Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lý Thị Hồng Hạnh – Giáo viên trường Tiểu học Khôi Kỳ, Đại Từ, Thái Nguyên.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Áp dụng trong giảng dạy phân môn Kể chuyện lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Tiểu học Khôi Kỳ và có thể áp dụng trong dạy học phân môn Kể chuyện lớp 1 đối với các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ.

3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

Ngày 15/09/2024

4. Mô tả bản chất của sáng kiến.

4.1. Đặc điểm của phân môn kể chuyện lớp 1

Trong các phân môn của Tiếng Việt lớp 1, phân môn Kể chuyện là một môn học quan trọng, giúp hình thành và phát triển toàn diện các kĩ năng của học sinh. Kể chuyện tạo cho học sinh tư duy phân tích tổng hợp, biết cách tóm tắt, diễn đạt; rèn kĩ năng nói, giúp học sinh mở rộng vốn từ; rèn kĩ năng kể mạch lạc, diễn cảm, biết hóa thân vào nhân vật khi kể, hiểu ý nghĩa nội dung từng câu chuyện. Kể chuyện góp phần rất lớn vào việc phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức; hình thành phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Là phân môn bổ trợ cho học sinh trong quá trình học Tiếng Việt, những câu chuyện, những bài học đạo đức giúp các em luyện tập, nâng cao khả năng đọc hiểu, rèn cách ghi nhớ cũng như nắm bắt nội dung câu chuyện.

Có thể nói, Kể chuyện là một phân môn lí thú, hấp dẫn ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp Một nói riêng. Mỗi tiết Kể chuyện đi sâu vào tâm hồn ngây thơ của trẻ, thật sự thu hút sự chú ý, lắng nghe, sự suy ngẫm hồn nhiên của trẻ. Để làm được điều đó, giáo viên cần phát huy năng lực kể chuyện của mình nhằm giúp cho các tiết dạy đạt hiệu quả cao như mong muốn, đồng thời cũng đáp ứng được các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sau khi học sinh học các tiết kể chuyện. Thực tế giáo viên tại một số trường Tiểu học hiện nay thiếu năng lực tổ chức giờ học, chưa phát huy hết năng lực kể chuyện: giọng kể tẻ nhạt, chưa thu hút; chưa thuộc cốt truyện, chưa thoát li văn bản; chưa thấm nhuần nội dung câu chuyện nên kể chuyện vô cảm, không truyền được cảm hứng cho học sinh; đồ dùng dạy học hạn chế. Điều này làm cho tiết kể chuyện trở nên đơn điệu, học sinh thụ động, không phát huy được tài năng, sự sáng tạo cũng như kĩ năng diễn đạt cho học sinh.

docx 21 trang Trúc Vân 02/12/2024 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
 diễn đạt; rèn kĩ năng nói, giúp học sinh mở rộng vốn từ; rèn kĩ năng kể mạch 
lạc, diễn cảm, biết hóa thân vào nhân vật khi kể, hiểu ý nghĩa nội dung từng câu 
chuyện. Kể chuyện góp phần rất lớn vào việc phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo 
đức; hình thành phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Là phân môn bổ trợ cho 
học sinh trong quá trình học Tiếng Việt, những câu chuyện, những bài học đạo 
đức giúp các em luyện tập, nâng cao khả năng đọc hiểu, rèn cách ghi nhớ cũng 
như nắm bắt nội dung câu chuyện.
 Có thể nói, Kể chuyện là một phân môn lí thú, hấp dẫn ở trường Tiểu học 
nói chung và ở lớp Một nói riêng. Mỗi tiết Kể chuyện đi sâu vào tâm hồn ngây 
thơ của trẻ, thật sự thu hút sự chú ý, lắng nghe, sự suy ngẫm hồn nhiên của trẻ. 
Để làm được điều đó, giáo viên cần phát huy năng lực kể chuyện của mình 
nhằm giúp cho các tiết dạy đạt hiệu quả cao như mong muốn, đồng thời cũng 
đáp ứng được các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh theo 
chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sau khi học sinh học các tiết kể chuyện. 
Thực tế giáo viên tại một số trường Tiểu học hiện nay thiếu năng lực tổ chức 
giờ học, chưa phát huy hết năng lực kể chuyện: giọng kể tẻ nhạt, chưa thu hút; 
chưa thuộc cốt truyện, chưa thoát li văn bản; chưa thấm nhuần nội dung câu 
chuyện nên kể chuyện vô cảm, không truyền được cảm hứng cho học sinh; đồ 
dùng dạy học hạn chế. Điều này làm cho tiết kể chuyện trở nên đơn điệu, học 
sinh thụ động, không phát huy được tài năng, sự sáng tạo cũng như kĩ năng diễn 
đạt cho học sinh. 
 4.2. Thực trạng của việc dạy học phân môn Kể chuyện lớp 1 tại 
trường tiểu học Khôi Kỳ.
 Qua ba năm thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 
1, trong quá trình dạy học cũng như qua thực tế tìm hiểu, đàm thoại, dự giờ của 
đồng nghiệp tôi nhận thấy phân môn Kể chuyện là một phân môn tương đối khó 
đối với các em lớp 1. Thực tế khi nói đến kể chuyện thì học sinh rất hứng thú, 
rất muốn học, muốn lắng nghe cô kể chuyện. Nhưng khi vào bài thực tế của tiết 
 Qua quá trình thực hiện khảo sát và căn cứ vào thực tế của giáo viên và 
học sinh cũng như điều kiện tại cơ sở, tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến kết quả 
trên:
 * Đối với giáo viên:
 - Giáo viên chưa chuẩn bị bài, đồ dùng chu đáo: Việc chuẩn bị bài của giáo 
viên hầu như còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và kế hoạch bài dạy, còn 
chưa có tính sáng tạo trong khâu chuẩn bị. 
 - Giáo viên kể chuyện chưa hấp dẫn: Một số giáo viên nghĩ dạy kể chuyện 
cần có chất giọng hay, cử chỉ điệu bộ tự nhiên nên một số thầy cô rất ngại dạy 
kể chuyện. Nhiều giáo viên còn chưa chú trọng, trau chuốt đến giọng kể, điệu 
bộ của nhân vật, còn áp đặt đơn điệu, chưa bám sát với nội dung câu chuyện. 
 - Giáo viên chưa khích lệ động viên học sinh kịp thời, chưa lấy học sinh 
làm trung tâm. 
 - Giáo viên chưa biết cách lồng ghép hoặc còn thiếu chủ động lồng ghép 
dạy học kể chuyện trong các môn học khác
 - Giáo viên chưa nắm bắt được tâm sinh lý và hoàn cảnh của học sinh: 
Việc giáo viên chưa nắm bắt được tâm sinh lý và hoàn cảnh của học sinh cũng 
là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học tập và giao tiếp của một số 
các em học sinh.
 * Đối với học sinh:
 - Học sinh chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Do hầu hết các em học 
sinh là con em nông thôn, nhiều bố mẹ đi làm công ty hoặc đi làm ăn xa để con 
ở với ông bà nên sự quan tâm của gia đình bị giảm sút.
 - Ngôn ngữ nói theo tranh và kĩ năng nghe kể của học sinh còn còn hạn 
chế, chưa sáng tạo trong kể chuyện: Do các em là học sinh lớp 1 vẫn còn quen 
với nề nếp của lớp mầm non nên nhiều em chưa chú ý lắng nghe cô kể, bạn kể, 
dẫn đến việc diễn đạt còn rất nhiều hạn chế. Đa số các em chưa biết cách dùng 
lời của mình để thể hiện giọng của từng nhân vật trong mỗi câu chuyện. - Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi.
 - Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với 
đối tượng người nghe.
 - Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ vật yêu thích dựa trên gợi ý.
 - Kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện đơn giản đã đọc, xem hoặc 
nghe (dựa vào các tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh).
 Kĩ năng nghe:
 - Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nói, 
có tư thế nghe phù hợp). Đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ.
 - Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học.
 - Nghe một câu chuyện và trả lời được các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?
 Kĩ năng nói nghe tương tác:
 - Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu.
 - Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý nghĩ và thông tin đơn giản
 * Giải pháp 3: Công tác chuẩn bị của giáo viên.
 Công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp là vô cùng quan trọng. 
Điều này đã trở thành một chân lý vì không có sự chuẩn bị công phu, chu đáo 
thì không thể có một tiết dạy thành công. Sự chuẩn bị của người giáo viên là 
một điều thầm lặng và ít được tính đến nhưng điều đó lại có tính quyết định cho 
sự thành công của tiết dạy. Để thu được kết quả tốt người giáo viên cần chuẩn 
bị:
 Đọc truyện, tìm hiểu nội dung truyện: Đây là khâu đầu tiên của việc chuẩn 
bị cho tiết kể chuyện. Để có thể kể được hay, có nghệ thuật, hấp dẫn, hơn ai hết 
giáo viên phải là người thuộc truyện, nắm vững tình tiết cốt truyện, hiểu cặn kẽ 
ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện mà giáo viên muốn kể.
 Trong quá trình đọc truyện người giáo viên cũng cần phải có phương pháp 
đọc. Giáo viên nên sử dụng hai phương pháp đọc: Đọc thầm và đọc thành tiếng. 
Thường thì khi bắt đầu, chúng ta sẽ đọc thầm câu truyện, đọc thầm phần hướng 
dẫn ở sách giáo viên, sách hướng dẫn. Sau khi giáo viên nắm bắt được nội dung Khai thác tốt đồ dùng dạy học sẽ giúp trẻ bước vào thế giới sinh động của 
các nhân vật trong câu chuyện, khiến các em thích thú, say mê với câu chuyện.
 - Sáng tạo các đồ dùng dạy học: Bằng sự khéo léo và tài năng như vẽ, cắt, 
gấp giấy, may, vágiáo viên có thể tạo ra thế giới các trang phục, đạo cụ phục 
vụ cho câu chuyện thêm phần sinh động, hấp dẫn.
 Ví dụ 1: Câu chuyện “Mèo con bị lạc” (TV 1- tập 2, Tr 32)
 - Tôi sử dụng đồ dùng dạy học là các hình ảnh tên Internet và trình chiếu 
tranh lên ti vi để cả lớp dễ quan sát, thu hút và gây hứng thú cao cho học sinh, 
giúp học sinh nhớ chuyện ngay từ lần kể đầu tiên. Ngoài ra tôi còn sáng tạo để 
chuẩn bị đồ dùng như làm thêm những chiếc mũ đội đầu hình mặt mèo, thỏ, sóc, 
chim cú, nhím cho các nhân vật trong chuyện, điều này giúp học sinh rất hứng 
thú, hào hứng, sôi nổi trong phần đóng vai các nhân vật.
 Ví dụ: Câu chuyện “Đôi bạn” (TV 1- tập 2, Tr 40)
 - Tôi đã sử dụng tranh trong sách điện tử cluodbook chiếu lên màn hình 
tivi cho cả lớp cùng quan sát (kể chuyện lần 1). Lượt kể thứ 2 tôi cho học sinh 
quan sát và lắng nghe truyện qua video. Về trang phục tôi chuẩn bị mặt nạ của 
Sóc Nâu và Sóc Đỏ, giỏ hạt...
 - Lượt kể thứ 3 tôi vừa kể vừa diễn xuất bằng lời thoại, cử chỉ điệu bộ của 
các nhận vật. Chính nhờ sự chuẩn bị kĩ về nội dung câu chuyện, chu đáo về 
tranh ảnh, video, âm thanh, trang phục và việc các em được hóa trang vào nhân 
vật, chính các em trở thành các nhân vật trong câu chuyện đã tạo ra tiết dạy kể 
chuyện sinh động, sôi nổi, gây hứng thú học tập cho các em. Em nào cũng muốn 
kể chuyện, muốn thể hiện mình, làm các em tự tin thoải mái trong giờ học. Nhờ 
đó các em được khắc sâu các tình tiết, nội dung, ý nghĩa câu truyện góp phần 
nâng cao hiệu quả giờ dạy.
 Giáo viên kể mẫu, lựa chọn giọng điệu và lời kể: Với mỗi câu chuyện, giáo 
viên cần lựa chọn giọng kể khác nhau. Chọn được giọng kể thích hợp sẽ tạo cho 
giáo viên ưu thế, phong thái tự nhiên, tự tin. Có nhiều giọng kể chuyện như: Vui 
vẻ, trang trọng, dịu dàng, hào hứng, thong thả, hồi hộp, ác độc, mệt mỏi. Cần Và đặc biệt với các em là học sinh lớp 1 rất hay làm theo và bắt chước cử chỉ, 
điệu bộ, lời nói của cô. Chính vì thế đòi hỏi giáo viên khi kể phải luyện giọng của 
mình sao cho thật chuẩn, đúng ngữ điệu và thể hiện được các cử chỉ, điệu bộ của 
từng nhân vật, có như vậy thì mới thu hút được sự chú ý của học sinh và học sinh 
sẽ bắt chước kể được giống cô để việc kể mẫu của cô thật sự gây ấn tượng cho các 
em qua đó giúp các em phát huy được hết khả năng của bản thân.
 * Giải pháp 4: Khơi gợi, kích thích hứng thú cho học sinh
 Một giáo viên có năng lực sẽ biết cách khơi gợi, kích thích hứng thú nơi 
học sinh từ nhiều cách khác nhau như:
 - Sử dụng câu hỏi gợi ý: Sau khi nghe giáo viên kể, học sinh sẽ kể lại từng 
đoạn truyện và cả truyện. Nếu học sinh ngập ngừng, không kể được, giáo viên 
cần đặt câu hỏi gợi ý. Yêu cầu câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, có tính gợi mở 
chứ không phải “trả lời thay” cho học sinh. Cũng có khi giáo viên đang kể câu 
chuyện, để làm tăng thêm tính tò mò, gây cấn, giáo viên dừng lại đặt câu hỏi gợi 
mở, câu hỏi tình huống sẽ giúp học sinh bị cuốn hút vào thế giới câu chuyện.
 - Sử dụng các động tác diễn xuất: Trong dạy Kể chuyện, sáng tạo là yếu tố 
hàng đầu. Các động tác diễn xuất kèm theo sẽ tác động vào tâm tư, tình cảm và 
sở thích của học sinh. Giáo viên có tài năng diễn xuất cũng sẽ bồi dưỡng, phát 
triển khả năng kể chuyện ở học sinh. Khả năng diễn xuất không tự nhiên mà có, 
giáo viên cần có ý thức thực hành, rèn luyện qua các câu chuyện. Muốn đạt 
được điều này, giáo viên nên luyện kể trước ở nhà, suy nghĩ các động tác kèm 
theo phù hợp với nội dung của từng câu chuyện.
 * Giải pháp 5: Khích lệ động viên học sinh, lấy học sinh là trung tâm:
 Khích lệ động viên học sinh kịp thời: Đối với mỗi học sinh nào cũng vậy, 
lời động viên khích lệ của cô giáo là yếu tố quan trọng trong suốt quãng thời 
học sinh hay cả khi rời ghế nhà trường. Với học sinh lớp 1 thì việc khích lệ, 
khen ngợi của cô sẽ đem lại điều kì diệu hơn bao giờ hết. Lời khích lệ tuyên 
dương giúp các em giảm bớt căng thẳng, hứng thú và ham học hỏi hơn, các em chủ động trong việc kiếm thông tin để đưa ra quan điểm và câu trả lời của bản 
thân. Các nhóm khác có quyền nhận xét và bổ sung.
 + Tranh 1: Bà mẹ có mấy cô con gái?
 + Tranh 2: Khi bị ốm, bà mẹ nhờ ai đưa thư cho bà?
 + Tranh 3: Khi Sóc đưa thư cho cô cả, cô cả nói gì?
 + Tranh 4: Khi Sóc đưa thư cho cô hai, cô hai nói gì?
 + Tranh 5: Khi Sóc đưa thư cho cô út, cô út nói gì?
 + Tranh 6: Câu chuyện kết thúc như thế nào?
 Trong phần tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giáo viên cũng sẽ đưa ra câu hỏi 
và thời gian cho các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến.
 + Câu chuyện Ba cô con gái khuyên các em điều gì?
 + Các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm mình giáo viên sẽ là 
người lắng nghe tổng hợp ý kiến của học sinh, đưa bài học cũng như ý nghĩ của 
câu chuyện và hướng tới những cái tốt đẹp, cái cần học qua câu chuyện, để các 
em vận dụng vào chính cuộc sống của các em.
 Các em là học sinh lớp 1 nên giáo viên cần tập cho học sinh làm quen dần 
với việc tự học, tự phát huy khả năng của bản thân để tìm ra kiến thức cho chính 
mình, việc tự tìm ra kiến khức sẽ giúp các em khắc sâu và nhớ lâu hơn. Điều 
này sẽ tạo tiền đề tốt cho các em học tiếp ở các lớp trên.
 * Giải pháp 6: Tích hợp dạy học kể chuyện vào các môn học khác 
 Để học tốt môn kể chuyện thì người giáo viên cần biết tích hợp, lồng ghép 
phân môn kể chuyện vào một số phân môn học khác như: Đạo đức, Hoạt động 
trải nghiệm, phân môn Học vần tập đọc, phần luyện tập hoặc phần vận dụng sau 
mỗi bài đọc. Nếu giáo viên biết cách lồng ghép kể chuyện vào các phân môn 
khác thì sẽ giúp học sinh mạnh dạn hơn, tự nhiên hơn, biết diễn đạt lời nói của 
mình tốt hơn và rõ ràng hơn.
 - Tích hợp với môn Học vần và bài tập đọc: Trong tiết học vần và bài tập 
đọc nếu như hướng dẫn học sinh đọc trôi chảy, không ngắc ngứ, không đánh 
vần, ngắt hơi đúng chỗ thì đã thể hiện được mục tiêu bài học. Qua mỗi lần thể hiện, giáo viên đã giúp học sinh cách diễn đạt trước đông 
người. Từ đó làm cho các em tự tin hơn, diễn đạt tốt hơn và mang lại hiệu quả 
cao trong các tiết học khác..
 - Tích hợp với môn hoạt động trải nghiệm:
 Ví dụ: Ở chủ đề 3: Nói lời yêu thương.
 Nhiệm vụ 4: Tặng thiệp yêu thương.
 Ở các tiết trước, giáo viên đã gợi mở, hướng dẫn cho học sinh biết nói những 
lời yêu thương, dành những lời yêu thương tặng cho những người thân yêu của 
mình thì ở nhiệm vụ 4 này, giáo viên hướng dẫn và cùng học sinh làm những tấm 
thiệp kèm theo những lời yêu thương dành cho người thân. Qua nhiệm vụ này giúp 
học sinh mạnh dạn chia sẻ sản phẩm tự làm bằng chính ngôn ngữ của các em, giúp 
các em nói lên những tình cảm của mình đối với người thân.
 Cũng trong chủ đề 3 “Nói lời yêu thương” giáo viên cũng có thể tổ chức 
cho học sinh thi hát “Hát các bài hát thể hiện tình yêu thương đối với những 
người mà em yêu quý”. Khi học sinh thể hiện bài hát mà mình thích trước lớp 
thì đã giúp các em tự tin trước đông người, biết hòa mình vào trong lời của bài 
hát và biết cách thể hiện bài hát bằng cử chỉ điệu bộ, nét mặt hoặc điệu múa phù 
hợp với bài hát đó.
 Ngoài tích hợp các môn ở trên ra chúng ta còn có thể lồng ghép ở một số 
môn học khác như: Mĩ thuật, âm nhạc, tự nhiên và xã hội, toán, các hoạt động 
giáo dục vui chơi ngoài giờ lên lớp bằng cách phân công nhóm trưởng quản lí 
và điều khiển các thành viên trong nhóm của mình tham gia tổ chức. Từ đó giúp 
học sinh tự tin hơn trước đông người, diễn đạt tốt hơn. 
 Như vậy phân môn kể chuyện đã góp phần không nhỏ vào việc rèn kĩ năng 
nghe, nói, kể, diễn đạt của các em trong các môn học khác mà các em đã được 
tham gia học tập.
 4.3.2. Đối với học sinh:
 Để một giờ dạy kể chuyện thành công thì sự chuẩn bị bài của các em học 
sinh trước khí đến lớp đóng góp một phần vô cùng quan trọng. Sau mỗi tiết học, có thể áp dụng được cho tất cả học sinh lớp 1 của các trường Tiểu học trên địa 
bàn huyện Đại Từ.
 5. Những thông tin cần được bảo mật: Không
 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 Có thể nói, Kể chuyện là một phân môn lí thú, hấp dẫn ở trường Tiểu học. 
Mỗi tiết kể chuyện đi sâu vào tâm hồn ngây thơ của trẻ, thật sự thu hút sự chú ý, 
lắng nghe, sự suy ngẫm hồn nhiên của trẻ. Để các giải pháp này áp dụng có hiệu 
quả, theo tôi cần đảm bảo các điều kiện sau:
 Giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt của phân môn Kể chuyện 
trong chương trình học của học sinh, chuẩn bị chu đáo về kế hoạch dạy học, đồ 
dùng dạy học cho mỗi tiết học.
 Sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu, sự giúp đỡ của các ban ngành 
đoàn thể về cả tinh thần và cơ sở vật chất.
 Giáo viên trực tiếp giảng dạy phải là người yêu nghề, có chuyên môn, 
nghiệp vụ, nhiệt tình, linh hoạt, trách nhiệm, năng học hỏi bù đắp những điểm 
thiếu sót để ngày càng hoàn thiện bản thân.
 Giáo viên luôn phải suy nghĩ thấu đáo, bình tĩnh trong mọi trường hợp, biết 
cách khích lệ, động viên học sinh, nắm bắt rõ tâm tư tình cảm cũng như hoàn 
cảnh của học sinh để kịp thời hỗ trợ và chia sẻ với các em.
 Học sinh cần phát huy tính tích cực, chủ động, tự học, giải quyết vấn đề và 
sáng tạo. Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 Phụ huynh học sinh cần quan tâm, chăm sóc tạo mọi điều kiện tốt nhất cho 
con em mình về mặt tinh thần cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm 
bảođiều kiện cho việc học đạt kết quả tốt nhất.
 Nhà trường và gia đình thường xuyên chia sẻ thông tin, giữ liên lạc để có 
hướng khắc phục và giáo dục học sinh học tập một cách tốt nhất.
 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả
 7.1. Theo ý kiến tác giả

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_h.docx