Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong môn Lịch sử Lớp 4 theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Trích Lịch sử nước ta- Hồ Chí Minh)

Là một người dân Việt Nam yêu nước, mỗi chúng ta phải yêu và hiểu biết về lịch sử của đất nước, của dân tộc mình. Chính vì vậy mà trong chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống của dân tộc. Học Lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, quá trình đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, quá trình lao động sáng tạo của cha ông, để biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những thế hệ cha ông đã làm ra nó và ngày càng làm giàu thêm truyền thống dân tộc.

2. Lý do chọn đề tài:

Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định:“Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đặc điểm, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”. Trên cơ sở đó, chương trình giáo dục Tiểu học được xây dựng toàn diện ở tất cả các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí….

Trong đó, phân môn Lịch sử lớp 4, có ý nghĩa và vị trí quan trọng, tạo nền tảng ban đầu đối với việc đào tạo thế hệ trẻ. Môn Lịch sử lớp 4 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước (khoảng năm 700 trước công nguyên) đến Buổi đầu thời Nguyễn ( từ năm 1802 đến năm 1858).

Dạy Lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau. Góp phần bồi dưỡng ở học sinh thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm hiểu để biết các kiến thức về Lịch sử dân tộc Việt Nam và thêm yêu mến tự hào về lịch sử dân tộc. Lịch sử nó không chỉ có tác dụng quan trọng trong việc phát triển trí tuệ mà còn cả giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ…

Học sinh hiện nay không chỉ học sinh Tiểu học mà các cấp học trên đều nhận thấy học lịch sử rất khó, khô khan, nhiều sự kiện và nhiều nội dung. Học sinh sợ học. Chính vì vậy, ngành giáo dục đã và đang phải thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp mới đáp ứng được với yêu cầu hiện tại. Trong đó, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập là một phần trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời, người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để vừa đạt được mục tiêu bài học, lại phải giúp học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động, say mê, yêu thích tìm hiểu kiến thức.Từ những băn khoăn trên cùng với thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Lịch sử. Đó cũng là lí do tôi viết đề tài: “Sử dụng một số trò chơi trong môn lịch sử lớp 4”.

docx 21 trang Trúc Vân 10/12/2024 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong môn Lịch sử Lớp 4 theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong môn Lịch sử Lớp 4 theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong môn Lịch sử Lớp 4 theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018
 Dạy Lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát, thu thập, 
tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau. Góp phần bồi dưỡng 
ở học sinh thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm hiểu để biết các kiến thức về 
Lịch sử dân tộc Việt Nam và thêm yêu mến tự hào về lịch sử dân tộc. Lịch sử 
nó không chỉ có tác dụng quan trọng trong việc phát triển trí tuệ mà còn cả giáo 
dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ 
Học sinh hiện nay không chỉ học sinh Tiểu học mà các cấp học trên đều nhận 
thấy học lịch sử rất khó, khô khan, nhiều sự kiện và nhiều nội dung. Học sinh sợ 
học. Chính vì vậy, ngành giáo dục đã và đang phải thay đổi về chương trình, nội 
dung và phương pháp mới đáp ứng được với yêu cầu hiện tại. Trong đó, phát 
huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập là một phần trong việc 
đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời, người giáo viên phải đổi mới phương 
pháp dạy học như thế nào để vừa đạt được mục tiêu bài học, lại phải giúp học 
sinh chủ động tham gia vào các hoạt động, say mê, yêu thích tìm hiểu kiến 
thức.Từ những băn khoăn trên cùng với thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được một 
số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Lịch sử. Đó cũng là lí do tôi viết đề 
tài: “Sử dụng một số trò chơi trong môn lịch sử lớp 4”. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 
Đối tượng: Sử dụng một số trò chơi trong môn lịch sử lớp 4. 
Phạm vi: Học sinh lớp 4/7 trường Tiểu học Tân Thành năm học 2022- 2023. 
4. Mục đích nghiên cứu: 
Nghiên cứu thực trạng dạy học Lịch sử ở trường Tiểu học Tân Thành, đề xuất 
áp dụng một số trò chơi khi dạy học môn Lịch sử lớp 4. 
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 
Qua trò chơi học tập học sinh tích cực, chủ động trong quá trình học ở lớp cũng 
như ở nhà. Lớp học vui vẻ, không nhàm chán. Yếu tố học thông qua chơi được 
thể hiện rõ. 
Học sinh tìm hiểu kiến thức trước ở nhà, khi học về các nhân vật như Ngô 
Quyền, Trần Quốc Tuấn, Quang Trung, Lê lợiHọc sinh tự học tự khám phá - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, 
những điều người chơi không được làm 
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi. 
Bước 3: Thực hiện trò chơi 
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: 
- Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của 
từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. 
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho 
đội đoạt giải. 
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. 
*Ưu điểm 
- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do 
đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. 
- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm 
tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới. 
- Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập 
hợp tác cho học sinh.
*Hạn chế: 
- Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống. 
- Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò 
chơi. 
1.3. Một số nguyên tắc khi tổ chức trò chơi: 
- Chọn trò chơi phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. 
- Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi. 
- Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh. 
- Tổ chức biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào “ Chuẩn kiến thức- kĩ 
năng” của môn học. 
- Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian: Trò chơi tổ chức trong tiết dạy 
chỉ cần dừng ở thời giản 3- 5 phút. Khả năng nắm bắt kiến thức, kĩ năng quan sát, tưởng tượng, khái quát hóa còn 
yếu, khả năng ghi nhớ của các em còn chậm mà các nhân vật, mốc lịch sử, sự 
kiện lịch sử lại nhiều nên các em chỉ có thể ghi nhớ một cách máy móc. Kĩ năng 
đọc, kể, tường thuật của các em chưa lưu loát. Tinh thần hợp tác học chưa cao, 
nhiều em chưa tự tin, một số em còn học thụ động, chưa phát huy tính tích cực 
của mình. 
3. Các biện pháp: 
Chương trình Lịch sử lớp 4
 Các thời kì Nội dung chính Các sự kiện tiêu Các nhân vật lịch 
 của các thời kì biểu sử tiêu biểu
Khoảng 700 năm Buổi đầu dựng - Nước Văn Lang - An Dương 
TCN-179TCN nước và giữ nước - Âu Lạc Vương 
179 TCN- 938 Hơn 1000 năm - Khởi nghĩa Hai - Hai Bà Trưng 
 đấu tranh giành Bà Trưng - Ngô Quyền 
 độc lập - Chiến thắng 
 Bạch Đằng 
Năm 938 - 1003 Buổi đầu độc lập - Dẹp loạn 12 sứ - Đinh Bộ Lĩnh 
 quân - Lê Hoàn 
 - Chống quân 
 Tống lần thứ nhất. 
Năm 1009 - 1226 Nước Đại Việt - Kinh đô Thăng - Lý Thái Tổ 
 thời Lý Long - Lý Thường Kiệt 
 - Chống quân 
 Tống lần thứ hai. 
Năm 1226 - 1400 Nước Đại Việt - Nhà Trần thành - Lý Chiêu 
 thời Trần lập Hoàng. - Trần 
 - Chống quân Cảnh. 
 Nguyên Mông - Trần Hưng Đạo. Chuẩn bị: Các ô chữ, các câu hỏi và đáp án trên Slide trình chiếu trên Power 
Point. 
Cách tiến hành: Ô chữ gồm 7 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc. Cả lớp chia 
thành 4 đội chơi. Các đội chơi lần lượt chọn từ hàng ngang, giáo viên sẽ đọc gợi 
ý về các từ hàng ngang, đội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời. Nếu sai hoặc 
sau 30 giây không có câu trả lời thì đội khác được quyền đoán. Mỗi từ hàng 
ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm. Trò chơi kết thúc khi có đội 
tìm ra từ hàng dọc. Đội nào có điểm cao hơn thì đội đó thắng. 
- Tác dụng của trò chơi: Thiết kế trò chơi này trên máy chiếu sẽ không mất 
nhiều thời gian, cả âm thanh như tiếng vỗ tay khen khi học sinh trả lời đúng. 
Học sinh có thể tự lựa chọn câu hỏi. Áp dụng được nhiều bài trong chương trình 
học.
Ví dụ: Bài Nước Văn Lang tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật” 
1. Hàng ngang số 1 – gồm 3 ô chữ: Đây là người đứng đầu nhà Văn Lang. 
2. Hàng ngang số 2 – gồm 9 ô chữ: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời 
gian nào? 
3. Hàng ngang số 3 – gồm 4 ô chữ: Đây là tầng lớp thấp kém nhất dưới thời Văn 
Lang. 
4. Hàng ngang số 4 – gồm 6 ô chữ: Dân thường dưới thời Văn Lang còn gọi là 
gì? 
5. Hàng ngang số 5 – gồm 6 ô chữ: Đây là một trong những loại trang sức mà 
phụ nữ thời Văn Lang rất thích đeo? 
6. Hàng ngang số 6 – gồm 8 ô chữ: Đây là nghề chính của lạc dân? 
7. Hàng ngang số 1 – gồm 4 ô chữ: Đây là chất liệu chủ yếu để làm đồ dùng, đồ 
trang sức dưới thời Văn Lang. 
8. Từ hàng dọc- gồm 7 ô chữ: Từ khóa: Văn Lang. (Hình ảnh tiết dạy minh họa Chuyên đề “Sử dụng một số trò chơi trong môn 
 lịch sử lớp 4”- Cấp trường năm học 2022-2023).
3.3. Trò chơi “ Đố vui” 
Mục đích: Giúp học sinh củng cố về nhân vật lịch sử. 
Chuẩn bị: Các câu đố, lời giải.
Cách tiến hành: Cả lớp cùng tham gia. Sau khi giáo viên đọc câu đố, trong thời 
gian 10 giây, học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Nếu học sinh nào giơ tay 
nhanh giành quyền trả lời, trả lời đúng được thưởng 1 bông hoa điểm 10. 
- Tác dụng của trò chơi: Trò chơi có thể tổ chức bất cứ thời điểm nào trong giờ 
học (đầu giờ, cuối giờ hay giữa giờ), không tốn nhiều công sức để thiết kế trò 
chơi. Thực hiện trò chơi tại lớp trong tiết lịch sử- Bài ôn tập
3.5. Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” 
Mục đích: Học sinh nhớ nhanh được các sự kiện lịch sử, thời gian và địa danh 
lịch sử ngay sau khi học bài Nhà Trần và việc đắp đê. 
Chuẩn bị: Các câu hỏi liên quan trong phạm vi bài học. Các câu hỏi và đáp án 
đều được chuẩn bị đủ trên giáo án điện tử. 
Cách tiến hành: Chơi theo tổ, mỗi tổ được lựa chọn câu hỏi 3 lần, trả lời đúng 1 
câu trong 10 giây được 10 điểm, nếu đội lựa chọn không trả lời được đội kia 
giành quyền trả lời nếu đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm.( Trò chơi này có 
thể áp dụng cho tất cả các bài học khi củng cố kiến thức). 
Tác dụng của trò chơi: Học sinh có thể chọn bất kỳ ô chữ nào, không nhất thiết 
máy móc chọn lần lượt các ô chữ. Trò chơi này có thể tổ chức chơi cá nhân, 
nhóm hoặc cũng có thể chơi cả lớp bằng cách học sinh viết câu trả lời vào bảng 
con. 
Câu hỏi 1: Nhà Trần thay thế cho triều đại nhà nào? Câu hỏi 2: Nhà Trần thành 
lập năm nào? Câu hỏi 3: Tên một chức quan trông coi việc đắp đê. Câu hỏi 4: 
Thời Trần quy định con trai từ bao nhiêu tuổi trở lên phải dành một số ngày 
tham gia đắp đê? Câu hỏi 5: Nghề chính của nhân dân ta cuối thời Trần là nghề III. PHẦN KẾT LUẬN: 
1. Kết quả đạt được: 
Tôi đã nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp để dạy tốt môn Lịch sử lớp 4, 
trong đó sử dụng phương pháp trò chơi học tập trên vào giảng dạy, học sinh lớp 
tôi hứng thú hơn khi học Lịch sử. 
a. Về chất lượng: 
Từ thực tế thực hành dạy học, áp dụng trò chơi học tập nêu trên, tôi nhận thấy 
hiệu quả giờ dạy Lịch sử của lớp tôi có nhiều biến chuyển. Tôi rất vui khi 
những cố gắng nỗ lực của mình đã uổng phí thay vào đó kết quả học tập môn 
Lịch sử của các em học sinh có tiến bộ rất nhiều.
b. Về tình cảm với bộ môn: 
Nếu như đầu năm học, các em ngại hay lo lắng khi đến giờ học thì giờ đây các 
tiết học Lịch sử đã trở nên sôi nổi hơn. Các em thực sự hào hứng làm việc, tích 
cực tham gia vào các hoạt động học tập, chủ động tìm hiểu kiến thức. Tích cực 
tham gia các trò chơi đặc biệt đã tự tin trình bày những vấn đề liên quan đến 
lịch sử. Hàng tuần, luôn mong ngóng đến ngày thứ 3 để được học môn Lịch sử, 
được xem những đoạn clip, chơi những trò chơi học tập bổ ích và đầy lí thú. 
c. Về năng lực: 
Xuất phát từ sự yêu thích môn học, từ sự chủ động nắm bắt kiến thức, từ sự ham 
thích muốn thể hiện vốn hiểu biết của mình về môn học thông qua các hoạt 
động trò chơi học tập đã tạo cho các em kỹ năng mạnh dạn trong giao tiếp, kỹ lịch sử địa phương, danh nhân, sự kiện lịch sử trong phạm vi nhà trường thông 
qua các sân chơi bổ ích cho học sinh như Rung chuông vàng, Theo dòng lịch sử, 
Nhà sử học nhỏ tuổi để các em vừa chơi mà vừa học. Vào những ngày lễ như 
dịp 22 tháng 12 nhà trường nên mời các nhân chứng sống về lịch sử để kể 
chuyện, ôn lại truyền thống của dân tộc để giúp các em hiểu hơn về lịch sử, có 
như vậy các em mới yêu mến, tự hào về cha ông, về lịch sử dân tộc mình. Mặc 
dù đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 4, nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu 
sót. Rất mong các thầy cô góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn. Đổi mới 
phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu thực tế hiện tại là việc là việc 
làm tất yếu của ngành giáo dục nói chung và của giáo dục tiểu học nói riêng. 
Song để đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp hài hoà 
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với đối tượng 
học sinh, phù hợp thực tế của mỗi nhà trường. Đặc biệt phải tạo được ý thức tự 
giác, tích cực, chủ động của học sinh trong qúa trình tự phát hiện và chiếm lĩnh 
kiến thức. Về phía giáo viên : Cần phải hướng dẫn định hướng cho học sinh 
việc chuẩn bị bài và đồ dùng học tập thật chu đáo trước khi đến lớp. Giáo viên 
phải sưu tầm tranh ảnh hình ảnh, tư liệu để phục vụ cho tiết học. Người giáo 
viên luôn luôn phải nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy để có đồ dùng đúng yêu cầu, 
đúng trọng tâm. Tổ chức dạy học dưới dạng các trò chơi học tập,khi thiết kế bài 
giảng phải chú ý đến đối tượng học sinh của lớp mình để có những phương 
pháp dạy học phù hợp. Trong mỗi tiết dạy nên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống 
cho các em học sinh. Phải phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, 
luôn động viên khích học sinh. Luôn luôn tạo không khí lớp học vui vẻ, nhẹ 
nhàng, hấp dẫn cho học sinh. Thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen ngợi kịp 
thời các em học sinh có tiến bộ. 
Người giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, lấy học sinh làm trung tâm, 
muốn cải tiến phương pháp và nhiệt tình trong giảng dạy 
Tích cực tham khảo và tích luỹ các kiến thức về lịch sử 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_tro_choi_trong_mon_lich.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong môn Lịch sử Lớp 4 theo chương trình Giáo dục Phổ.pdf