Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bộ công cụ đánh giá trong tiết đọc-hiểu Ngữ văn 6 (bộ sách Chân trời sáng tạo) tại trường THCS Mỹ Phước
Trong môn Ngữ văn trung học cơ sở, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc (chủ yếu là đọc hiểu), viết, nói và nghe.
Đối với đánh giá hoạt động đọc hiểu, tập trung vào yêu cầu học sinh hiểu nội dung, chủ đề của văn bản, quan điểm và ý định của người viết; xác định các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện, nhất là về mặt kiểu loại văn bản và ngôn ngữ sử dụng; trả lời các câu hỏi theo những cấp độ tư duy khác nhau; bước đầu giải thích cho cách hiểu của mình; nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản thân; thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề được đặt ra trong văn bản; liên hệ, so sánh giữa các văn bản và giữa văn bản với đời sống. Và để có thể đánh giá được, thì không thể thiếu các công cụ hỗ trợ như bảng KWLH, phiếu học tập, bảng kiểm và rubric. Chính những công cụ mới này góp phần làm rõ ràng mục tiêu hoạt động, tiêu chí đánh giá kết quả của hoạt động
Đọc hiểu văn bản là năng lực thành phần thuộc nhóm năng lực chuyên môn cần được hình thành và phát triể trong môn ngữ văn. Tuy nhiên việc đánh giá năng lực đọc hiểu vẫn còn có những điểm hạn chế, trong đó có vấn đề xây dựng bộ công cụ đánh giá
Với học sinh lớp 6, từ bậc tiểu học lên, các em còn rất nhiều bỡ ngỡ với trường, lớp, bạn bè, thầy cô mới, các môn học mới. Đặc biệt với môn Ngữ văn trong chương trình mới cũng có rất nhiều thay đổi. Ở các tiết đọc - hiểu văn bản, các em được tiến hành tìm hiểu các tri thức liên quan đến các chủ đề bài học thuộc các kiểu bài khác nhau.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy cho thấy nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi nhớ kiến thức hay cách đánh giá phần bài làm của mình hoặc của bạn đối với từng nội dung. Hoc sinh chưa biết cách sử dụng các công cụ đánh giá vào quá trình đọc - hiểu của mình. Từ đó chưa biết những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để phát huy hay rút kinh nghiệm.
Trước thực trạng trên, tôi xin đưa ra đề tài “Sử dụng bộ công cụ đánh giá trong tiết đọc - hiểu Ngữ văn 6 tại trường THCS Mỹ Phước” (Bộ sách Chân trời sáng tạo).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bộ công cụ đánh giá trong tiết đọc-hiểu Ngữ văn 6 (bộ sách Chân trời sáng tạo) tại trường THCS Mỹ Phước
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong môn Ngữ văn trung học cơ sở, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc (chủ yếu là đọc hiểu), viết, nói và nghe. Đối với đánh giá hoạt động đọc hiểu, tập trung vào yêu cầu học sinh hiểu nội dung, chủ đề của văn bản, quan điểm và ý định của người viết; xác định các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện, nhất là về mặt kiểu loại văn bản và ngôn ngữ sử dụng; trả lời các câu hỏi theo những cấp độ tư duy khác nhau; bước đầu giải thích cho cách hiểu của mình; nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản thân; thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề được đặt ra trong văn bản; liên hệ, so sánh giữa các văn bản và giữa văn bản với đời sống. Và để có thể đánh giá được, thì không thể thiếu các công cụ hỗ trợ như bảng KWLH, phiếu học tập, bảng kiểm và rubric. Chính những công cụ mới này góp phần làm rõ ràng mục tiêu hoạt động, tiêu chí đánh giá kết quả của hoạt động Đọc hiểu văn bản là năng lực thành phần thuộc nhóm năng lực chuyên môn cần được hình thành và phát triể trong môn ngữ văn. Tuy nhiên việc đánh giá năng lực đọc hiểu vẫn còn có những điểm hạn chế, trong đó có vấn đề xây dựng bộ công cụ đánh giá Với học sinh lớp 6, từ bậc tiểu học lên, các em còn rất nhiều bỡ ngỡ với trường, lớp, bạn bè, thầy cô mới, các môn học mới. Đặc biệt với môn Ngữ văn trong chương trình mới cũng có rất nhiều thay đổi. Ở các tiết đọc - hiểu văn bản, các em được tiến hành tìm hiểu các tri thức liên quan đến các chủ đề bài học thuộc các kiểu bài khác nhau. Xuất phát từ thực tế giảng dạy cho thấy nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi nhớ kiến thức hay cách đánh giá phần bài làm của mình hoặc của bạn đối với từng nội dung. Hoc sinh chưa biết cách sử dụng các công cụ đánh giá vào quá trình đọc - hiểu của mình. Từ đó chưa biết những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để phát huy hay rút kinh nghiệm. Trước thực trạng trên, tôi xin đưa ra đề tài “Sử dụng bộ công cụ đánh giá trong tiết đọc - hiểu Ngữ văn 6 tại trường THCS Mỹ Phước” (Bộ sách Chân trời sáng tạo). 2. Mục đích của đề tài Các biện pháp sử dụng bộ công cụ đánh giá mà tôi đưa ra trong sáng kiến nhằm nâng II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở thực hiện đề tài 1.1. Cơ sở lý luận Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) theo tinh thần Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng (khoá XI) là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng GD&ĐT trong tình hình mới; trong đó, việc triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được xem là bước ngoặt quan trọng trên hành trình đổi mới của ngành Giáo dục. Mục tiêu đổi mới Chương trình là góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. Với chương trình môn Ngữ văn mới đã xác định các mục tiêu cơ bản sau: Thứ nhất là môn Ngữ văn góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Thứ hai là môn Ngữ văn góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt chương trình môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Để đáp ứng mục tiêu đổi mới đó, chương trình môn Ngữ văn được tiến hành xây dựng theo yêu cầu: lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt. Điển hình, trong mỗi bài học, các hoạt động đọc, viết, nói và nghe được thiết kế liền mạch và kết nối chặt chẽ với nhau nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học cho học sinh. Từ đó, thấy được việc rèn kĩ năng đọc (gồm các yêu cầu cần đạt về kĩ thuật đọc và đọc hiểu) là vô cùng quan trọng. Đối với các em học sinh lớp 6, về kĩ thuật đọc cần thành thạo các yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành tiếng, kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, kĩ năng ghi chép trong khi đọc kết hợp với việc đọc hiểu của từng kiểu văn bản (gồm văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin). Đọc hiểu đối với mỗi kiểu văn bản và thể loại nói chung đều có các yêu cầu cần đạt khác nhau do đó, mỗi học sinh cần phải rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản. Trong quá trình đọc - hiểu văn bản, giáo viên không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức về văn bản cho học sinh, mà còn cần đóng vai trò là người hướng dẫn học Thấy được tầm quan trọng của việc đọc - hiểu văn bản nên bản thân tôi chủ động nghiên cứu đưa ra bộ công cụ đánh giá trong tiết đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 6 phù hợp với đối tượng học sinh để kích thích trí óc sáng tạo, sự tự tin của các em. Mặt khác, học sinh còn được rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho bản thân để thích nghi với cuộc sống hiện đại: kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ,.. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu - Với học sinh lớp 6, từ bậc Tiểu học lên, các em còn rất nhiều bỡ ngỡ với trường, lớp, bạn bè, thầy cô mới, các môn học mới. - Ngữ liệu môn Ngữ văn dài hơn, yêu cầu đọc - hiểu cao hơn nên các em còn gặp khó khăn khi đọc - hiểu. - Giáo viên mới, cách giảng dạy mới, học sinh phải học nhiều môn cùng một lúc nên lượng bài tập các môn khác cũng khiến các em phân tâm đối với môn Ngữ văn. - Vì nhiều hoạt động học diễn ra trong một tiết (45 phút) nên học sinh càng phải chủ động nhiều hơn khiến các em chưa ghi nhớ nhanh được hết. - Học sinh còn bị phân tâm bởi những yếu tố khác như bạn bè xung quanh, làm việc riêng, ... nên chưa để ý đến bài. - Thích những môn phụ như Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục chứ không thích môn Văn vì dài, khó lại phải viết nhiều. 2.1. Yếu tố khách quan Môn Ngữ văn trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 cũng có rất nhiều thay đổi nên việc học tập còn nhiều khó khăn, học sinh đang dần làm quen và tiếp thu kiến thức trong chương trình. 2.2. Yếu tố chủ quan Do tâm lí “lo sợ” của học sinh (sợ thầy cô giáo, sợ bị các bạn cười, sợ bản thân nói sai, sợ bị điểm kém, sợ trình bày trước đám đông (ngượng, xấu hổ trước mặt bạn bè) nên hoạt động đọc - hiểu còn chưa được sôi nổi. nhiều) - Học sinh chưa biết cách sử dụng các công cụ đánh giá vào quá trình đọc - hiểu của mình. Từ đó chưa biết những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để phát huy hay rút kinh nghiệm. - Hoạt động nhóm các em còn chưa biết cách phân bổ nhiệm vụ cho từng bạn. - Mức độ đọc - hiểu văn bản của các em học sinh là không đồng đều nhau nên một số học sinh còn chậm chưa hiểu cách làm dẫn đến chậm hơn các bạn trong lớp. 4. Biện pháp sử dụng bộ công cụ đánh giá trong tiết đọc - hiểu Ngữ văn 6 đối với trường THCS Mỹ Phước 4.1. Biện pháp 1: Sử dụng công cụ “Bảng KWLH” a. Khái niệm: Bảng KWLH Bảng KWLH là công cụ được sử dụng trong đánh giá năng lực đọc - hiểu của HS thông qua 4 câu hỏi: K - What we know? - Những gì chúng ta biết rồi? W - What we want to learn? - Những gì chúng ta muốn học? L - What we learned? - Những gì chúng ta học được? H - How can we learn more? - Làm thế nào chúng ta có thể tìm hiểu thêm? K W L H (What we know?) (What we want to (What we learned?) (How can we learn learn?) more?) Ghi các từ, cụm từ - Ghi những điều Sau khi đọc bài và Ghi những thông có liên quan đến HS muốn biết suy nghĩ, HS ghi: tin trong bài em chủ đề. thành câu hỏi - Những câu trả lời muốn tìm hiểu - HS thảo luận GV gợi ý: cho câu hỏi ghi ở thêm, cách em sẽ hoặc giải thích về - Các em muốn cột W tiếp tục tìm hiểu. những điều đã ghi biết gì về ... trong - Những điều em GV gợi ý: Em GV gợi ý: Các em bài học này? thích trong bài đọc muốn biết thêm biết gì về ...? - Em có muốn biết - Thảo luận về điều gì trong bài? những điều các em cần học có liên quan khi hoàn thành hai bước K và W, vì bước L trực tiếp đến nhu cầu về kiến thức của các có thể sẽ phải mất một thời gian dài mới em. có thể tiếp tục thực hiện. + Giúp học sinh dần dần hình thành khả năng tự định hướng học tập, nắm được cách học không chỉ cho môn đọc hiểu mà cho các môn học khác. + Giúp giáo viên và học sinh tự đánh giá kết quả học tập, định hướng cho các hoạt động học tập kế tiếp. e. Các bước sử dụng công cụ “Bảng KWLH” trong dạy học đọc - hiểu Bước 1: GV xác định nội dung nào của phần đọc - hiểu cần sử dụng các công cụ hỗ trợ bảng KWL cho phù hợp Bước 2: GV tiến hành xây dựng các bảng theo nội dung đã chọn. Bảng KWL thường được sử dụng trước - trong - sau khi đọc - hiểu văn bản. Bước 3: GV phát cho HS bảng KWLH vào đầu tiết học Bước 4: HS tiến hành đọc - hiểu ngữ liệu theo từng cột trong bảng KWLH. Bước 5: HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau dựa trên kết quả đọc - hiểu văn bản. Bước 6: GV thu bảng KWLH để đánh giá kết quả đọc - hiểu của học sinh f. Minh họa trong tiết đọc - hiểu: Bảng KWLH K W L H (Những điều các (Những điều các (Những điều em học (Những thông em đã biết về em muốn học về được về truyện cổ tin về truyện cổ truyện cổ tích) truyện cổ tích) tích- tích em muốn tìm cuối tiết sẽ điền vào hiểu thêm, cách em xửa, ngày xưa” và kết thúc có hậu. Truyện được kể theo trình tự thời gian. + Truyện cổ tích Sọ Dừa kể về .. + Truyện cổ tích Em bé thông minh.. 4.2. Biện pháp 2: Sử dụng công cụ “Phiếu học tập” a. Khái niệm: Phiếu học tập Phiếu học tập là một phương tiện thường được in sẵn trên giấy rời những công việc độc lập hay chung của cả nhóm học sinh và yêu cầu phải hoàn thành trong một thời gian quy định. Trong mỗi phiếu có thể đưa ra các câu hỏi hoặc bài tập cụ thể nhằm dẫn dắt học sinh tới một kiến thức hoặc thao tác để rèn luyện kĩ năng, thao tác tư duy. Từ đó phản ánh ý thức và trình độ hiểu biết của học sinh đối với từng vấn đề. b. Mục đích của sử dụng công cụ: Trong quá trình dạy học đọc - hiểu văn bản, giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập giao cho mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh, yêu cầu các em chủ động tìm kiếm để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao như nghiên cứu tài liệu mới, củng cố hoàn thiện tri thức. Đặc biệt là kiểm tra đánh giá kiến thức có trong phiếu học tập đã giao. Qua kết quả trên phiếu học tập, giáo viên nắm bắt được mức độ hiểu bài của HS từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp thích hợp. Như vậy, khi sử dụng phiếu học tập, học sinh phải tự suy nghĩ, tích cực làm việc. Đồng thời, nó trở thành phương tiện giao tiếp giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh trong quá trình dạy học đọc - hiểu văn bản. Nhìn vào phiếu học tập, giáo viên có thể đánh giá được HS đã tập trung làm và tích cực hay chưa. Học sinh trình bày dựa vào phiếu học tập, từ đó giáo viên đánh giá các kĩ năng nói e. Các bước sử dụng công cụ “Phiếu học tập” trong dạy học đọc - hiểu - Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các phiếu học tập cho học sinh theo các nội dung GV thiết kế phiếu học tập dựa trên các nguyên tắc sau: + Phiếu học tập phải được thiết kế sẵn trước giờ dạy + Nội dung phiếu học tập phải vừa đủ, bám sát mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức, kĩ năng, phù hợp đối tượng học sinh, với lượng thời gian thích hợp + Hình thức phiếu học tập phải rõ ràng, ngắn gọn dễ hiểu, tạo hứng thú cho HS - Bước 2: Giáo viên phát phiếu cho học sinh + Nếu là kiến thức cần học sinh chuẩn bị trước tiết học thì giáo viên chủ động phát phiếu học tập cho học sinh từ cuối tiết học trước. + Nếu là kiến thức được tiến hành tìm hiểu nhanh trên lớp thì khi nào đến phần hoạt động giáo viên sẽ phát cho học sinh làm phiếu. - Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phiếu học tập + Tùy thuộc vào nội dung phần đọc - hiểu yêu cầu làm hoàn thiện trong phiếu học tập. Giáo viên có thể đưa ra những phần gợi ý để học sinh dễ dàng tìm kiếm Nhóm: . Chi tiết Cảm nhận về ý Nghệ thuật nghĩa chi tiết xây dựng Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt Bà con góp gạo nuôi Gióng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc Giặc tan, Gióng cởi bỏ giáp sắt rồi bay về trời. 4.3. Biện pháp 3: Sử dụng công cụ “Bảng kiểm” a. Khái niệm: Bảng kiểm Bảng kiểm là một bảng ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, các đặc điểm.. .mong đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không. b. Mục đích của sử dụng công cụ: Bảng kiểm là một công cụ để đánh giá năng lực của học sinh. Trong quá trình đọc - hiểu văn bản, bảng kiểm thường được sử dụng để kiểm tra kĩ năng tóm tắt văn bản. c. Tính mới của công cụ: Bảng kiểm được sử dụng để đánh giá các hành vi hoặc các sản phẩm mà học sinh thực hiện. Với một danh sách các tiêu chí đã xây dựng sẵn, giáo viên sẽ sử dụng bảng kiểm để quyết định xem những hành vi hoặc những đặc điểm của sản phẩm mà HS thực hiện có khớp với từng tiêu chí có trong bảng kiểm không. d. Ưu, nhược điểm của công cụ: - Ưu điểm: + Học sinh đánh giá lẫn nhau, chỉ ra những tiêu chí mà bạn chưa làm tốt để cùng nhau rút kinh nghiệm. + Học sinh tự đánh giá: so với bảng kiểm thì học sinh tự tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mình để cải thiện. Học sinh thực hiện thuyết trình sản phẩm đã thực hiện f. Minh chứng trong tiết đọc - hiểu: BẢNG KIỂM TRONG TÓM TẮT TRUYỆN Tiêu chí Có Không 1. Trình bày ngắn gọn các sự việc chính 2. Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí 3. Trung thành với nội dung của truyện 4. Lời nói rõ ràng, rành mạch Rubric được sử dụng như một công cụ đánh giá, tự đánh giá và cùng đánh giá tương đối hiệu quả đối với cả học sinh và giáo viên. Rubric giúp giáo viên định hướng được lượng kiến thức, kĩ năng, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh để xây dựng kế hoạch bài học và tổ chức cho học sinh học tập hiệu quả. Nhờ mô tả chi tiết theo các mức độ cần đạt, học sinh theo dõi được sự tiến bộ của bản thân cũng như của các bạn học khác. c. Tính mới của công cụ: Rubric giúp công khai công cụ đánh giá của giáo viên, với các tiêu chí cụ thể để phân biệt các mức độ thành tích trong học tập. Học sinh biết được những tiêu chí đánh giá của giáo viên về vấn đề tri thức đọc - hiểu; nận ra các điểm mạnh, yếu trong quá trình học tập, từ đó xây dựng cách thức và kế hoạch cải tiến. Sử dụng rubric giúp tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa gáo viên và học sinh. Thông qua rubric, đánh giá không còn là một hoạt động mang tính bí mật. Hơn nữa, việc GV sử dụng rubric trong đánh giá học tập là một biểu hiện của tiếp cận dạy học “Lấy người học làm trung tâm”. d. Ưu, nhược điểm của công cụ: Ưu điểm Nhược điểm + Rubric có thể sử dụng như một bảng hướng dẫn, mô tả chi tiết, Vì Rubric rất chi tiết cụ thể các mục tiêu cần đạt. Dựa vào bảng Rubric, học sinh dễ trong phần thang dàng định hướng được nội dung bài học, các kĩ năng, kiến thức điểm đánh giá nên cần hình thành. Từ đó học sinh chủ động trong việc lập kế hoạch cần nhiều thời gian học tập trên lớp và cả tự học ở nhà; đặt ra mục tiêu phấn đấu của hơn để xây dựng cá nhân; lựa chọn phương pháp học tập phù hợp; tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân so với yêu cầu của các tiêu chí đánh giá trong suốt quá trình học tập, để từ đó có kế hoạch tự cải tiến chất lượng học tập kịp thời và hiệu quả.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_bo_cong_cu_danh_gia_trong_tiet.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bộ công cụ đánh giá trong tiết đọc-hiểu Ngữ văn 6 (bộ sách Chân trời s.pdf