Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 4, 5 thông qua các trò chơi Toán học theo chương trình GDPT 2018
* Ưu điểm:
- Các trò chơi đã và đang áp dụng góp phần cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, phát huy được tích cực, chủ động, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập.
- Thông qua trò chơi toán học giúp học sinh chiễm lĩnh tri thức mới, củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học, luyện tập kĩ năng, phát triển năng lực cá nhân của học sinh.
- Tạo niềm hứng thú, sự say mê học toán, bởi các em có thích học toán thì các em mới có sự suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp giải bài toán một cách thích hợp.
* Những tồn tại, bất cập:
- Thực tế các tiết dạy hiện nay cho thấy giáo viên còn nặng về việc truyền thụ kiến thức. Các tiết học chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy các tiết học toán trở nên căng thẳng, khô cứng, kiến thức chưa được thực tế hoá nên học sinh nhớ bài không sâu.
- Các trò chơi học tập đưa vào giảng dạy môn toán còn ít, đơn điệu, tẻ nhạt, chưa sáng tạo còn dập khuôn một số trò chơi cũ. Phần lớn giáo viên chưa ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các trò chơi học tập trên Powerpoint vận dụng vào giảng dạy.
- Các trò chơi chưa tạo được không khí vui tươi, sôi nổi, hào hứng. Vì vậy, tiết học chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Điều đó khiến cho việc tiếp thu bài của các em đạt hiệu quả không cao.
- Một số trò chơi do giáo viên chuẩn bị chưa chu đáo nên tính chất của nó chỉ là vui mà nội dung học tập chưa cung cấp được là bao.
Từ những tồn tại, bất cập nêu trên với kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp về một số giải pháp: “Nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực cho học sinh lớp 4+5 thông qua các trò chơi toán học". Nhằm nâng cao hứng thú học tập và phát triển các năng lực cho học sinh bằng cách tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong cuộc sống thiết kế các trò chơi và ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các trò chơi học tập trên Powerpoint để vận dụng vào giảng dạy môn toán cho học sinh lớp 4+5.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 4, 5 thông qua các trò chơi Toán học theo chương trình GDPT 2018
Là một giáo viên, tôi luôn trăn trở làm sao cho những tiết học toán trở lên sinh động, hấp dẫn hơn, làm cho những con số tưởng chừng như khô khan, vô hồn trở lên có hồn. Và làm thế nào để có thể giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các em. Để làm được điều đó thì trước hết cần tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Trên thực tế, phần lớn học sinh ngại học toán, coi môn toán là môn học khó, khô khan, trừu tượng nên thường gây căng thẳng, áp lực cho học sinh nhất là những học sinh tiếp thu chậm. Qua khảo sát đầu năm học tại lớp chủ nhiệm tôi thấy: Lớp Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Không thích 5B 39 SL % SL % SL % SL % 8 20,5 10 26 8 20,5 10 26 Qua kết quả trên, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh thích học môn toán chưa cao. Thực tế trong quá trình giảng dạy tôi thấy trong giờ học toán, các em học còn uể oải, nắm kiến thức còn chậm, chưa phát huy được năng lực học tập cá nhân. Từ thực trạng trên, để giúp các em có hứng thú trong học tập và nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là khô khan của môn toán thành những “Trò chơi học tập” nhằm mục đích giúp các em “Học mà chơi, chơi mà học”. * Ưu điểm: - Các trò chơi đã và đang áp dụng góp phần cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, phát huy được tích cực, chủ động, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập. - Thông qua trò chơi toán học giúp học sinh chiễm lĩnh tri thức mới, củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học, luyện tập kĩ năng, phát triển năng lực cá nhân của học sinh. - Tạo niềm hứng thú, sự say mê học toán, bởi các em có thích học toán thì các em mới có sự suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp giải bài toán một cách thích hợp. * Những tồn tại, bất cập: 2 a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học b. Chuẩn bị: Đồ dùng tôi thiết kế như trên, trên mỗi một quả hoăc bông hoa tôi gắn nội dung các câu hỏi theo yêu cầu của từng bài học. c. Thời gian chơi: 3- 5 phút d. Cách chơi: Học sinh xung phong lên hái quả mà mình thích rồi thực hiện theo yêu cầu của bài. VD: Khi dạy bài: “Ôn tập về phân số” - Phần ôn tập hệ thống kiến thức: Tôi đẫ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hái quả” bằng việc thiết kế hệ thống câu hỏi rồi gắn lên các quả. Học sinh xung phong lên hái quả rồi thực hiện yêu cầu. Nếu trả lời đúng cả lớp thưởng cho bạn một tràng pháo tay. Nếu trả lời sai thì nhường quyền trả lời cho bạn khác. + Câu 1: Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số? + Câu 2: Phân số nhỏ hơn 1 khi nào? + Câu 3: Phân số nhỏ hơn 1 khi nào? + Câu 4: Khi nào phân số bằng 1? 4 như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” Các bạn tự xếp hàng theo thứ mà cô giáo yêu cầu. - Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, ghi 10 điểm. Xếp chậm, không thẳng hàng, mất trật tự trừ 2 điểm. Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 3 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc . * Trò chơi 3: Kết bạn (Áp dụng cho các tiết học: Nhân một số tự nhiên, số thập phân với 10, 100, 1000.., hoặc nhân STP với 0,1; 0,01; 0,001. Chia một STN, số thập phân cho 10, 100, 1000,...) a. Mục đích: Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính nhân, chia các STN, số thập phân với 10, 100, 1000... Luyện cho HS tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt. b.Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật kích thước 10x15 cm. Mỗi tấm đều ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng. Ví dụ khi dạy bài nhân nhẩm, chia nhẩm số thập phân cho 10, 100, 1000 tôi chuẩn bị nội dung thẻ như sau: 15,5 x 10 2,571 x 1000 432,9 : 100 13,96 : 1000 23,7 : 10 0,9 x 100 90 2571 0,01396 2,37 4,329 155 c. Thời gian chơi: 3 - 5 phút. d. Cách chơi: Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập hợp thành vòng tròn, các em giơ thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình và số thẻ của bạn. Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình. 6 3. Chu vi chữ nhật tính sao? Chiều dài, chiều rộng ........... vào nhân hai. cộng 4. Bình hành diện tích không sai Chiều cao ............. đáy ai ai cũng làm. nhân 5. Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn, đáy bé ta mang.............. vào cộng Rồi đem ............ với chiều cao nhân .........lấy nửa thế nào cũng ra. chia 6. Hình thoi diện tích sẽ là ..... hai đường chéo chia ra hai phần. tích 7. Hình tròn diện tích không phiền Bán kính, bán kính ........ liền với nhau nhân Ba phẩy mười bốn nhân sau. 8. Chu vi hình tròn cũng chẳng khó đâu bạn à Ba phẩy mười bốn ........ ra nhân Cùng với đường kính thế là xong xuôi. d. Cách chơi: Chơi thi đua giữa cá nhân. Mỗi học sinh bắt thăm một câu thơ và điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu thơ đó. Nếu bạn điền chính xác, diễn đạt trôi chảy, các bạn ở dưới lớp thưởng cho bạn tràng pháo tay. Nếu bạn trả lời sai thì phải nhảy cò cò về chỗ dành quyền trả lời cho bạn khác. 1.3. Giải pháp thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các trò chơi điện tử trên Powerpoint * Trò chơi 5: Tìm nhà cho các con vật 8 a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học b. Thời gian chơi: 3 - 5 phút. c. Chuẩn bị: Bốn hộp quà, trong đó 3 hộp quà mỗi hộp chuẩn bị một câu hỏi và một hộp quà có phần thưởng. d. Cách chơi: Khi có hiệu lệnh học sinh lên bấm chuột chọn một hộp quà và trả lời câu hỏi trong hộp quà đó. Nếu trả lời đúng các bạn thưởng một tràng pháo tay. Nếu trả lời sai bạn khác giơ tay để dành quyền trả lời. * Ưu diểm: Sử dụng trong nhiều bài học. Giáo viên chỉ cần thay đổi nội dung câu hỏi hoặc bài tập trong mỗi hộp quà sao cho phù hợp với từng nội dung bài học. *Trò chơi 7: Ong vàng thông thái Khi dạy bài “Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân”. Tôi đã thiết kế bài tập số 2 thành trò chơi: “ Ong vàng thông thái”. VD: 10 khác hướng tới một mục đích hoạt động chung, niềm vui cũng là niềm vui chung, thất bại cũng là của chung để từ đó biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Việc tổ chức dạy học theo hình thức “Trò chơi học tập” cho phép các cá nhân trong lớp cùng thảo luận, nghiên cứu, chia sẻ những băn khoăn, suy nghĩ, kinh nghiệm của mình, cùng nhau xây dựng nhận thức mới về các nội dung môn học. Khi tham gia trò chơi, mỗi học sinh có thể hiểu rõ trình độ hiểu biết của mình, thấy được điều mình cần phải học hỏi thêm về các nội dung của bài học. Việc tiếp thu kiến thức trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Thông qua các trò chơi, giúp các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc. Tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Trò chơi toán học không chỉ đem lại sự hào hứng cho học sinh khi tham gia chơi mà nó còn kích thích được trí tưởng tượng, sự tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Qua đó giúp học sinh phát triển được năng lực học tập cá nhân. Đối với học sinh tiểu học, vui chơi vẫn là nhân tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Với nhiều cách chơi khác nhau sẽ giúp học sinh “Học mà chơi, chơi mà học”. Qua việc tổ chức các trò chơi, chất lượng học tập của các em ngày được nâng lên, hạn chế tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Trong giờ học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải hay mất tập trung trong học tập. Không những thế mà còn giúp học sinh nhút nhát, cá biệt hòa mình vào tập thể. Số lượng học sinh yêu thích môn toán ngày một tăng lên. Tôi nhận thấy rằng khi đưa các trò chơi vào các tiết học toán không những giúp các em khắc sâu kiến thức mà còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm. 3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến. - Các giải phấp mà tôi đưa ra có thể áp dụng được cho hầu hết tất cả các môn học ở bậc tiểu học, trong các hoạt động dạy học như: “Kiểm tra bài cũ, cung 12 Sĩ Rất thích Thích Bình thường Không thích Lớp số SL % SL % SL % SL % 5B 39 20 51,2 14 35,8 5 13 0 0 Sau một học kì tôi áp dụng các giải pháp, tỉ lệ học sinh hứng thú và thích học môn toán so với đầu năm học tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ các giải pháp tôi áp dụng đã mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, góp phần cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, đáp ứng với yêu cầu đổi mới sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trên đây là những giải pháp mà tôi đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý của hội đồng thẩm định để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và đầy đủ hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thị trấn Vĩnh Bảo, ngày 8 tháng 1 năm 2024 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trương Thị Huệ 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_va_phat_trie.docx