo viên dạy giỏi vòng trường, tôi nhận thấy với cách tổ chức dạy 
học cho học sinh làm bài rồi sửa bài trên bảng phụ hoặc củng cố kiến thức cho 
học sinh trong hoạt động củng cố bằng cách hỏi đáp làm cho tiết học diễn ra nặng 
nề, chưa gây được sự hứng thú học tập cho học sinh, một số em không tập trung 
nhất là những phút cuối của tiết học. Với tiết học diễn ra như vậy, chắc hẳn hiệu 
quả sẽ không cao, hạn chế việc khắc sâu kiến thức của học sinh.
 Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả khắc sâu kiến thức của học sinh ở toàn 
khối lớp 2 ( năm học 20...-20...) sau khi học xong bài “Từ chỉ sự vật- MRVT 
ngày, tháng năm”.
 Bài kiểm tra với yêu cầu như sau:
 Em hãy tìm từ chỉ sự vật trong câu văn sau:
 Bông có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lân bông cúc đem về bỏ 
vào lồng sơn ca.
 Kết quả thu được như sau:
 Số em Đúng 6 Đúng 5 Đúng 4 Đúng 3 Đúng 2 Đúng 1 Không 
 kiểm từ từ từ từ từ từ đúng từ 
 tra nào 1.1. Cách làm:
 Tôi dùng giấy bìa cứng, giấy ro ki hoặc giấy lịch cứng cũ vẽ cắt ông mặt 
trời, hình tam giác, thân cây, tán cây, đám mây, hình chữ nhật (gọi chung là 
mảnh ghép) rồi tô màu, trang trí sau đó đem ép nhựa như các hình chụp dưới 
đây: Tôi chia bảng lớp thành bốn phần và đính các “ông mặt trời” mang yêu cầu 
lên bảng:
 Tôi yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu trên “ông mặt trời”. Các nhóm 
thảo luận và giúp đỡ nhau sao cho mỗi người trong nhóm đều ghi được một từ 
lên mảnh ghép theo yêu cầu. Sau đó lần lượt từng thành viên trong nhóm, đính 
các mảnh ghép của mình lên bảng lớp dưới “ông mặt trời” của nhóm mình để 
được một khu vườn vừa đúng vừa đẹp.
 Kết quả của bài tập 1 là 4 khu vườn sẽ được hoàn thành chẳng hạn như sau: như hình chụp ở trên. Các “đám mây” và “ông mặt trời” đều được ép nhựa.
2.2. Cách sử dụng:
 “Ông mặt trời” chứa yêu cầu còn các “đám mây” sẽ là đáp án.
2.3. Áp dụng vào giảng dạy:
Ví dụ:
 Ví dụ:
 Môn : Đạo đức
 Bài : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
 * Bài tập 3: Em hãy đánh dấu + vào ô trước những việc em cho là nên 
làm khi 
nói chuyện qua điện thoại.
 Tôi chuẩn bị 6 bảng nhóm có gắn “ông mặt trời” và 6 bộ “đám mây” có ghi 
nội dung của bài tập 3. Thay vì tổ chức cho học sinh làm bài vào vở bài tập, tôi tổ chức cho học 
sinh thi đua giữa các nhóm trên đồ dùng nhiều màu sắc, học sinh sẽ cảm thấy 
hứng thú hơn, tiết dạy sẽ nhẹ nhàng mà hiệu quả. Ngoài ra tổ chức cho học sinh 
học như thế này còn tạo được sự đoàn kết thông hiểu lẫn nhau.
 Ở môn đạo đức có rất nhiều bài có dạng bài tập như bài tập trên, nếu thường 
xuyên tổ chức cho học sinh làm bài vào vở bài tập rồi nêu miệng kết quả, học 
sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, một số em sẽ không muốn học hoặc có học thì sự 
tiếp thu kiến thức cũng bị hạn chế. Tôi thay đổi hình thức tổ chức bằng mẫu đồ 
dùng nhiều màu sắc để học sinh được thay đổi không khí học tập. Từ đó tất cả 
học sinh đều ham học và sự thu nhận kiến thức cũng được tăng lên.
 Ví dụ : Môn: Tự nhiên xã hội
 Bài : Một số loài vật sống dưới nước
( Tổ chức trong hoạt động củng cố )
 Khi dạy hoạt động này, tôi chuẩn bị 4 bảng “đám mây”, hai “đám mây” có 
cùng một yêu cầu: Tổ chức thi đua như thế này, các em được làm việc độc lập. Mỗi em đều 
muốn tìm cho mình một đáp án đúng nên các em phải tự tư duy. Khi tổ chức hỏi 
đáp, các em cũng phải tư duy nhưng sự tư duy ấy chỉ tập trung ở một số học sinh 
khá giỏi và trả lời theo yêu cầu của giáo viên nên tiết học đơn điệu, câu trả lời 
của một vài học sinh sẽ không đọng lại cho tất cả các học sinh khác trong lớp, 
thậm chí một số em tiếp thu bài chậm không theo kịp trong phần bài mới thì đến 
thời điểm cuối cùng này các em cũng chưa thể nắm được bài. Còn với hình thức 
tổ chức thi đua trên mẫu đồ dùng đẹp mắt như thế này thì tất cả các em đều phải 
tư duy, tư duy một cách thích thú. Nếu như đáp án của mình sai thì các em cũng 
nắm được bài qua phần nhận xét kết quả bài làm của các bạn khác.
3. Vịt xuống ao lên bảng.
Tôi sẽ hỏi : “Tại sao em không gắn vịt vào ao?”. Học sinh sẽ giải thích: “Tại vì 
phép tính không có kết quả ở trong “ao”. Như vậy, học sinh đó cũng hoàn thành 
tốt và cũng được tuyên dương.
 Với hình thức tổ chức trên, tôi không chỉ kiểm tra được số lượng học sinh 
tiếp thu kiến thức mà còn giúp những em chưa nắm được bài không tự ti với kết 
quả sai của mình, vì tất cả học sinh trong lớp sẽ không phát hiện bài sai đó là của 
ai. Nhưng bản thân học sinh làm bài sai sẽ biết và sẽ cố gắng hơn để lần sau có 
kết quả đúng.
 Ở tiết toán luyện tập hay ôn tập thì trong phần bài mới các em chỉ có thể làm 
bài vào vở bài tập rồi sửa bài trên bảng con, bảng phụ hay nêu miệng kết quả. 
Nếu ở phần củng cố giáo viên lại tiếp tục củng cố bằng cách hỏi đáp thì tiết học 
đối với học sinh rất nặng nề. Tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Vịt xuống ao” 
để cho tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh sẽ được thư giãn sau một thời gian 
căng thẳng. Tổ chức hoạt động củng cố với hình thức như trên, tôi thấy học sinh 
rất hứng thú tham gia học tập dù là ở những phút cuối cùng của tiết học.
 Để học sinh không bị nhàm chán, tôi thay đổi hình thức trò chơi “Vịt xuống 
ao” bằng trò chơi “Thỏ ăn cà rốt”, “trồng hoa”, “xếp banh”, “xếp thành hình ngôi 
sao”. Ngoài những mẫu đồ dùng với tên gọi trò chơi tôi đã làm ở trên tôi còn 
làm thêm mẫu đồ dùng thẻ hoa (Đ/S, a, b, c, d). Đây là mẫu đồ dùng dạy học 
dùng cho cá nhân sử dụng để giải quyết các dạng bài trắc nghiệm Đúng / Sai, 
chọn ý trả lời đúng nhất a/b/c/d.
 Ví dụ: Môn Tự nhiện xã hội
 Bài: Các thành viên trong nhà trường
 Bài này tôi thiết kế trên giáo án điện tử tham gia thao giảng hội đồng. 
Hoạt động 3 là hoạt động củng cố với trò chơi đố bạn, tôi chiếu từng câu hỏi 
yêu cầu học sinh dùng thẻ a/b/c/d để chọn đáp án đúng: Ví dụ : Môn: Đạo đức:
 Bài: Lịch sự khi đến nhà người khác ( Thao giảng hội đồng)
Trang giáo án điện tử được trình chiếu như sau : Em hãy tìm từ chỉ sự vật trong câu văn sau:
 Bông có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lân bông cúc đem về bỏ 
vào lồng sơn ca.
 Kết quả thu được như sau:
 Số em Đúng 6 Đúng 5 Đúng 4 Đúng 3 Đúng 2 Đúng 1 Không 
 kiểm từ từ từ từ từ từ đúng từ 
 tra nào
 105 70 30 5 0 0 0
 66.7% 28.6% 4.8%
 Nhìn vào bảng trên, ta thấy chất lượng của khối lớp 2 có sử dụng đồ dùng 
dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh, kết quả cao hơn so với toàn khối 
lớp 2 năm trước dạy học theo hình thức thông thường.
 Chúng ta có thể vận dụng các đồ dùng dạy học này cho toàn khối lớp ở 
tiểu học. Giáo viên chỉ cần nghiên cứu kỹ bài học của khối lớp mình là áp dụng 
được.
 IV. KẾT LUẬN
 Với số lượng đồ dùng phải làm như trên, chắc hẳn giáo viên sẽ cảm thấy 
khó mà thực hiện được. Nhưng thực ra các mẫu đồ dùng trên được làm trên vật 
liệu đơn giản với những vật gần gũi với học sinh cho nên chúng ta có thể huy 
động học sinh cùng làm. Giáo viên chỉ thiết kế mẫu, học sinh đồ theo mẫu và tô 
màu theo ý thích. Làm như vậy không chỉ giúp giáo viên đỡ tốn thời gian làm đồ 
dùng dạy học, tạo cho học sinh sự thích thú vì vẽ và tô màu là sở thích của trẻ em 
mà còn xây dựng được mối liên hệ giữa thầy và trò. Tất cả đồ dùng trên đều được 
ép nhựa nên có thể viết bằng bút lông và xóa đi, thời gian sử dụng được lâu dài. 
Như vậy việc tự làm đồ dùng dạy học để tạo hứng thú học tập, giúp cho học sinh 
tiếp thu nhanh và khắc sâu kiến thức thì không có gì là khó khăn.
 Để các đồ dùng dạy học làm ra được sử dụng một cách có hiệu quả, nâng 
cao chất lượng giờ lên lớp, đòi hỏi chúng ta phải đầu tư nhiều thời gian nghiên 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_thon.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy họ.pdf