Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp Hai hứng thú trong học tập
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP HAI HỨNG THÚ HƠN TRONG HỌC TẬP”
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Đầu năm học mới sau thời gian nghỉ hè dài là cả một sự vất vả lớn đối với các em lớp 2C nói riêng và khối lớp 2 nói chung. Vậy phải làm sao để các em sớm thích nghi với các môi trường, sớm có nề nếp học tập tốt? Chính vì vậy tôi đã tiến hành thực nghiệm một số biện pháp sau nhằm giúp các em hứng thú trong học tập:
Biện pháp 1: Xây dựng nội quy lớp học.
Nội quy lớp học chính là bước đầu đưa các em vào một môi trường trường học tập có khoa học, có tổ chức.
Sau khi nhận lớp 2C, tôi dành nhiều thời gian đầu giờ, giờ giải lao thăm hỏi, tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện gia đình của từng em trong lớp. Sau đó tôi sẽ bắt đầu xây dựng và triển khai nội quy lớp học cho các em nghe như sau:
- Tác phong gọn gàng, mặc đồng phục theo quy định khi đến trường.
- Đi học phải đúng giờ (Đến lớp trước thời gian chính thức 5 hoặc 10 phút)
- Nghỉ học phải xin phép thầy cô giáo.
- Khi nghe trống đánh phải xếp hàng ra vào lớp đúng quy định.
- Không được mang tiền và quà vặt khi đến lớp.
- Khi gặp thầy giáo, cô giáo phải khoanh tay chào hỏi lễ phép.
- Không được nói tục, trả lời trống không với mọi người.
- Trong giờ học phải hăng say phát biểu, có ý kiến phải đưa tay xin phép.
- Không nói chuyện riêng trong giờ học khi thầy cô đang giảng bài.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản lớp học.
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước của nhà trường.
- Đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ bạn bè trong lớp.
Sau khi triển khai nội quy lớp học cho cả lớp nghe xong, tôi đi in ra giấy bạc thành cây với tên gọi cây hoa nội qui nội qui rồi đóng thành khung, trên cây có rất nhiều bông hoa, mỗi bông hoa là một nội qui vừa nêu đính bên bục bảng lớp học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp Hai hứng thú trong học tập
2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tựdo -Hạnhphúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN “MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP HAI HỨNG THÚ HƠN TRONG HỌC TẬP” 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: Đầu năm học mới sau thời gian nghỉ hè dài là cả một sự vất vả lớn đối với các em lớp 2C nói riêng và khối lớp 2 nói chung. Vậy phải làm sao để các em sớm thích nghi với các môi trường, sớm có nề nếp học tập tốt? Chính vì vậy tôi đã tiến hành thực nghiệm một số biện pháp sau nhằm giúp các em hứng thú trong học tập: Biện pháp 1: Xây dựng nội quy lớp học. Nội quy lớp học chính là bước đầu đưa các em vào một môi trường trường học tập có khoa học, có tổ chức. Sau khi nhận lớp 2C, tôi dành nhiều thời gian đầu giờ, giờ giải lao thăm hỏi, tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện gia đình của từng em trong lớp. Sau đó tôi sẽ bắt đầu xây dựng và triển khai nội quy lớp học cho các em nghe như sau: - Tác phong gọn gàng, mặc đồng phục theo quy định khi đến trường. - Đi học phải đúng giờ (Đến lớp trước thời gian chính thức 5 hoặc 10 phút) - Nghỉ học phải xin phép thầy cô giáo. - Khi nghe trống đánh phải xếp hàng ra vào lớp đúng quy định. - Không được mang tiền và quà vặt khi đến lớp. - Khi gặp thầy giáo, cô giáo phải khoanh tay chào hỏi lễ phép. - Không được nói tục, trả lời trống không với mọi người. - Trong giờ học phải hăng say phát biểu, có ý kiến phải đưa tay xin phép. - Không nói chuyện riêng trong giờ học khi thầy cô đang giảng bài. - Giữ gìn và bảo vệ tài sản lớp học. - Sử dụng tiết kiệm điện, nước của nhà trường. - Đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ bạn bè trong lớp. Sau khi triển khai nội quy lớp học cho cả lớp nghe xong, tôi đi in ra giấy bạc thành cây với tên gọi cây hoa nội qui nội qui rồi đóng thành khung, trên cây có rất nhiều bông hoa, mỗi bông hoa là một nội qui vừa nêu đính bên bục bảng lớp học. Cứ đầu buổi học, tôi cho các em đọc nội quy một lần để ghi nhớ. 4 Đối với học sinh lớp 2 với môi trường học tập có kỉ cương, kỉ luật. Các em chưa hình thành được những lời nói hay, việc làm tốt và thường bắt chước. Tất cả các em lại rất hồn nhiên, đôi khi chỉ vì một cái rất nhỏ bé đã giận hờn không chơi với nhauVì lẽ đó trong mọi hoạt động, tôi đã hướng dẫn tỉ mỉ, dìu dắt các em từng bước để giúp các em vui bằng cảm tính và dần hình thành một số thói quen như: - Ngay từ đầu năm tôi rèn cho các em thói quen đứng nghiêm trang và đọc 5 Điều Bác Hồ dạy vào đầu giờ. Và tôi cũng đã giải thích cặn kẽ từng điều để các em hiểu và giáo dục các em cố gắng thực hiện theo 5 điều đó một cách tự giác hoặc cho các em đọc nội qui lớp học. - Quy định xếp hàng ra vào lớp theo tổ. Giáo viên xếp theo thứ tự em thấp đứng trước rồi lần lượt đến em cao hơn đứng sau theo từng tổ. Lớp trưởng hô điều khiển cả lớp. Tổ nào xếp hàng thẳng thì cho vào lớp trước. Tổ nào chưa thẳng hàng thì tự điều chỉnh lại hàng cho thẳng mới được vào lớp. Xếp nhanh, đẹp, có thi đua với nhau. Yêu cầu không chen lấn, xô đẩy và đi thẳng hàng. - Tập luyện thói quen xưng hô lịch sự, không gọi tao - mày, không chửi tục nói bậy; không xả rác bừa bãi, không chọc ghẹo, gây gổ đánh nhau - Xây dựng tổ học tập giúp nhau tiến bộ, rèn sự hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. - Rèn thói quen giơ tay khi muốn phát biểu. Tư thế đứng lên nói. - Rèn tư thế ngồi học, viết bài. - Rèn thói quen giữ vệ sinh, phân công trực nhật theo tuần. Biện pháp 2: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp. a) Khảo sát đối tượng học sinh thông qua học sinh trong lớp hoặc thông qua giáo viên năm cũ. b) Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: + Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. + Học sinh khuyết tật. + Học sinh cá biệt về đạo đức. + Học sinh có những năng lực đặc biệt. + Học sinh chậm tiến bộ. Biện pháp 3: Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng. 6 - Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể sau: + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian Ngoài giờ lên lớp. + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lởi được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các học sinh. + Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp. + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để các em học sinh khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ học sinh chậm tiến bộ cùng tiến bộ hơn. + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhột chí, xấu hổ trước bạn bè. Tóm lại, dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời. Phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. Biện pháp 4: Đa dạng các hoạt động: “Học mà chơi, chơi mà học”. + Tổ chức tập hát, múa trong thời gian sinh hoạt 10 phút đầu giờ: Ở lớp lớp 1 các em cũng đã biết được một số bài hát về tình cảm gia đình, về các con vật, cây cối Nhưng lên đến lớp 2 các em biết thêm một số bài hát thuộc chủ đề, chủ điểm mà đội TNTP đề ra. Chính vì vậy trong sinh hoạt 10 phút đầu giờ giáo viên chủ nhiệm kết hợp với các anh chị sao đỏ phụ trách lớp, tập cho các em các bài hát mới như bài: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh; Em là Búp măng non; Sao vui của em, ” Khi học sinh đã làm quen thì trong các buổi sinh hoạt 10 phút có nội dung hát múa thì quản ca có thể bắt nhịp cho các bạn hát múa một cách dễ dàng. Vậy việc hát, múa trong giờ sinh hoạt 10 phút đầu giờ tạo cho học sinh tinh thần thoải mái, năng động, nhanh nhẹn hơn và học sinh được hòa mình vào văn hóa âm nhạc. + Tổ chức trò chơi trong thời gian sinh hoạt 10 phút đầu giờ: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi trong thời gian sinh hoạt 10 phút đầu giờ nó cũng có những hạn chế về mặt thời gian. Vì thế GV chủ nhiệm cần chọn 8 Hình ảnh:Học sinh trang trí lớp và cùng nhau chăm sóc, tưới nước cho hoa. Hình ảnh: Học sinh tham gia Ngày hội tái chế. Hay việc ngay từ những ngày đầu năm học, giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau. Để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau thì ban đầu trong mỗi ngày học, giáo viên dành ra một khoảng thời gian để trò chuyện cùng các em, hỏi các em có những gì vui, buồn, điều gì hay, ... chia sẻ với Cô và các bạn. Dần dần sau đó, giáo viên cho các em tự đi tìm hiểu, chia sẻ với nhau. Qua những hoạt động đó tạo mối gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, thương yêu, quý mến nhau. Biện pháp 2: Giáo viên và học sinh tham gia mọi hoạt động 10 Hình ảnh: Sau khi đã chia sẻ cùng các bạn thì vui vẻ, vui chơi cùng các bạn Biện pháp 6: Thực hiện tốt tiết sinh hoạt Chủ nhiệm. Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà giáo viên tập cho các em biết phê bình và tự phê bình. Trong mỗi tiết sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cán bộ lớp nhận xét, từng ban tự nhận xét. Sau khi đã bầu chọn được Hội đồng tự quản của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho các em, tổ chức bồi dưỡng cách quản lí và hướng dẫn các em tự điều hành các hoạt động của lớp. Ví dụ: Học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy: “Đoàn kết tốt- Kỉ luật tốt”. Chủ tịch Hội đồng điều hành lớp hoạt động thảo luận và chốt một số hành động như sau: - Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến. - Không gây gổ, đánh nhau. - Không nói chuyện trong giờ học. - Thực hiện tốt các nội quy của trường,lớp. - Thân ái với mọi người. - Tự giữ trật tự khi không có cô hoặc cô có khách. Sau đó Chủ tịch Hội đồng trình lên GVCN nhận xét và bổ sung để thống nhất thành mục tiêu phấn đấu của lớp. Hay việc đưa ra một số nội quy lớp học tôi cũng để cho các em tự thảo luận và đưa ra nội dung: + Đi học đúng giờ + Xếp hàng nhanh + Chú ý nghe giảng + Làm bài nhanh, cẩn thận + Giúp đỡ mọi người + Lễ phép, vâng lời + Giữ trật tự, kỉ luật 12 Qua câu chuyện GVgiáo dục HS về ý chí vươn lên, vượt khó trong cuộc sống. HS còn được học về sự hiếu thảo, cách cư xử với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Tôi dành thời gian nhiều cho việc tuyên dương các em có những hành động đẹp, khuyến khích các em để ai cũng cố gắng được cô nêu gương trước lớp. Trong học kỳ I vừa qua, lớp tôi có 2 bạn được cô tổng phụ trách Đội tuyên dương trước cờ về việc nhặt được của rơi trả lại cho bạn mất và việc giúp em lớp 1 vặn lại vòi nước bị tuột. Tôi dành thời gian nhiều cho việc tuyên dương các em có những hành động đẹp, khuyến khích các em để ai cũng cố gắng được cô nêu gương trước lớp. Hình ảnh : Học sinh được cô Tổng phụ trách tuyên dương trước cờ . 14 giáo viên chủ nhiệm là người hướng dẫn các em như: Khi ổn định xong cô chia lớp ra thành các nhóm (nhóm nam và nhóm nữ) cô đưa lần lượt từng nhóm tới nhà vệ sinh nam và vệ sinh nữ giới thiệu cho các em biết để sau này đi vệ sinh không bị nhầm lẫn và hướng dẫn các em khi đi xong phải xả nước sạch sẽ và rửa tay bằng xà phòng trước khi vào lớp. Hình ảnh: Hướng dẫn các em rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh Ví dụ 2: Rèn các em thói quen vui chơi lành mạnh Giờ ra chơi trong sân trường, để tránh tình trạng các em đánh nhau hay xô đẩy khi chơi, đôi khi chỉ vì một cái rất nhỏ bé đã giận hờn không chơi với nhau,Vì lẽ đó trong mọi hoạt động, tôi đã hướng dẫn tỉ mỉ, dìu dắt các em từng bước để giúp các em vui bằng cảm tính và dần hình thành một số thói quen. Tôi cùng với các em trong ban chỉ huy Liên đội hướng dẫn cho các em tham gia chơi các trò chơi dân gian như: Ô ăn quan; Nhảy lò cò; Nhảy dây,... 16 những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời tôi muốn tạo một môi trường học tập thân thiện - Nơi " Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt. Xác định đúng các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong các bài Tiếng Việt lớp 2. Ví dụ 1: Bài: Những cách chào độc đáo ( Tiếng Việt 2 – Tập 2 – trang 77) Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài là: 1. Xác định giá trị (nhận biết được ý nghĩa của câu bài đọc, từ đó xác định được: Trên thế giới có những cách chào phổ biến, mỗi cách chào thể hiện một nét riêng trong giao tiếp của người dân tộc ở từng nước ) 2. Ra quyết định (Thực hiện chào bằng cách nói lời chào). 3. Phản hồi/ lắng nghe tích cực (về cách đọc bài, trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. b)Sử dụng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực Để hình thành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng với học sinh lớp 2, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nêu gương và giải quyết vấn đề 1. Phương pháp động não: Động não là phương pháp giúp cho học sinh, trong một thời gian ngắn, nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. 2. Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. 18 Thảo luận nhóm là phương pháp nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề nào đó. Hình ảnh: Học sinh thảo luận nhóm đôi 5. Phương pháp kể chuyện: Dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 có thể liên hệ bằng một truyện kể đạo đức, truyện kể về cách ứng xử của nhân vật trong một tình huống cụ thể, để từ đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh, khái quát thành chuẩn mực hành vi đạo đức, một KNS các em cần nắm và thực hiện. Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh lớp Hai. Nó giúp cho bài học đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. Hiệu quả của phương pháp kể chuyện phụ thuộc vào chất lượng truyện của giáo viên. 6. Sử dụng phương tiện trực quan: Cho học sinh sưu tầm các câu chuyện người thật, việc thật hoặc các loại tranh ảnh phù hợp với nội dung giáo dục KNS của từng bài học từ các nguồn sách, báo, tạp chí, mạng internet Nếu có điều kiện giáo viên có thể dùng băng hình, bài giảng điện tử vì tranh ảnh trong băng hình, trong giáo án điện tử, nó 20 em bắt nhịp cùng với các bạn, tôi thường gắn nội dung học với thực tế cuộc sống gần gũi xung quanh với tên con vật. Lồng ghép việc liên hệ thực tế, giáo dục học sinh gắn với nội dung bài học. Bài giảng có liên hệ giáo dục,có nhiều ví dụ minh họa gắn với thực tế bản thân không những làm sáng tỏ nội dung bài học giúp học sinh dễ hiểu,hiểu sâu,dễ nhớ, mà còn làm tiết dạysinh động phong phú. Các kiến thức trong sách vở không còn xa vời mà trở nên gần gũi, thực tế với các em, cuốn hút giúp các em tập trung chú ý vào bài học hơn. Vì vậy, tiết học nào tôi cũng có nội dung liên hệ thực tế để các em phát triển tư duy.Thay vì giờ học vần nào cũng đọc rồi viết thì tôi khéo léo vận dụng xen kẽ vào đó các ví dụ minh họacó liên hệ thực tế giáo dục để các em thay đổi không khí. Chỉ cần qua hành động, lời giải thích, bài hát, kể câu chuyện nhỏ để liên hệ thực tế và giáo dụcsẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho các em. Giáo viên liên hệ thực tế bằng cách cho học sinh cười thật tươi rồi lồng ghép giáo dục: “Tươi cười”là chỉ nét mặt vui tươi, hồ hởi tạo không khí lớp học luôn vui vẻ, thoải mái giúp chúng ta tiếp thu bài tốt hơn. Lưu ý: Việc liên hệ thực tế phải phù hợp với nội dungchương trình,phù hợp lứa tuổi và trình độ học sinh. Vì vậy, giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài, có hiểu biết sâu rộng thực tế tạosự hứng thú học tập cho các em. Không sa đà, dài dòng làm tốn nhiều thời gian ảnh hưởng các nội dung khác. d)Dùng khẩu ngữ và hành động Việc tạo hứng thú cho học sinh trong học tập rất quan trọng, khi học sinh vui và phấn khởi sẽ giúp các em học tốt hơn. - Trong các giờ học tôi thường nhờ các em đọc giúp và nói: + Vần này khó quá nhờ em đọc giúp cô nào. + Từ này khó quá các em cứu trợ giúp cô với. + Cô chưa cộng được phép tính này bạn nào cộng giúp cô với. + Bài toán này khó quá cô không biết làm như thế nào bạn nhỏ nào của lớp mình có thể giúp cho cô không? Khi các em được cô giáo nhờ, được cần giúp đỡ các em sẽ cảm thấy được tôn trọng, được làm những việc rất quan trọng, tự nhiên các em sẽ có được cảm giác là đã giúp đỡ được cô giáo, được làm tốt trước mặt các bạn.Chắc chắn các
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_h.docx