Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh thông qua dạy học Toán 6 (Chân trời sáng tạo) theo định hướng STEAM
Cùng với kiến thức của các môn học khác, những kiến thức Toán học phổ thông nói chung và những kiến thức Toán 6 nói riêng có vai trò rất cần thiết đối với học sinh trong cuộc sống, cụ thể như: việc đo lường, tính toán các bài toán thực tế, phục vụ việc học nghề, học các môn học khác, học các cấp học cao hơn.v.v...
Qua thực tế giảng dạy môn Toán lớp 6 một số năm học tại Trường THCS Mỹ Phước, tuy học sinh học đều khá giỏi thế nhưng tôi nhận thấy đa số học sinh ở đây chưa có sự hứng thú, chưa có được những niềm vui trong học tập bộ môn Toán, học sinh luôn cảm thấy khô khan và áp lực. Do đó hiển nhiên là kết quả học tập của các em học sinh thể hiện qua các bài kiểm tra còn chưa được như ý, điểm chưa được cao như mong đợi của giáo viên.
Với thực trạng ấy, yêu cầu đặt ra với giáo viên giảng dạy bộ môn Toán 6 là phải làm thế nào? Phải tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập ra sao để tạo được cho học sinh có sự hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Toán và đặc biệt là phát huy được tính tích cực cho các em học sinh trong quá trình học tập môn Toán 6, nhất là với đối tượng học sinh khá giỏi, giúp các em học tập bộ môn đạt được kết quả cao hơn. Mục đích cuối cùng cũng là để nâng cao được chất lượng dạy - học.
Chính vì vậy tôi chọn biện pháp: “Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh thông qua dạy học toán 6 theo định hướng STEAM”. Từ đó, giúp Giáo viên bộ môn có những biện pháp hiệu quả giúp đỡ học sinh dễ dàng hơn trong việc học tập, chiếm lĩnh kiến thức Toán học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh thông qua dạy học Toán 6 (Chân trời sáng tạo) theo định hướng STEAM
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với kiến thức của các môn học khác, những kiến thức Toán học phổ thông nói chung và những kiến thức Toán 6 nói riêng có vai trò rất cần thiết đối với học sinh trong cuộc sống, cụ thể như: việc đo lường, tính toán các bài toán thực tế, phục vụ việc học nghề, học các môn học khác, học các cấp học cao hơn.v.v... Qua thực tế giảng dạy môn Toán lớp 6 một số năm học tại Trường THCS Mỹ Phước, tuy học sinh học đều khá giỏi thế nhưng tôi nhận thấy đa số học sinh ở đây chưa có sự hứng thú, chưa có được những niềm vui trong học tập bộ môn Toán, học sinh luôn cảm thấy khô khan và áp lực. Do đó hiển nhiên là kết quả học tập của các em học sinh thể hiện qua các bài kiểm tra còn chưa được như ý, điểm chưa được cao như mong đợi của giáo viên. Với thực trạng ấy, yêu cầu đặt ra với giáo viên giảng dạy bộ môn Toán 6 là phải làm thế nào? Phải tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập ra sao để tạo được cho học sinh có sự hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Toán và đặc biệt là phát huy được tính tích cực cho các em học sinh trong quá trình học tập môn Toán 6, nhất là với đối tượng học sinh khá giỏi, giúp các em học tập bộ môn đạt được kết quả cao hơn. Mục đích cuối cùng cũng là để nâng cao được chất lượng dạy - học. Chính vì vậy tôi chọn biện pháp: “Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh thông qua dạy học toán 6 theo định hướng STEAM”. Từ đó, giúp Giáo viên bộ môn có những biện pháp hiệu quả giúp đỡ học sinh dễ dàng hơn trong việc học tập, chiếm lĩnh kiến thức Toán học. 1.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế - Bộ môn toán là một bộ môn có một lượng kiến thức nhiều và đặc biệt là phân môn hình học có nhiều lí thuyết phức tạp, trừu tượng, khó vận dụng... Từ đặc điểm của bộ môn dẫn đến tâm lí các em ngại học, không hứng thú khi tiếp xúc với các kiến thức toán học. - Một số giáo viên vẫn còn quen với phương pháp dạy học truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều. Đa số giáo viên trung thành với nội dung và trình tự bài học trong sách giáo khoa, chưa mạnh dạn thay đổi, sáng tạo, nhằm gây hứng thú cho học sinh và đáp ứng yêu cầu đổi mới của bộ môn. - Dạy học STEAM là xu hướng giáo dục mới, hiểu biết chung của Giáo viên về dạy học STEAM còn hạn chế, tài liệu tham khảo không phổ biến. 1.3. Khảo sát hiện trạng Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công giảng dạy lớp 6A2 (sỉ số 30 học sinh), qua khảo sát học sinh giữa học kì I về “Hứng thú học tập bộ môn Toán” và “Kết quả học tập môn Toán giữa học kì I năm học 2022 - 2023” tôi thu được kết quả như sau: * Ý kiến của học sinh về hứng thú học tập môn Toán Rất thích Thích Bình thường Chưa thích SL % SL % SL % SL % 4 13% 9 30% 11 37% 6 20% Bảng 1: Điều tra sở thích của học sinh về môn Toán * Kết quả học tập Toán học của học sinh giữa HKI năm học 2022-2023 (Thống kê qua điểm kiểm tra giữa kì 1 môn Toán năm học 2022-2023) Điểm thi trên 8,0 Điểm thi Từ 6,5 đến 7,9 Điểm thi Từ 5,0 đến 6,4 SL % SL % SL % 18 60% 10 33% 2 7% Bảng 2: Thông kê điểm thi giữa kì 1 môn Toán của học sinh năm học 2022-2023 Dựa vào bảng 1 nhận thấy chưa nhiều học sinh thích môn Toán (chỉ có 13% học sinh rất yêu thích) và khá nhiều học sinh chưa thích môn này (chiếm 20%). Phần lớn học Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEAM: Trong hoạt động trải nghiệm STEAM, học sinh được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật: Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEAM cũng là tiền đề phát triển hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật và triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Các phương pháp dạy học theo định hướng giáo dục STEAM Có rất nhiều phương pháp tích cực định hướng giáo dục STEAM như dạy học dự án, dạy học theo góc, dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhom... 3. Thực nghiệm sư phạm. a. Cách thức thực hiện. Có nhiều hình thức dạy học STEAM: Dạy học Toán theo phương thức giáo dục STEAM; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEAM; Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, trong đó nhấn mạnh hình thức “Dạy học Toán theo phương thức giáo dục STEAM” Qua quá trình tìm hiểu của bản thân cũng như qua các khóa tập huấn được tham dự, thì dạy học Toán theo phương thức giáo dục STEAM được phân theo 2 cấp độ đó là: Cấp độ 1: Giúp học sinh hình thành kiến thức liên môn liên quan đến nội dung của môn học. Cấp độ 2: Giúp học sinh mô hình hóa sản phẩm sau khi học xong nội dung bài học (trên giấy, chế tạo ra sản phẩm). Soạn kế hoạch dạy học chi tiết: Khâu này cực kì quan trọng vì khi có kế hoạch chi tiết Giáo viên sẽ chủ động khi lên lớp. Một kế hoạch dạy học khoa học, hợp lí là cơ sở cho một giờ dạy thành công. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Khi dạy học chú trọng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, theo hướng gắn lí thuyết với thực tế việc soạn giảng trên powerpoint sẽ hỗ trợ tích cực với ưu điểm về âm thanh, màu sắc, tiết kiệm được thời gian và đem lại hiệu quả cao. lá thầu dầu có diện tích khoảng 210 cm2 Giải Đổi: 210 cm2 = 21 000 mm2 Cứ 1 mm2 lá thầu dầu có khoảng 500 000 lục lạp Do đó 210 cm2 hay 21 000 mm2 lá thầu dầu có số lục lạp là: 500 000.21 000 = 10 500 000 000 (lục lạp) Vậy số lục lạp trên một chiếc lá thầu dầu có diện tích khoảng 210 cm 2 là 10 500 000 000 lục lạp. • Giáo viên liên hệ: Đến lớp 7 các em sẽ được học bên Khoa học tự nhiên lớp 7 bài 23 “Quang hợp ở thực vật” để tìm hiểu kĩ hơn về lục lạp và lục diệp (Trang 108 Sách Khoa học tự nhiên bộ sách Chân trời sáng tạo). (liên môn khoa học tự nhiên) Ví dụ 3: (Áp dụng trong bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên) Ví dụ mở đầu: Vi khuẩn E.coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi 1 lần (Nguồn: Sinh học 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010) Giải: +) Trước khi chưa học bài Lũy thừa, em giải quyết bài toán trên như sau: Vì cứ sau 20 phút, vi khuẩn lại phân đôi 1 lần nên sau 20 phút đầu, từ 1 vi khuẩn ta có 2 vi khuẩn. Sau 20 phút tiếp theo (tức là sau 40 phút), từ 2 vi khuẩn phân đôi thành 2.2 = 4 vi khuẩn. Sau 20 phút tiếp (tức là sau 60 phút), từ 4 vi khuẩn phân đôi thành 4.2 = 8 vi khuẩn. Sau 20 phút tiếp (tức là sau 80 phút), từ 8 vi khuẩn phân đôi thành 8.2 = 16 vi khuẩn. Tiếp tục sau 20 phút nữa (tức là sau 100 phút), từ 16 vi khuẩn phân đôi thành 16.2 = 32 vi khuẩn. a) Xác định múi giờ của các thành phố sau: Bắc Kinh (Beijing), Mát-xcơ-va (Moscow), Luân Đôn (London), Niu Y-oóc (New York), Lốt An-giơ-lét (Los Angeles). b) Cho biết Hà Nội và mỗi thành phố sau cách nhau bao nhiêu giờ: Bắc Kinh, Mát- xcơ-va, Luân Đôn, Niu Y-oóc, Lốt An-giơ-lét. c) Biết thời gian ở Hà Nội đang là 8 giờ sáng, hãy tính giờ ở Bắc Kinh, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Niu Y-oóc, Lốt An-giơ-lét. Giải: a) Múi giờ của các thành phố: +) Bắc Kinh là: + 8 +) Mát-xcơ-va là: + 3 +) Luân Đôn là: 0 +) Niu Y-oóc là: - 5 +) Lốt An-giơ-lét là: - 8 b) Hà Nội cách Bắc Kinh số giờ là: (+ 8) - (+ 7) = 1 (giờ) Hà Nội cách Mát-xcơ-va số giờ là: (+ 3) - (+ 7) = - 4 (giờ) Hà Nội cách Luân Đôn số giờ là: 0 - (+ 7) = - 7 (giờ) Hà Nội cách Niu Y-oóc số giờ là: (- 5) - (+ 7) = - 12 (giờ) Hà Nội cách Lốt An-giơ-lét là: (- 8) - (+ 7) = - 15 (giờ) c) Thời gian ở Hà Nội đang là 8 giờ sáng, khi đó: Giờ ở Bắc Kinh là: 8 + 1 = 9 giờ sáng Giờ ở Mát-xcơ-va là: 8 + (- 4) = 4 giờ sáng Giờ ở Luân Đôn là: 8 + (- 7) = 1 giờ sáng Giờ ở Niu Y- oóc là: 8 + (- 12) = - 4 giờ sáng, hay là 21 giờ đêm ngày hôm trước Giờ - Kĩ năng quan sát, phân tích, tra cứu thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin trên mạng Interner - Kĩ năng tính toán, thiết kế sắp xếp, lắp ráp và vận hành được mô hình cầu chịu lực theo kế hoạch, chế tạo được cầu chịu lực theo bản thiết kế. - Kĩ năng thuyết trình được về mô hình cầu chịu lực, trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác. - Kĩ năng phối hợp làm việc nhóm, hoàn thành được nhiệm vụ đúng thời gian quy định. c. Phát triển phẩm chất: - Tích cực tham gia hoạt động nhóm, các hoạt động lắp ráp mô hình cầu chịu lực. - Nghiêm túc, tuân thủ các quy tắc an toàn trong thực hành lắp ráp sản phẩm. - Tuân thủ nội quy của phương thức STEAM. d. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thực nghiệm, nghiên cứu kiến thức toán học, thông qua việc tính toán số lượng cụ thể nguyên vật liệu để phân bố phù hợp trong thiết kế, xây dựng mô hình cây cầu. - Năng lực giải quyết vấn đề chế tạo được cầu chịu lực một cách sáng tạo, thông qua việc lựa chọn nguyên vật liệu, dụng cụ để thiết kế,... - Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thưc hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể. - Năng lực thẩm mĩ thông qua việc lựa chọn, bố trí các ống hút hợp lí, trang trí màu sắc cho cây cầu. - Năng lực tin học thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin để tra cứu thông tin, dữ liệu và trình bày báo cáo kết quả hoạt động. - Năng lực toán học thông qua việc tính toán số lượng cụ thể nguyên vật liệu để phân bố phù hợp trong thiết kế, xây dựng mô hình cây cầu. 3. Thiết bị: Màu vẽ, giấy A4, ống hút, gỗ, ống nhựa, keo nến, ốc vít, ........ 4. Tiến hành dạy học: 4.1. Dạy học kiến thức a. Hình có trục đối xứng: Hình thoi: Trục đối xứng của hình thoi là đường thẳng đi qua đường chéo của nó. Hình chữ nhât: Trục đối xứng của hình chữ nhật là đường thẳng đi qua trung điểm của hai cạnh đối diện của hình chữ nhật. b. Hình có tâm đối xứng Khi O là trung điểm của AB => Ta nói hai điểm A và B đối xứng với nhau qua tâm O Đường tròn tâm O là hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng chính là tâm O của đường tròn. Đoạn thẳng AB là hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng là trung điểm M của đoạn thẳng đó Hình thoi có tâm đối xứng là điểm O Câu 2: Nêu các kết cấu cơ bản của một cây cầu? Câu 3: Làm sao để cây cầu chịu lực tốt nhất? 4.3. Định hướng STEAM trong chủ đề “Đối xứng trong thực tiễn” Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án (tiết 1 - kết hợp trong bài dạy lý thuyết) a. Mục đích: Học sinh trình bày được kiến thức về đối xứng tâm, đối xứng trục và nhận ra được khả năng tạo ra các đồ vật, trò chơi có liên quan đến tính đối xứng, tiếp nhận được nhiệm vụ thiết kế cầu chịu lực và hiểu rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm. b. Nội dung: Học sinh trình bày về nguyên tắc hoạt động của cầu chịu lực. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện dự án thiết kế dựa trên kiến thức về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của một cây cầu chịu lực. Giáo viên thống nhất với học sinh về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, học sinh cần đạt được các sản phẩm như sau: + Bản ghi chép kiến thức mới về khả năng hoạt động của cầu chịu lực. + Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên, thời gian thực hiện dự án và các tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án. d. Cách thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ. - Học sinh tìm hiểu ở nhà về nguyên tắc Trên cơ sở giáo viên đã giao nhiệm vụ cho của cầu chịu lực, kết cấu cơ bản và làm học sinh về nhà tìm hiểu thông tin về nguyên sao để nó chịu lực tốt nhất tắc hoạt động của cầu chịu lực (giáo viên đặt 3 câu hỏi để học sinh trả lời) Bước 2. Học sinh khám phá kiến thức. - Học sinh trong nhóm bầu nhóm Giáo viên chia học sinh thành 3 nhóm (Dành trưởng và thư kí. thời gian cho các nhóm bầu nhóm trưởng, - Học sinh lắng nghe, tiếp thu để có sự thư kí). chuẩn bị nguyên vật liệu phù hợp với - Giáo viên nêu mục đích và hướng dẫn thực sản phẩm, nhận phiếu hướng dẫn làm khai Hoạt động chính Thời lượng Hoạt động 1: Giao nhiệm Tiết 1 vụ dự án (lồng ghép trong dạy bài học) Hoạt động 2: Nghiên cứu (Học sinh tự kiến thức nền và chuẩn bị học ở nhà bản thiết kế sản phẩm để theo nhóm). báo cáo. Hoạt động 3: Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế cầu chịu lực Tiết 2 - Học sinh lắng nghe Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm Hoạt động 5: Triển lãm, Tiết 3 thử nghiệm sản phẩm Trong đó, Giáo viên nêu rõ nhiệm vụ ở nhà - Học sinh nắm nội dung phiếu đánh của hoạt động 2: giá số 2 -Nghiên cứu kiến thức liên quan: Cấu tạo và nguyên tắc chịu lực của một cây cầu, lựa chọn loại cầu của nhóm sẽ làm. -Tiến hành thực nghiệm xác định phương án ghép các bộ phận để đạt các tiêu chí của sản phẩm. -Các tiêu chí đánh giá bài trình bày, bản thiết kế sản phẩm được sử dụng theo phiếu đánh giá số 2. Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm Tiết 2 Hoạt động 3: Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế cầu chịu lực a. Mục đích: Học sinh tự trình bày được phương án thiết kế cầu chịu lực (bản vẽ thiết kế sản phẩm) và sử dụng các kiến thức nền để giải thích nguyên lí hoạt động và phương án thiết kế mà nhóm đã lựa chọn. b. Nội dung: - Giáo viên tổ chức cho học sinh từng nhóm trình bày phương án thiết kế. - Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: Các nhóm khác và Giáo viên nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế, nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế. - Giáo viên chuẩn hóa các kiến thức liên quan cho học sinh, yêu cầu học sinh ghi lại các kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế(nếu có). c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, học sinh cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh cho việc chế tạo cầu chịu lực. d. Cách thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Giáo viên tổ chức cho các nhóm - Lần lượt từng nhóm trình bày phương trình bày phương án thiết kế án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm còn lại Bước 2: Giáo viên tổ chức cho các nhóm chú ý nghe. còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương - Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm án thiết kế của nhóm bạn. trình bày. Bước 3: Giáo viên nhận xét, tổng kết và - Nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhập chuẩn hóa các kiến thức liên quan, chốt góp ý và đưa ra phương án sửa chữa cho lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của phù hợp với bản thiết kế của nhóm mình. các nhóm. - Các nhóm lắng nghe. Bước 4: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các Học sinh chuẩn bị nguyên vật liệu chuẩn nhóm triển khai chế tạo sản phẩm theo bị chế tạo ra sản phẩm theo bản thiết kế. bản thiết kế
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hung_thu_va_ket_qua_hoc_tap_c.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh thông qua dạy học Toán 6 (Ch.pdf