Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh cho học sinh THCS
Hiện nay với yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục tích cực đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển giáo dục toàn diện theo chương trình GDPT 2018 thì bên cạnh đó TDTT nói chung bộ môn thể dục nói riêng cũng phải được nâng cao phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường. Do đó việc nghiên cứu một số phương pháp dạy học thích hợp giúp học sinh phát triển một cách toàn diện và có hệ thống, phù hợp với mục tiêu yêu cầu trên là vấn đề cần thiết .
Kế hoạch giáo dục bộ môn thể dục các khối lớp THCS có thể thấy rõ việc giành ra tập luyện chạy nhanh ở các tiết học từ khối 6 đến khối 9 là rất ít. Trong giờ học thời gian rèn luyện sức nhanh chưa nhiều, vì nhiệm vụ cơ bản của giờ dạy là thực hiện đủ nội dung và lượng vận động mới. Ngoài thời gian cho học sinh thực hiện bài tập bổ trợ còn khó, có liên quan chạy phối hợp phân phối sức trên đường chạy, kết hợp với hình thể thả lỏng sao cho phù hợp...
Như chúng ta đã biết, tập luyện trong môn chạy nhanh nói chung và môn điền kinh nói riêng một cách có hệ thống và khoa học có tác dụng tốt trong việc củng cố và tăng cường thể lực cũng như sức khỏe cho học sinh. Để đạt được những thành tích nhất định ở nội dung chạy nhanh này chúng ta phải quan tâm rất nhiều đến bài tập, phương pháp huấn luyện trong quá trình giảng dạy cho các em. Hiện nay có rất nhiều bài tâp mà các thầy cô sử dụng, nhưng hiệu quả tối ưu của các bài tập đó vẫn còn là ẩn số.
Việc phát triển sức nhanh cho lứa tuổi học sinh THCS là rất cần thiết và mang tính chuyên biệt; nó dựa vào khả năng của từng học sinh về việc luyện tập những phản ứng vận động, về sức nhanh của từng động tác và kể cả tần số động tác nhằm hoàn thiện sức nhanh tổng thể cho mỗi em học sinh. Dựa trên vấn đề sức khỏe, vấn đề tâm sinh lý và lứa tuổi của các em mà chúng ta đưa ra những phương pháp tập luyện phù hợp để phát triển sức nhanh cho từng đối tượng học sinh.
Hiện nay các em học sinh ở bậc THCS việc thực hiện tập luyện TDTT đều đặn và khoa học còn rất khiêm tốn. Ngoài 2 tiết Thể dục trong một tuần học chương trình chính khóa thì rất ít học sinh có ý thức rèn luyện thêm ngoài giờ,cụ thể như vào các buổi chiều sau khi học xong hoặc buổi sáng sớm thức dậy.
Thông qua việc giảng dạy và khảo sát thực tiễn học sinh trường THCS Chu Văn An mà tôi đang trực tiếp giảng dạy trong những năm học gần đây: 2019- 2020;
2020 - 2021 và năm học 2021 -2022 cho thấy rằng việc ý thức tập luyện TDTT cũng như phát triển thể lực của các em học sinh chưa được đồng đều. Mà theo chương trình GDPT 2018 thì đòi hỏi học sinh phải có các năng lực: Tự chủ -tự học, tự giác - tích cực, giao tiếp - hợp tác. Vì vậy bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn thể dục trong nhà trường mạnh dạn đưa ra “Phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh cho học sinh THCS” với mong muốn trước tiên là bài dạy đạt kết quả cao, bài học phong phú và sinh động hơn. Đặc biệt là trang bị cho các em hệ thống các bài tập, động tác, trò chơi, phương pháp rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn hơn, giúp cho nền tảng văn hóa thể thao đất nước nói chung và học sinh THCS nói riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh cho học sinh THCS
2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng công nhận sáng kiến tỉnh Đồng Nai I. THÔNG TIN CHUNG: 1. Tên sáng kiến: Phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh cho học sinh THCS. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học bộ môn. 3. Tác giả: - Họ và tên: LÊ THỊ QUỲNH NHI Giới tính: Nữ Năm sinh: 1987 - Trình độ chuyên môn: CĐSP Điện thoại: 0909348449 Email: quynhnhitv@gmail.com. - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Chu Văn An - Thành phố Long Khánh - Tỉnh Đồng Nai. 4. Tôi xin cam đoan sáng kiến là của tôi nghiên cứu, sáng tạo ra, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền sáng kiến. Thủ trưởng đơn vị nơi tác giả sáng kiến công tác hoặc đang áp dụng sáng kiến cam kết những thông tin nêu theo báo cáo này là sự thật. Long khánh, ngày 10, tháng 5, năm 2022 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Lê Thị Quỳnh Nhi XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN THÀNH PHỐ LONG KHÁNH 4 sinh. Hiện nay các em học sinh ở bậc THCS việc thực hiện tập luyện TDTT đều đặn và khoa học còn rất khiêm tốn. Ngoài 2 tiết Thể dục trong một tuần học chương trình chính khóa thì rất ít học sinh có ý thức rèn luyện thêm ngoài giờ,cụ thể như vào các buổi chiều sau khi học xong hoặc buổi sáng sớm thức dậy. Thông qua việc giảng dạy và khảo sát thực tiễn học sinh trường THCS Chu Văn An mà tôi đang trực tiếp giảng dạy trong những năm học gần đây: 2019- 2020; 2020 - 2021 và năm học 2021 -2022 cho thấy rằng việc ý thức tập luyện TDTT cũng như phát triển thể lực của các em học sinh chưa được đồng đều. Mà theo chương trình GDPT 2018 thì đòi hỏi học sinh phải có các năng lực: Tự chủ -tự học, tự giác - tích cực, giao tiếp - hợp tác. Vì vậy bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn thể dục trong nhà trường mạnh dạn đưa ra “Phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh cho học sinh THCS” với mong muốn trước tiên là bài dạy đạt kết quả cao, bài học phong phú và sinh động hơn. Đặc biệt là trang bị cho các em hệ thống các bài tập, động tác, trò chơi, phương pháp rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn hơn, giúp cho nền tảng văn hóa thể thao đất nước nói chung và học sinh THCS nói riêng. 1.2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp đã thực hiện: Ưu điểm: Đặc biệt là chính sách của Đảng - nhà nước ta rất coi trọng nền giáo dục xem giáo dục là nhiệm vụ “quốc sách hàng đầu”, đây là những thuận lợi để cho các em học sinh có điều kiện tiếp thu tri thức khoa học một cách tốt nhất. Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường cùng với giáo viên chủ nhiệm trong linh vực thê duc thê thao, đây la môt trong những mặt giao duc toan diên của nhà trường. Bản thân là giáo viên dạy chuyên môn Thể dục, có nhiều năm dạy học tại trường cho nên hiểu được tính cách và điều kiện cụ thể của từng học sinh. Giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công tác và có kinh nghiệm giảng dạy. Hầu hết các giáo viên đều có ý thức tự nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia 6 vận dụng để tập luyện hàng ngày, giữ gìn sức khoẻ và nâng cao thể lực. Nhằm bổ trợ tích cực cho nội dung chạy nhanh không những giúp nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu mà còn giúp giảm các chấn thương thường xảy ra khi tập luyện thể dục thể thao. Vì chạy nhanh là môn điển hình để phát triển vận tốc mà học sinh THCS là lứa tuổi đang phát triển tố chất nhanh. Nếu nắm chắc được các động tác bổ trợ và học tốt chạy nhanh thì sẽ là cơ sở thuận lợi để học tập các môn vận động khác như nhảy cao, nhảy xa.. .Bên cạnh đó vận dụng tốt các động tác bổ trợ cũng giúp các em tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực, bản thân tạo được sức nhanh làm tiền đề phát triển các thao tác nhanh, phản ứng nhanh vận dụng vào cuộc sống. Lựa chọn một số bài tập phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cho đội tuyển điền kinh của trường THCS Chu Văn An, qua đó ứng dụng vào trong công tác huấn luyện và giảng dạy để tăng cường sức khỏe và nâng cao thành tích môn chạy ngắn cho học sinh. b) Nội dung giải pháp: Giải pháp 1: Phát triển sức nhanh động tác. Đối với bài tập này chủ yếu là thực hiện nhanh nhất một động tác riêng lẽ nào đó trong một hành động hoàn chỉnh phức tạp. Ví dụ: Đặt chân giậm nhảy nhanh trong toàn bộ hành động giậm nhảy, ra sức cuối cùng trong ném bóng. Tốc độ tối đa mà con người có thể đạt được trong một động tác nào đó không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển sức nhanh nói chung, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như sức mạnh của cơ bắp, mềm dẻo, khả năng tiếp thu kĩ thuật. Do đó việc giáo dục sức nhanh động tác cần kết hợp với việc giáo dục các tố chất khác và việc hoàn thiện kĩ thuật. Phương tiện để phát triển sức nhanh động tác là sử dụng các bài tập có thể thực hiện với tốc độ tối đa, yêu cầu chung ở đây là: + Kỹ thuật sao cho cơ thể thực hiện với tốc độ giới hạn, tức là phải nắm xứng kỹ thuật, kỹ thuật phải đơn giản và thường sử dụng cho các bài tập không 8 như ở nhà. Nên cho học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc tập luyện biết vận dụng vào cuộc sống đạt hiệu quả, đó thật sự là hạnh phúc khi mình có sức khỏe. * Một số trò chơi và cách thức chơi Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau : + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 7 bậcTHCS, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh Trò chơi 1: Chạy dích dắt tiếp sức -Mục đích: Luyện tập và củng cố kỹ năng chạy khéo léo, nhanh nhẹn, sức nhanh của chân. Luyện phản xạ nhanh và tinh thần đồng đội ở các em. - Cách chơi: Khi có hiệu lệnh em số 1 chạy theo đường dích dắc đến cuối cờ thì chạy dích dắc ngược lại chạm tay bạn số 2 và bạn số 2 tiếp tục như bạn số 1 trò chơi cứ tiếp tục đến đội nào xong trước đội đó thắng Trò chơi 2: Nhảy ô tiếp sức. -Mục đích: + Luyện tập và củng cố kỹ năng phản xạ nhanh, khéo léo, sức mạnh 10 chân vào vòng tròn, sau đó lần lượt vào các vòng 2,3, rồi chạy về chạm tay bạn số 2, đi vòng về tập hợp cuối hàng, đội nào về nhanh, ít phạm qui là thắng cuộc. * Một số bài tập bổ trợ và phương pháp tổ chức Để đảm bảo tính khách quan mang lại hiệu quả trong quá trình tập luyện, qua tham khảo nhiều tài liệu về chuyên môn, bản thân tôi đã tiến hành lựa chọn một số nguyên tắc để có thể lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm phát triển sức nhanh như sau: + Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo tính toàn diện đáp ứng yêu cầu tập luyện. + Nguyên tắc 2: Các bài tập phải phải gắn liền với các kỹ thuật động tác tay - chân + Nguyên tắc 3: Các bài tập phải tuân thủ quy tắc nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn gian đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng. + Nguyên tắc 4: Các bài tập được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng, trinh độ thể lực và trinh độ kỹ thuật của học sinh. Từ các nguyên tắc chọn lựa bài tập nêu trên, tôi đã chọn lựa một số bài tập bổ trợ và phương pháp tổ chức để áp dụng trong quá trình nghiên cứu, hệ thống các bài tập này bao gồm: Bài tập 1: Động tác “Chạy bước nhỏ” Mục đích nhằm tăng tần số bước chạy phối hợp động tác toàn thân nhịp nhàng. - Phương pháp tổ chức: Lớp tập trung thành bốn hàng dọc. Mỗi lần bốn học sinh thực hiện, thực hiện xong chạy nhẹ nhàng về đứng cuối hàng để thực hiện những lần tập sau. Mỗi học sinh thực hiện hai lần và theo hiệu lệnh giáo viên. Cự ly di chuyển khoảng 15 - 20m 12 Bài tập 4: Chạy biến tốc 20-30m - Mục đích: Nhằm củng cố kỹ thuật chạy và phát triển cả thể lực chuyên môn. - Phương pháp tổ chức: Lớp tập trung thành bốn hàng dọc. Mỗi lần bốn học sinh thực . Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì các em lập tức chạy nhanh với tốc độ tối đa có thể. Sau khi chạy khoảng 20 - 30m thì cho học sinh chạy chậm lại. Khi học sinh đã chạy đồng đều nhau thì tiếp tục cho chạy nhanh trở lại. Cứ như vậy thực hiện trong khoảng 5 phút. Yêu cầu học sinh thực hiện tích cực theo hiệu lệnh của giáo viên. Bài tập 5: Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: vào chỗ - sẵn sàng - chạy, và chạy tốc độ cao cự ly 20m - Mục đích: Nhằm củng cố lại kỹ thuật xuất phát và tăng sức mạnh của lực đạp chân và sức nhanh phản xạ. Phương pháp tổ cnưc: ươp tạp nợp 4 nang dọc.,moi mọt lượt một nhóm 4 học sinh thực hiện đồng loạt theo hiệu lệnh của giáo viên. Mỗi học sinh thực hiện kỹ thuật từ 2 - 3 lần. 14 Bài tập 8: Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật. ( chạy tốc độ cao) - Mục đích: Nhằm kiểm tra lại các giai đoạn kĩ thuật trong quá trình chạy. - Phương pháp tổ chức: Mỗi lượt một nhóm 4 học sinh thực hiện đồng loạt. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì các em vào vạch xuất phát và thực hiện hoàn thành cự ly. Yêu cầu thực hiện với tốc độ tối đa. Bài tập 9: Bật cao thu gối trước ngực - Mục đích: Nhằm tăng cường sức mạnh của lực đạp sau trong quá trình chạy. - Phương pháp tổ chức: Lớp tập trung thành bốn hàng ngang giãn cách, xen kẽ. Đứng thẳng, người buông lỏng tự nhiên. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì dùng sức mạnh của chân bật cao tại chổ, thu 2 gối ôm sát ngực. Cứ thực hiện như vậy trong khoảng 1 phút. Yêu cầu thực hiện tích cực. 16 Giải pháp 3: Phát triển phản ứng vận động. Phát triển phản ứng vận động đơn giản: là sự đáp lại tín hiệu đã biết trước nhưng xuất hiện một cách bất ngờ bằng những động tác đã biết trước, ví dụ như trong đá cầu phản xạ đỡ cầu khi đối phương giao cầu; phản xạ đối với tiếng súng phát lệnh, còi, cờ hiệu... Phương pháp chủ yếu ở đây là phản ứng lặp lại thật 18 phát huy được tốc độ tối đa, thực hiện các bài tập có chu kỳ như chạy xuống dốc, chạy có lực kéo cơ học hoặc chạy theo nhịp, bàn trượt quay, kích thước tần số nhờ tín hiệu... Phương pháp chủ yếu là phương pháp lặp lại, tăng tiến và biến đổi. Cự ly cần lựa chọn sao cho tốc độ không bị giảm vào giai đoạn cuối. Ví dụ: 30- 60m- nghĩ ngơi tích cực để hồi phục tương đối hoàn toàn trong 1- 2 phút. Tóm lại, để phát triển sức nhanh cho học sinh cần dựa vào các phương pháp, bài tập nhanh- mạnh, tập lặp lại ở các cự li khác nhau (30- 50- 60m), sử dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu nhằm kích thích sự hứng thú và hưng phấn trong quá trình tập luyện. c. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới: Mỗi một phương pháp tập đều có ưu nhược điểm nhất định, quang trọng là việc vận dụng các phương pháp tập luyện như thế nào để hạn chế tối đa nhược điểm của từng loại, đồng thời phát huy được ưu điểm của nó để tăng cường khả năng tập luyện một cách tích cực và khách quan với người học. Ưu điểm: Qua sáng kiến nay tôi thấy sư tiếp thu cua học sinh đa nhân thức được tốt hơn bô môn thế duc nói chung va phân “Chay nhanh” noi riếng. Sử dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu nhằm kích thích sự hứng thú và hưng phấn trong quá trình tập luyện. Luyện tập và củng cố kỹ năng nhanh nhẹn , sức mạnh của chân, luyện tập phản xạ nhanh ở các em. Nhờ đó mà các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn. Các giải pháp trến mà bản thân đã áp dụng giúp tôi thấy được các tố chất vận động của học sinh về sức nhanh nói riếng. Từ đó tôi có thể phát hiện và lựa chọn được những học sinh có năng khiếu để đưa vào đội tuyển điền kinh của nhà trường. về nhược điểm: 20 của giáo viên và học sinh. Học sinh tham gia học tập ngày một tích cực, tự giác, yêu thích bộ môn và sư tiêp thu cua học sinh được tôt hơn trong bô môn thê duc noi chung va phân “Chạy nhanh” noi riêng. Phương phap giang dạy bô môn và chất lượng ngày một nâng cao, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. - Chạy nhanh là một trong những nội dung hấp dẫn, ưa thích đối với học sinh trung học cơ sở, vì nó xuất phát trên những hoạt động cơ bản trong hệ vận động và trong tâm lý tự nhiên của con người. Do vậy việc học môn điền kinh nói chung và chạy nhanh nói riêng là vô cùng cần thiết. Là một nội dung quan trọng nhằm rèn sức nhanh cũng như sự phối hợp khéo léo và độ chính xác trong vận động với tốc độ cao. - Qua việc áp dụng các giải pháp trên vào trong quá trình tập luyện giúp học sinh bước đầu hình thành và xây dựng được kỹ thuật cơ bản môn chạy nhanh, phát triển sức nhanh, nâng cao thành tích chạy cho học sinh. Từ đó phát hiện ra những học sinh có khả năng để hướng các em thành các vận động viên trong tương lai. Tôi xin minh chứng để thấy được hiệu quả của sáng kiến mà tôi đã áp dụng trong thực tế giảng dạy của bản thân: Số liệu thống kê để thấy được giải pháp đưa ra đủ độ tin cậy, độ giá trị: - Trước và sau khi thực hiện sáng kiến này tỉ lệ của bộ môn đạt được là: Trước khi thực hiện đề tài: Thành tích Chạy nhanh Lớp Sĩ số Thực hiện Đạt Thực hiện Chưa đạt 7/1 33 18 15 7/2 35 21 14 8/1 36 21 15 8/4 36 24 12 Sau khi thực hiện đề tài: 22 được. - Lĩnh vực mà sáng kiến có thể áp dụng: Phương pháp dạy học bộ môn Thể dục - Để áp dụng sáng kiến này cần phải đảm bảo điều kiện về dụng cụ, sân bãi luyện tập. - Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Được áp dụng cho toàn bộ học sinh khối 6, khối 7, khối 8, khối 9. - Được ứng dụng thực tế vào trong tiết giảng dạy của giáo viên, ít hao tốn về kinh phí. III. PHẦN KẾT LUẬN Bài học kinh nghiệm: Muốn đạt thành tích tốt trong chạy nhanh bên cạnh vận dụng những phương pháp trên, đòi hỏi học sinh cần phải có tính kiên trì nhẫn nại yêu thích và am hiểu môn điền kinh nói chung và môn chạy nhanh nói riêng. Giáo viên phải sắp xếp tiết dạy một cách có trình tự, có hệ thống và khoa học. động tác làm mẫu phải rõ ràng, chính xác, đẹp, giáo viên cần uốn nắn, sửa chữa tư thế những động tác sai cho học sinh. Giáo viên lồng những trò chơi mang tính chất gây hứng thú cao cho học sinh trong luyện tập, tạo cho tiết học sôi nổi, vui vẻ. Những bài tập, những thuật ngữ đòi hỏi giáo viên phải sử dụng chính xác. Giáo viên phải hiểu và phân loại được từng nhóm học sinh riêng để đưa ra những bài tập phù hợp với từng đối tượng. Cần phải giáo dục cho học sinh có thói quen tập luyện, có tính tự giác cao và kỷ luật nghiêm. Cần tổ chức thi đua giữa các tổ hay cá nhân để tăng thêm phần hứng thú cho học sinh. Tóm lại, phát triển sức nhanh cho học sinh nhằm tạo cho các em có tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đở lẫn nhau cùng học tập và tập luyện. Giúp cho học sinh nâng cao khả năng phảnh xạ nhanh, điều tiết được lượng vận động. Giúp cho các em luôn tích cực hăng say và hiểu rõ được kĩ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi tập. Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_tap_luyen_phat_trien_suc_n.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh cho học sinh THCS.pdf