Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng hai phép tính Lớp 3

1. Tên sáng kiếnRèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng hai phép tính lớp 3

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.

3. Thời gian áp dụng: từ 6/9/2021 đến tháng 4 năm 2022.

I. BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

1. Giải pháp cũ thường làm

Qua khảo sát thực tế đầu năm học, tôi nhận thấy việc giải toán có lời văn của học sinh còn nhiều hạn chế: Giải nhầm dạng bài toán, chưa biết cách viết câu lời văn hay, chính xác; cách xác định phép tính đúng cho bài toán. Việc vận dụng các dạng toán, để giải bài toán bằng hai phép tính còn lúng túng, nhầm lẫn chỉ giải một phép tính rồi ghi đáp số. Đó là những tình trạng còn tồn tại đặc biệt là của học sinh lớp tôi chủ nhiệm khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở và tìm biện pháp khắc phục.

Sau khi nghiên cứu và tôi đã đúc rút ra một số vấn đề mà giáo viên hiên đang thực hiện để giảng dạy cho HS cách thực giải toán có lời văn:

Giải pháp 1: Giáo viên sử dụng các phương pháp đặc trưng trong giải toán có lời văn.

- Giáo viên có sự chuẩn bị đồ dùng trực quan chu đáo để học sinh dễ nắm bắt được nội dung của bài học và rút ra các giải.

- Thực hiện nội dung bài dạy theo đúng mục tiêu của tiết học, bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu cần đạt của bài học.

- Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học như: Phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập ...Vận dụng các hình thức dạy học phù hợp.

- GV tổ chức cho HS được trải nghiệm qua bài toán thực tế.

Giải pháp 2: Học sinh được ghi nhớ những công thức và cách làm dạng toán điển hình (dạng toán đơn làm bằng một phép tính)

- HS được hình thành các công thức và cách làm dạng toán điển hình giáo viên tổ chức cho học sinh thông qua các bài toán, ví dụ cụ thể trong sách giáo khoa. Học sinh đọc đề bài, phân tích đề bài ,xem cách làm mẫu và rút ra cách làm bài toán mẫu, học sinh chia sẻ cách làm cùng bạn từ đó rút ra công thức , quy tắc chung với sự hỗ trợ của giáo viên.

docx 14 trang Trúc Vân 02/12/2024 300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng hai phép tính Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng hai phép tính Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng hai phép tính Lớp 3
 I. BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
 1. Giải pháp cũ thường làm
 Qua khảo sát thực tế đầu năm học, tôi nhận thấy việc giải toán có lời văn 
của học sinh còn nhiều hạn chế: Giải nhầm dạng bài toán, chưa biết cách 
viết câu lời văn hay, chính xác; cách xác định phép tính đúng cho bài toán. 
Việc vận dụng các dạng toán, để giải bài toán bằng hai phép tính còn lúng 
túng, nhầm lẫn chỉ giải một phép tính rồi ghi đáp số. Đó là những tình trạng 
còn tồn tại đặc biệt là của học sinh lớp tôi chủ nhiệm khiến tôi luôn băn 
khoăn, trăn trở và tìm biện pháp khắc phục.
 Sau khi nghiên cứu và tôi đã đúc rút ra một số vấn đề mà giáo viên 
hiên đang thực hiện để giảng dạy cho HS cách thực giải toán có lời văn: 
 Giải pháp 1: Giáo viên sử dụng các phương pháp đặc trưng trong giải toán có 
lời văn.
 - Giáo viên có sự chuẩn bị đồ dùng trực quan chu đáo để học sinh dễ nắm bắt 
được nội dung của bài học và rút ra các giải.
 - Thực hiện nội dung bài dạy theo đúng mục tiêu của tiết học, bám sát theo 
 chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu cần đạt của bài học.
 - Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học như: Phương pháp hỏi đáp, 
 phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập ...Vận dụng các hình 
 thức dạy học phù hợp.
 - GV tổ chức cho HS được trải nghiệm qua bài toán thực tế.
 Giải pháp 2: Học sinh được ghi nhớ những công thức và cách làm dạng toán 
điển hình (dạng toán đơn làm bằng một phép tính)
 - HS được hình thành các công thức và cách làm dạng toán điển hình giáo 
viên tổ chức cho học sinh thông qua các bài toán, ví dụ cụ thể trong sách giáo khoa. 
Học sinh đọc đề bài, phân tích đề bài ,xem cách làm mẫu và rút ra cách làm bài toán 
mẫu, học sinh chia sẻ cách làm cùng bạn từ đó rút ra công thức , quy tắc chung với 
sự hỗ trợ của giáo viên. của dạng toán điển hình. Một số học sinh sự ghi nhớ của các em nhanh nhớ nhưng 
lại nhanh quên, với các dạng toán điển hình học sinh hay nhầm lẫn dạng này với 
dạng kia.
 - Từ cách nắm các công thức chưa cụ thể dẫn đến việc hổng kiến thức từ 
những bài toán điển hình ( bài toán đơn) nên khi áp dụng vào giải toán bằng hai 
phép tính gặp nhiều khó khăn.
Giải pháp 3: - Lớp không có sự đồng đều về nhận thức học sinh. Phần đa các 
em đều không hay đọc kĩ yêu cầu bài toán mà chỉ đọc lướt qua sau đó là đi 
giải toán. Các em biết cách xác định câu lời văn nhưng phép tính không 
đúng. Các em kĩ năng tính toán các phép tính còn chưa đúng. Các em còn 
nhầm lẫn các dạng toán với nhau.
 - Việc tóm tắt, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với một số học 
sinh trung bình và yếu của lớp 3. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa 
cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp Thực 
tế trong một tiết dạy 35 phút, thời gian dạy kiến thức mới mất nhiều – phần bài 
tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời không 
được nhiều mà học sinh chỉ thành thạo việc đọc đề toán. Khi học sinh mới chỉ 
nắm được kiến thức từ bài toán đơn mà không có sự gợi mở đưa ra tình huống có 
vấn đề của giáo viên thì học sinh sẽ lúng túng khi xác định dữ kiện của bài toán và 
cách giải bài toán. Khó khăn mà học sinh gặp phải đó là xác định lời giải của pháp 
tính đầu vì từ lớp 1 lên các em mới chỉ làm quen giải toán có lời văn bằng một phép 
tính. 
 Một số ví dụ minh chứng: 
 Ví dụ : Khi học sinh làm bài 1 ý a trang 60 (VNEN)
 Một cửa hàng ngày thứ bảy bán được 9 quạt máy, ngày chủ nhật bán 
được nhiều hơn ngày thứ bảy 3 quạt máy. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu 
quạt máy?
( Một số HS sẽ khó xác định được lời giải thứ nhất của bài toán, một số học sinh sẽ 
quen làm bằng một phép tính đẫn đến bài giải sẽ sai như sau): 3A 39 em 10 câu 4 em = 10,2% 19 em = 48,7 % 16em=41,1%
2. Giải pháp mới: 
 Để khắc phục những tồn tại và hạn chế nêu trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu 
và áp dụng một số giải pháp sau nhằm nâng cao chất lượng dạy học giải toán có 
lời văn bằng hai pháp tính sau:
 Để khắc phục những tồn tại và hạn chế tôi mạnh dạn đề ra một số giải pháp 
 sau nhằm nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn bằng hai pháp tính 
 sau:
a) Giải pháp 1. Trang bị những công thức, quy tắc, kỹ năng giải toán.
 -Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần vận dụng triệt để biện pháp lấy học 
sinh làm trung tâm để cho học sinh tự tìm tòi khám phá ra các kiến thức mới 
này vì học sinh muốn giải được các bài toán thì cần phải được trang bị đầy đủ 
những kiến thức có liên quan đến việc giải toán mà những kiến thức này chủ 
yếu được cung cấp qua các tiết lý thuyết. Do vậy dưới sự dẫn dắt của giáo viên, 
học sinh cần tìm ra được cách giải bài toán và cần phải được chính xác hóa nhờ 
sự giúp đỡ của giáo viên. Qua quá trình tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới dựa 
trên những cái đã biết giúp các em hiểu sâu hơn, nhớ lâu kiến thức ấy hơn nếu 
như tự mình tìm ra kiến thức .
 -Học sinh cần nắm chắc quy tắc, công thức tính, các bước tính của một phép 
tính từ đó mới rèn luyện được kỹ năng tính toán giải toán bằng hai phép tính.
 -Đối với loại toán có nội dung hình học thì khả năng nhận biết các đặc điểm 
của một hình vẽ là rất quan trọng.
 Ví dụ: Khi dạy về “Diện tích hình chữ nhật” giáo viên cần cho học sinh nhắc 
lại đặc điểm của hình chữ nhật thông qua hình vẽ.
 + Khả năng cắt ghép hình tam giác thành hình chữ nhật.
 + Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh nhớ rõ các ký hiệu hình vẽ. dùng bút chì gạch chân dưới những dữ kiện và yêu cầu của bài toán. Với thói 
quen này được lặp đi lặp lại thì sẽ tạo cho HS một kĩ năng cần thiết trong giải 
toán có lòi văn bằng hai phép tính, hiểu đúng yêu cầu bài toán và xác định đúng 
cách để giải.
 - Hướng dẫn cách tóm tắt bài toán:
Tóm tăt bài toán là diễn đạt nội dung bài toán ngắn gọn và dễ hiểu hơn làm nổi 
bật yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm,Khi học sinh đã hiểu bài toán , GV hướng 
dẫn hs dưới hình thức : bằng lời, bằng sơ đô đoạn thẳng, mô hình khối ..
 + Như ở các lớp dưới HS đã biết cách tóm tắt bằng lời, tuy nhiên GV cần gợi ý 
giúp cho HS cách lựa chọn những từ trọng tâm, để khi nhìn vào tóm tắt dễ nhìn 
thấy cách giải hơn và có thể nêu lại được bài toán ban đầu. GV dự kiến những 
khó khăn khi học sinh chưa lựa chọn đúng từ ngữ để tóm tắt, GV gợi ý giúp đỡ 
các em.
VD :Năm nay bé Hoa 5 tuổi, mẹ bé Hoa gấp 6 lần tuổi Hoa .Hỏi cả hai mẹ con 
năm nay bao nhiêu tuổi? 
Tóm tắt:Hoa :5 tuổi 
Mẹ gấp Hoa:6 lần
Cả hai mẹ con : .tuổi? 
 - Hướng dẫn cách giải 
Giải toán có lời văn bằng hai phép tính lớp 3 là một dạng toán khó đòi hỏi HS 
phải thực hiện hai bước tính thì mới có thể tìm ra kết quả chính xác, Để HS làm 
tốt cách giải dạng toán này và không bị nhầm lẫn từ các dạng cơ bản.GV nên 
định hướng phân loại giải toán bằng hai phép tính thành hai loại để HS dễ nhật 
dạng và nhớ cách giải chính xác hơn.
Loại 1: Bài toán giải bằng hai phép tính chứa dữ kiện “nhiều hơn” “ ít hơn” là 
dạng toán đề bài cho biết giá trị của một đại lượng nào đó nhiều hơn hay ít hơn 
đại lượng đã biết và yêu cầu tính tổng hoặc hiệu của hai đại lượng. Khi dạy GV 
định hướng gợi mở xâu chuỗi từ các bài toán thực tế để tìm ra cách giải.
 B1 Đọc kĩ đề, tìm ra mỗi quan hệ giữa các đại lượng. sinh ngay từ tiểu học. Việc này nhằm phân tích (thử lại) cách giải hay đúng sai 
Khi đã có những kỹ năng giải toán tốt giáo viên cần dạy cho học sinh những thủ 
thuật giải toán trong từng khâu, từng bước giải.
 -Với bước kiểm tra đối chiều kết quả tạo cho HS tính cẩn thận trong giải toán.
 HS đối chiếu kết quả bài toán với các dữ kiện ẩn vừa tìm được xem có đúng 
vời dữ kiện đề bài đã cho không.nếu đúng với dữ kiện đã cho thì kết quả bài 
toán đã đúng.
 VD Bài 3 trang 45 (vnen) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 20m, chiều 
rộng kém chiều dài 4m .Tính chu vi mảnh đất ?
 Tìm được chu vi là 72m , chiều rộng 16 vậy đối chiếu với chiều dài đã cho 
 Nửa chu vi 72 : 2= 36 (m)
 Chiều dài36-16 = 20 (m)
 Vậy chu vi tìm được 72 m là kết quả đúng.
c) Giải pháp 3 : Khuyến khích HS tìm nhiều cách giải cho bài toán.
 *Khi trình bày bài giải giáo viên nên khuyến khích các em tìm ra nhiều cách 
giải. Sau đó hướng dẫn các em vào cách giải, cách trình bày bài giải ngắn gọn, 
chính xác, dễ hiểu nhất, lời giải hợp lý nhất để tránh cho học sinh yếu trả lời bài 
toán sai thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài để biết bài toán cho 
gì ? Bài toán yêu cầu làm như thế nào dựa vào câu hỏi của bài toán để ghi câu 
trả lời cho đúng thực hiện phép tính ghi danh số kèm theo chính xác để đáp số 
bài toán không bị sai theo.
Khi khuyến khích HS Tìm ra nhiều cách giải khác nhau cho bài toán giúp HS có 
khả năng pháp huy tính sáng tạo tư duy, pháp triển đam mê học toán.
 VD bài 4 trang 18 (vnen tập 2)
Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 418l dầu, ngày thứ hai bán được số dầu 
gấp đôi ngày đầu.Hỏi cả hai ngày cửa hang bán được bao nhiêu lít dầu? 
Cách 1: Ngày thứ hai bán được số lít dầu là:
418 x 2 =8 36 (lít)
 Cả hai ngày bán được số lít dầu là: - Với cách hình thành kiến thức để học sinh tự tìm tòi khám phá vận 
dụng kiến thức đã biết để tìm ra kiến thức mới sẽ tạo cho học sinh tâm thế phấn 
khởi, ý thức tự giác trong học tập, phát triển được khả năng tư duy, làm việc 
tích cực, vì thế các công thức và cách giải dạng toán sẽ được khắc sâu và vận 
dụng linh hoạt.
 - HS biết được nhiều dạng toán điển hình nhưng khi được GV chuyển sang 
dạng giải toán bằng hai phép tính từ thực tế sẽ giúp các em phân biệt thành hai 
dạng toán giải bằng hai phép tính cơ bản, từ đó HS sẽ dễ dàng giải được và 
không nhầm lẫn. Khắc phục được những khó khăn và sai lầm của HS có nhận 
thức chậm khi phân tích đề toán , tìm câu trả lời và cách giải cho bài toán.
- Khuyến khích HS giải toán bằng nhiều cách khác nhau sẽ phát hiện được HS 
năng khiều, tạo đam mê khi học toán và yêu thích môn học, ngoài ra cũng là sự 
khích lệ, động viên những HS chưa nắm vững được kiến thức về toán học nỗ 
lực cố gắng hơn trong học tập.
 - HS được trải nghiệm qua các bài toán thực tế, tự bản thân mình lập được bài 
toán và giải được các bài toán mới khi thay dữ kiện của bài toán gốc. Liên hệ 
bài toán thực tế giải bằng hai phép tính thông qua các buổi học ngoại khóa làm 
cho HS trở nên hào hứng, tích cực hơn khi GV lồng ghép trò chơi là những nội 
dung giải toán bằng hai phép tính với những phần thưởng hấp dẫn.
*Nhược điểm: 
- Từ cách nắm các công thức chưa cụ thể dẫn đến việc hổng kiến thức từ những bài 
toán điển hình ( bài toán đơn) nên khi áp dụng vào giải toán bằng hai phép tính gặp 
nhiều khó khăn. 
 - Lớp không có sự đồng đều về nhận thức học sinh. Phần đa các em 
đều không hay đọc kĩ yêu cầu bài toán mà chỉ đọc lướt qua sau đó là đi giải 
toán. 
 - Việc tóm tắt, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với một số học 
sinh trung bình và yếu của lớp 3. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa 
cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp sáng kiến này có thể áp dụng được ở cả khối 4, 5 và trong các trường tiểu học 
khác.
 III. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Hiệu quả kinh tế: 
 Lợi ích kinh tế lớn nhất mà sáng kiến mang lại ở chỗ góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục môn toán ở các trường Tiểu học đặc biệt là việc dạy giải bài 
toán có lời văn cho học sinh tiểu học. Đây chính là nguồn lợi kinh tế vô giá 
không thể dùng vật chất để đong đếm được.
 2. Hiệu quả xã hội:
 Sau thời gian áp dụng các giải pháp cho học sinh thì cách giải toán có lời văn 
của các em từng bước thay đổi. Các em đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn, làm bài 
tập hiệu quả hơn, Phân biệt được các dạng toán và làm tốt các dạng bài trên.
 Các em yêu thích các môn học. Kỹ năng thực hành giải toán của học sinh 
được nâng cao một cách rõ rệt. Đặc biệt nhận dạng toán đề làm nhanh hơn, 
chính xác hơn.
 Như vậy bằng nhiều giải pháp khác nhau, chúng tôi luôn cố gắng rèn cho 
học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả trong giải toán có lời văn, thể hiện rõ 
nét ở sự tiến bộ của học sinh trong nhận thức, trong thực hành và trong việc 
nhận diện mọi trường hợp các bài toán lớp 3. 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Đông Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2022
 NGƯỜI NỘP ĐƠN
 Nguyễn Tiến Hùng
 Phạm Thị Hương
 Nguyễn Thị Thanh Nga

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_toan_co_loi_van_bang.docx