Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bộ kí hiệu âm nhạc trong dạy học phân môn Tập đọc nhạc Lớp 4

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc vốn có năng khiếu nghệ thuật và truyền thống yêu âm nhạc từ rất lâu đời. Với người Việt Nam, âm nhạc cần thiết như cơm ăn nước uống, như không khí để thở. Bởi vậy, cha ông ta đã tận dụng mọi cơ hội để “làm” âm nhạc nhằm tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Âm nhạc là một môn nghệ thuật được rất nhiều người yêu thích và sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục Âm nhạc là giáo dục thẩm mĩ cho con người. Một trong những con đường giáo dục thẩm mĩ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật trong đó có môn Âm nhạc.

Bước đầu rèn luyện làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và tập đọc nhạc, tạo cho các em hứng thú giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần các em phong phú. Phát triển trí tuệ hướng tới những tình cảm lành mạnh, giúp các em lĩnh hội và cảm thụ, hiểu được cái hay, cái đẹp trong môn âm nhạc, khích lệ các em hăng hái hoạt động góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng để học tốt môn học khác.

II. Mục đích nghiên cứu

Hiện nay nội dung âm nhạc đã được điều chỉnh phù hợp với các cấp học. Ngay từ đầu năm học, trường tiểu học Long Biên chúng tôi đã sớm triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Là một giáo viên Âm nhạc trong trường tiểu học, qua trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy môn Âm nhạc là môn học được các em vô cùng yêu thích. Tôi cũng may mắn được giảng dạy bộ môn Âm nhạc song song hai chương trình sách giáo khoa đó là: Chương trình Âm nhạc hiện hành năm 2006 và bộ môn Âm nhạc trong chương trình GDPT mới năm 2018. Về cốt lõi thì vai trò của môn Âm nhạc là vẫn giữ nguyên nhưng đối với bộ môn Âm nhạc trong chương trình GDPT năm 2018 đòi hỏi các em phải tiếp cận một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo hơn.

Với chương trình âm nhạc hiện hành thì phân môn đọc nhạc chỉ học đối với khối lớp 4 và 5, khi các em đã cơ bản nắm được một số kiến thức lí thuyết âm nhạc ở lớp 3. Nhưng với chương trình môn Âm nhạc mới thì phân môn Đọc nhạc được thực hiện ngay từ lớp 1. Mà để học tốt phân môn này, các em nắm được lí thuyết âm nhạc cơ bản, thực hiện tốt các kĩ năng gõ đệm…đây là thử thách vô cùng lớn với các em.

Trước thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực hiện và chọn đề tài “Sử dụng bộ kí hiệu âm nhạc trong dạy học phân môn TĐN lớp 4” nhằm mục đích giúp các em tiếp cận và phát huy khả năng sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục môn Âm nhạc.

docx 21 trang Trúc Vân 02/12/2024 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bộ kí hiệu âm nhạc trong dạy học phân môn Tập đọc nhạc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bộ kí hiệu âm nhạc trong dạy học phân môn Tập đọc nhạc Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bộ kí hiệu âm nhạc trong dạy học phân môn Tập đọc nhạc Lớp 4
 MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT – ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lí do chọn đề tài 1
 II. Mục đích nghiên cứu 1
PHẦN THỨ HAI – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận 2
 II. Thực trạng 2
 III. Biện pháp thực hiện 3
 1. Sáng tạo sử dụng kí hiệu bàn tay, khuông nhạc bàn tay
 1.1. Kí hiệu bàn tay 4
 1.2. Khuông nhạc bàn tay 5
 2. Đưa màu sắc gắn với các nốt nhạc 6
 3. Sáng tạo bộ kí hiệu nốt nhạc bằng nam châm 8
 IV. Kết quả đạt được 8
 1. Đối với giáo viên 9
 2. Đối với học sinh 9
PHẦN THỨ BA – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 10
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/11
 PHẦN THỨ NHẤT
 ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
 Dân tộc Việt Nam là một dân tộc vốn có năng khiếu nghệ thuật và truyền 
thống yêu âm nhạc từ rất lâu đời. Với người Việt Nam, âm nhạc cần thiết như 
cơm ăn nước uống, như không khí để thở. Bởi vậy, cha ông ta đã tận dụng mọi 
cơ hội để “làm” âm nhạc nhằm tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Âm nhạc 
là một môn nghệ thuật được rất nhiều người yêu thích và sử dụng phổ biến trong 
cuộc sống hàng ngày. Giáo dục Âm nhạc là giáo dục thẩm mĩ cho con người. Một 
trong những con đường giáo dục thẩm mĩ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục 
thông qua các môn học nghệ thuật trong đó có môn Âm nhạc.
 Bước đầu rèn luyện làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và tập đọc 
nhạc, tạo cho các em hứng thú giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích 
tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần các em phong phú. Phát triển trí 
tuệ hướng tới những tình cảm lành mạnh, giúp các em lĩnh hội và cảm thụ, hiểu 
được cái hay, cái đẹp trong môn âm nhạc, khích lệ các em hăng hái hoạt động 
góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng để học tốt môn học khác.
II. Mục đích nghiên cứu 
 Hiện nay nội dung âm nhạc đã được điều chỉnh phù hợp với các cấp học. 
Ngay từ đầu năm học, trường tiểu học Long Biên chúng tôi đã sớm triển khai việc 
đổi mới phương pháp dạy học coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
 Là một giáo viên Âm nhạc trong trường tiểu học, qua trực tiếp giảng dạy 
tôi nhận thấy môn Âm nhạc là môn học được các em vô cùng yêu thích. Tôi cũng 
may mắn được giảng dạy bộ môn Âm nhạc song song hai chương trình sách giáo 
khoa đó là: Chương trình Âm nhạc hiện hành năm 2006 và bộ môn Âm nhạc 
trong chương trình GDPT mới năm 2018. Về cốt lõi thì vai trò của môn Âm nhạc 
là vẫn giữ nguyên nhưng đối với bộ môn Âm nhạc trong chương trình GDPT năm 
2018 đòi hỏi các em phải tiếp cận một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo hơn. 3/11
trong cách dạy học của mỗi giáo viên. Thông qua việc sử dụng bộ kí hiệu âm nhạc 
sẽ giúp cho người dạy và người học luôn sáng tạo vsf kiên trì trong suốt quá trình 
dạy và học. Đó chính là tiền đề cho việc nghiên cứu và sáng tạo bộ kí hiệu âm 
nhạc phục vụ giảng dạy phân môn tập đọc nhạc của bản thân tôi.
 II. Thực trạng:
 Hiện nay các trường Tiểu học đã có các lớp Âm nhạc riêng biệt, khang trang, 
cơ sở vật chất và các trang thiết bị khá đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. 
Phong trào học Âm nhạc ngày càng sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng 
học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn 
học nghệ thuật, môn học có đóng góp rất lớn đến việc giáo dục trẻ, môn học góp 
phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho học 
sinh. Vì vậy không ít giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh đã coi trọng và đầu 
tư cho môn học.
 Để giảng dạy môn Âm nhạc trong chương trình đào tạo được thành công, điều 
này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : Tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực 
quan.
 Bên cạnh đó nhà trường còn luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, 
ban ngành, hội cha mẹ học sinh về việc hỗ trợ cơ sở vật chất đặc biệt là sự đầu tư 
các trang thiết bị phục vụ giảng dạy như : Các nhạc cụ gõ, sách tham khảo, một 
số tranh ảnh, đàn Organ, thanh phách, Từ đó mà việc dạy học ngày càng được 
cải thiện đem lại hiệu quả rõ rệt. 
 Tuy nhiên việc vận dụng các dụng cụ hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên 
chưa linh hoạt, một số đồ dùng được trang bị chưa hợp lí không sử dụng được. 
Bên cạnh đó do quan niệm của một số giáo viên, phụ huynh về môn học còn hạn 
chế, chưa coi trọng môn học, chưa quan tâm mua sắm đồ dùng học tập cho học 
sinh,...
 Lứa tuổi các em còn quá nhỏ để hiểu rõ về nhịp, phách, tiết tấu, một số em gõ 
đệm chưa chuẩn, một số em chưa nhớ vị trí các nốt nhạc, nhiều em không có năng 
khiếu về nghe và cảm thụ âm nhạc. Đặc biệt là bản thân các em, nhiều em chưa 5/11
 Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (tiếng Anh: reading music with hand signs) là 
phương pháp đọc nhạc mà các nốt nhạc được kí hiệu bằng các tư thế khác nhau 
của bàn tay, nhằm “đơn giản hóa” việc đọc nhạc cho mọi đối tượng. Phương pháp 
này rất hiệu quả đối với những người mới làm quen việc đọc nhạc. Đọc nhạc theo 
kí hiệu bàn tay vui hơn, dễ hơn so với đọc nhạc theo kí hiệu ghi nhạc, bởi vì: Học 
sinh được đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể, tư thế thoải mái hơn, học sinh được 
trợ giúp về mặt trực quan, dễ cảm nhận tương quan về cao độ.
 Kí hiệu bàn tay là mỗi âm trong 7 nốt nhạc sẽ tương ứng với một kí hiệu (tư 
thế) của bàn tay để các em có thể vừa đọc nhạc vừa dùng tay của mình thể hiện 
các kí hiệu đó. Các kí hiệu bàn tay có vị trí cao thấp khác nhau tùy thuộc vào cao 
độ của các nốt.
 Ví dụ: Khi học sinh đọc nốt Son thì bàn tay đưa lên cao hơn so với nốt Mi, 
học sinh được đọc nhạc như trò chơi, học sinh có thể sáng tạo bài đọc nhạc, ví dụ 
một bạn xung phong lên bảng làm kí hiệu để cả lớp đọc nhạc (có sự hướng dẫn, 
hỗ trợ của GV), HS sẽ không bị quá tải về nội dung.
Áp dụng kí hiệu bàn tay vào bài TĐN số 2: Nắng vàng 
 Nếu không sử dụng kí hiệu bàn tay trong bài đọc nhạc sẽ khiến học sinh khó 
nhớ được tên các nốt nhạc, vì thế nếu ứng dụng kí hiệu bàn tay vào bài sẽ giúp 
cho học sinh dễ dàng đọc được tên các nốt nhạc một cách nhanh chóng và thành 
thạo, từ đó các con sẽ cảm thấy việc đọc nhạc trở nên dễ dàng hơn. 7/11
+ Nốt Fa - nằm ở khe nhạc số 1
+ Nốt Sol – nằm trên dòng kẻ số 2 (nằm trên ngón áp út)
+ Nốt La – nằm ở khe nhạc số 2
+ Nốt Si – nằm trên dòng kẻ số 3 (ngón giữa)
- Luyện đọc và tập thói quen nhớ các nốt nhạc trên khuông nhạc: 
Học sinh miệng đọc tên chuỗi âm thanh đi lên và đi xuống đồng thời dùng tay 
phải chỉ vào bàn tay trái lần lượt theo vị trí từng nốt nhạc trên “khuông nhạc bàn 
tay trái”. Như vậy cứ mỗi tiết học nhạc học sinh sẽ được tiếp xúc với 7 tên và vị 
trí 7 nốt nhạc đó khoảng 3, 4 lần. Dần dần tạo thói quen nhớ một cách chắc chắn 
vị trí từng nốt nhạc trên khuông nhạc. Từ đó giúp các em xác định nhanh, chính 
xác được vị trí các nốt nhạc trong bài Tập đọc nhạc.
Đầu mỗi tiết học điều cho học sinh luyện tập kết hợp với việc kiểm tra. Cuối tiết 
học yêu cầu học sinh về chép lại bài TĐN thế là các em được khắc sâu một lần 
nữa.
Ví dụ: Khi dạy bài TĐN số 4: Con chim ri
Với bài này vì các nốt nhạc trong bài được lặp lại và các nốt nhạc sắp xếp liền kề 9/11
như cao độ của các nốt nhạc thông qua các màu sắc.
Ví dụ: Bài TĐN số 2: Nắng vàng
 3. Sáng tạo bộ kí hiệu nốt nhạc bằng nam châm 11/11
nên khó khăn hơn.
Sau khi nhận thấy được hiệu quả của phương pháp, năm học 2022 - 2023 này tôi 
đã áp dụng cho toàn bộ khối 4 của trường. Qua việc khảo sát tối thấy số số HS rất 
hứng thú với môn học tăng từ 15% lên 60%; số HS không hứng thú với môn học 
giảm từ 38% xuống còn 10%. Kết quả đánh giá chất lượng môn Âm nhạc cũng 
thay đổi đáng kể. Số HS hoàn thành tốt tăng từ 25% lên 43%; số HS đạt hoàn 
thành môn học giảm từ 75% xuống còn 57%. Không có HS chưa hoàn thành.
 1. Đối với giáo viên
- Giáo viên chủ động và sáng tạo hơn trong việc nghiên cứu bài dạy để tìm ra các 
phương pháp sáng tạo phù hợp, giúp cho mỗi giờ lên lớp là một hoạt động âm 
nhạc mang nhiều màu sắc âm thanh.
- Điều đặc biệt là sau khi áp dụng biện pháp vào phân môn tập đọc nhạc thu lại 
được hiệu quả cao thì tôi lại nhận thấy rằng nó cũng đem lại hiệu quả rõ rệt trong 
khi các con học hát. Bởi vì khi các con hiểu và vận dụng tốt được cao độ, tiết tấu 
sang các bài hát giúp các con thể cao độ của bài tốt hơn rất nhiều, không còn tình 
trạng bị chênh, phô. Và những nốt khó hoặc luyến các con đã tự chủ động thực 
hiện khi chưa có sự hướng dẫn của GV. Tôi cảm thấy rất vui khi biện pháp của 
mình có thể áp dụng và đem lại hiệu quả cho cả phân môn TĐN và học hát.
 2. Đối với học sinh
- Học sinh vô cùng hào hứng với các hoạt động âm nhạc
- Học sinh chủ động sáng tạo, tiếp thu, và áp dụng linh hoạt trong các bài đọc 
nhạc cũng như học hát.
- Học sinh được rèn luyện tính kiên trì, tư duy sáng tạo.
 Giáo viên Học sinh (200 em)
 Số kí Số lần Thái độ của HS khối 4 với môn âm nhạc
 Thời điếm
 hiệu sử dụng Rất Hứng Bình Không 
 âm kí hiêu hứng thú thường hứng thú 13/11
 PHẦN THỨ BA
 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Phân môn tập đọc nhạc được coi là khó dạy đối với giáo viên và khó học đối với 
học sinh. Trước đây khi chưa có kinh nghiệm và phương pháp nêu trên, vẫn còn 
nhiều tiết tập đọc nhạc tôi cảm thấy chưa đạt với yêu cầu đề ra như đã nêu ở phần 
thực trạng.
 Qua những năm vừa dạy vừa học hỏi, thử nghiệm, bản thân tôi rút ra những 
kinh nghiệm riêng cho mình, cộng thêm sự tham khảo phương pháp giảng dạy 
của đồng nghiệp ở một số trường có chất lượng của Quận, cùng với việc nghiên 
cứu từng bài giảng trước khi lên lớp để lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Các 
tiết lên tập đọc nhạc trở nên dễ dàng hơn. Học sinh đã tự vỡ bài và tiếp thu nhanh 
hơn, giờ học nhẹ nhàng sinh động, học sinh hứng thú học tập hơn. Đặc biệt là qua 
các giờ tập đọc nhạc đã đạt được kết quả cao hơn. Nhiều em đã tích cực xung 
phong đọc bài làm cho không khí lớp học sôi nổi hơn. Các em thích học môn tập 
đọc nhạc nói riêng và môn hát nhạc nói chung.
 Để dạy tốt bộ môn Âm nhạc tiểu học nói chung và phân môn TĐN nói riêng 
đòi hỏi người giáo viên cần:
 - Phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ, tận tâm, tận tụy với công tác giảng dạy, 
cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
 - Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn. Nhất là cần có nhiều thời gian 
cho việc rèn luyện cách sử dụng đồ dùng dạy học sao cho nhuần nhuyễn, không 
bị lúng túng trước học sinh.
 - Luôn luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
 - Dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài dạy.
 - Nắm vững kiến thức và truyền thụ kiến thức một cách chính xác.
 - Luôn lấy học sinh làm trung tâm. Khuyến khích, động viên học sinh thuộc 
bài ngay trên lớp, tích cực xung phong đọc nhạc theo nhóm, đọc cá nhân.
 - Tạo không khí sôi nổi, thi đua trong giờ học: Học theo nhóm, theo cặp, 
biểu diễn cá nhaanh trước lớp, tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi âm nhạc PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_bo_ki_hieu_am_nhac_trong_day_h.docx