Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4
Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt nói chung, môn Tiếng Việt lớp 4 nói riêng có một vị trí đặc biệt trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Học xong Tiểu học, học sinh phải đạt được những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt đó là (nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, nó là cơ sở ban đầu rất quan trọng để các em học lên lớp trên. Chính vì vậy các tác giả biên soạn bộ sách Tiếng Việt bậc Tiểu học đã đặc biệt chú ý đến nội dung chương trình và đã chọn lọc những tác phẩm mang nội dung sâu sắc, có tính nghệ thuật cao, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học. Nội dung các bài Đọc cung cấp những kiến thức cơ bản để giúp học sinh hình thành kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, bồi dưỡng cho học sinh có óc thẩm mỹ, có tâm hồn cao đẹp. Các bài Đọc không những rèn cho học sinh kỹ năng đọc mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt những môn học khác. Để giúp học sinh đọc tốt thì người thầy phải có hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở lớp mình, địa phương, nơi mình công tác. Từ đó giúp các em hiểu được nội dung của bài học, gây cho các em lòng say mê hứng thú học tập, yêu trường, yêu lớp, ham đọc sách, thích học môn Tiếng Việt. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần vận dụng và thực hiện các phương pháp hình thức tổ chức dạy học sao cho linh hoạt và phù hợp với thực tế của lớp mình giảng dạy.
Qua quá trình giảng dạy của bản thân, đi dự giờ thăm lớp, tôi thấy việc giảng dạy phân môn tập đọc nói chung, phần luyện đọc diễn cảm nói riêng của giáo viên còn nhiều hạn chế, khâu rèn đọc diễn cảm còn mang tính chung chung, học sinh chưa tìm ra được cách đọc hay, đọc diễn cảm cho từng đoạn và toàn bài.
Đối với học sinh, các em còn đọc sai, phát âm sai, ngắt nghỉ không đúng, không biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, lời nhân vật, không thể hiện giọng đọc cho phù hợp với đoạn văn, đoạn thơ. Bởi lẽ giáo viên cứ sợ hết thời gian nên việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh rất hạn chế.
Từ thực tế dạy môn Tiếng Việt nói chung, và các tiết Đọc nói riêng, hiện nay tôi còn thấy băn khoăn về việc dạy và học các tiết này, đặc biệt là phần rèn đọc diễn cảm. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh hơn nữa để đáp ứng mục tiêu đào tạo hiện nay? Từ đó tôi đưa ra sáng kiến: “Một số kinh nghiệm rèn đọc diên cảm cho học sinh lớp 4 ”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Việt (01)/TH 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 11 tháng 9 năm 2023 đến ngày 12 tháng 4 năm 2024 4. Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Trà Khuy Năm sinh: 09/11/1972 Nơi thường trú: Xuân Thành - Xuân Trường - Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Xuân Thành Điện thoại: 0369564867 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Xuân Thành Địa chỉ: Xuân Thành - Xuân Trường - Nam Định Điện thoại: 03503888110 Từ thực tế dạy môn Tiếng Việt nói chung, và các tiết Đọc nói riêng, hiện nay tôi còn thấy băn khoăn về việc dạy và học các tiết này, đặc biệt là phần rèn đọc diễn cảm. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh hơn nữa để đáp ứng mục tiêu đào tạo hiện nay? Từ đó tôi đưa ra sáng kiến: “Một số kinh nghiệm rèn đọc diên cảm cho học sinh lớp 4 ”. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1. Thuận lợi: Năm học 2023 - 2024 là năm học đầu tiên lớp 4 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bản thân tôi nhận thấy phần lớn các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả đưa vào chương trình sách Tiếng Việt 4 đều phù hợp với lứa tuổi và vừa sức đối với học sinh. Hệ thống bài học được nâng dần từ dễ đến khó. Các bài được tuyển chọn vào chương trình phần lớn là viết cho thiếu nhi có chất lượng cao về nghệ thuật. Trình bày rõ kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, đảm bảo tính khoa học, hệ thống và dễ hiểu đối với học sinh Tiểu học. Số lượng các bài Đọc phong phú, đa dạng, hay về nội dung, hấp dẫn về hình thức, có hiệu quả thiết thực và được sắp xếp hợp lý nhằm giúp cho giáo viên và học sinh dễ dạy, dễ học. 1.2. Khó khăn: Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy thực trạng của việc dạy đọc diễn cảm cho các em như sau: hầu hết các em chỉ mới dừng lại ở mức độ đọc thông thạo, các em còn đọc đều đều chứ chưa chú ý đến việc đọc hay, đọc diễn cảm. Các em thường bắt chước giọng đọc mẫu của thầy cô, chưa tìm ra cách đọc đúng, sáng tạo trong quá trình luyện đọc, thậm chí nhiều em còn phát âm sai. Mặc dù các em đã học đến lớp 4 rồi nhưng kết quả học đọc chưa đáp ứng được nhu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc cao nhất là kĩ năng đọc diễn cảm. Việc hiểu và giải nghĩa từ, cảm thụ và hiểu kĩ nội dung văn bản còn hạn chế nên dẫn đến đọc sai ngữ điệu, thể hiện sai hoặc chưa tốt sắc thái giọng, chưa phân biệt được sự cần thiết khi đọc diễn cảm thơ, văn, truyện hay bất cứ một văn bản nào. giọng. Tuy nhiên cái hồn của bài đọc lại tùy ở khả năng cảm nhận của mỗi người, thể hiện sự rung động cá nhân khác nhau. Việc đọc mẫu của giáo viên cũng vô cùng quan trọng nhưng không phải là một cách áp đặt về cách đọc diễn cảm của giáo viên để học sinh có thể bắt chước theo một cách ấy. Vì vậy, trong việc chuẩn bị bài, giáo viên phải xác định được cách đọc diễn cảm của mình. Trong giờ học, sau khi trình bày phần đọc mẫu giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết tại sao lại đọc như vậy và gợi ý để học sinh trao đổi về cách đọc diễn cảm của bài đọc. Giáo viên không nên áp đặt sẵn giọng đọc của bài. Biên pháp 2: Sửa lỗi phát âm Như chúng ta đã biết nếu phát âm không đúng thì đọc sẽ sai và không thể đọc diễn cảm được. Vì vậy cho nên để đọc diễn cảm được đầu tiên giáo viên phải quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh phát âm đúng chuẩn những âm khó đọc. Trước hết giáo viên cần cho các em thấy rõ tầm quan trọng của việc phát âm đúng. Có thể đưa ra một số truyện gây cười do phát âm sai như: Thưa cô cho em về lấy vợ (vở),.. .để các em thấy tác hại của việc phát âm sai. Một yếu tố rất quan trọng là giáo viên cần phát âm chuẩn xác ở tất cả các giờ học, trong mọi lúc giao tiếp để học sinh bắt chước và làm theo. Giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, mọi cử chỉ, hành động của giáo viên phải mẫu mực. Tuyệt đối giáo viên không được phát âm sai. Giáo viên phải luôn luôn có ý thức, thói quen sửa lỗi phát âm cho học sinh trong tất cả các môn học cũng như trong giao tiếp giữa thầy và trò. Đặc biệt cần chú ý đến tiết Đọc, đây là tiết được đọc và phát âm nhiều. Khi thấy học sinh phát âm sai giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì giúp các em phát âm đúng, đọc đúng. Khi học sinh có sự tiến bộ cần khen ngợi, động viên kịp thời, khuyến khích các em tiến bộ. Giáo viên cần tạo hứng thú học tập cho các em không chỉ trong giờ Tập đọc mà cả trong các giờ học khác hướng sự chú ý của các em vào việc nói và trả lời đúng chuẩn. Ngoài việc hướng dẫn trong giờ học, trước lớp.. .Giáo viên cũng cần phải giúp các em hiểu nghĩa của các từ để giúp cho việc phát âm đúng, đọc đúng. như thế nào? Nội dung và chủ đề chứa chất lý lẽ, tư tưởng tình cảm gì? Thái độ, hành động, tính cách của nhân vật, tiến triển của sự việc có mối liên hệ ra sao với hoàn cảnh tâm lý xã hội với điều kiện sống thực tại của mỗi con người. Sau khi giáo viên đã giúp học sinh làm rõ những câu hỏi trên thì chuyển qua đàm thoại bằng các câu hỏi gợi mở để tìm ra những yếu tố chính, từ đó học sinh sẽ xác định được cảm xúc của bài: vui, buồn, tự hào, thiết tha, trang nghiêm, sâu lắng, ngợi ca... nhịp điệu của bài: Nhanh, hơi nhanh, chậm, hơi chậm... Có hiểu được nội dung tư tưởng của tác giả thì mới xác định được giọng đọc toàn bài (nếu là đọc thơ phải chú ý đến tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ ca tức là chất nhạc của thơ, tránh dừng lại máy móc cuối mỗi dòng). Ví dụ: Qua tìm hiểu bài thơ “Điều kì diệu”, học sinh nắm được nội dung chính của bài là: Trong cuộc sống này, không ai giống ai, mỗi người đều có vẻ riêng của mình. Mặc dù mỗi người một vẻ, nhưng khi hòa vào một tập thể, thì sự khác biệt của mỗi người khiến cho tập thể đa dạng hơn, có nhiều màu sắc phong phú hơn, bổ sung cho nhau, khiến cho tập thể trở nên thống nhất, hòa quyện. Học sinh đã nắm được các hình ảnh, các từ ngữ, chi tiết đẹp, những biện pháp nghệ thuật đã sử dụng trong bài thơ.. .Từ đó, học sinh sẽ tìm được giọng đọc phù hợp với âm điệu, vần nhịp với từng câu thơ. Có bạn thích đứng đầu Có bạn hay giận dỗi Có bạn thích thay đổi Có bạn nhiều ước mơ. Như vậy, hiểu nội dung văn bản là rất quan trọng để luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm. Biên pháp 6: Rèn kỹ năng đọc đúng ngữ điệu l.Sắc thái giọng đọc Sắc thái giọng đọc là sự thể hiện những nét khác nhau của thái độ tình cảm, tính cách của con người thông qua giọng đọc như: trang trọng, vui tươi, nhí nhảnh, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, gay gắt, châm biếm, buồn rầu, bực tức. Đối với học sinh lớp 4 thì khi đọc diễn cảm sắc thái giọng đọc chỉ đặt ra sau khi tìm hiểu toàn bộ nội dung bài giáo viên không nên “chỉ thị”cho các em về giọng đọc buồn hay vui 3. Ngắt giọng biểu cảm Bên cạnh việc dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp còn cần phải dạy học sinh biết ngắt giọng biểu cảm. Đó là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc. Các dấu (...) cũng có khi là sự ngừng giọng thể hiện một sự ngập ngừng chưa nói hết hay sự bất ngờ mà người nghe đoán ra được. 4. Nhấn giọng Các từ trong câu, các câu trong đoạn văn không phải đọc với giọng đều đều như nhau mà có từ, có câu đọc nhấn mạnh hơn, đó là những từ, câu mang ý nghĩa nổi bật hơn và nó bộc lộ chủ đề của bài văn, bài thơ. 5. Đọc đúng ngữ điệu bài văn Trong cách hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn, giáo viên không chỉ dừng lại ở những chỉ dẫn: Em cố gắng đọc hay hơn, cố gắng đọc diên cảm hơn, cố gắng đọc vui hơi, đọc cho thiết tha hơn!... Mà giáo viên phải hướng dẫn bằng cách chỉ dẫn rõ ràng, nghĩa là: Cần đọc to lên, nhỏ đi, cao giọng lên, hạ giọng xuống, ngắt nghỉ ở chỗ này, chỗ kia, kéo dài tiếng này, lớn giọng tiếng kia,... phải dạy học sinh làm chủ được chỗ ngắt giọng (kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm), làm chủ tốc độ (độ nhanh, chậm, chỗ ngân, hay là việc dãn nhịp đọc), làm chủ cường độ giọng đọc (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay lơi giọng) và làm chủ các độ (độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng). 6. Đọc đúng kiểu câu Ngữ điệu câu được chia thành: Ngữ điệu cầu khiến, ngữ điệu mệnh lệnh, ngữ điệu kết thúc, ngữ điệu chưa kết thúc, ngữ điệu hỏi, ngữ điệu liệt kê,... như vậy đối với kiểu câu cảm, cầu khiến, mệnh lệnh mà trên chữ viết biểu thị bằng dấu “!” thì phải đọc mạnh. Những câu cầu khiến mời mọc đề nghị nhẹ nhàng mà trên chữ viết thường ghi bằng dấu chấm sẽ được đọc giọng nhẹ hơn. 7. Đọc đúng nhịp điệu Nhịp điệu là sự thể hiện của giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay học diễn ra sôi nổi gây hứng thú học tập cho học sinh, các thầy cô giáo nên kết hợp cho học sinh tham gia trò chơi học tập. 1. Đối với giờ Đọc có lời văn đối thoại Giáo viên xây dựng màn kịch gắn với nội dung bài học. Giáo viên tổ chức cho cả lớp luyện diễn phân vai theo nhóm, sau đó gọi học sinh thi đua lần lượt lên bảng và nhập vai, tất cả các học sinh đều được hoạt động, đều được luyện nói, được thể hiện bằng cử chỉ, nét mặt thông qua các nhân vật mà mình nhập vai. Qua các giờ học như vậy học sinh yếu có tiến bộ rõ rệt, các em tự tin ở bản thân mình hơn. Giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh hứng thú học bài. 2. Đối với bài Đọc khác Giáo viên tổ chức trò chơi truyền điện, giáo viên gọi học sinh đọc bài, học sinh đó đọc được một đoạn văn, một khổ thơ hay một câu văn, câu thơ, đột nhiên cho học sinh đó dừng lại và gọi học sinh khác đọc tiếp bài, cứ như vậy cho đến hết. Với cách học này, học sinh đều tập trung vào bài, số học sinh được luyện đọc nhiều, lớp giữ trật tự. Giáo viên tổ chức thi đua đọc theo nhóm xem nhóm nào đọc diễn cảm nhất. Khi học sinh đọc bài giáo viên lắng nghe để kịp thời sửa chữa cho những học sinh đọc sai, khen ngợi kịp thời đối với học sinh đọc diễn cảm hay có sự tiến bộ hơn. Tổ chức thi đọc diễn cảm dẫn đến tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả. Biện pháp 8: Rèn tư thế, nét mặt khi đọc diễn cảm Tư thế, nét mặt, ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu khi đọc diễn cảm. Tư thế có thể đứng hoặc ngồi, song giáo viên hướng dẫn học sinh sao cho tự nhiên, ung dung, đĩnh đạc tránh đi lại lăng xăng. Giáo viên hướng dẫn học sinh nét mặt luôn phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui nét mặt phải tươi sáng, đọc một câu chuyện buồn nét mặt lộ rõ u buồn. Người đọc tỏ thái độ gì sẽ hạn chế sự cảm nhận của người nghe tới nội dung bài học. Khi đọc không nên chú ý vào sách và đạt hiệu quả. Biên pháp 10: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh ở những giờ học khác Ngoài việc đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ Đọc, cần kết hợp rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong các giờ học khác (Toán, Viết, Luyện từ và câu, Đạo đức, Khoa học,.). Ví dụ: Trong giờ học Toán học sinh trả lời hay đọc yêu cầu bài toán, đề bài toán nếu các em phát âm chưa chuẩn còn đọc sai thì giáo viên cần phải sửa sai cho các em ngay vì các em nói, đọc đúng thì mới hiểu và nắm tốt được nội dung kiến thức của bài học và vận dụng kiến thức đó để làm bài tập. Luôn nhắc nhở học sinh, yêu cầu học sinh nói, đọc đúng chuẩn khi trả lời các câu hỏi hoặc đọc một câu, một đoạn,...mà giáo viên yêu cầu trong bất kỳ trường hợp nào. Rèn đọc diễn cảm cho học sinh là cả một quá trình lâu dài và liên tục. Do vậy ngoài tiết học chính khoá, giáo viên còn phải tổ chức rèn đọc diễn cảm, thi đọc diễn cảm cho các em vào các buổi giao lưu kiến thức trong khối,... Biên pháp 11: Kết hợp với gia đình học sinh Để rèn đọc diễn cảm cho học sinh có hiệu quả tốt hơn cần phải có sự kết hợp giữa việc rèn luyện của giáo viên với sự quan tâm và giúp đỡ của gia đình học sinh. Vì vậy, giáo viên phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh bằng cách trao đổi để phụ huynh biết tác hại của việc đọc sai và cách hướng dẫn con em mình không chỉ rèn đọc diễn cảm mà còn cả trong lời nói giao tiếp hằng ngày cũng phải nói đúng chuẩn. Thông báo tình hình học tập nói chung và việc đọc nói riêng của các em cho phụ huynh biết để phụ huynh có kế hoạch dạy bảo con cái học tập, đề nghị phụ huynh cố gắng dành nhiều thời gian quan tâm để kèm cặp, kiểm tra việc học hành của con cái, thậm chí có thể trao đổi, tranh luận để nói đúng chuẩn cũng như đọc diễn cảm hay nhất. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả về mặt kinh tế: Không 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Qua tập trung thực hiện các biện pháp trên trong việc dạy rèn đọc diễn cảm
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_doc_dien_cam_ch.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4.pdf