Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh thông qua khai thác và sử dụng có hiệu quả một số phần mềm vào dạy học bộ môn Vật lí THPT theo sách giáo khoa mới
Hiện nay, học sinh THPT còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học hợp lí. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân nên giáo viên chỉ lo thực hiện chức năng giảng dạy của mình mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho học sinh trong đó có kĩ năng tự chủ và tự học. Vì vậy, mỗi nhà trường cần đưa phương pháp tự học vào mục tiêu dạy học. Bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi học lên bậc đại học, ra trường hòa nhập với xã hội, trong suốt cuộc đời. Khi tự học, mỗi học sinh hoàn toàn có điều kiện để tự nghiền ngẫm những vấn đề nảy sinh trong học tập theo một cách riêng với những yêu cầu và điều kiện thích hợp. Điều đó không chỉ giúp bản thân học sinh nắm được vấn đề một cách chắc chắn và bền vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng vận dụng tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo. Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân học sinh tự rèn luyện kiên trì mới có được, không một ai có thể cung cấp hay làm thay. Thực tế cũng đã chứng minh, mỗi thành công của học sinh trên con đường học tập không bao giờ là kết quả của lối học tập thụ động. Với sự ra đời và phát triển không ngừng của CNTT, chuyển đổi số chính là xu hướng mới đặc biệt trong ngành giáo dục. Chuyển đổi số có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng khả năng tự chủ và tự học của HS, nhất là với các HS ở vùng sâu vùng xa, giúp các em tiếp cận được với kiến thức một cách hiệu quả hơn. Nắm bắt được xu thế trên, với cương vị là một giáo viên Vật lí, hơn mười năm kinh nghiệm trong giảng dạy tôi đã lựa chọn đề tài: " Phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh thông qua khai thác và sử dụng có hiệu quả một số phần mềm vào dạy học bộ môn Vật lí THPT".
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh thông qua khai thác và sử dụng có hiệu quả một số phần mềm vào dạy học bộ môn Vật lí THPT theo sách giáo khoa mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh thông qua khai thác và sử dụng có hiệu quả một số phần mềm vào dạy học bộ môn Vật lí THPT theo sách giáo khoa mới
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ THPT Lĩnh vực: Vật lí Tên tác giả: Nguyễn Thị Hương Tổ: KHTN Số điện thoại: 0386796859 Năm học: 2023 CHƯƠNG 2. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CHO HS THPT .................................................................................... 16 1. Một số lưu ý ...................................................................................................... 16 2. Giới thiệu một số phần mềm nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học sinh trong phạm vi đề tài ................................................................................................. 16 2.1. Phần mềm "Zalo, Messenger".................................................................... 16 2.2. Phần mềm quản lý nhà trường: "lms.vnedu.vn" ........................................ 17 2.3. Phần mềm trình chiếu : " Microsoft Powerpoit" ....................................... 19 2.4. Phần mềm thiết kế : " Canva" .................................................................... 21 2.5. Phần mềm giao bài tập về nhà và kiểm tra trực tuyến: "Azota" ................ 22 2.6. Ứng dụng: " Padlet" ................................................................................... 24 2.7. Công cụ hỗ trợ kiểm tra đánh giá : "Quizizz" ............................................ 25 2.8. Phần mềm " Ispring suite 10" để thiết kế bài giảng E-learning ................. 26 2.9. Phần mềm " Storyline 3" để thiết kế bài tập tương tác .............................. 29 3. Ứng dụng các phần mềm vào các quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh ...................................................................................... 30 3.1. Ứng dụng các phần mềm vào quá trình chuẩn bị bài mới ......................... 30 3.2. Ứng dụng các phần mềm vào quá trình củng cố kiến thức cũ ................... 33 3.3. Ứng dụng các phần mềm vào quá trình tạo đề kiểm tra trực tuyến chuẩn bị cho kiểm tra định kỳ ......................................................................................... 37 3.4. Ứng dụng phần mềm " Ispring suite 10" trên nền tảng Powerpoit để thiết kế bài giảng E-learning đáp ứng nhu cầu học trực tuyến của học sinh ............ 42 3.5. Ứng dụng phần mềm " Storyline 3" để thiết kế bài tập tương tác. ............ 42 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ........................ 45 4.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................... 45 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ........................................................... 45 4.3. Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 45 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .................................................................................................................... 46 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................ 47 1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................... 47 2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................... 47 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học Sinh 3 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 4 THPT Trung học phổ thông 5 VDKT Vận dụng kiến thức 6 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 7 CNTT Công nghệ thông tin 8 CSDL Cơ sở dữ liệu 9 PMDH Phần mềm dạy học 10 PP&HTTCDH Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 11 PHT Phiếu học tập 12 TN Thực nghiệm 13 ĐC Đối chứng 14 GVBM Giáo viên bộ môn 15 TNSP Thực nghiệm sư phạm 16 ĐTB Điểm trung bình 17 TKPK Thấu kính phân kì 18 TKHT Thấu kính hội tụ xu hướng mới đặc biệt trong ngành giáo dục. Chuyển đổi số có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng khả năng tự chủ và tự học của HS, nhất là với các HS ở vùng sâu vùng xa, giúp các em tiếp cận được với kiến thức một cách hiệu quả hơn. Nắm bắt được xu thế trên, với cương vị là một giáo viên Vật lí, hơn mười năm kinh nghiệm trong giảng dạy tôi đã lựa chọn đề tài: " Phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh thông qua khai thác và sử dụng có hiệu quả một số phần mềm vào dạy học bộ môn Vật lí THPT". 2. Mục đích nghiên cứu - Sử dụng có hiệu quả một số phần mềm vào dạy học bộ môn Vật lí nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học của HS THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số phần mềm có thể được sử dụng trong giảng dạy để rèn khả năng tự chủ, tự học cho HS. - Đề xuất được một số phương án để khai thác và sử dụng có hiệu quả các phần mềm trên. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả của các phương án. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Năng lực tự chủ và tự học của HS THPT. - Năng lực sử dụng các phần mềm của HS và GV THPT vào việc phát huy năng lực tự chủ và tự học của HS. - Các phần mềm hỗ trợ dạy học nhằm phát huy năng lực tự chủ và tự học cho học sinh THPT trong bộ môn Vật lí. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - GV và HS trường THPT Quỳnh Lưu 4. - Bộ môn Vật lí THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tài liệu về năng lực tự chủ và tự học của HS, các tài liệu liên quan đến các phần mềm hỗ trợ để phát triển năng lực tự chủ và tự học - Phương pháp điều tra: điều tra về khả năng tự chủ và tự học của HS, điều tra tính thường xuyên sử dụng các phần mềm để gia tăng khả năng tự học cho HS của GV, điều tra tính hiệu quả khi sử dụng các phần mềm. - Phương pháp chuyên gia: thông qua việc tham vấn một số đồng nghiệp có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm tranh thủ tiếp thu kiến thức lí luận, thực tiễn vào dạy học. 2 PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu Ngày nay, thế giới đã và đang có những chuyển biến quan trọng, đặt ra những yêu cầu cho giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động có đủ phẩm chất, năng lực để thích ứng và phát triển một cách bền vững trước sự chuyển biến không ngừng của xã hội. Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng như chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí đã xác định 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh. Các phẩm chất và năng lực đều rất quan trọng, trong đó có năng lực tự chủ, tự học là một trong những năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh. Trong những năm gần đây, việc bồi dưỡng năng lực tự chủ cho HS được GV quan tâm. Bồi dưỡng năng lực tự chủ trong học tập cho HS cũng thực hiện sự quán triệt nguyên tắc dạy học “lấy HS làm trung tâm”, “hợp tác trong học tập”, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đào tạo trong thời đại mới. Đã có một số đề tài nghiên cứu của một số tác giả đề cập đến năng lực tự chủ, tự học của HS. Qua đây, tôi cũng xin được đề cập đến vấn đề phát triển năng lực tự học, tự chủ của HS thông qua khai thác và sử dụng một số phần mềm vào dạy học bộ môn Vật lí THPT. 2. Cở sở lý luận của đề tài 2.1. Năng lực tự chủ và tự học 2.1.1. Năng lực là gì ? Khái niệm năng lực theo Benrd Meier, Nguyễn Văn Cường: “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở vận dụng hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động”. Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. 2.1.2. Năng lực tự chủ Tự chủ là làm chủ chính bản thân mình, được hiểu một cách cụ thể thì “tự” nghĩa là tự bản thân mình làm việc gì đó, tự mình điều khiển hành vi, suy nghĩ của mình, đồng thời cũng chính mình sẽ tự đưa ra quan điểm trong mọi vấn đề gặp 4 ➣ Biểu hiện người có năng lực tự học 2.2. Năng lực số và phát triển năng lực số cho GV và HS 2.2.1. Năng lực số ➣ Năng lực số là gì? Năng lực số là khả năng tập trung vào ứng dụng công nghệ vào thực tiễn thông qua thái độ, sự thấu cảm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, đổi mới sáng tạo. Khung năng lực số được xây dựng làm cơ sở nền tảng để phát triển các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực số cho con người trong thế kỷ 21. Mục tiêu là giúp con người có được năng lực số cần thiết cho cuộc sống, học tập, làm việc và tham gia giao tiếp xã hội một cách chủ động, tích cực và an toàn trong môi trường số. Khung năng lực số được cung cấp rộng rãi cho tất cả các tổ chức, các đơn vị đào tạo khác làm tài liệu tham khảo phát triển chương trình năng lực số cho từng đối tượng cụ thể. ➣ Năng lực số gồm những năng lực gì? Năng lực số bao gồm những năng lực sau đây: - Vận hành thiết bị và phần mềm; - Khai thác thông tin và dữ liệu; - Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số; - An toàn và an sinh số; - Sáng tạo nội dung số; 6 - Thứ hai: Giao tiếp – tương tác, cộng tác, chia sẻ và kết nối với những người khác; - Thứ ba: Giao dịch – mua bán hàng hóa và dịch vụ; tổ chức tài chính; đăng ký và sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số của chính phủ; - Thứ tư: Giải quyết vấn đề – tăng tính độc lập và tự tin bằng cách giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số và tìm ra giải pháp; - Thứ năm: Tạo – tương tác với cộng đồng và tạo nội dung kỹ thuật số cơ bản. 2.2.2. Phát triển năng lực số cho GV và HS Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới toàn diện, thời kì hội nhập và toàn cầu hóa. Chính vì vậy, việc tiếp nhận những công nghệ mới của nhân loại trong đó có công nghệ thông tin là điều tất yếu, đây là yếu tố khách quan để khẳng định sự phát triển của mỗi quốc gia. Tầm quan trọng, sự hiệu quả và ảnh hưởng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được khẳng định bằng thực tiễn ở nước ta và trở thành xu thế tất yếu của giáo dục. Sở GD&ĐT Nghệ An nhiều năm qua đã triển khai nhiều biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học tại các nhà trường. Đến nay, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cần thiết cho việc ứng dụng CNTT được đầu tư, việc kết nối Internet được thực hiện, nhà trường đã trang bị phòng máy tính, đáp ứng đầy đủ ti vi phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; kho bài giảng điện tử, kho tài liệu tham khảo và bài giảng PowerPoint được xây dựng online trên website, nhiều phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, dạy học được áp dụng rộng rãi... Khi nói đến ứng dụng CNTT trong dạy học có nghĩa là: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; Sử dụng các thiết bị CNTT, các phần mềm làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học trong nhà trường, khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như phần mềm powerpoint, word, violet, canva, ispring suite; Tăng cường sử dụng mạng internet để khai thác thông tin, tham khảo và xây dựng giáo án điện tử có chất lượng. Việc ứng dụng CNTT trong các nhà trường hiện nay được chia thành 4 mức độ sau: - Mức 1: Ứng dụng CNTT để hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giáo án, sưu tầm và in ấn tài liệu, chưa sử dụng trong việc tổ chức các tiết học cụ thể của từng môn học. - Mức 2: Sử dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học. - Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức lên lớp một tiết học, một chủ đề hoặc một chương trình học tập. - Mức 4: Tích hợp công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình dạy học. 8 - Quản lý hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện. - Ban hành các quy định bằng văn bản cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học. - Tăng cường việc thanh, kiểm tra, đánh giá việc bảo quản, sử dụng, ứng dụng CNTT vào dạy học. 2.3. Phần mềm dạy học Phần mềm dạy học (PMDH) là một giải pháp hiện đại, giúp người học tương tác với nhau thông qua ứng dụng trên thiết bị điện tử. Từ đó đưa người học vào vị thế chủ động trong học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục. Nó là chương trình ứng dụng được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ quá trình dạy học, bao gồm một tập hợp các câu lệnh được viết theo một ngôn ngữ lập trình nào đó, yêu cầu máy tính thực hiện các thao tác cần thiết (cập nhật, lưu trữ, xử lí dữ liệu, kết xuất thông tin) theo kịch bản và yêu cầu đã định trước của nhà giáo dục. Trong thực tế dạy học hiện nay, các PMDH có thể hỗ trợ GV ở tất cả các khâu của quá trình dạy học: từ kiểm tra bài cũ, xây dựng bài mới, luyện tập và kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả cao. Do đó PMDH cần đảm bảo các yếu tố sau: ➣ Về mặt lập trình: - Giao diện phần mềm mang tính khái quát cao. Sau khi khởi động thì giao diện cần hiển thị tất cả các đối tượng. - Có thực đơn thuận tiện cho quá trình sử dụng của GV. Các nút điều khiển được tự động hóa và hiển thị ở dạng tiếng việt. - Tất cả các CSDL của phần mềm có thể được cập nhật dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo được tính bảo mật và an toàn. - Dễ hiểu, dễ học, ứng dụng được và hấp dẫn GV, HS. - Sử dụng kiến thức hợp lí, phù hợp với cấu hình và dung lượng của máy để xây dựng và sử dụng PMDH. - Có khả năng cung cấp các chức năng thích hợp với quá trình dạy và học ở trường phổ thông phục vụ mục đích của người dạy và người học. Cụ thể như: quản lí bài giảng, thêm bài giảng, sửa bài giảng, xóa bài giảng, tìm kiếm bài giảng, quản lí các tài liệu liên quan đến học tập, ngân hàng đề kiểm tra, đề thi ➣ Về mặt sư phạm: - Nội dung phần mềm phù hợp với chương trình giáo dục hiện hành. - Mô hình hóa các nội dung khó và trừu tượng. - Nội dung của phần mềm hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu dạy học, tạo động cơ và tích cực hóa quá trình học tập của HS. Có khả năng đặt ra các lỗi, các tình huống sư phạm trong quá trình học để HS tự kiểm tra và hiệu chỉnh kiến thức qua 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_tu_chu_va_tu_hoc_c.pdf