Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh khối Lớp 5 học tốt phân môn học hát tại Trường PTDTBT TH&THCS Trà Tây
Trong những năm gần đây, giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông đã trở thành một môn học không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục con người mới Việt Nam phát triển toàn diện. Cùng với các môn học khác, môn học Âm nhạc trong chương trình Tiểu học nhằm mục đích giáo dục thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần cho lớp trẻ nên đã thu hút được sự chú ý của nhà trường, của học sinh. Nội dung của chương trình Sách giáo khoa Âm nhạc bậc Tiểu học đã thể hiện được những tiêu chí giáo dục thẩm mỹ hết sức cụ thể, có tính khoa học và liên ngành cao. Có lẽ, chưa có thời điểm nào mà các trường phổ thông lại hăng hái đăng ký tham gia giờ dạy tốt, giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạc như giai đoạn hiện nay. Điều đó chứng tỏ sự định hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của Bộ giáo dục đào tạo cũng như các sở, ngành địa phương đối với môn học này. Do vậy đã khơi dậy được niềm tự tin, lòng yêu nghề, sự nhiệt tình phấn đấu của những giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc.
Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, góp phần giáo dục học sinh toàn diện, hình thành nhân cách con người. Đồng thời, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu biết và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc.
Thông qua môn học này hình thành cho các em những kiến thức cơ bản ban đầu về ca hát, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái, giúp các em phát triển toàn diện hơn, đồng thời hỗ trợ giúp các em học tốt hơn các môn học khác. Vậy nên âm nhạc có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em chưa phát triển một cách toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần nhưng ngược lại các em rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu. Khi các em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh bản thân mình, từ những tượng âm nhạc của bài hát có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Các em thích được hoạt động và tự biểu hiện qua việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được một số kiến thức phổ thông về âm nhạc. Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hóa tối thiểu góp phần với các môn học khác để giáo dục nhân cách con người một cách toàn diện.
Qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy phần lớn các em đều rất thích môn học này, Tuy nhiên trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu cũng như khả năng cảm thụ, lĩnh hội kiến thức của các em không đồng đều đặc biệt đối với phân môn học hát của học sinh khối 5. Riêng phân môn này có những những em có giọng hát tốt, hát đúng nhịp, đúng cao độ, trường độ, tự tin biểu diễn bài hát, Tuy nhiên cũng còn có những em hát trật nhịp, lạc giọng, không thuộc giai điệu lời ca, chưa mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát, rụt rè, thụ động . Chính những nguyên nhân trên mà làm cho tiết học mất đi sự sinh động không tạo nên hiệu quả cho tiết dạy.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi nhận thức được sự quan trọng và cần thiết của điều này, với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nổ lực học hỏi của mình tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số phương pháp giúp học sinh khối lớp 5 học tốt phân môn học hát tại Trường PTDTBT TH&THCS Trà Tây-Trà Bồng- Quảng Ngãi ” để góp phần vào dạy học mang tính thiết thực hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp.
Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, góp phần giáo dục học sinh toàn diện, hình thành nhân cách con người. Đồng thời, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu biết và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc.
Thông qua môn học này hình thành cho các em những kiến thức cơ bản ban đầu về ca hát, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái, giúp các em phát triển toàn diện hơn, đồng thời hỗ trợ giúp các em học tốt hơn các môn học khác. Vậy nên âm nhạc có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em chưa phát triển một cách toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần nhưng ngược lại các em rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu. Khi các em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh bản thân mình, từ những tượng âm nhạc của bài hát có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Các em thích được hoạt động và tự biểu hiện qua việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được một số kiến thức phổ thông về âm nhạc. Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hóa tối thiểu góp phần với các môn học khác để giáo dục nhân cách con người một cách toàn diện.
Qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy phần lớn các em đều rất thích môn học này, Tuy nhiên trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu cũng như khả năng cảm thụ, lĩnh hội kiến thức của các em không đồng đều đặc biệt đối với phân môn học hát của học sinh khối 5. Riêng phân môn này có những những em có giọng hát tốt, hát đúng nhịp, đúng cao độ, trường độ, tự tin biểu diễn bài hát, Tuy nhiên cũng còn có những em hát trật nhịp, lạc giọng, không thuộc giai điệu lời ca, chưa mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát, rụt rè, thụ động . Chính những nguyên nhân trên mà làm cho tiết học mất đi sự sinh động không tạo nên hiệu quả cho tiết dạy.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi nhận thức được sự quan trọng và cần thiết của điều này, với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nổ lực học hỏi của mình tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số phương pháp giúp học sinh khối lớp 5 học tốt phân môn học hát tại Trường PTDTBT TH&THCS Trà Tây-Trà Bồng- Quảng Ngãi ” để góp phần vào dạy học mang tính thiết thực hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh khối Lớp 5 học tốt phân môn học hát tại Trường PTDTBT TH&THCS Trà Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh khối Lớp 5 học tốt phân môn học hát tại Trường PTDTBT TH&THCS Trà Tây
2 bài hát có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Các em thích được hoạt động và tự biểu hiện qua việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được một số kiến thức phổ thông về âm nhạc. Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hóa tối thiểu góp phần với các môn học khác để giáo dục nhân cách con người một cách toàn diện. Qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy phần lớn các em đều rất thích môn học này, Tuy nhiên trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu cũng như khả năng cảm thụ, lĩnh hội kiến thức của các em không đồng đều đặc biệt đối với phân môn học hát của học sinh khối 5. Riêng phân môn này có những những em có giọng hát tốt, hát đúng nhịp, đúng cao độ, trường độ, tự tin biểu diễn bài hát, Tuy nhiên cũng còn có những em hát trật nhịp, lạc giọng, không thuộc giai điệu lời ca, chưa mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát, rụt rè, thụ động . Chính những nguyên nhân trên mà làm cho tiết học mất đi sự sinh động không tạo nên hiệu quả cho tiết dạy. Xuất phát từ những lí do trên, tôi nhận thức được sự quan trọng và cần thiết của điều này, với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nổ lực học hỏi của mình tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số phương pháp giúp học sinh khối lớp 5 học tốt phân môn học hát tại Trường PTDTBT TH&THCS Trà Tây-Trà Bồng- Quảng Ngãi ” để góp phần vào dạy học mang tính thiết thực hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp. CHƯƠNG 2 4 không có tinh thần trách nhiệm cao thì rất khó để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. Chính vì hiểu rõ điều này tôi luôn cố gắng phấn đấu nỗ lực hết sức mình để làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một người nhà giáo. 2.2.3. Kết quả đạt được. * Đối với giáo viên: - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ tạo điều kiện của Công đoàn, tổ chuyên môn và đồng nghiệp trong trường để giáo viên an tâm công tác. - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, gần gũi, có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên trao đổi, học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn. * Đối với học sinh: - Học sinh đều được đến trường đúng độ tuổi 100%. Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè. - Đa số học sinh đều yêu thích học môn Âm nhạc. 2.2.4. Những mặt còn hạn chế: * Đối với giáo viên. - Ở trường chưa có phòng học bộ môn dành riêng cho môn học Âm nhạc. - Thời gian học dành cho bộ môn âm nhạc ít nên việc truyền đạt các kiến thức sâu hơn cho các em còn bị hạn chế. - Loại đàn Organ đang sử dụng không có hiệu quả cao. vì âm lượng tiếng đàn phát ra quá nhỏ nên khi cho các em nghe và làm quen trên đàn gặp nhiều khó khăn - Một số bài hát được cài sẵn về nhịp, phách cũng như là giai điệu còn nhanh so với các em. - Chưa có một số nhạc cụ thật nên khi giới thiệu cho các em còn gặp nhiều khó khăn . - Những bảng phụ đã qua nhiều năm sử dụng nên chất lượng hình ảnh đã bị giảm. 6 ngày nên nhiều em còn thụ động, nhiều em chỉ chú trọng đến những môn học chính như Toán, Tiếng việt,... - Ở địa phương chưa có nhà văn hóa dành cho thiếu nhi để các em sinh hoạt, học tập các môn thuộc lĩnh vực nghệ thuật trong dịp hè. - Học sinh chưa dám thể hiện bản thân mình trước đám đông. Học sinh còn nhút nhát, chưa tự tin trong tiết học. - Âm nhạc là một bộ môn thuộc về năng khiếu nên đòi hỏi người học cũng phải có năng khiếu, một số em cảm thấy chán nản khi cảm thấy mình không có năng khiếu về âm nhạc. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3.1. CĂN CỨ THỰC HIỆN. Luật Giáo dục của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 có ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức 8 Vì vậy, việc dạy phân môn học hát ở trường TH nhằm làm cho các em làm quen bước đầu với những nốt nhạc và yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, sống vui tươi, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò. 3.2. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN: 3.2.1. Nội dung. Để ứng dụng “Một số phương pháp giúp học sinh khối lớp 5 học tốt phân môn học hát tại trường PTDTBT TH&THCS Trà Tây” tôi đưa ra một số nội dung sau: 1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh. 2. Phương pháp giúp học sinh luyện thanh (luyện giọng) 3. Phương pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học. 4. Phương pháp dạy hát hoà giọng trong tập thể. 5. Phương pháp hát kết hợp bộ gõ cơ thể. 6. Uốn nắn những sai sót giúp cho học sinh vượt qua khó khăn trong học tập. 7. Làm tốt công tác kiểm tra và đánh giá học sinh. Áp dụng một số giải pháp nhằm giúp các em học tốt phân môn học hát ở khối lớp 5.Giúp cho các em càng yêu thích môn âm nhạc và hướng cho các em phát triển về nhiều mặt. Học sinh học hát là tiếp xúc với âm nhạc có lời. Mỗi bài hát, làn điệu là một cảm xúc riêng, có bố cục hoàn chỉnh, kết cấu vuông vắn, giai điệu hấp dẫn, vui tươi nhí nhảnh, có nội dung cụ thể về sự vật, hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học. Từ đó hình thành cho các em tính thẩm mĩ, gợi cho các em khả năng cảm thụ và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, tình cảm đạo đức và niềm tin trong cuộc sống. 3.2.2. Giải pháp thực hiện: Trong quá trình giảng dạy bản thân đã áp dụng một số giải pháp cụ thể như sau: 10 Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức các trò chơi như: Xem tranh đoán tên bài hát, nghe nhạc đoán bài hát, nghe giai điệu đoán câu hát đã học,... để tạo sự khởi động vui vẻ tâm thế hào hứng cho học sinh trước khi vào tiết học. Ví dụ: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Nghe giai điệu đoán câu hát của bài hát” giáo viên đàn giai điệu một câu hát nào đó trong sách giáo khoa ở bài học trước cho học sinh nghe, sau đó giáo viên mời học sinh nào giơ tay thực hành hát lại câu hát đó và nêu tên bài hát mà các em đã được học. Em nào đoán trúng hát hay thì giáo viên tuyên dương còn có những em nào chưa đoán đúng thì giáo viên khích lệ, động viên. Đây cũng là một cách giúp các em hứng thú tạo sự vui vẻ tập trung khi bước vào tiết học. 3.2.2.2. Phương pháp giúp học sinh luyện thanh (luyện giọng) Khởi động giọng (luyện giọng) ở đầu tiết học hát có tác dụng khởi động, làm mềm mại cơ quan cảm âm và phát âm của trẻ, đồng thời luyện tai nghe giúp các em nghe đúng, hát đúng cao độ, trường độ, phát âm và nhả chữ. Luyện thanh đơn giản chỉ tiến hành 2 – 3 phút với một thang 5 âm hoặc một vài quãng giai điệu đặc trưng của bài hát. Ví dụ: Trước khi vào học hát giáo viên cho học sinh khởi động giọng qua 2 mẫu luyện thanh đơn giản dưới đây: Giáo viên đánh đàn cho học sinh khởi động giọng theo mẫu, bắt đầu đánh ở giọng C dur (Đô trưởng) sau đó nâng lên giọng D dur (Rê trưởng): Rê- Mi- Pha- Mi- Rê ,cứ như thế khi thấy học sinh đọc cao độ vừa phải giáo viên lại đánh thấp giọng xuống, lần lượt như vậy thì học sinh hát sẽ không bị mệt, thoáng giọng trong sáng hơn. Phương pháp luyện thanh giúp học sinh cả về đọc nhạc và nghe nhạc, phát triển âm vang, tròn ấm. 12 Hình 2 : Giáo viên sử dụng nhạc cụ đàn Organ trong dạy học. Vào đầu tiết dạy hát giáo viên có thể hát và biểu diễn bài hát theo đàn có nhạc điệu kèm theo nhằm giúp cho bài hát thêm sinh động, thu hút sự chú ý, tập trung của học sinh muốn được học hát bài đó. Ngoài việc giáo viên hát mẫu ra có thể sử dụng nhạc cụ này cho học sinh nghe giai điệu bài hát (giúp giáo viên đỡ phải hát mẫu nhiều lần đồng thời làm cho tai nghe của học sinh phát triển thêm). Bên cạnh đó trong dạy từng câu hát,giáo viên đàn giai điệu từng câu hát cho học sinh lắng nghe, nhẩm lời ca theo giai điệu, nghe bắt nhịp và hát hòa theo tiếng đàn như vậy học sinh sẽ hát đúng cao độ và trường độ của bài hát hơn. - Quy trình dạy bài hát: - Giáo viên giới thiệu bài hát về tác giả , tác phẩm. - Giáo viên cho học sinh nghe bài hát mẫu - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện giọng theo đàn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh hát từng câu theo lối móc xích. - Học sinh hát hoàn chỉnh cả bài - Giáo viên cho học sinh hát cả bài kết hợp nhạc đệm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách hoặc tiết tấu bài hát. 14 vẫn còn phổ biến. Giáo viên cần phải phân tích và giáo dục học sinh biết biểu hiện tính thống nhất và sức mạnh của tập thể trong tiếng hát chung, đó là tiếng hát hoà giọng là hát đều về nhịp điệu, về âm lượng (tức là không có tiếng hát e dè, lí nhí, không có tiếng hát gào thét). Các giọng hát đều ấm áp, trong sáng, góp giọng của từng người trong tiếng hát chung. Để làm được điều này giáo viên cần thường xuyên khích lệ những em rụt rè, chưa quen hoạt động tập thể, đồng thời sự tập luyện thường xuyên chắc chắn sẽ tạo được những ý thức và kĩ năng hát hoà hợp trong tập thể cho các em. 3.2.2.5. Phương pháp hát kết hợp bộ gõ cơ thể. Bộ gõ cơ thể (tiếng Anh: body percussion) là cách sử dụng cơ thể như một loại nhạc cụ chơi tiết tấu. Ở lớp 1, HS nên bắt đầu luyện tập 3 động tác là: giậm chân, vỗ đùi, vỗ tay, đến lớp 3,4,5 có thể tập thêm động tác, vỗ vai, búng ngón tay,... giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp này để đệm cho bài hát, với thời gian khoảng 5-6 phút và nên thực hiện như một trò chơi. Giáo viên không sử dụng kiến thức lí thuyết âm nhạc để phân tích về các mẫu tiết tấu. Hình 4: Học sinh thực hành ứng dụng bộ gõ cơ thể vào học hát. 16 Trong khi hát học sinh vẫn còn sai dấu, ngọng vần. Do vậy đòi hỏi ở giáo viên phải sửa sai cho học sinh về cách phát âm trong khi hát. Nhưng trước tiên giáo viên phải phát âm chuẩn mới uốn nắn và sửa sai cho các em được. 3.2.2.7 Làm tốt công tác kiểm tra và đánh giá học sinh. Tôi thường xuyên kiểm tra bài học hát của các em để nhận xét sự tiến bộ của học sinh, khuyến khích động viên các em là chủ yếu; kết hợp đánh giá đồng đẳng. Ghi chép lại điểm mạnh, điểm chưa làm được của học sinh vào sổ theo dõi sự tiến bộ của học sinh để kịp thời giúp đỡ các em. Trong lúc dạy học sinh, tôi luôn muốn nhìn thấy ánh mắt biết cười, sự hưng phấn, và lòng yêu thích âm nhạc khi tôi tặng cho các em bông hoa có ghi lời khen, một chút quà nho nhỏđể nhằm khích lệ các em cố gắng hơn trong học tập. Hình 6: Học sinh nhận được những bông hoa học tốt 18 - Kết quả học tập cuối năm học 2021-2022 Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa lớp 5 hoàn thành Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ 21 số 5 23,9% 16 76,1 % 0 0 % - Kết quả quan sát đầu năm học 2022-2023 Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa lớp 5 hoàn thành Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ 26 số 6 23,1% 15 57,7 % 5 19,2% - Kết quả học tập cuối học kì I năm học 2022-2023 Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa lớp 5 hoàn thành Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ 26 số 9 34,7% 17 65,3 % 0 0 % Qua kết quả nói trên tôi thấy các giải pháp của tôi đưa ra điều có hiệu quả. Qua đó, tôi nhận thấy việc áp dụng các giải pháp trên vào giảng dạy phân môn học hát mang lại hiệu quả trong việc học tập của học sinh. Để áp dụng tốt các phương pháp mà tôi đưa ra vào trong quá trình giảng dạy không chỉ một giáo viên có thể làm được mà cần đến sự phối hợp của toàn thể hội đồng nhà trường và các cấp lãnh đạo. 4.2. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN. Sáng kiến này xây dựng một số phương pháp để giúp học sinh học tốt phân môn học hát khối lớp 5 áp dụng vào giảng dạy tại trường PTDTBT TH&THCS Trà Tây, ngoài ra sáng kiến này còn được áp dụng tại các đơn vị 20 XÁC NHẬN CỦA THỦ Trà Tây, ngày 27 tháng 03 năm 2023. TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin can đoan đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm do bản thân tôi thực hiện, không sao chép nội dung của người khác, nếu vi phạm tôi sẽ chịu xử lý theo quy định. Người viết Võ Thị Nga DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ 22 2. Sách thiết kế bài giảng âm nhạc lớp 5. 3. Giáo trình Thực hành sư phạm Âm nhạc ( Hoàng Long – Hoàng Lân ) – NXB Đại học sư phạm. 4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Âm nhạc TH ( NXB Giáo dục Việt Nam ). 5. Tư liệu trong bài giảng điện tử ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. .............................................................................................................................
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_khoi.pdf