Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong dạy học nội dung chạy cự ly ngắn 60m để nâng cao thành tích cho học sinh Lớp 8
Môn Thể dục là một bộ môn quan trọng trong việc phát triển thể chất, kỹ năng cho học sinh, là một trong những phương tiện để phát triển con người toàn diện, củng cố và tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần.
Đối với các em ở lứa tuổi THCS, vấn đề nâng cao sức khỏe để phục vụ cho nhiệm vụ học tập là rất cần thiết. Việc tập luyện thể dục thường xuyên giúp các em phát triển cân đối về hình thái và chức năng cơ thể, phát triển toàn diện năng lực thể chất, tăng cường sức khỏe và tạo khả năng chống đỡ những tác động có hại của môi trường. Hình thành và hoàn thiện cho các em những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản. Vì vậy mà vai trò của môn học thể dục ở trường THCS là vô cùng quan trọng.
Dạy học thể dục là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục và giáo dưỡng cho học sinh để các em có những tri thức văn hóa thể chất, sức khỏe và tri thức văn hóa khoa học kỹ thuật.
Nhưng hiện nay khi dạy thể dục trong trường THCS gặp rất nhiều khó khăn vì các em xem nhẹ và không có sự đầu tư hoặc ít có sự quan tâm đến bộ môn này. Vì vậy đây cũng là vấn đề cấp bách mà các giáo viên thể dục đang gặp phải. Trong đó có nội dung chạy cự ly ngắn là một môn điển hình phát triển sức nhanh cho học sinh, thuộc loại hoạt động có chu kì và có cường độ hoạt động cực đại. Chạy ngắn có tác dụng tốt đến việc tăng cường các chức năng làm việc căng thẳng. Thông qua tập luyện kỹ thuật chạy ngắn giúp người tập rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý chí vươn lên, sự linh hoạt nhanh nhẹn trong cuộc sống.
Ở trường THCS nội dung chạy nhanh được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9 với kỹ thuật chạy 60m. Để đảm bảo chất lượng môn học, chúng ta thường hướng dẫn các em luyện tập kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng và phát triển các tố chất chuyên môn thông qua các biện pháp tập luyện cụ thể như: bổ trợ kỹ thuật, kỹ thuật từng giai đoạn, các động tác phát triển thể lực, trò chơi vận động… Có thể nói các bài tập chạy nhanh có tác động rất tốt đến sự phát triển thể chất của học sinh. Nhằm đạt được hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục thể chất THCS nói riêng và hệ thống chương trình giáo dục phổ thông nói chung thì giảng dạy rèn luyện sức nhanh có một vị trí quan trọng. Nó giúp con người không chỉ rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn mà cả tính năng động trong mọi công việc. Nhưng chạy như thế nào để phát triển được sức nhanh và có thành tích tốt? Có những em đang còn nhận thức sơ sài, chưa hiểu được cơ bản về kỹ thuật chạy cự ly ngắn nên các em không phát huy được khả năng của mình. Qua thực tế giảng dạy cho thấy học sinh khi tập luyện chưa chú ý nhiều đến kỹ thuật mà chỉ chú ý đến thành tích nên sự hoàn thiện về kỹ thuật còn hạn chế dẫn đến thành tích khi kiểm tra chạy ngắn chưa cao, từ đó sự đam mê tập luyện của các em giảm đi, có nhiều sai lầm trong tập luyện kỹ thuật chạy ngắn.
Ngoài ra, khi dự giờ thăm lớp của các đồng chí đồng nghiệp, tôi nhận thấy có những thiếu sót về phương pháp dạy học, cách thức tổ chức lớp học.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp trong dạy học nội dung chạy cự ly ngắn (60m) để nâng cao thành tích cho học sinh lớp 8” ở trường THCS Việt Nam – Angiêri .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong dạy học nội dung chạy cự ly ngắn 60m để nâng cao thành tích cho học sinh Lớp 8
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIERI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số giải pháp trong dạy học nội dung chạy cự ly ngắn 60m để nâng cao thành tích cho học sinh lớp 8. Lĩnh vực/ môn: Giáo dục thể chất Cấp học : Trung học cơ sở Tên tác giả: Nguyễn Trung Kiên Đơn vị công tác: Trường THCS Việt Nam – Angieri Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2021- 2022 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lý do chọn đề tài Môn Thể dục là một bộ môn quan trọng trong việc phát triển thể chất, kỹ năng cho học sinh, là một trong những phương tiện để phát triển con người toàn diện, củng cố và tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần. Đối với các em ở lứa tuổi THCS, vấn đề nâng cao sức khỏe để phục vụ cho nhiệm vụ học tập là rất cần thiết. Việc tập luyện thể dục thường xuyên giúp các em phát triển cân đối về hình thái và chức năng cơ thể, phát triển toàn diện năng lực thể chất, tăng cường sức khỏe và tạo khả năng chống đỡ những tác động có hại của môi trường. Hình thành và hoàn thiện cho các em những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản. Vì vậy mà vai trò của môn học thể dục ở trường THCS là vô cùng quan trọng. Dạy học thể dục là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục và giáo dưỡng cho học sinh để các em có những tri thức văn hóa thể chất, sức khỏe và tri thức văn hóa khoa học kỹ thuật. Nhưng hiện nay khi dạy thể dục trong trường THCS gặp rất nhiều khó khăn vì các em xem nhẹ và không có sự đầu tư hoặc ít có sự quan tâm đến bộ môn này. Vì vậy đây cũng là vấn đề cấp bách mà các giáo viên thể dục đang gặp phải. Trong đó có nội dung chạy cự ly ngắn là một môn điển hình phát triển sức nhanh cho học sinh, thuộc loại hoạt động có chu kì và có cường độ hoạt động cực đại. Chạy ngắn có tác dụng tốt đến việc tăng cường các chức năng làm việc căng thẳng. Thông qua tập luyện kỹ thuật chạy ngắn giúp người tập rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý chí vươn lên, sự linh hoạt nhanh nhẹn trong cuộc sống. Ở trường THCS nội dung chạy nhanh được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9 với kỹ thuật chạy 60m. Để đảm bảo chất lượng môn học, chúng ta thường hướng dẫn các em luyện tập kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng và phát triển các tố chất chuyên môn thông qua các biện pháp tập luyện cụ thể như: bổ trợ kỹ thuật, kỹ thuật từng giai đoạn, các động tác phát triển thể lực, trò chơi vận động Có thể nói các bài tập chạy nhanh có tác động rất tốt đến sự phát triển thể chất của học sinh. Nhằm đạt được hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục thể chất THCS nói riêng và hệ thống chương trình giáo dục phổ thông nói chung thì giảng dạy rèn luyện sức nhanh có một vị trí quan trọng. Nó giúp con người không chỉ rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn mà cả tính năng động trong mọi công việc. Nhưng chạy như thế nào để phát triển được - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tập hợp giáo trình, SGK, tài liệu tham khảo môn Thể dục. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra. - Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê để xử lý số liệu trong khi nghiên cứu. - Phương pháp làm mẫu và giảng giải. - Phương pháp trò chơi, thi đấu. - Phương pháp luyện tập. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN. 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến. Mục tiêu của hệ thống giáo dục nước ta là hướng tới sự phát triển toàn diện cả về: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động. Hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các hoạt động giáo dục khác. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới chương trình dạy học. Với đặc trưng của bộ môn giáo dục thể chất là nhằm hoàn thiện và nâng cao sức khỏe, đào tạo, rèn luyện tác phong con người. Thông qua tiết học thể dục cũng như tiết học ngoại khóa giúp học sinh rèn luyện các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo để đảm bảo sức khỏe và nâng cao thành tích. Rèn luyện ý thức tự giác, kỷ luật, đạo đức, ý chí của các em. Phát triển hài hòa hình thái chức năng cơ thể. Phát hiện những năng khiếu của học sinh. Điền kinh là môn thể thao bao gồm các nội dung: đi bộ, chạy nhảy và phối hợp. Trong đó, chạy ngắn là một môn điển hình phát triển tốc độ, thuộc loại hoạt động có chu kỳ và có cường độ cực lớn của điền kinh. Chạy ngắn có tác dụng tốt đến việc tăng cường các chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể và hệ thống thần kinh, nâng cao khả năng làm việc căng thẳng. Chạy ngắn là biện pháp chính để phát triển sức nhanh đồng thời là cơ sở để nâng cao tố chất khác như sức bền (chạy bền), sức bật (nhảy cao- nhảy xa)... Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh tham gia học tập và lao động sản xuất, là biện pháp tích cực để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nâng cao khả năng vận động cho học sinh. Đối với học sinh lớp 8 luyện tập chạy cư ly ngắn 60m là cơ sở, là tiền đề cho chạy cư ly ngắn 100m, 200m... 2/15 7. Trần Mạnh Dũng 11,9 8. Lê Đào Anh Dũng 11,2 9. Hoàng Ngọc Việt Duy 11,6 10. Phan Nguyễn Thanh Hà 11,8 11. Vũ Nguyễn Minh Hoàng 11,7 12. Trịnh Minh Hoàng 11,5 13. Trần Lưu Anh Khoa 11,6 14. Trần Nguyên Khôi 11,0 Không chú ý 15. Nguyễn Văn Nghĩa tập luyện 16. Vũ Khánh Linh 11,3 17. Cao Ngọc Khánh Ly 10,6 18. Lê Bá Khánh Minh 11,6 19. Đặng Hửu Minh 11,1 20. Cao Gia Minh 10,2 21. Nguyễn An Nam 11,0 22. Trần Thị Thanh Ngân 14,6 23. Nguyễn Châu Kim Ngân 11,6 24. Hồ Gia Nghi 12,4 25. Huỳnh Ánh Ngọc 10,0 26. Huỳnh Lê Trang Nhã 11,6 27. Nguyễn Thị Phúc Nhi 10,7 28. Phạm Bảo Quỳnh Như 11,7 29. Mai Thành Phát 11,8 30. Mã Trần Hồng Phúc 11,9 31. Đặng Diệu Quyên 14,7 32. Nguyễn Trần Thúy Quỳnh 13,9 33. Lê Anh Thái 10,8 34. Trần Bảo Thắng 10,6 35. Đặng Nguyễn Minh Thành 11,4 36. Vũ Nguyễn Anh Thư 11,9 4/15 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Giải pháp tham khảo tài liệu và đồng nghiệp. Trong thực tế, tôi sử dụng giải pháp này là để phân tích tài liệu tham khảo có liên quan đến công tác viết sáng kiến, đặc biệt là tài liệu về giảng dạy nội dung chạy cự ly ngắn “60m” của môn điền kinh. Tôi đã tham khảo một số tài liệu như: giáo trình Điền kinh - Nhà xuất bản TDTT Hà Nội năm 2001, giáo trình lí luận và phương pháp giảng dạy TDTT - Nhà xuất bản giáo dục 2002, chương trình giáo dục phổ thông 2018 và một số tài liệu khác. Tôi đã vận dụng những kiến thức mà tôi thu được khi nghiên cứu tài liệu để áp dụng vào việc giảng dạy. Ngoài ra tôi còn trao đổi với đồng nghiệp để học hỏi và tìm ra những biện pháp tốt nhất. Bằng những kinh nghiệm thực tế, những điều rút ra được từ đọc tài liệu, những kinh nghiệm học hỏi từ đồng nghiệp bản thân tôi đã rút ra: Khi dạy kỹ thuật chạy cự ly ngắn “60m” cho học sinh lớp 8 phải nắm vững các phương pháp, các nguyên tắc. Tôi đã áp dụng đổi mới phương pháp dạy học để áp dụng vào quá trình giảng dạy đạt thành tích cao. 2.3.2. Giải pháp làm mẫu và giảng giải. a. Đối với phương pháp dạy học thực hành nói chung: Là phương pháp giảng dạy trên cơ sở sự quan sát giáo viên làm mẫu và thực hiện tự lực của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm hoàn thành các bài tập, từ đó hình thành các kỹ năng cần đạt cho học sinh. Thêm vào đó, phương pháp làm mẫu còn giúp học sinh củng cố kiến thức, xây dựng phẩm chất, tác phong nhanh nhẹn và phát triển năng lực tư duy để có đủ khả năng xử lý các tình huống diễn ra trong học tập và trong thực tế cuộc sống. Trong giảng dạy bản thân tôi đã làm mẫu cho học sinh quan sát các giai đoạn, phân tích rõ từng giai đoạn của cự ly ngắn chạy 60m. Từ đó các em vận dụng vào bài học. Ví dụ: Làm mẫu và phân tích kỹ thuật xuất phát thấp. Thông thường một quá trình dạy học thực hành trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc. Chính trong giai đoạn thực hiện, các phương pháp làm mẫu cụ thể mới được bộc lộ rõ nét. Các phương pháp dạy học thực hành chủ yếu được xây dựng dựa theo quan điểm của thuyết hành vi, lấy việc lặp đi lặp lại nhiều lần các động tác kết hợp quá trình tư duy để hoàn thiện dần các động tác, từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo động tác. 6/15 Thực hiện diễn giải với tốc độ vừa phải, tránh cùng lúc diễn giải nhiều thao tác, cần kết hợp giảng giải cùng lúc với biểu diễn. Trong tiết dạy giáo viên đặt các câu hỏi để thúc đẩy học sinh suy nghĩ, thu hút sự chú ý của họ vào những điểm trọng tâm. Nhấn mạnh những điểm chính, những điểm khóa của thao tác. Lặp đi lặp lại vài lần, nếu cần thiết có thể kiểm tra sự tiếp thu của học sinh. Ví dụ: Trong kỹ thuật chạy cự ly ngắn “60m’ giai đoạn nào quan trọng nhất? Vì sao? Bước 3: Học sinh làm lại và giải thích. Mục đích của bước này là tạo cơ hội cho học sinh triển khai sự tiếp thu thành hoạt động chân tay ở giai đoạn đầu tiên có sự giúp đỡ, kiểm tra của giáo viên. Nội dung của bước này là: - Học sinh nêu lại và giải thích được các bước. - Học sinh lặp lại các bước động tác. - Giáo viên kiểm tra, điều chỉnh lại các thao tác cho học sinh. Bước 4: Luyện tập độc lập. Mục đích của bước này là học sinh luyện tập kỹ năng. Nội dung của bước này là: học sinh luyện tập giáo viên quan sát, kiểm tra giúp đỡ học sinh. Sau khi học Sinh đã nắm vững về cách thức thực hành, giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thực hành theo nhóm, tổ hay cá nhân đồng thời giáo viên tiếp tục theo dõi để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn điều chỉnh sửa chữa kịp thời, cũng như giải đáp những thắc mắc mà học sinh đưa ra trong quá trình thực hành. * Giai đoạn kết thúc. Khi kết thúc bài thực hành, giáo viên phân tích kết quả thực hiện so với mục đích yêu cầu; giải đáp các thắc mắc và lưu ý những sai sót mà học sinh mắc phải; củng cố kiến thức thông qua nội dung thực hành. Sau đó học sinh hoàn trả dụng cụ, làm vệ sinh. b. Đối với phương pháp 6 bước cần thực hiện như sau: Bước 1: Thu thập thông tin. Học sinh độc lập thu nhận thông tin để biết nội dung của công việc cần làm. Bước 2: Lập kế hoạch làm việc. Học sinh độc lập hoặc hợp tác theo nhóm để tự lập kế hoạch làm việc cho công việc của cá nhân hay của nhóm. 8/15 * Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng phân nhóm phương pháp dạy học trực quan. Lựa chọn thận trọng các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của tiết học. Giải thích rõ mục đích trình bày những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học theo một trình tự nhất định tùy theo nội dung bài giảng. Các phương tiện đó cần chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, tìm mọi biện pháp giải thích rõ ràng nhất những hiện tượng, diễn biến quá trình và kết quả của chúng, những biện pháp hướng dẫn học sinh quan sát để phát hiện nhanh những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng. Cần tính toán hợp lý số lượng phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung của tiết học. Không tham lam trình bày nhiều phương tiện để tránh kéo dài thời gian trình bày làm ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết học. Để học sinh quan sát có hiệu quả cần xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát, hướng dẫn quan sát, cách ghi chép những điều quan sát được. Trên cơ sở đó giúp học sinh rút ra những kết luận đúng đắn, có tính khái quát và biểu đạt những kết luận đó dưới dạng thực hiện động tác một cách rõ ràng, chính xác. Để các đồ dùng trực quan dễ quan sát cần dùng các thiết bị có kích thước đủ lớn, bố trí thiết bị ở nơi cao, chú ý tới ánh sáng, tới những quy luật cảm giác, tri giác. Chỉ sử dụng những phương tiện dạy học khi cần thiết. Sau khi sử dụng xong nên cất ngay đi để tránh làm mất sự tập trung chú ý của học sinh. Đảm bảo phát triển năng lực quan sát chính xác của học sinh. Đảm bảo phối hợp lời nói với việc trình bày các phương tiện trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học. 2.3.4. Giải pháp luyện tập. - Xây dựng khái niệm kỹ thuật và tìm hiểu đặc điểm chạy của học sinh. - Dạy theo từng giai đoạn. - Phân loại học sinh theo nhóm sức khỏe để giảng dạy. - Tập luyện theo nguyên tắc tăng dần lượng vận động. - Dạy theo nguyên tắc phát huy tính tự giác và tích cực tập luyện của học sinh. Để thực hiện các giải pháp trên tôi tiến hành giảng dạy kỹ thuật chạy 60m như sau: a. Nhiệm vụ 1: Giáo viên xây dựng khái niệm cho học sinh: 10/15 mông, bài tập này còn giúp đốt cháy calo và săn chắc các cơ đùi, cơ bụng để học sinh sở hữu đôi chân săn chắc và thích nghi với lượng vận động. - Chạy đạp sau: Giúp tạo ra được lực đẩy chủ yếu để đưa cơ thể về trước. Nâng cao đùi cũng chỉ là cách tận dụng lực có do đạp sau. Bài tập này cường điệu hoá động tác đạp làm tăng độ dài của sải bước chạy, làm cho bước chân được linh hoạt hơn. 12/15 - Xuất phát cao chạy trên đường thẳng kẻ vạch và quy định độ dài bước. - Chạy biến tốc các đoạn ngắn 15 - 20m. Trò chơi phát triển sức nhanh: Phản xạ * Tổ chức trò chơi phát triển sức nhanh: Chạy con thoi 4 x 10m 14/15 - Các bài tập chạy lúc đầu thực hiện theo từng học sinh sau đó tùy theo mức độ nắm vững kỹ thuật chạy sẽ được thực hiện theo nhóm. - Khi chạy tăng tốc độ cần tăng tốc độ dần dần để động tác chạy thoải mái, không gò bó. - Số lượng lặp lại bài tập tùy theo thể lực của từng học sinh (Từ 2-4 lần). c. Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát bằng các biện pháp sau: - Giáo viên giới thiệu và làm mẫu kỹ thuật phân tích động tác (Cho học sinh xem tranh ảnh). - Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp. - Cho học sinh tập tư thế “sẵn sàng” hợp lý và ổn định. - Điều chỉnh lại vị trí hai bàn đạp cho phù hợp. - Tập xuất phát khi có bạn giữ vai. - Xuất phát cao từ tư thế chống 1 tay xuống đất, thân trên song song với mặt đất. - Xuất phát thấp, chạy lao rồi chạy theo quán tính. - Xuất phát thấp chạy (30-40m). d. Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật chạy về đích bằng các biện pháp sau: - Giáo viên giới thiệu và làm mẫu kỹ thuật phân tích động tác (cho học sinh xem tranh ảnh). - Chạy chậm 6-10m làm mẫu động tác đánh đích. - Chạy tăng tốc độ 15-20m làm động tác đánh đích . - Chạy 30m thực hiện động tác đánh đích. e. Nhiệm vụ 5: Hoàn thiện kỹ thuật chạy cự ly ngắn. - Xuất phát thấp chạy 60m (lặp lại). - Xuất phát thấp chạy 40-60m với toàn bộ kỹ thuật (từ 80-100% sức mạnh tối đa). - Chạy 60m với toàn bộ kỹ thuật. - Thi đấu và kiểm tra chạy 60m. Chú ý: Khi đã đi vào thời gian hoàn thiện kỹ thuật, tôi tiến hành ghi chép thành tích cụ thể của từng học sinh trong các buổi tập và thông báo cho học sinh biết để học sinh so sánh thành tích của mình trong các buổi tập để các em có ý thức phấn đấu trong việc nâng cao thành tích tập luyện. 16/15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_day_hoc_noi_dun.doc