Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử vào hoạt động hình thành kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Lớp 6 (bộ sách Chân trời sáng tạo)
Trong dạy học lịch sử, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa về sự vật. U-sin-xki gọi “ nguyên tắc trực quan là cách học không chỉ dựa vào lời nói, mà còn dựa vào những hình ảnh cụ thể mà học sinh trực tiếp thu nhận được
Theo số liệu của UNESCO: “ Khi nghe, học sinh chỉ nhớ 15% thông tin, khi nhìn không ai nói gì học sinh chỉ nhớ 25%, khi nghe và nhìn học sinh sẽ nhớ 65% thông tin”. Kênh hình trong dạy học nói chung, phân môn Lịch sử nói riêng ở trường phổ thông là phương tiện trực quan quan trọng chứa đựng, chuyển tải thông tin của giáo viên trong quá trình dạy học nhất là trong hoạt động trọng tâm của bài học- hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động hình thành kiến thức là một trong 4 hoạt động học của học sinh trong một tiết học, một bài học hoặc một chủ đề học tập. Đây là hoạt động chiếm thời lượng và là quan trọng nhất của tiết học. Hoạt động này thường đề cập bốn nội dung là mục tiêu của hoạt động; nội dung của hoạt động; sản phẩm của hoạt động và tổ chức thực hiện hoạt động với trình tự 4 bước.
Mục đích của hoạt động hình thành kiến thức là giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới và đưa các kiến thức, kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của bản thân. Để giúp học sinh xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới trên cơ sở đó tạo nên biểu tượng lịch sử.
Kênh hình là một trong những phương tiện dạy học mang thông tin cần chuyển tải cho học sinh dưới dạng hình ảnh( động hoặc tĩnh) theo những cách thức sư phạm phù hợp với mục tiêu dạy học. Hay nói cách khác, kênh hình là hệ thống hình ảnh hình vẽ, tranh ảnh, biểu bảng, sơ đồ và đồ thị, lược đồ và bản đồ, video clip về các sự kiện, hiện tượng lịch sử... mang nội dung của kiến thức cần truyền tải cho học sinh thông qua các đường thị giác, thính giác.
Cùng với kênh chữ, kênh hình là phương tiện để trình bày kiến thức lịch sử giúp biểu diễn trực quan nội dung kênh chữ. Nó là chiếc “cầu nối” quá khứ với hiện tại, việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử là điều kiện không thể thiếu giúp học sinh “hội nhập” với quá khứ một cách hứng thú và hiệu quả. Kênh hình có vai trò quan trọng trong điều khiển hoạt động nhận thức, giúp gây cảm tình, tạo sự hứng thú, từ đó học sinh ghi nhớ kiến thức dễ dàng và bền vững hơn.
Là giáo viên nhiều năm phụ trách dạy phân môn Lịch sử đối với học sinh lớp 6 luôn tự hào và đầy trách nhiệm trong công tác dạy học cùng với quá trình đầu tư, nghiên cứu, áp dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn. Thật vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh nhất là trong hoạt động hình thành kiến thức, bản thân nhận thức rõ về vai trò, vị trí và ý nghĩa của kênh hình trong các bài học phân môn Lịch sử trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đang thực hiện.
Lứa tuổi học sinh lớp 6 còn nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong quá trình nhận thức và hình thành các biểu tượng lịch sử. Một bộ phận lớn học sinh chưa nhận thức rõ vai trò và giá trị của kênh hình trong bài học. Nói đơn giản hơn chỉ dừng ở nhận thức kênh hình mang tính chất minh họa cho hiện tượng và sự kiện lịch sử. Kết quả bài kiểm tra khảo sát phân môn Lịch sử đầu năm học của học sinh khối 6 kết quả mang lại về định lượng và định tính chưa thật sự tích cực như mục tiêu đề ra.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn thực hiện sáng kiến “Sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử vào hoạt động hình thành kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 6”. Sáng kiến này nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa và cách thức sử dụng kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức. Qua đó đa dạng hóa hình thức và phương pháp học tập, trang bị kĩ năng khai thác kênh hình, cải thiện và nâng cao chất lượng học tập bộ phân môn Lịch sử đối với học sinh lớp 6 ở trường Trung học cơ sở.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử vào hoạt động hình thành kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Lớp 6 (bộ sách Chân trời sáng tạo)
2 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN LÝ SƠN TRƯỜNG THCS AN HẢI SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀO HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 6. Lĩnh vực: Lịch sử. Tên tác giả: NGUYỄN TẤN PHÚ. GV môn : GDCD- Sử. Lý Sơn, tháng 02/2023 4 1. PHẦN MỞ ĐẦU. 1.1. Lý do chọn sáng kiến. Trong dạy học lịch sử, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa về sự vật. U-sin-xki gọi “ nguyên tắc trực quan là cách học không chỉ dựa vào lời nói, mà còn dựa vào những hình ảnh cụ thể mà học sinh trực tiếp thu nhận được Theo số liệu của UNESCO: “ Khi nghe, học sinh chỉ nhớ 15% thông tin, khi nhìn không ai nói gì học sinh chỉ nhớ 25%, khi nghe và nhìn học sinh sẽ nhớ 65% thông tin”. Kênh hình trong dạy học nói chung, phân môn Lịch sử nói riêng ở trường phổ thông là phương tiện trực quan quan trọng chứa đựng, chuyển tải thông tin của giáo viên trong quá trình dạy học nhất là trong hoạt động trọng tâm của bài học- hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động hình thành kiến thức là một trong 4 hoạt động học của học sinh trong một tiết học, một bài học hoặc một chủ đề học tập. Đây là hoạt động chiếm thời lượng và là quan trọng nhất của tiết học. Hoạt động này thường đề cập bốn nội dung là mục tiêu của hoạt động; nội dung của hoạt động; sản phẩm của hoạt động và tổ chức thực hiện hoạt động với trình tự 4 bước. Mục đích của hoạt động hình thành kiến thức là giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới và đưa các kiến thức, kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của bản thân. Để giúp học sinh xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới trên cơ sở đó tạo nên biểu tượng lịch sử. Kênh hình là một trong những phương tiện dạy học mang thông tin cần chuyển tải cho học sinh dưới dạng hình ảnh( động hoặc tĩnh) theo những cách thức sư phạm phù hợp với mục tiêu dạy học. Hay nói cách khác, kênh hình là hệ thống hình ảnh hình vẽ, tranh ảnh, biểu bảng, sơ đồ và đồ thị, lược đồ và bản đồ, video clip về các sự kiện, hiện tượng lịch sử... mang nội dung của kiến thức cần 6 1.2. Mục đích, nhiệm vụ của sáng kiến. 1.2.1. Mục đích của sáng kiến. Khẳng định vai trò, ý nghĩa của kênh hình trong dạy học Lịch sử qua hoạt động hình thành kiến thức cho học sinh. Khai thác, sử dụng kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức ở một vài bài học cụ thể trong chương trình phân môn Lịch sử lớp 6, đồng thời giúp học sinh lớp 6 hình thành các biểu tượng lịch sử qua kênh hình trong dạy học phân môn Lịch sử của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bằng lược đồ, sơ đồ, phim tài liệu, tranh ảnh về chân dung nhân vật và các sự kiện lịch sử dân tộc và thế giới. 1.2.2. Nhiệm vụ của sáng kiến. Tìm hiểu thực trạng của học sinh trong khối lớp 6 trong quá trình học tập phân môn Lịch sử tại nhà trường, các hoạt động học tập nhất là trọng tâm hoạt động hình thành kiến thức trong hoạt động học của học sinh. Cách thức khai thác, phân loại và sử dụng kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức nhằm cải thiện và nâng cao hứng thú, chất lượng học tập phân môn Lịch sử. 2. NỘI DUNG 2.1. Thời gian thực hiện. Sáng kiến được thực hiện trong năm học 2022-2023 là từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 02 năm 2023. 2.2. Đánh giá thực trạng. Hoạt động hình thành kiến thức là một trong những hoạt động cơ bản, đóng vai trò quan trọng và là hoạt động trọng tâm của bài học trong dạy học Lịch sử. Qua hoạt động này giáo viên sẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối hoặc sắp xếp kiến thức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các khái niệm, kết luận hay công thức mới. Thực hiện chương trình phân môn Lịch sử trong Chương trình phổ thông 8 người thành người đã hoàn thành. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh chỉ xem hình ảnh mang tính minh họa, quan sát mang tính chất trực quan chưa hình thành các biểu tượng lịch sử, chưa khai thác rõ bản chất, thông tin qua hình ảnh này. 2.2.1. Kết quả đạt được. Với trách nhiệm của giáo viên dạy phân môn Lịch sử, đã tiến hành khảo sát về thái độ học tập, kết quả bài kiểm tra thường xuyên phân môn Lịch sử tại lớp 6A trường Trung học cơ sở An Hải, năm học 2022 - 2023 trước tác động với kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát trước tác động thái độ học tập phân môn Lịch sử trong hoạt động hình thành kiến thức có khai thác kênh hình tại lớp 6A trường Trung học cơ sở An Hải - Năm học 2022 - 2023. Nội dung Tổng số Kết quả 1. Em đánh giá như thế nào học sinh a.Hiệu quả. b.Minh c.Phân vân, về vai trò của kênh hình họa. chưa rõ. trong hoạt động hình thành Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ kiến thức của phân môn Lịch lượng (%) lượng (%) lượng (%) sử? 34 12 35,3 15 44,1 07 20,6 a. Mang lại hiệu quả cao. b. Mang tính minh họa. c. Phân vân, chưa xác định rõ. Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra thường xuyên trước tác động của lớp 6A trường Trung hoc cơ sở An Hải - Năm hoc 2022 - 2023 Kết quả bài kiểm tra thường xuyên. Tổng số học Điểm chưa sinh Điểm tốt. Điểm khá. Điểm đạt. đạt. 10 quan trong việc giáo dục ý thức học tập cho học sinh như Liên Đội, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh và giáo viên bộ môn trong nhà trường. Tính tích cực của một bộ phận học sinh trong việc xác định đúng về động cơ, mục đích học tập. Từ đó chủ động tích cực tìm kiếm hình thức, phương pháp học tập ngày hiệu quả hơn. Tính năng động, dám nghĩ dám làm, quá trình đầu tư hiệu quả của giáo viên mà nhất là lựa chọn phương pháp dạy học tác động phần lớn theo hướng tích cực đến động cơ và chất lượng học tập bộ môn. Bên cạnh đó vẫn còn một vài hạn chế mà nguyên nhân là do: Đặc trưng bộ phân môn Lịch sử mang tính xã hội với nhiều mốc thời gian, sự kiện khó nhớ, việc tái hiện lịch sử chỉ mang tính tương đối giúp cho học sinh hiểu một phần nào đó về quá khứ. Nên việc đam mê, sự hứng thú học tập bộ môn ở học sinh chưa cao. Quan niệm của một bộ phận phụ huynh, học sinh cùng với một số định kiến trong xã hội về môn học chính, môn học phụ; môn học cần phải học và môn học chỉ học sơ qua, cũng tác động đến tâm thế học tập bộ phân môn Lịch sử của một số học sinh. Quá trình đầu tư, nghiên cứu chuyên môn mà nhất là đổi mới phương pháp, kĩ thuật và thiết bị dạy học theo hướng hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực ở học sinh của một bộ phận giáo viên bộ môn chưa tương xứng. Phương pháp truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng cho học sinh chỉ dừng ở mức độ cung cấp kiến thức chưa khai thác hướng dẫn học sinh thực hành thông qua kênh hình để bước đầu hình thành biểu tượng lịch sử. Từ đó vận dụng vào dựng và tái hiện lịch sử một cách sinh động. 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 3.1. Căn cứ thực hiện . Thực hiện theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông; Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ 12 lịch sử, từ đó hình thành biểu tượng lịch sử. Hai là kênh hình có một vai trò, ý nghĩa quan trọng trong dạy học lịch sử. Trong dạy học lịch sử phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc hình thành biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện lịch sử. Phương tiện trực quan giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử. Qua đó phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Học sinh nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ được phản ánh, minh họa như thế nào. Sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử là cách thức giáo viên sử dụng hình ảnh để học sinh tri giác, tìm hiểu đối tượng học tập. Nó là công cụ hay điều kiện để giáo viên và học sinh sử dụng làm khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học, có chức năng khơi dậy, dẫn truyền đến đối tượng dạy học. Kênh hình là nguồn tri thức, phong phú và đa dạng, góp phần tạo biểu tượng, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trong quá trình học tập. Ví dụ khi dạy bài Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc dạy về phần tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang giáo viên yêu cầu học sinh vẽ lại hình 14.2 sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và tự nắm kiến thức theo sơ đồ với một số câu hỏi gợi ý như: “Đứng đầu nhà nước là ai?”, “ Giúp việc cho vua là ai?”, “Dưới cấp trung ương là cấp nào? Ai đứng đầu?”. Hình 2 (14.2)- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. Kênh hình góp phần đa dạng hóa phương tiện và đổi mới phương pháp dạy học, gây hứng thú học tập cho học sinh, rèn các kỹ năng nhận thức, kênh hình còn là phương tiện để trình bày kiến thức lịch sử, giúp biểu diễn trực quan qua kênh chữ. Sử dụng kênh hình trong dạy học sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức dễ dàng và bền vững hơn. 14 sự kiện để tiếp nhận, hiểu sâu sắc hơn về kiến thức. Đảm bảo rèn luyện khả năng thực hành cho học sinh khi xây dựng và sử dụng phương tiện trực quan. Sử dụng kênh hình trong dạy học phân môn Lịch sử bao giờ cũng kết hợp chặt chẽ với lời nói, tài liệu viết. Năm là tổ chức hiệu quả hoạt động hình thành kiến thức trong bài học. Hoạt động hình thành kiến thức là một trong bốn họat động học của học sinh. Hoạt động này giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới và đưa các kiến thức, kĩ năng mới vào hệ thống kiến thức, kĩ năng mới của bản thân. Trong hoạt động này thường sử dụng 3 loại câu hỏi gắn với bài học về cơ sở khoa học : Câu hỏi xác thực( là gì?): Yêu cầu học sinh trả lời trực tiếp về nội dung được đề cập trong bài học. Câu hỏi lí luận (như thế nào?): Yêu cầu học sinh lí luận, giải thích về những khái niệm khoa học trong bài học. Câu hỏi đề xuất/ mở rộng( sẽ như thế nào?): Khuyến khích học sinh tìm hiểu kiến thức ngoài bài học và đưa ra các ý kiến cá nhân liên quan đến vấn đề đang tìm hiểu. Phương thức hoạt động tập trung thực hiện tổ chức các nhiệm vụ học tập với các yêu cầu như sau: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập phải rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu sản phẩm mà học sinh đó hoàn thành. Hình thức chuyển giao nhiệm vụ phải hấp dẫn, hứng thú. Đảm bảo học sinh sẵn sàng và tiếp nhận nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ, phát hiện và hỗ trợ hiệu quả học sinh khi gặp khó khăn. Báo các kết quả và thảo luận: Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung bài học, khuyến khích học sinh trao đổi, thảo luận về nội dung học tập. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét về quá trình thực hiện 16 sinh khác nhận xét, bổ sung, phản biện. Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức: Sông Ân chảy qua những quốc gia ngày nay: Ân Độ, Pa-kít-tan, Bang- la- đét. Giáo viên giải thích thêm cho học sinh: sông Ân chảy chủ yếu ở Pa- kít-tan, chỉ có một phần nhỏ chảy ở Ân Độ, sông Hằng mới là con sông linh thiêng chính của người Ân ngày nay. Hạ lưu của sông Hằng chảy ở Bang-la- đét và đổ vào vịnh Ben-gan. Những vùng đất thuộc Pa-kít-tan, Srilan-ca, Bu- tan, Bang-la-đét ngày nay là những vùng đất có lịch sử gắn bó với Ân Độ thời cổ đại. Văn hóa Ân Độ cổ đại góp phần đặt nền tảng cho nền văn hóa của những quốc gia đó ngày nay. Hay đối với mục II- Xã hội Ân Độ cổ đại, giáo viên cần thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thông tin mục II, kết hợp với quan sát sơ đồ hình 8.2 thảo luận theo bàn: Em hãy cho biết đẳng cấp nào có vị trí cao nhất, đẳng cấp nào có vị trí thấp nhất trong xã hội Ẩn Độ cổ đại? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, tìm hiểu thông tin mục II, kết hợp với quan sát sơ đồ hình 8.2 thảo luận theo bàn trên cơ sở giáo viên Hình 4(8.2)- Sơ đồ các đẳng cấp trong hướng dẫn, hỗ trợ học sinh khi quan xã hội Ân Độ cổ đại. sát sơ đồ biểu thị dưới dạng tam giác đều( lưu ý ở đáy tam giác và đỉnh về độ rộng tương ứng với số lượng các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại, từ đó tìm hiểu nguyên nhân có sự phân biệt này.... Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 1-2 học sinh trình bày, mời các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức: Vị thế cao nhất Brahman-Tăng lữ. Vị thế thấp nhất là sudra-những người thấp kém trong xã hội. 18 Nét đặc sắc của công trình được thể hiện như thế nào? Em có suy nghĩ/ nhận xét gì về giá trị lịch sử của công trình lịch sử này? Sau khi định hướng hệ thồng câu hỏi để khai thác nội dung, giáo viên xây dựng bảng tiêu chí đánh giá, khai thác và sử dụng kênh hình như sau: Học sinh biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử. Khai thác nội dung lịch sử được phản ánh qua công trình. Biết nhận xét, đánh giá lịch sử qua kênh hình. Với bảng định hướng đặt câu hỏi và bảng tiêu chí đánh giá, khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử giúp học sinh dễ dàng nhận dạng Kim tự tháp Kê-ốp là một trong những đại công trình thuộc lĩnh vực kiến trúc, được xây dựng thời cổ đại bởi các Pha-ra-ông Ai Cập. Đây là công trình được xây dựng của con người cổ đại trong một thời gian dài; phản ánh quá trình chuyên chế và quyền lực của những người đứng đầu nhà nước cổ đại thời bấy giờ. Kim tự tháp Kê- ốp là niềm tự nào của người dân Ai Cập và là kì quan của nhân loại thời cổ đại. Tranh ảnh là chân dung nhân vật lịch sử: Đây là tư liệu lịch sử được chụp, vẽ lại về một nhân vật lịch sử của một quốc gia, dân tộc có vai trò và tầm ảnh hưởng rộng đối với sự phát triển của xã hội đương đại. Đối với loại tranh ảnh lịch sử này giáo viên xây dựng bảng định hướng đặt các câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác như sau: Em biết gì về nhân vật lịch sử này? Nhân vật này có những công lao, đóng góp gì cho lịch sử? Lịch sử sẽ như thế nào nếu không có sự xuất hiện của nhân vật này? Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật lịch sử này? Sau khi định hướng hệ thống câu hỏi để khai thác nội dung, giáo viên xây dựng bảng tiêu chí đánh giá, khai thác và sử dụng kênh hình như sau: Biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử. Nêu được đặc điểm nổi bậc của nhân vật (tính cách, công lao ...) Học sinh nhận thức được nhân vật chính diện hay phản diện( theo quan điểm
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_kenh_hinh_trong_day_hoc_lich_s.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử vào hoạt động hình thành kiến thức nhằ.pdf