Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng giải bài toán có một bước tính cho học sinh Lớp 2
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán là công cụ để học tốt các môn học khác. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống. Nó góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết cho học sinh (HS) tiểu học như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Vì vậy môn Toán là một môn học rất quan trọng ở tất cả các cấp học.
Trong chương trình môn Toán ở lớp 2, HS sẽ được cung cấp những kiến thức và kĩ năng cơ bản về:
- Số và phép tính: Các số tự nhiên trong phạm vi 1000; các phép cộng, phép trừ không nhớ, có nhớ trong phạm vi 1000; các bảng nhân, chia 2 và 5
- Hình học và đo lường: nhận biết một số hình phẳng và hình khối đơn giản (hình tứ giác, khối trụ, khối cầu); nhận biết ban đầu về biểu tượng đại lượng và đơn vị khối lượng, dung tích, ngày, tháng và đọc giờ khi kim phút chỉ số 3, 6
- Một số yếu tố Thống kê và Xác suất: làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê trong một số tình huống đơn giản; đọc, mô tả số liệu ở dạng biểu đồ tranh và nêu được một số nhận xét đơn giản
Chúng ta nhận thấy rằng, nội dung kiến thức Giải bài toán không còn là một mạch kiến thức riêng biệt nữa mà thay vào đó nó được lồng ghép vào mạch kiến thức (Số và phép tính) với nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt như sau:
Giải bài toán có một bước tính (bài toán thêm, bớt một số đơn vị; bài toán nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị, bài toán có liên quan đến phép tính nhân, phép tính chia,…) với nhiệm vụ: Viết được phép tính phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn, nói câu trả lời. – (Theo Sách giáo viên Toán 2 – Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam – Trang 10)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng giải bài toán có một bước tính cho học sinh Lớp 2
2 Từ hướng dẫn của Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) và từ thực tế dạy học, việc hướng dẫn HS giải bài toán được thực hiện qua 4 bước như sau: - Bước 1: Tìm hiểu kĩ bài toán - Bước 2: Tìm cách giải bài toán - Bước 3: Giải bài toán - Bước 4: Kiểm tra lại Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy và qua dự giờ thăm lớp, chúng ta còn nhận thấy một số vấn đề bất cập sau đây: Về phía giáo viên (GV): - Do sợ tốn nhiều thời gian nên còn xem nhẹ bước 1, chưa tìm hiểu kĩ đề toán. Dẫn đến học sinh chưa hiểu kĩ bài toán nên không biết cách làm. 4 Khi giải bài này các em chỉ cần ghi phép tính, hoàn thiện câu trả lời và nói câu trả lời: 37 - 6 = 31 Trả lời: Bà nội nuôi 31 con gà mái. Do đó khi chính thức học nội dung giải bài toán ở lớp 2 với cách trình bày như thế này thì học sinh có thể làm được một cách tương đối dễ dàng vì chuyển từ việc ghi, nêu miệng câu trả lời sang việc trình bày bài giải. 3.2.2. Hướng dẫn thật kĩ 4 bước giải bài toán ngay từ bài đầu tiên học kiến thức Giải bài toán Bước 1: Tìm hiểu bài toán: - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc thật kĩ để hiểu bài toán (kể cả đọc thầm và đọc thành tiếng), khi đọc luôn nghĩ tới: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 6 Nếu chọn cách 2 thì trình bày bài giải gồm: - Phép tính (không ghi đơn vị) - Câu trả lời (Dựa vào câu hỏi để viết câu trả lời, giống như cách làm các bài toán ở lớp 1, lớp 2 trước đây - xem ở mục 3.2.1) Bước 4: Kiểm tra lại: Tùy theo mỗi cách giải mà GV hướng dẫn HS kiểm tra lại như sau: - Đối với cách 1, cần kiểm tra lại: + Đặt câu lời giải đúng chưa? + Chọn phép tính đúng chưa? tính đúng kết quả chưa?, có ghi đơn vị chưa?, ghi đúng đơn vị chưa, ghi đúng đáp số chưa? - Đối với cách 2, cần kiểm tra lại: + Chọn phép tính đúng chưa?, tính kết quả đúng chưa? + Viết câu trả lời đúng chưa? 3.2.3. Hướng dẫn học sinh khắc phục những khó khăn gặp phải khi giải bài toán 3.2.3.1. Khi học sinh không hiểu được bài toán: GV yêu cầu HS đọc thật kĩ đề bài toán, đọc nhiều lần để nhớ bài toán cho biết gì, hỏi gì ? Sau đó GV đặt câu hỏi để giúp HS tìm hiểu kĩ đề bài. 3.2.3.2. Khi học sinh không biết chọn phép tính nào? Đối với lớp 2 việc giải bài toán mới chỉ dừng lại ở 1 bước tính (cộng/trừ/ nhân/chia). GV cần hướng dẫn HS lựa chọn phép tính dựa vào dạng toán và các từ khóa. + Dạng toán nhiều hơn: trong đề bài thường có các từ: nhiều hơn, lớn hơn, cao hơn, nặng hơn,thì chọn phép tính cộng. Ví dụ : Ngăn trên có 9 quyển sách. Ngăn dưới có nhiều hơn ngăn trên quyển sách. Hỏi ngăn dưới có bao nhiêu quyển sách? (SGK Toán 2, tập 2, trang 73) + Ngoài ra trong câu hỏi của đề bài có từ có tất cả, cả hai, thì ta cũng chọn phép tính cộng. Ví dụ : Một trang trại có 74 con bò mẹ và 24 con bò con. Hỏi trang trại đó có tất cả bao nhiêu con bò mẹ và bò con? (SGK Toán 2, tập 2, trang 72) + Dạng toán ít hơn: trong đề bài thường có các từ: ít hơn, kém hơn, thấp hơn, nhẹ hơn,thì chọn phép tính cộng. Ví dụ : Lớp 2A có 35 học sinh. Lớp 2B ít hơn lớp 2A là 2 học sinh. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh? (SGK Toán 2, tập 2, trang 74) + Ngoài ra trong đề bài toán có các cặp từ (bay đi, còn lại); (bán đi, còn lại), thì cũng chọn phép tính trừ. 8 - Hỏi cả hai ngày Mai gấp được bao nhiêu ngôi sao? (Số ngôi sao cả hai ngày Mai gấp được là:) - . 3.2.3.4. Khi HS không biết ghi đơn vị, ghi sai đơn vị: Khi trình bày bài giải theo cách 1, đôi lúc HS không biết ghi đơn vị gì, hoặc ghi sai đơn vị ở phần phép tính, đáp số. GV hướng dẫn HS nhìn vào câu hỏi của bài toán, phía sau từ bao nhiêu/ mấy là từ gì thì đó là đơn vị. Ví dụ: Hỏi . bao nhiêu tuổi? thì đơn vị là tuổi Hỏi .bao nhiêu bạn? thì đơn vị là bạn Hỏi.. mấy bông hoa? thì đơn vị là bông hoa 3.2.3.5. Khi HS không biết viết câu trả lời: Khi HS trình bày bài giải theo cách 2. Một số HS sau khi đã tính xong chưa biết viết câu trả lời. Tôi thường hướng dẫn các em như sau: Ví dụ: Bạn trai có 15 hạt đậu. Bạn gái có ít hơn bạn trai 7 hạt đậu. Hỏi bạn gái có bao nhiêu hạt đậu? Bài giải 15-7=8 Trả lời:.. (HS không biết viết câu trả lời như thế nào) GV hướng dẫn HS dựa vào câu hỏi, bỏ từ Hỏi, thay từ bao nhiêu bằng số mà HS vừa tính được ở trên, thay dấu (?) thành dấu (.). Chúng ta sẽ có câu trả lời và bài giải hoàn chỉnh như sau: Bài giải 15-7=8 Trả lời: Bạn gái có 8 hạt đậu. 3.2.4. Củng cố lại kiến thức giải bài toán cho học sinh thông qua Sơ đồ tư duy. Thông thường, cuối 1 tiết học về nội dung giải bài toán hoặc sau một tuần học nội dung nội dung giải bài toán, tôi có thể hướng dẫn HS ghi nhớ lại cách giải bài toán bằng cách lập một sơ đổ tư duy như sau: Ví dụ: GV có thể hướng dẫn HS cách đọc và vẽ Sơ đồ đơn giản giống như trong sách Vở bài tập toán 2, tập 1, trang 69 như sau: Hoặc GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ tư duy củng cố lại cách giải bài toán như sau: 10 học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp toán học; Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học. - Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán lớp 2 nói riêng và dạy học môn Toán tiểu học nói chung. 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có Mỏ Cày Bắc, ngày 31 tháng 1 năm 2023
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ki_nang_giai_bai_toan_co_mot.doc