Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí (bộ sách Chân trời sáng tạo)

Mĩ Thuật là môn học về cái đẹp, là khơi dậy tư duy sáng tạo trong tâm hồn trong sáng, thơ ngây và đáng yêu của lứa tuổi thiếu nhi. Dạy nghệ thuật nói chung và dạy Mĩ Thuật nói riêng, không phải là đưa ra một công thức cứng nhắc để làm, để vẽ mà điều cốt lõi quan trọng là lối tư duy, tạo điều kiện cho sự phát triển tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ em.

Đáp ứng nhu cầu phát triển thẩm mĩ của xã hội, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục, thể dục thì mĩ dục cũng không ngừng phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ.

Dạy - học Mĩ Thuật ở trường không phải đào tạo họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho các em. Chủ yếu tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày. Đối với môn học Mĩ Thuật việc truyền thụ kiến thức là một công việc quan trọng, qua đây học sinh hình thành khả năng cảm thụ thẩm mĩ và khả năng thực hành. Mặt khác, hiện nay phương pháp dạy học truyền thống “đọc chép” thụ động không đáp ứng được lối tư duy sáng tạo, năng động của học sinh. Dù bắt các em ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, chúng tôi nghĩ rằng mình cần phải biết tạo hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động.

Sáng tạo là một tiềm năng vốn có của mỗi con người, khi gặp dịp thì bộc lộ. Và ta chỉ có thể thấy tính sáng tạo luôn gắn liền với tư duy tích cực, chủ động, độc lập, tự tin. Sự sáng tạo không chấp nhận những ràng buộc bởi những quy tắc hành động cứng nhắc, thụ động. Vì vậy việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh có ý nghĩa quyết định cho nhận thức thẩm mĩ nói chung và kết quả bài vẽ nói riêng. Thực tế, học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Để khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ học vẽ tranh đề tài đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học Mĩ Thuật.

Trang trí được dùng cho tên một phân môn của Mĩ Thuật ở Trường trung học cơ sở, được học sinh thích thú học tập vì nó gắn liền với cuộc sống, học tập, vui chơi của các em. Trang trí không chỉ giúp cho học sinh tạo ra cái đẹp muôn màu, muôn vẻ mà còn phát triển khả năng suy nghĩ, tìm tòi để luôn luôn có cái mới, cái khác, cái lạ…Học trang trí các em được rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển phẩm chất của người lao động sáng tạo không ngừng.

Trang trí là nghệ thuật làm đẹp, nó giúp cho cuộc sống thêm phong phú và con người hoàn thiện hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều đồ vật mà ta thường sử dụng như bát, đĩa, ấm, chén, khăn bàn, quần áo... Tất cả đều có những hoa văn họa tiết trang trí nhằm cho chúng đẹp thêm, hấp dẫn hơn, có giá trị thẩm mĩ hơn.

Người giáo viên dạy Mĩ Thuật ngoài việc truyền thụ kiến thức về Mĩ Thuật, đặc biệt là phân môn vẽ trang trí cần phải biết dạy cho học sinh ứng dụng các kiến thức đó để làm ra các sản phẩm có ích cho cuộc sống từ những phế liệu bỏ đi. Mà trong thực tế, những phế liệu này có rất nhiều trong cuộc sống, rất dễ kiếm, dễ tìm.

Giúp học sinh nắm vững được những kiến thức cơ bản về vẽ trang trí: Những kiến thức chung, cách sử dụng màu vẽ, cách vẽ họa tiết, phân biệt được và thực hiện được bài trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy, sự sáng tạo, tính tò mò sự hiếu kì của các em trên mọi chất liệu. Giúp học sinh hiểu được giá trị của mĩ thuật cổ dân tộc. Yêu quí trân trọng cái đẹp, có thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn. Dưới bàn tay khéo léo của các em cộng với sự hướng dẫn của thầy cô, sự ủng hộ từ gia đình, các em đã có thể tạo ra rất nhiều đồ vật có giá trị trong cuộc sống từ những vật dụng bỏ đi. Đó là lý do tôi nghiên cứu sáng kiến “Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí”

docx 33 trang Trúc Vân 21/11/2024 401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí (bộ sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí (bộ sách Chân trời sáng tạo)

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí (bộ sách Chân trời sáng tạo)
 2
Sáng kiến: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí
 MỤC LỤC
 Phần Nội dung chính Trang
 I PHẦN MỞ ĐẦU 1
 II PHẦN NỘI DUNG 3
 1 Thời gian thực hiện 3
 2 Đánh giá thực trạng 3
 a Kết quả đạt được 4
 b Những mặt còn hạn chế 6
 c Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế 6
 * Nguyên nhân đạt được 6
 * Nguyên nhân hạn chế 6
 III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 8
 1 Căn cứ thực hiện 8
 a Căn cứ pháp lí 8
 b Căn cứ thực tiễn 8
 2 Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện 9
 a Nội dung, phương pháp 9
 b Giải pháp thực hiên 10
 * Giải pháp 1: Phương pháp hướng dẫn học sinh phân tích. 10
 * Giải pháp 2: Phương pháp hoạt động theo nhóm 12
 * Giải pháp 3: Phương pháp tổ chức trò chơi 15
 * Giải pháp 4: Phương pháp thực hành 16
 * Giải pháp 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả sản phẩm học tập.. 19
 IV KẾT LUẬN 22
 1 Kết quả đạt được 22
 2 Phạm vi áp dụng 25
 3 Kết luận và kiến nghị 25
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 4
 Sáng kiến: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí
kết quả bài vẽ nói riêng. Thực tế, học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng 
ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học 
thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Để khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ 
học vẽ tranh đề tài đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và 
tạo được cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học Mĩ Thuật.
 Trang trí được dùng cho tên một phân môn của Mĩ Thuật ở Trường trung 
học cơ sở, được học sinh thích thú học tập vì nó gắn liền với cuộc sống, học tập, 
vui chơi của các em. Trang trí không chỉ giúp cho học sinh tạo ra cái đẹp muôn 
màu, muôn vẻ mà còn phát triển khả năng suy nghĩ, tìm tòi để luôn luôn có cái 
mới, cái khác, cái lạHọc trang trí các em được rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển 
phẩm chất của người lao động sáng tạo không ngừng.
 Trang trí là nghệ thuật làm đẹp, nó giúp cho cuộc sống thêm phong phú và 
con người hoàn thiện hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều đồ vật mà ta 
thường sử dụng như bát, đĩa, ấm, chén, khăn bàn, quần áo... Tất cả đều có những 
hoa văn họa tiết trang trí nhằm cho chúng đẹp thêm, hấp dẫn hơn, có giá trị thẩm 
mĩ hơn. 
 Người giáo viên dạy Mĩ Thuật ngoài việc truyền thụ kiến thức về Mĩ Thuật, 
đặc biệt là phân môn vẽ trang trí cần phải biết dạy cho học sinh ứng dụng các 
kiến thức đó để làm ra các sản phẩm có ích cho cuộc sống từ những phế liệu bỏ 
đi. Mà trong thực tế, những phế liệu này có rất nhiều trong cuộc sống, rất dễ kiếm, 
dễ tìm.
 Giúp học sinh nắm vững được những kiến thức cơ bản về vẽ trang trí: 
Những kiến thức chung, cách sử dụng màu vẽ, cách vẽ họa tiết, phân biệt được 
và thực hiện được bài trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. Từ đó thúc đẩy khả 
năng tư duy, sự sáng tạo, tính tò mò sự hiếu kì của các em trên mọi chất liệu. Giúp 
học sinh hiểu được giá trị của mĩ thuật cổ dân tộc. Yêu quí trân trọng cái đẹp, có 
thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn. Dưới bàn tay khéo léo của các em cộng với sự hướng 
dẫn của thầy cô, sự ủng hộ từ gia đình, các em đã có thể tạo ra rất nhiều đồ vật có 6
 Sáng kiến: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí
 Nói đến dạy – học Mĩ Thuật là nói đến kĩ năng sử dụng đường nét, hình 
mảng, màu sắc. Tất cả những điều đó thường được thể hiện bằng viết chì, màu 
vẽ. Ngay từ khi học mầm non, mẫu giáo và dài đến những năm cấp tiểu học, 
người giáo viên dạy Mĩ Thuật chủ yếu hướng dẫn các em làm bài bằng cách vẽ 
chì, sau đó vẽ màu vào bài vẽ. Đó là cách dạy và học thông thường nhưng nếu tất 
cả các bài thực hành đều chỉ sử dụng một phương pháp dần dần sẽ bào mòn sự 
hứng thú nơi học sinh. Và với cách làm bài như thế, học sinh chủ yếu thực hiện 
độc lập. Điều này gây nên sự nhàm chán, làm học sinh mất tập trung khi vẽ bài 
trong một thời gian dài và dẫn đến một số học sinh hiếu động sẽ gây mất trật tự 
làm ảnh hưởng đến tiết học. Phần lớn việc giảng dạy của giáo viên còn mang tích 
áp đặt, học sinh tiếp thu kiến thức thụ động, hay dạy theo lối chuyên nghiệp chỉ 
chú ý đến kỹ thuật vẽ chưa chú ý đến mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho các em nên 
chưa phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, tìm tòi, tư duy sáng tạo và áp 
dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế là học sinh chưa biết được công dụng 
của các sản phẩm, còn e dè trong việc phối hợp màu sắc để tạo ra các sản phẩm 
như ý muốn từ những vật liệu dễ kiếm, dễ tìm trong cuộc sống hằng ngày để ứng 
dụng những sản phẩm đó vào công việc học tập, vui chơi và làm đẹp cho cuộc 
sống.
 a) Kết quả đạt được:
 Môn Mĩ Thuật giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng, 
hơn nữa học tốt môn Mĩ Thuật còn giúp học sinh học tốt những môn học khác 
cho nên nhà trường luôn quan tâm đến việc dạy – học bộ môn và có những đầu 
tư nhất định cho bộ môn như: Cấp phát tài liệu, chỉ đạo tổ chuyên môn thường 
xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ góp ý để nâng cao trình độ chuyên môn cho 
giáo viên.
 Học sinh ham thích học môn Mĩ Thuật tăng lên rõ rệt. Tiết dạy trở nên sinh 
động, cuốn hút hơn. Học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học 
sinh trong giờ học Mĩ Thuật. 8
 Sáng kiến: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí
 Số lượng học sinh chưa 
 Số lượng học sinh đã phát 
 phát triển tư duy sáng tạo 
 Tổng triển tư duy sáng tạo trong 
 trong phân môn vẽ trang 
 số phân môn vẽ trang trí.
 trí.
 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
 Khối 6 118 56 47,5 % 62 52,5 %
 Khối 7 87 41 47,1% 46 52,9 %
 Khối 8 79 34 43% 45 57%
 b) Những mặt còn hạn chế:
 Bên cạnh những kết quả đã đạt được, áp dụng Sáng kiến tại đơn vị còn 
bộc lộ một số hạn chế như sau:
 Nhà trường chưa có phòng học dành riêng cho bộ môn, sách tham khảo về 
Mĩ Thuật rất hiếm hoi.
 Chưa có điều kiện cho học sinh tham quan thực tế, để các em có thêm kiến 
thức, thêm vốn hiểu biết để làm bài tốt hơn.
 Những bức tranh đẹp của học sinh chưa có phòng trưng bày để khuyến 
khích khả năng sáng tác tranh, đồng thời còn để tạo điều kiện cho học sinh học 
tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau học tốt hơn. 
 c) Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế.
 * Nguyên nhân đạt được:
 - Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường, tổ chuyên môn luôn 
giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giảng dạy.
 - Tham gia đầy đủ các phong trào chuyên môn, các lớp bồi dưỡng nhằm 
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do trường và phòng, sở tổ chức.
 - Học hỏi, vận dụng sáng tạo linh hoạt các phương pháp dạy học đổi mới 
để giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn.
 - Tham gia thảo luận nhóm bộ môn về phương pháp dạy học bộ môn.
 - Một số học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học tập môn Mĩ Thuật, rất thích 
thú với môn học này. 10
 Sáng kiến: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí
 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Căn cứ thực hiện:
 a) Căn cứ pháp lí:
 - Căn cứ vào luật giáo dục năm 2009
 - Căn cứ thông tư 32/2018/TT – BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục 
về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 - Căn cứ thông tư 32/2020/TT – BGDĐT ngày 01/11/2020 của Bộ giáo dục 
và đào tạo ban hành Thông tư Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường 
trung học phổ thông.....
 - Căn cứ vào nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản 
toàn diện của Bộ GD & ĐT.
 - Căn cứ công văn số 5555/BGDĐT ngày 8/10/2014 hướng dẫn và cụ thể 
hóa những yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích 
cực của học sinh.
 - Căn cứ thông tư 58/2011/TT – BGDĐT ngày 12/12/2011, Quy chế đánh 
giá, xếp loại học sinh THCS và THPT.
 - Căn cứ thông tư 26/ 2020/TT – BGDĐT ngày 11/10/2020 của Bộ Giáo 
dục và đào tạo: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá xếp loại học 
sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông...
 - Căn cứ thông tư 22/ 2021/TT – BGDĐT ngày 05/9/2021 quy định về đánh 
giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông theo chương trình 
GDPT năm 2008.
 b) Căn cứ thực tiễn:
 - Học sinh bậc học Trung học cơ sở thích khám phá, thích làm chủ trong 
quá trình tham gia hoạt động học.
 - Qua tìm hiểu thực trạng trên có nhiều nguyên nhân: khách quan có, chủ 
quan có. Có thể do đặc điểm bộ môn đòi hỏi người học phải có chút năng khiếu, 
đòi hỏi sự tư duy sáng tạo sinh động, lại cần tính kiên nhẫn nên một số học sinh 
lười học không yêu thích. Cũng có thể do phụ huynh đã định hướng cho con em 12
 Sáng kiến: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí
trang trí là một nhu cầu thiết yếu, là mong muốn về tình cảm, ý thích, tâm lý của 
con người.
 b) Giải pháp thực hiện: 
 * Giải pháp 1: Phương pháp hướng dẫn học sinh phân tích, đánh giá tranh 
vẽ.
 Với phương pháp này giáo viên cho học sinh đính bài lên bảng để phân 
tích chủ đề, nội dung của bức tranh, bức tranh đó vẽ về chủ đề gì? Cách sắp xếp 
bố cục trong bài vẽ cân đối chưa? Họa tiết trong tranh có mảng chính, mảng phụ 
chưa? Màu sắc trong tranh vẽ có hài hài tươi sáng không? Thông qua mỗi bức 
tranh học sinh phân tích, đánh giá nội dung từng bức tranh để nắm được nội dung 
và vận dụng vào bài vẽ của mình của mình tốt hơn.
 * Ví dụ 1: Chủ đề 7: Hội hoa xuân; Tiết 7: Tạo dáng và trang trí chậu 
cảnh/lọ hoa (Mĩ Thuật 8)
 Hình 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia đánh giá, phân tích tranh. 14
 Sáng kiến: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí
 * Giải pháp 2: Phương pháp hoạt động theo nhóm:
 Với xu hướng dạy học mới hiện nay, đây là phương pháp cốt lõi quyết định 
sự thành công của tiết dạy, đồng thời thông qua hoạt động này, các em khá, giỏi 
sẽ giúp đỡ các em yếu hoạt động, lĩnh hội kiến thức; mặc khác đây cũng là phương 
pháp tốt nhất phát huy tinh thần học tập chủ động lĩnh hội kiến thức của các em. 
Làm cho tiết học sôi nổi hơn.
 Với hoạt động này, giáo viên có thể áp dụng vào hoạt động khởi động, hoạt 
động hình thành kiến thức, hoặc hoạt động vận dụng.
 Việc cho học sinh hoạt động theo nhóm để học sinh nhận biết được nội 
dung vấn đề cần giải quyết trong bài học... Hoạt động nhóm trong giờ học để phù 
hợp với từng đối tượng học sinh, ta có thể phân nhóm theo nhiều cách khác nhau, 
mỗi nhóm làm một nhiệm vụ phù hợp với năng lực của mình. Giáo viên có thể 
căn cứ vào trình độ nhận thức, trình độ học lực có thực của học sinh mà chúng ta 
phân nhóm nhằm giúp học sinh tích cực trong học tập, khi phân nhóm giáo viên 
nên đặt tên cho nhóm để tăng phần hấp dẫn cho tiết học. 
 Phương pháp học tập này được tiến hành dưới nhiều hình thức tùy thuộc 
vào bài tập là câu hỏi hay bài thực hành. Sau khi học sinh hoàn thành bài tập 
nhóm trưởng thay mặt nhóm trình bày. Các nhóm hoặc cá nhân khác, góp ý, bổ 
sung, tranh luận đánh giá.
 Hình 1: Học sinh làm việc nhóm trong giờ học thực hành vẽ. 16
 Sáng kiến: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí
 Ví dụ: Chủ đề: Hình khối trong không gian; Tiết 15: Chao đèn trong 
trang trí kiến trúc. (Mĩ Thuật 7)
 Đối với tiết học này giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các vật liệu 
được làm từ khuy áo, nắp chai, muỗng, bìa catton, giấy vệ sinh, ống hút.......để 
tạo nên chao đèn phục vụ trong cuộc sống, trong học tập.
 Hình 1: Học sinh làm việc nhóm trong giờ học.
 Hình 2: Sản phẩm của học sinh sau khi thực hành nhóm. 18
 Sáng kiến: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí
 Hình 2: Học sinh thực hiện trò chơi mảnh ghép
 Đặc biệt ở phương pháp này người giáo viên cần phải biết tổ chức cho học 
sinh tham gia trò chơi một cách nghiêm túc tránh tình trạng một số học sinh lợi 
dụng việc tham gia trò chơi để đùa giỡn, hơn nữa giáo viên cần quán xuyến và 
quan tâm hơn đối với những học sinh yếu, học sinh cá biệt, động viên, khuyến 
khích các em tham gia trò chơi để các em bớt thụ động và tiến bộ hơn trong các 
giờ học.
 * Giải pháp 4: Phương pháp thực hành:
 Môn Mĩ thuật lấy thực hành làm hoạt động chính, và chỉ có trên cơ sở thực 
hành thì nhận thức lý thuyết mới rõ dần. Học Mĩ thuật, học sinh cần được thực 
hành, khi học sinh thực hành sẽ trùng lặp về các họa tiết, cách tiến hành, song 
mỗi bài giáo viên cần gợi mở để học sinh có cách thể hiện khác nhau từ việc khai 
thác các họa tiết, tìm chủ đề, bố cục, xây dựng hình tượng.
 Hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên cần tìm ra những thiếu sót về bố 
cục, vẽ hình, vẽ màu, gợi ý cho các em suy nghĩ và tìm ra cách sửa chữa, điều 
chỉnh theo khả năng, phù hợp với từng dạng bài của các em. Cần có kế hoạch về 
phương pháp đối với từng đối tượng học sinh, mỗi đối tượng học sinh lại có gợi 20
Sáng kiến: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí
 Hình 3: Học sinh luyện tập trong tiết học vẽ.
 Hình 4: Học sinh thực hành tạo ra sản phẩm trong tiết học vẽ 22
 Sáng kiến: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong phân môn Vẽ trang trí
bộ đó có tương xứng với mục tiêu đề ra hay không. Ngoài ra, nó còn giúp giáo 
viên có cơ sở cho điểm, xếp loại học sinh. Thông qua sự gợi ý của giáo viên, học 
sinh nhận xét bài lẫn nhau sau đó giáo viên nhận xét lại chỉ ra trên bài vẽ chưa 
đẹp, còn thiếu sót để các em chỉnh sửa, còn các bài vẽ đẹp giáo viên tuyên dương 
động viên các em nhằm để các em phát huy trí tưởng tượng của mình trong tiết 
học sau. Đối với với học sinh kém thì yêu cầu vẽ được hoàn thành bài tập, đối với 
học sinh khá thì bổ sung bài vẽ đầy đủ, hợp lý hơn; với học sinh giỏi thì gợi ý, 
động viên các em suy nghĩ, tìm tòi thêm.
 Ví dụ 1: Chủ đề: Vật liệu hữu ích; Bài 3: Khu nhà tương lai (Mĩ Thuật 
6) 
 Hình 1: Kết sản phẩm học tập của học sinh.
 * Ví dụ 2: Chủ đề 5: Cuộc sống quanh em; Tiết 17: Trưng bày và giới 
thiệu sản phẩm. (Mĩ Thuật 7)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_tu_duy_sang_tao_cho_hoc_sin.docx