Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả viết các bài văn miêu tả cho học sinh Lớp 5 thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng
- Sự phát triển và bùng nổ của công nghệ thông tin đang có tác động tích đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Chính vì thế việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục nói chung và ở cấp học Tiểu học nói riêng là hết cần thiết. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ tạo ra sự tương tác cao giữa cô và trò, kích thích khả năng quan sát và phát triển tư duy cho trẻ. Đồng thời giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học phát huy được nhiều ý tưởng sáng tạo trong giảng dạy
- Với học sinh lớp 5, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ quan trọng nhất đối với quá trình giao tiếp của các em. Bởi vì môn Tập làm văn mang tính chất thực hành, nó hội tụ được các yếu tố của quá trình giao tiếp. Qua các bài tập làm văn, học sinh còn được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, trình bày tư tưởng tình cảm, nâng cao trình độ văn hoá nói chung và trình độ tiếng Việt nói riêng. Từ đó giúp các em yêu thích môn Tiếng Việt- môn học đem đến bao vẻ đẹp, niềm vui và hứng thú.Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, văn miêu tả chiếm một vị trí đáng kể. Ngoài các tiết viết bài kiểm tra và trả bài kiểm tra, văn miêu tả chiếm tới 16 tiết bao gồm văn tả cảnh và tả người. Vì vậy phân môn Tập làm văn là một phân môn không thể thiếu được trong các trường Tiểu học.Việc sử dụng “Công nghệ thông tin” vào bài giảng đã đem lại những hiệu quả thiết thực.
- Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt trong chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam ở giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong phân môn Tập làm văn cần có sự đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây các trường học đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học tất cả các bộ môn, trong đó có môn Tập làm văn.
* Ưu điểm của giải pháp
- Giúp cho học sinh viết các bài văn miêu tả đặc biệt là tả cảnh thông qua việc sử dụng CNTT vào dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS đặc biệt là những học sinh có năng khiếu về văn. Với phương pháp ứng dụng CNTT, không những giúp các em khắc sâu phương pháp làm bài mà còn là cơ sở để các em phát triển năng khiếu văn, biết vận dụng linh hoạt khi làm các đề bài ở các mức độ khác nhau làm cơ sở cho các em học tốt môn học này ở các lớp trên.
- Rèn kĩ năng viết văn tốt làm cho học sinh thích quan sát mọi vật xung quanh, nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, trí tưởng tượng được phát huy, có cảm xúc về đối tượng miêu tả, vận dụng các biện pháp tu từ nên câu văn, đoạn văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Qua đó, các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những mơ ước tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Qua đó, các em dễ dàng tiếp thu được những văn minh của nhân loại, hướng cho các em tới lòng yêu cái thiện, yêu cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic.
- Các bài giảng có ứng dụng CNTTN không những làm cho giờ học trở lên nhẹ nhàng, hấp dẫn, sinh động, học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, biết vận dụng linh hoạt vào làm các bài văn tả cảnh ở nhiều mức độ khác nhau mà nó còn làm cho chất lượng môn học được cải thiện. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. CNTT đã giúp giáo viên giải quyết được những nội dung khó, phức tạp của bài dạy mà khả năng của người thầy và các phương tiện khác chưa đáp ứng được đầy đủ về: màu sắc, âm thanh, hoạt động.
- Việc sử dụng CNTT vào giảng dạy văn miêu tả cho học sinh đã nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Học sinh viết văn giàu hình ảnh, sáng tạo, có vốn từ phong phú,các em sẽ tự tin trong giao tiếp đây là yếu tố quyết định đến sự thành công trong cuộc sống. Giáo dục học sinh thêm yêu thích môn Tập làm văn và góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt.
- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng nghiên cứu của bản thân nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn. Nâng cao khả năng ứng dụng CNTT cho giáo viên.
* Những tồn tại, bất cập của giải pháp
- Giáo viên chuẩn bị tư liệu cho tiết dạy ứng dụng CNTT như hình ảnh, clip... mất nhiều thời gian.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường cũng hạn hẹp, chưa đủ để phục vụ cho các lớp. Giáo viên vẫn phải chuyển máy tính, máy chiếu từ lớp này đến lớp khác.
- Trong quá trình giảng dạy có sự trục trặc về kĩ thuật như mất điện, hỏng máy, đường truyền kém cũng ảnh hưởng tới giờ dạy.
- Nếu lạm dụng CNTT học sinh sẽ tiếp thu bài thụ động hoặc không hiệu quả bởi vì học sinh mải chú ý vào các hình ảnh mà quên mất xác định mục tiêu chính của bài học.
- Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế của giải pháp, để khắc phục những hạn chế đó, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy vì vậy mà khi dạy thể loại văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nếu sử dụng các tệp có định dạng Flash và Video clip có nội dung phù hợp vào bài dạy thay cho quan sát các hình ảnh tĩnh trong SGK hỗ trợ các em rất nhiều để nhớ lại các hình ảnh quan sát được trong thực tế. Coi đó là nguồn cung cấp thông tin; giúp các em tìm hiểu về hình dáng, đặc điểm nổi bật của cảnh, của người .Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng sẽ giúp các em viết văn miêu tả đặc biệt là tả cảnh được tốt hơn. Xuất phát từ lí do trên tôi đề xuất một số biện pháp: “Nâng cao hiệu quả viết các bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả viết các bài văn miêu tả cho học sinh Lớp 5 thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng
đẹp, niềm vui và hứng thú.Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, văn miêu tả chiếm một vị trí đáng kể. Ngoài các tiết viết bài kiểm tra và trả bài kiểm tra, văn miêu tả chiếm tới 16 tiết bao gồm văn tả cảnh và tả người. Vì vậy phân môn Tập làm văn là một phân môn không thể thiếu được trong các trường Tiểu học.Việc sử dụng “Công nghệ thông tin” vào bài giảng đã đem lại những hiệu quả thiết thực. - Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt trong chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam ở giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong phân môn Tập làm văn cần có sự đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây các trường học đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học tất cả các bộ môn, trong đó có môn Tập làm văn. * Ưu điểm của giải pháp - Giúp cho học sinh viết các bài văn miêu tả đặc biệt là tả cảnh thông qua việc sử dụng CNTT vào dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS đặc biệt là những học sinh có năng khiếu về văn. Với phương pháp ứng dụng CNTT, không những giúp các em khắc sâu phương pháp làm bài mà còn là cơ sở để các em phát triển năng khiếu văn, biết vận dụng linh hoạt khi làm các đề bài ở các mức độ khác nhau làm cơ sở cho các em học tốt môn học này ở các lớp trên. - Rèn kĩ năng viết văn tốt làm cho học sinh thích quan sát mọi vật xung quanh, nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, trí tưởng tượng được phát huy, có cảm xúc về đối tượng miêu tả, vận dụng các biện pháp tu từ nên câu văn, đoạn văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Qua đó, các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những mơ ước tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Qua đó, các em dễ dàng tiếp thu được những văn minh của 2 - Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế của giải pháp, để khắc phục những hạn chế đó, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy vì vậy mà khi dạy thể loại văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nếu sử dụng các tệp có định dạng Flash và Video clip có nội dung phù hợp vào bài dạy thay cho quan sát các hình ảnh tĩnh trong SGK hỗ trợ các em rất nhiều để nhớ lại các hình ảnh quan sát được trong thực tế. Coi đó là nguồn cung cấp thông tin; giúp các em tìm hiểu về hình dáng, đặc điểm nổi bật của cảnh, của người .Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng sẽ giúp các em viết văn miêu tả đặc biệt là tả cảnh được tốt hơn. Xuất phát từ lí do trên tôi đề xuất một số biện pháp: “Nâng cao hiệu quả viết các bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.” III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: 1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh quan sát bằng tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP và cách ghi chép: - Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng.Trước khi làm bài văn miêu tả, học sinh được giáo viên giao nhiệm vụ quan sát, kết hợp ghi chép kết quả một cách cụ thể. Học sinh cần xác định: Quan sát ai? Quan sát cảnh gì? Vào thời điểm nào? ở đâu? Nội dung cần quan sát những gì? Cách quan sát thế nào? - Việc tổ chức cho học sinh quan sát, tích lũy tư liệu để làm một bài văn vô cùng quan trọng. Học sinh cần được trực tiếp tiếp xúc với đối tượng, được hướng dẫn tỉ mỉ về cách quan sát, quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau: Mắt nhìn thấy gì? Tai nghe thấy gì? Mũi ngửi thấy mùi gì? Từ cơ quan xúc giác hay vị giác, em cảm nhận được điều gì? Từ đó học sinh mới có thể làm bài văn đúng thực tế tự nhiên và chân thực. Quan sát giúp ta nhiều hiểu biết cụ thể, sâu sắc. - Ngoài việc quan sát đối tượng miêu tả trong thực tế, giáo viên cho HS quan sát bằng tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP từ đó giúp cho học sinh có thể lựa chọn được chi tiết miêu tả tốt nhất. 4 hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc có cách nhìn vấn đề có hệ thống, khoa học. Sử dụng bản đồ tư duy là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ, diễn đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy Tập làm văn. Phương pháp này hướng đến việc cụ thể hoá tối đa hoạt động viết và nói của học sinh sao cho sản phẩm làm văn của mỗi em vừa đảm bảo được chuẩn mực cơ bản cả một thể loại văn bản vừa thể hiện được bản sắc cái tôi của mỗi em, trên cơ sở khai thác kinh nghiệm và hiểu biết của các em, cũng như những ý tưởng và ngôn từ mà các em đó chiếm lĩnh được. Ví dụ khi dạy học sinh miêu tả về cánh đồng lúa: 3. Giải pháp 3: Hướng dẫn HS biết chọn những nét riêng, nét đặc trưng tiêu biểu và xếp ý để miêu tả: - Bằng những hình ảnh cụ thể, những clip đã được chuẩn bị trước, giáo viên cho học sinh quan sát, xem lại những khoảnh khắc trong từng thời điểm để các em phân biệt được trọng tâm của mỗi đề bài từ đó chọn được những nét riêng, nét đặc trưng tiêu biểu để miêu tả. 6 trọng tâm tả cũng khác nhau.Khi miêu tả, phải chú ý chọn nét tiêu biểu nổi bật để khi đọc bài văn của các em, người đọc phải hiểu em đang tả đối tượng nào ? 4. Giải pháp 4: Dựng đoạn và viết bài: - Sau khi HS quan sát, tìm và ghi lại được những nét đặc trưng, tiêu biểu giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn và viết bài. Mỗi đoạn văn miêu tả một nội dung nhất định ( VD: giới thiệu hay tả bao quát đối tượng, tả từng mặt hay tả từng bộ phận của đối tượng, bộc lộ cảm xúc của người viết về đối tượng miêu tả). Nếu là tả người: chú ý HS dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, tính nết, hoạt động của chân tay, của mắt, của miệng... Nếu là tả cảnh: dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, hương thơm, mùi vị....có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để gợi ra đặc điểm của cảnh ở từng thời điểm khác nhau ( thời điểm hiện tại so với thời điểm trước đó và sau đó.) - Cần hướng dẫn học sinh, để có được bài văn cuốn hút người đọc, các em phải đưa tình cảm, đưa tâm hồn, đưa hơi thở của mình vào trong bài văn. Miêu tả không phải tái hiện một cách khách quan, cứng nhắc mà còn phải bộc lộ được tình cảm, ý nghĩ của mình đối với đối tượng cần tả. Những bài văn thiếu cảm xúc, thiếu tâm hồn thường khô khan, không có sức truyền cảm đối với người đọc. Do vậy, ngoài việc quan sát kĩ đối tượng, có sự liên tưởng, tưởng tượng để bộc lộ cảm xúc của mình, thể hiện được mối quan hệ giữa người tả với đối tượng được tả. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. VD: Sống với bà, em thấy thế nào? (Thấy bà gần gũi, chăm sóc chu đáo như bà tiên hiền hậu, mình muốn làm một điều gì đó cho đỡ vất vả). Được bà chăm sóc hàng ngày, em nghĩ gì? (Tình cảm thương yêu gần gũi của bà như chắp cánh cho tôi vững bước trước cuộc đời.) Trong tiết học, tôi thường yêu cầu HS đưa ra những cảm xúc, nhận xét về một sự vật hay hiện tượng nào đó.Do vậy, bài văn của HS thường tránh được những nhược điểm khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đẫm cảm xúc của người viết. Tuy nhiên, tình cảm của người viết với đối tượng miêu tả được bộc lộ một cách linh hoạt, có khi được thể hiện trực 8 chia sẻ bài nhận xét, phát hiện lỗi sai, cùng nhau sửa lỗi mắc phải và học tập những điều bổ ích trong bài viết. Kĩ năng này là kĩ năng khá quan trọng. Giáo viên ghi và phân loại ra những lỗi điển hình, tiêu biểu lên bảng, học sinh sẽ thảo luận tìm ra cách chữa lỗi. - Sau khi giúp HS sửa lỗi sai trong bài làm của mình, giáo viên trình chiếu một số bài viết tốt hoặc một số đoạn văn hay của học sinh trong lớp hoặc của một số tài liệu tham khảo. Học sinh sẽ nhận xét bài văn, đoạn văn hay ở điểm nào ? Vì sao? Qua đó phát triển khả năng tư duy nhận xét ở học sinh. - Đối với học sinh yếu, mức độ đòi hỏi không quá cao để tránh sự nhàm chán ở các em. Trong giờ dạy, nếu các em biết đặt một câu văn đầy đủ bộ phận hoặc có những nhận xét, câu trả lời tương đối phù hợp thì giáo viên phải có sự tuyên dương kịp thời để các em phấn khởi, thích thú học tập. Giáo viên phải đặc biệt quan tâm theo dõi để sửa chữa các lỗi sai ở bài viết của các em học sinh này. III.2. Tính mới, tính sáng tạo 1.Tính mới - Thế giới hôm nay đang chứng kiến biết bao điều kì diệu do con người tạo ra. Một trong những điều kì diệu ấy là sự góp mặt của công nghệ thông tin. Có thể nói công nghệ thông tin là một lĩnh vực đột phá có vai trò lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy – học nhất là khi nền giáo dục của nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của công nghệ thông tin. Và có lẽ chính vì vậy mà trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào dạy – học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học. - Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy ưu điểm nổi trội của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trong dạy học là giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Những ngân hàng 10 -Việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn làm thay đổi nội dung và phương pháp truyền đạt trong giờ dạy. Nhờ các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung của người học dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm như: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, thực hiện đánh giá và lượng giá học tập toàn diện, khách quan ngay trong quá trình học tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã giúp học sinh được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn hẳn phương pháp đọc chép truyền thống. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy cô và học trò cũng được cải thiện đáng kể, học sinh có nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình. Điều này không chỉ giúp các em ngày thêm tự tin mà còn để cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học.Hơn thế nữa, việc được tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin trong lớp học còn mang đến cho các em những kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây sẽ là nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúp học sinh đa dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin cho bài học của các em. Các em sẽ làm quen được với các hình thức tự học như học online, học qua cầu truyền hình. - Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy còn đưa các tiết Tập làm văn đến với học trò một cách gần gũi, tự nhiên, học sinh chủ động tiếp thu bài và viết bài một cách chân thật, sinh động và có sáng tạo theo cảm nhận được của riêng mỗi em. - Việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng giúp cho chất lượng môn Tập làm văn được nâng lên. Rèn cho học sinh biết cách quan sát, biết cách nghe, biết cảm nhận và ghi chép lại những điều cần thiết phù hợp với công văn 3969/ BGD ĐT đã triển 12 III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến: - Đề tài không gây tốn kém về kinh tế chỉ cần giáo viên chịu khó tìm tòi các hình ảnh, các thông tin thích hợp trên mạng để đưa vào bài giảng nên rất có hiệu quả. - Trong quá trình giảng dạy, giúp học sinh viết các bài văn miêu tả giàu hình ảnh, biết lồng ghép cảm xúc tình cảm của mình vào bài viết đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS đặc biệt là những học sinh có năng khiếu về văn. Học sinh viết văn có sự sáng tạo, vốn từ phong phú, các em sẽ tự tin trong giao tiếp đây là yếu tố quyết định đến sự thành công trong cuộc sống. - Giáo dục học sinh thêm yêu thích môn Tập làm văn và góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt. - Học sinh yêu thích môn học Tập làm văn và yêu môn Tiếng Việt hơn, từ đó có hứng thú học môn Tiếng Việt hơn. - Kết quả kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt của lớp do tôi giảng dạy đạt được như sau: Lớp dạy Điểm từ 5-10 Điểm từ 7-10 5E Số lượng % Số lượng % 30 100 28 93,3 - Qua kết quả kiểm tra đã khẳng định chất lượng môn Tiếng Việt được nâng lên rõ rệt trong đó có phân môn Tập làm văn. - Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng đã nâng chất lượng viết văn miêu tả lên một cách rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập hơn, tự tin, hào hứng sôi nổi trong tiết học Tập làm văn.Học sinh đã dần được rèn luyện các kĩ năng quan sát, tìm ý và viết văn miêu tả giàu hình ảnh, sinh động hơn.Các em chủ động trong việc tiếp cận kiến thức của bài hoc, làm việc hăng say, yêu thích môn văn. - Với kết quả của đề tài này, tôi mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và 14 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM KẾT I. Tác giả Họ và tên: Sinh ngày: Đơn vị công tác: .. II. Đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả viết các bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.” IV. Cam kết: Tôi xin cam kết Sáng kiến này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ đề tài tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Phòng, Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này. Vĩnh Bảo, ngày tháng 01 năm 2024 Người cam kết .. 16
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_viet_cac_bai_van_mie.doc