Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh khối Lớp 6 khi giảng dạy bộ môn Mỹ thuật, bộ sách Chân trời sáng tạo
1. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh khối lớp 6 khi giảng dạy bộ môn Mỹ thuật”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cho học sinh khối lớp 6 ở trường TH&THCS Bắc Phong.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 07 tháng 9 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.
5. Tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền
- Năm sinh: 1983
- Trình độ chuyên môn: Đại học SP Mỹ Thuật. - Điện thoại :
- Chức vụ : Giáo viên Trường TH&THCS Bắc Phong.
- Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
6. Đồng tác giả: Không
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng của giải pháp đã biết
Là một giáo viên được tập huấn và trực tiếp giảng dạy bộ môn Mỹ thuật theo bộ sách chân trời sáng tạo được áp dụng giảng dạy trong năm học 2021 - 2022, tôi nhận thấy nhiều ưu điểm khi thực hiện bộ sách mới này. Khi thực hiện các nội dung bài học học sinh chủ động, tự lực khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các phương pháp dạy học mới được triển khai trong dự án đã kích thích sự say mê, hứng thú trong học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụ thẩm Mỹ , năng lực tư duy và trí tưởng tượng của học sinh.Khi
Tuy nhiên, để học sinh thực sự hứng thú trong các tiết dạy Mỹ thuật theo bộ sách mới này giáo viên cần phải làm gì? Chuẩn bị đồ dùng dạy học như thế nào? Hay hình thức tổ chức lớp học ra sao? Cách thực hiện các quy trình sáng tạo như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất vẫn là những băn khoăn lớn của mỗi giáo viên khi giảng dạy bộ môn Mỹ thuật ở bậc học THCS nói chung và đối với học sinh khối lớp 6 nói riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh khối Lớp 6 khi giảng dạy bộ môn Mỹ thuật, bộ sách Chân trời sáng tạo
kích thích sự say mê, hứng thú trong học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụ thẩm Mỹ , năng lực tư duy và trí tưởng tượng của học sinh.Khi Tuy nhiên, để học sinh thực sự hứng thú trong các tiết dạy Mỹ thuật theo bộ sách mới này giáo viên cần phải làm gì? Chuẩn bị đồ dùng dạy học như thế nào? Hay hình thức tổ chức lớp học ra sao? Cách thực hiện các quy trình sáng tạo như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất vẫn là những băn khoăn lớn của mỗi giáo viên khi giảng dạy bộ môn Mỹ thuật ở bậc học THCS nói chung và đối với học sinh khối lớp 6 nói riêng. Chất lượng môn Mỹ thuật của khối khối lớp 6 Trường TH&THCS Bắc Phong - huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình trước khi tôi áp dụng sáng kiến vào tháng 9 năm học 2021 - 2022 đạt được cụ thể như sau: HS có hứng thú học HS chưa có hứng thú học Khối Lớp TSHS SL TL% SL TL% 6 112 62 55,4% 50 44,6% Sau khi đã áp dụng sáng kiến đạt được kết quả như sau: HS có hứng thú học HS chưa có hứng thú học Khối Lớp TSHS SL TL% SL TL% 6 112 110 98,2% 2 1,8 - Qua khảo sát và thực nghiệm, tôi nhận thấy các em đã có tiến bộ rõ rệt, các em đã say mê hơn trong các bài học. Trong các tiết học các em đã sáng tạo hơn, có ý thức hơn trong học tập. Kết quả được thể hiện cụ thể: 98,2% học sinh yêu thích môn học, số học sinh xếp loại Đạt: 100% Với kết quả đã đạt được như vậy đã khẳng định tính khả thi của sáng kiến. Sáng kiến được thực hiện đã đóng góp một phần tích cực và thực tế trong việc cũng để các em hoàn thành tốt nhất bài học của mình tạo ra những sản phẩm mang tính sáng tạo nhất. Trên cơ sở đó bản thân tôi đã nghiên cứu đề ra những biện pháp tích cực giúp học sinh phát huy tốt kĩ năng sáng tạo, tích cực trong học tập. Đó là vấn đề cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp các em phát triển toàn diện, để hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức để từ đó học sinh có thể hình thành và phát triển năng lực cũng như phát triển các giác quan của các em. Để đạt được điều đó tôi đã đặt ra các giải pháp cụ thể như sau: - Con đường để tạo nên hứng thú. - Tạo hứng thú cho học sinh thông qua vẽ minh họa, làm và sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, hiệu quả. - Kết hợp trò chơi trong các bài giảng tạo hứng thú cho học sinh. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, gia đình phụ huynh học sinh trong công tác dạy học. 2.2. Nội dung của sáng kiến: 2.2.1. Con đường để tạo nên hứng thú. Hứng thú tự phát, trường hợp này thì rất ít gặp, hầu như đối với học sinh cấp THCS nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng để có hứng thú với tiết học, môn học thì phải có sự tác động, tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, giáo viên chính là người truyền cảm hứng cho học sinh. Sự hấp dẫn về hình thức cũng là một vấn đề mà bản thân người giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy bộ môn Mỹ thuật nói riêng cần chú ý: - Trang phục của giáo viên cần phải gọn gàng, có thẩm Mỹ (kiểu dáng, màu sắc phối hợp hài hòa) - Viết bảng và minh họa bảng phải đẹp, dễ nhìn, dễ hiểu, đảm bảo tính thẩm Mỹ . Để dạy bài “Tranh in hoa lá” (Chủ đề biểu cảm của sắc màu) để làm đồ dùng dạy học tôi đã sử dụng các lá cây tạo thành hình con vật để in. Hay như ở bài “Bưu thiếp chúc mừng” tôi có thể dung giấy gói hoa, gói quà làm thiệp mẫu minh họa để hướng dẫn học sinh thực hiện bài. Trong chương trình Mỹ thuật lớp 6 thì bài: Nhân vật 3D từ dây thép là một bài tương đối khó đối với học sinh vì vậy để tạo hứng thú, nâng cao nhận thức và trí tưởng tượng cho học sinh để hoàn thành tốt bài học này tôi đã hướng dẫn học sinh tạo ra các dáng đứng các dáng chuyển động khác nhau để học sinh dễ hình dung cho bài của mình. - Nhân vật ở trong các tư thể chuyển động, hoạt động khác nhau như: chỉ tay, đi bộ,. - Các nhân vật này có thể hình người và khuôn mặt bị vốt kéo dài. - Nét biểu cảm được thể hiện qua các bức tượng hết sức độc đáo, mỗi nhân vật đều có không gian của riêng mình. 2.2.3. Kết hợp trò chơi trong các bài giảng tạo hứng thú cho học sinh. Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi. Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với nội dung của bài học và phục vụ cho mục đích học tập, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân. Trò chơi học tập gắn liền với các môn học trong đó có môn Mỹ thuật. Khi sử dụng trò chơi cần chú ý: - Về phía giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, lời nói cử chỉ có phần mềm dẻo hơn, hoạt động của giáo viên trên lớp ít (chủ yếu là giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động) mà đem lại hiệu quả cao. - Về phía học sinh các em hứng thú hơn trong mỗi tiết học, mỗi chủ đề, biết tự khám phá những điều mới lạ trong từng chủ đề, từng bài học, theo cách nghĩ và cách hiểu của mình một cách độc lập tích cực, biết cảm nhận được những cái hay, cái đẹp từ những sản phẩm, tác phẩm thông qua bài học cụ thể mà các em được học, được làm quen, được tạo ra...Các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi: - Sáng tạo Mỹ thuật và qua đó biểu đạt bản thân (suy nghĩ, tình cảm, mong muốn...). - Hiểu, cảm nhận và phản ánh được nội dung của các sản phấm, tác phẩm Mỹ thuật (giới thiệu, phân tích, đánh giá được sản phẩm, tác phẩm). - Giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩ thông qua sản phẩm, tác phẩm Mỹ thuật. 3.2. Về phạm vi ảnh hưởng: Sáng kiến của tôi sau khi được áp dụng tại đơn vị trường nơi tôi công tác có hiệu quả nên tôi nghĩ có thể áp dụng rộng rãi trên học sinh khối lớp 6 của cả trường và cả các đơn vị trường bạn vì qua tiến hành thực nghiệm đã cho thấy hiệu quả của sáng kiến trên với kết quả tốt, tính khả thi cao, có giá trị sử dụng lâu dài. 3.3. Hiệu quả, lợi ích thu được Sau khi áp dụng sáng kiến cho thấy một tín hiệu đáng mừng, khẳng định rằng “Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh khối lớp 6 khi giảng dạy bộ môn Mỹ thuật” đã mang lại hứng thú cho học sinh. Hy vọng đây sẽ là một giải pháp được áp dụng rộng rãi, giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện và tổ chức giờ học Mỹ thuật có hiệu quả. Tôi nhận thấy học sinh lớp 6, đã hứng thú hơn trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_ho.docx