Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh Lớp 4 - Trường Tiểu học Lộc Thái B

Cuối năm 2019 dịch corona bắt đầu xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc) và lan ra khắp các nước trên thế giới. Việt Nam cũng chịu nhiều thiệt hại về kinh tế, công nghiệp, du lịch và đặc biệt là giáo dục. Các em phải tạm dừng việc học ở trường chuyển dần từ việc học trực tiếp sang học trực tuyến. Phụ huynh cũng rơi vào tình trạng lo lắng về cách thức học trực tuyến không biết các em có thích nghi với cách thức học mới không? Các em khi học trực tuyến trên điện thoại các em dễ tò mò tìm vào các trang mạng xem các thông tin trên mạng, các em dễ nghiện game, tik tok, xem các chương trình không phù hợp với lứa tuổi, phụ huynh không yên tâm khi để các em ở nhà học trực tuyến. Ông bà, bố mẹ không thể theo dõi, giám sát được các em trong quá trình học tập. Cùng thấu hiểu với những lo lắng của phụ huynh nên tôi mạnh dạn chọn và thực hiện biện pháp “Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 4 - trường Tiểu học Lộc Thái B” nhằm tạo động lực học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến.
doc 11 trang Trúc Vân 10/12/2024 401
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh Lớp 4 - Trường Tiểu học Lộc Thái B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh Lớp 4 - Trường Tiểu học Lộc Thái B

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh Lớp 4 - Trường Tiểu học Lộc Thái B
 an tâm khi cho con tham gia học trực tuyến, giúp các em hứng thú khi tham gia học 
tập.
 Đầu năm học 2021 – 2022 tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4A2, với 
tổng số học sinh là 30/14 nữ, học sinh dân tộc 1/0 nữ. Bản thân tôi luôn luôn nhận 
được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, tạo điều kiện cho giáo 
viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Ban giám hiệu thường xuyên chia sẻ những 
cách học trực tuyến có hiệu quả đối với học sinh.
 Lớp tôi chủ nhiệm 100% gia đình có phương tiện học tập để hỗ trợ con em 
tham gia học tập, tuy nhiên đa số là sử dụng điện thoại thông minh, chỉ có 2 em có 
máy vi tính để tham gia học tập.
 Gia đình cũng quan tâm đến việc học của học sinh, thường xuyên thông tin 
trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của học sinh.
 Học trực tuyến rất mới mẻ với các em nên ban đầu các em còn bỡ ngỡ.
 Phụ huynh đa số là người dân lao động nên không rành về công nghệ thông 
tin để hướng dẫn các em.
 Đường truyền mạng yếu do học sinh tham gia học đông.
 1. Biện pháp thực hiện
 1.1. Tạo nhóm lớp học trên Zalo.
 Khi nhận lớp từ lớp cũ tôi vào nhóm zalo để họp phu huynh và thông báo 
tình hình học tập của học sinh trong năm học mới,giáo viên nắm bắt tình hình thông 
tin học sinh từ giáo viên chủ nhiệm cũ để biết được học lực và hoàn cảnh của từng 
học sinh.
 Bản thân tôi là người dân địa phương và học sinh cũng ở gần nên giáo viên 
nắm bắt khá đầy đủ hoàn cảnh của từng em.
 Các thông tin đều được giáo viên cập nhật kịp thời và thông báo trên zalo lớp 
để phụ huynh nắm bắt kịp thời.
 Trên cơ sở những thông tin ban đầu, trong buổi họp phụ huynh học sinh tôi 
trao đổi, làm công tác tư tưởng và hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ con em mình tham 
gia học trực tuyến cũng như hỗ trợ giáo viên trong việc đôn đốc nhắc nhở các em 
tham gia học tập nghiêm túc.
 2 kiến thức khó. Giáo viên là người phải truyền động lực cảm hứng cho các em trong 
quá trình học tập.
1.3. Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến.
 Nếu dạy học trực tiếp thì thật dễ dàng đối với giáo viên nhưng chuyển từ trực 
tiếp sang trực tuyến vì thời gian dạy mỗi tiết bị rút ngắn nên người giáo viên sẽ phải 
nghiên cứu kĩ nội dung của từng tiết dạy để lựa chọn những nội dung cốt lõi để 
hướng dẫn, truyền đạt cho học sinh một cách dễ hiễu nhất. 
 Vì thế giáo viên cần chủ động học hỏi và nâng cao năng lực sử dụng công 
nghệ thông tin, điều này sẽ giúp giáo viên sử dụng thiết bị an toàn, có thể hỗ trợ học 
sinh khi tham gia học tập. Giáo viên cũng tìm hiểu thêm về phương pháp sư phạm 
hay, sử dụng phầm mềm để thiết kế giáo án giảng dạy vận dụng khi tương tác với 
học sinh như Zoom, Azota, Quizzi
 Để đảm bảo nội dung kiến thức cô đọng, ngắn gọn tôi thường xây dựng bài 
giảng điện tử trình chiếu cho học sinh những kiến thức trọng tâm, chọn hình ảnh 
đẹp, gần gũi với học sinh để giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ. Trong quá trình dạy học 
để tránh nhàm chán tôi thường kết hợp các trò chơi học tập tạo không khí phấn khởi 
cho học sinh và hào hứng với bài học mà giáo viên truyền thụ. Học sinh sẽ yêu 
thích hơn trong khi học, các em sẽ không cảm thấy nhàm chán, đơn điệu.
 4 1.5. Cha mẹ cũng cần xác định rõ vai trò mình là một người bạn đồng hành.
 Trong lớp học online, giáo viên không thể đến từng bàn học để kiểm tra và 
hỗ trợ học sinh. Trong khi đó, học sinh không thể thực hiện nhiều thao tác cùng lúc 
như không thể vừa nghe, vừa nhìn, vừa thao tác tay (do kỹ năng phối hợp thính giác 
– vận động hoặc thị giác - vận động vẫn đang phát triển). Do đó, cha mẹ cần điều 
hướng các thiết bị công nghệ, định hướng sự chú ý của con cũng như nhắc nhở và 
hỗ trợ kịp thời trong khi thực hiện các hoạt động.
1.6. Đưa ra lời khen.
 Để giúp học sinh tập trung chú ý trong giờ học trực tuyến, giáo viên cần phải 
có những lời khuyến khích động viên kịp thời, những lời khuyên đúng lúc sẽ giúp 
các em rất nhiều và tạo động lực cho các em rất nhiều trong học tập.
 Khi chấm bài trực tuyến tôi cũng thường xuyên có những lời khen đối với 
những em làm bài tốt cũng như những em học chậm mà có sự tiến bộ dù chỉ là nhỏ 
nhất.
 6 thực hiện được điều này tôi thường dành khoảng 5 phút đầu giờ học để giáo viên và 
học sinh được trao đổi, kể chuyện, trò chuyện cùng nhau, đôi khi chỉ là những câu 
hỏi thăm, những câu chuyện vui, chuyện sinh hoạt hằng ngày nhưng cũng giúp giáo 
viên và học sinh gần gũi nhau hơn, các em cảm thấy thân thiết với bạn bè hơn.
 Giáo viên và phụ huynh cần phải có sự quan tâm đến các em nhiều hơn khi 
các em đi học trực tiếp.
 Ví dụ: Trong năm học 2020-2021. Khi tôi chủ nhiệm lớp 4A1 sau kì nghỉ 
phòng chống dịch sau Tết Nguyên Đán, Thủy Tiên cảm thấy chán học, không muốn 
trở lại trường, chỉ vùi đầu vào điện thoại, nhà bạn ấy có 3 chị em gái, hai chị học 
đại học ở Bình Dương, bố mẹ bỏ nhau Thủy Tiên ở với mẹ, mẹ làm tóc và bán hàng 
nên không có thời gian quan tâm đến con cái. Khi có thông báo đi học trực tiếp thì 
Thủy Tiên phản ứng là không thích đi học, mẹ liền điện thoại cho tôi, ngay hôm sau 
tôi ra tận nhà gặp Thủy Tiên thì bạn ấy thu mình lại và không muốn giao tiếp với 
tôi. Biết là Thủy Tiên có vấn đề về tâm lí nên tôi đã khéo léo bằng mọi cách tiếp 
cận được với Thủy Tiên để trò chuyện, tâm sự hỏi han thì được biết rằng Thủy Tiên 
thích nghỉ học để xuống ở với chị hai vì cảm thấy cô đơn khi ở nhà. Sau đó tôi đã 
nói chuyện riêng với mẹ bạn ấy để mẹ hiểu con hơn. Khi Thủy Tiên đi học trở lại 
tôi đã nói với những bạn nữ là bạn thân của Thủy Tiên thường xuyên quan tâm đến 
bạn, tâm sự với bạn và lôi cuốn bạn tham gia những trò chơi bổ ích vào giờ giải lao 
nhằm giúp Thủy Tiên sớm hòa nhập được với bạn bè. Bên cạnh đó tôi luôn ưu tiên 
gọi bạn ấy đọc bài hoặc trả lời những câu hỏi đơn giản và không quên khen ngợi dù 
chỉ là tiến bộ nhỏ. Từ những hành động, những việc làm đơn giản đó đã giúp cho 
Thủy Tiên cảm thấy vui vẻ, phấn khởi hẳn lên và đặc biệt là Thủy Tiên đã cảm 
nhận được bên cạnh mình luôn luôn có bạn bè, có thầy cô, gia đình sẵn sàng cảm 
thông, chia sẻ mọi khó khăn để bạn ấy vượt lên chính mình và tiếp tục trở lại học 
tập với tâm thế thoải mái hơn, vui vẻ hơn.
 Qua sự việc trên thì cha mẹ cũng cần cập nhật những kiến thức để chăm sóc 
con cái đúng cách trong mùa dịch, từ việc dành thời gian nhiều cho con, thường 
xuyên tâm sự, trò chuyện với con, tạo ra cảm xúc tích cực và đặc biệt là phải biết 
ứng phó với hành vi chưa đúng đắn của con trẻ trong gia đình.
 8 + Thường xuyên khen ngợi, động viên tinh thần học tập kịp thời đến học 
sinh.
 + Đa dạng hóa các hình thức học tập, tránh để học sinh nhàm chán trong quá 
trình học.
 • KẾT QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN.
 Với những biện pháp trên, qua một thời gian thực hiện tại khối lớp 4 trường TH 
Lộc Thái B, tôi nhận thấy:
 - Giờ học trực tuyến trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Chất lượng học tập 
được nâng lên rõ rệt.
 - Học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ học.
 - Học sinh yêu thích và ham học hơn.
 - Học sinh trở nên tự tin, mạnh dạn hơn trong việc thực hiện các bài tập ở 
nhà.
 - Học sinh được trang bị kiến thức cơ bản về internet làm hành trang trên 
con đường lĩnh hội kiến thức, làm nền tảng cho những lớp học cao hơn sau này.
 - Phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn trong khi con học trực tuyến ở nhà.
 - Mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh, giáo viên và học sinh gần gũi 
hơn.
 Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn cố gắng phấn đấu mong đem lại những 
điều tốt đẹp nhất cho học sinh thân yêu. Tôi nỗ lực tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm 
của thế hệ đi trước để ngày một hoàn thiện hơn góp phần nhỏ bé công sức của mình 
vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng và của huyện nhà nói chung. 
 Để hoàn thành báo cáo này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà 
trường cùng các thầy cô đồng nghiệp trường Tiểu học Lộc Thái B đã tạo điều kiện 
giúp đỡ cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện.
* Phạm vi ảnh hưởng:
 Sáng kiến“Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 4 - 
trường Tiểu học Lộc Thái B” góp phần nâng cao chất lượng trong dạy học, giúp 
học sinh hứng thú trong học tập, nâng cao tinh thần tự học của học sinh. Phụ huynh 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_truc_tuyen.doc