Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng văn hóa xếp hàng cho học sinh tại Lớp 5
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trong đó đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu. Trong những năm qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, gia đình, nhà trường quan tâm thực hiện. Trong đó, có nhiều mô hình triển khai hiệu quả, nhất là công tác giáo dục học sinh biết cách ứng xử có văn hóa thông qua mô hình văn hóa xếp hàng trong trường học.
Ngày nay, văn hóa xếp hàng ở nơi công cộng đang trở thành phép lịch sự tối thiểu của mỗi người, trở thành nét đẹp ở mỗi quốc gia. Xếp hàng - “điểm tựa” cho những thành công lớn. Là một giáo viên chủ nhiệm tôi nhận thấy việc xây dựng văn hóa xếp hàng cho học sinh rất cần thiết và quan trọng. Bởi vì có xếp hàng ngay ngắn, trật tự khi ra vào lớp, khi tập trung tại sân trường các em sẽ có một thói quen kỉ luật tốt và tạo cho con người có thói quen văn hóa đẹp. Do đó người giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất của một nhà giáo có tính kiên trì, bền bỉ, sáng tạo bình tĩnh trong mọi hoạt động của tập thể lớp giúp các em có ý thức tự quan sát xung quanh một cách tỉ mỉ. Các em sẽ tập trung chú ý vào việc học tập hơn. Chính vì những điều tốt đẹp mà nó mang lại. Trường Tiểu học Tri Phương đã và đang tiếp tục xây dựng văn hóa xếp hàng cho học sinh mọi lúc, mọi nơi. Các em học sinh được thầy cô giải thích lợi ích mà văn hóa xếp hàng mang lại: mang đến sự công bằng cho tất cả mọi người. Xác định được tầm quan trọng của việc xếp hàng nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp xây dựng văn hóa xếp hàng cho học sinh” tại lớp 5B - Trường Tiểu học Tri Phương.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng văn hóa xếp hàng cho học sinh tại Lớp 5
3 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề. Trong những năm qua, được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, tôi được phân công tôi chủ nhiệm nhiều năm khối lớp 5. Năm học 2023 – 2024, tôi được phân công, giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5B với tổng số 36 học sinh. Sau một thời gian chủ nhiệm, tôi tìm hiểu và nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi - Ban giám hiệu nhà trường luôn lấy chất lượng học sinh làm tiền đề cho việc phát triển trường học. Quan tâm đến việc phát triển toàn diện cho học sinh, bám sát theo chương trình GDPT 2018. - Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng và giáo dục, có trình độ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ và nhiệt tình trong mọi công việc được giao. - Mặc dù địa phương là một xã có quy mô nhỏ so với các xã lân cận trong huyện, kinh tế còn khó khăn nhưng đa số phụ huynh học sinh quan tâm, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. - Đa số học sinh chăm ngoan, hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động mà nhà trường đề ra. Học sinh đã có ý thức trong văn hóa xếp hàng ra vào lớp và khi tập thể dục giữa giờ,... b. Khó khăn và nguyên nhân của khó khăn * Khó khăn Về giáo viên: Chưa sưu tầm được những tin tức, câu chuyện, hình ảnh đẹp kịp thời để giáo dục đạo đức lối sống của con người Việt đặc biệt là giáo dục văn hoá xếp hàng. Về học sinh: Các em chưa có khái niệm tự học tập thông qua đời sống. 5 ❖ Mục tiêu: Hình thành thói quen xếp hàng cho học sinh ❖ Cách thực hiện: Ban đầu, nhà trường đưa việc thực hiện xếp hàng vào tiêu chí thi đua của lớp. Dần dần các em sẽ hình thành thói quen xếp hàng với thái độ vui vẻ, thoải mái và hoàn toàn tự nguyện. Việc giáo dục cho học sinh ý thức xếp hàng tại trường học không khó, nhưng để các em hình thành thói quen tự giác xếp hàng ở nơi công cộng thì khó hơn rất nhiều. Ngoài ra, trường tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện văn hóa xếp hàng bằng nhiều hình thức phong phú. Từ đó các em hiểu rõ hơn tầm quan trọng việc thực hiện trật tự trong xếp hàng. + Xếp hàng đầu giờ: Việc xếp hàng đầu giờ tưởng chừng là chuyện nhỏ nhưng thực ra có tác dụng giáo dục nhiều mặt đối với học sinh. Bởi một số người cho rằng, việc xếp hàng chỉ làm “mất thời gian”, đến giờ vào lớp cho nhanh là được. Vì vậy, tôi sẽ giúp học sinh hiểu ích lợi từ việc xếp hàng đầu giờ. Một là: Tạo nền nếp chấp hành nội quy của toàn trường. Các lớp đều xếp hàng sẽ tạo nên nét đẹp trường học. Không chỉ riêng giáo viên chủ nhiệm mà tất cả giáo viên trong trường phải ủng hộ; thường xuyên nhắc nhở việc xếp hàng đầu giờ. Hai là: Việc xếp hàng đầu giờ sẽ là thời điểm mà lớp trưởng và giáo viên chủ nhiệm kiểm tra sĩ số của lớp. Việc này là vô cùng cần thiết. Ba là: Khi xếp hàng, lớp trưởng phối hợp cùng các bạn “Cờ đỏ” kiểm tra việc thực hiện đồng phục của học sinh để kịp thời ghi nhận, nhắc nhở. Khi xếp hàng, kiểm tra rất rõ ràng; một khi đã vào lớp thì kiểm tra khó hơn, không đồng đều Bốn là: Tạo được tâm thế; tạo không khí tích cực cho giờ học đầu tiên. Nếu ra vào lớp lộn xộn, không xếp hàng nghiêm túc thì không khí giờ học đầu 7 thẳng để học tốt các tiết học tiếp theo. Đã trở thành một thói quen, mỗi khi nghe thấy tiếng trống hay tiếng nhạc báo hiệu múa hát tập thể, các thầy cô giáo chủ nhiệm lại khẩn trương giúp các em xếp hàng tập trung ở sân trường để sẵn sàng bước vào bài thể dục giữa giờ. Khi tất cả các học sinh đã có mặt đông đủ ở sân trường, các em nhanh chóng đứng vào hàng của lớp mình, đảm bảo hàng dọc, hàng ngang đúng khoảng cách. Trong giờ múa hát tập thể học sinh các lớp cần phải xếp hàng ngay ngắn, thẳng hàng ngang - dọc trước, trong và sau khi tập. Vì có như vậy thì việc múa hát tập thể mới mang lại hiệu quả. Sau khi múa hát tập thể xong các em lại đi theo hàng về lớp học của mình. Học sinh xếp hàng tập thể dục giữa giờ + Xếp hàng khi đi học ở các phòng học chuyên môn: Đặc thù của mỗi môn học khác nhau, cần phải có đồ dùng thiết bị chuyên biệt nên nhà trường bố trí các phòng học chức năng cũng ở nơi khác với phòng học chính của các em. Vì vậy mỗi khi các em cần đến phòng chức năng nào học, các em đều phải xếp và đi theo hàng nhằm nâng cao ý thức xếp hàng đồng thời 9 Thời gian vào giờ ăn bán trú, học sinh tập trung ăn rất đông. Nếu không rèn cho các em có ý thức xếp hàng thì các em sẽ chen lấn, xô đẩy, không lấy được suất ăn, gây ra lộn xộn ở phòng ăn. Các bác nhà bếp và các cô giáo cho ăn rất khó kiểm soát học sinh, dẫn đến tình trạng mất công bằng. Vì vậy cần phải quy định rõ về việc đi xuống phòng ăn và chờ lấy suất ăn các em phải xếp hàng lần lượt. + Xếp hàng trong đời sống: Khi ra xã hội các em còn nhỏ luôn đi cùng người lớn nhưng tôi vẫn luôn dạy cho các em nhận biết một số nơi hay biển chỉ dẫn yêu cầu phải xếp hàng. Khi các em đến bệnh viện, hay các khu công cộng đông người, nhìn thấy có các cọc chắn và căng dây, dưới nền có vẽ hình các bàn chân, biển báo chỉ dẫn xếp hàng hoặc nhân viên chỉ dẫn. Em phải quan sát và thực hiện đúng thì mới trở thành một công dân có nền nếp. b. Biện pháp 2: Lan tỏa văn hóa xếp hàng cho học sinh. ❖ Mục tiêu: Giúp các em học sinh thay đổi hành vi, thói quen theo hướng tích cực. ❖ Cách thực hiện: Ngay buổi nhận lớp đầu tiên, tôi làm quen từng tổ rồi từng cá nhân trong một tiết, sau đó tôi cùng học sinh ôn lại một số nội quy của trường, lớp. Đặc biệt tôi cùng các em chia sẻ về tầm quan trọng của văn hoá xếp hàng ở lớp, trường và ngoài xã hội. Trước hết tôi cho các em chia sẻ về sự hiểu biết của mình về văn hoá xếp hàng thông qua những câu hỏi gợi mở của cô. Qua đó tôi cùng các em chốt lại được văn hoá xếp hàng có thể hiểu đơn giản nó chỉ là cách giữ trật tự theo hàng, lối có người trước, người sau một cách tuần tự ở nơi công cộng hay nơi sinh hoạt chung. Sau khi các em đã hiểu được thế nào là văn hoá xếp hàng thì tôi tiếp tục tuyên truyền cho các em một số lợi ích của văn hoá xếp hàng. + Xếp hàng thể hiện sự tôn trọng của mình với những người cùng chờ đợi mình. 11 chủ yếu. Vì thế giáo viên cũng cần tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hoá xếp hàng. Khi phụ huynh đã biết con em mình cũng được học về văn hoá xếp hàng thì các bậc phụ huynh sẽ quan sát và dạy các con trong các tình huống thực tế nhiều hơn là giáo viên. Bên cạnh đó, lượng học sinh của nhà trường tương đối lớn, đối tượng học sinh nhỏ vì thế đa số các gia đình đưa đón con đi học. Trong những tuần đầu của năm học, cô Tổng phụ trách luôn tuyên truyên về văn hoá xếp hàng đón con và quy định vị trí các lớp chờ đón con. Đặc biệt trong buổi sinh hoạt dưới cờ, cô Tổng phụ trách phối hợp với công an xã tuyên truyền an toàn giao thông cho các em học sinh. Bản thân tôi cũng luôn nhắc nhở và dặn các em học sinh của lớp mình và hướng dẫn phụ huynh mỗi khi đến đón con ở cổng trường nên xếp xe và đứng đúng vị trí quy định của lớp mình. Chính vì vậy không chỉ các con xếp hàng ra cổng về mà các bậc phụ huynh cũng xếp hàng theo vị trí để chờ đón con. Nhà trường đã làm được điều này nên đã tránh được việc ách tắc giao thông trước cổng trường và cũng giúp cho các con và các bậc phụ huynh dễ tìm thấy nhau hơn. Đây là một việc làm rất ý nghĩa về việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Phụ huynh xếp xe khi họp phụ huynh học sinh 13 nói: “Không ngại ạ, xin mời đồng chí cứ cắt trước cũng được”. Song Lê-nin nói: “Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo thứ tự chứ!”. Nói xong, đồng chí kéo ghế vào ngồi và lấy tờ báo trong túi ra xem. Một lúc sau, I-va-nốp đứng dậy nói: “Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. Tôi thà để năm năm không cắt tóc, chứ không thể để đồng chí đợi thêm một phút nào được. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí, đó là quyền lợi của tôi”. Mọi người đều cho I-va-nốp nói rất đúng. Lê-nin cũng không tiện từ chối nữa, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. Hồ Lãng dịch Nguồn: Tập đọc lớp 4 phổ thông, tập 1, trang 5, NXB Giáo dục – Hà Nội, 1959 Câu chuyện “Lê - nin trong hiệu cắt tóc” cho chúng ta thấy được sự gương mẫu và tôn trọng kỉ luật, trật tự ở những nơi công cộng của Lê-nin. Sau đó tôi cũng chia sẻ câu chuyện đó lên nhóm phụ huynh của lớp. Qua câu chuyện tôi chia sẻ chắc chắn rằng phần nào đã thức tỉnh với một số phụ huynh. Muốn xây dựng văn hóa xếp hàng cần phải bắt đầu từ người lớn. Là người lớn, chúng ta phải là tấm gương cho con trẻ, hãy gieo cho con trẻ những lời nói, cử chỉ, hành động đẹp thì xã hội ngày càng văn minh và phát triển hơn. 3. Kết quả đạt được Với các biện pháp áp dụng tại lớp chủ nhiệm, tôi thấy học sinh có sự thay đổi rõ rệt về việc thực hiện nề nếp xếp hàng. Kết quả cụ thể như sau: Nội dung Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng 1. Xếp hàng nhanh chóng Khá Tốt 2. Ngay ngắn, thẳng hàng Khá Tốt 3. Không chen lấn, xô đẩy Khá Tốt 15 Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, bằng việc áp dụng những biện pháp trên, kết quả bước đầu cho thấy học sinh lớp tôi phụ trách đã hình thành một thói quen tự giác xếp hàng khi nghe hiệu lệnh. Vì thế bản thân tôi mỗi khi đến trường hay trước khi ra về nhìn thấy các em ngay ngắn, vai khoác ba lô đi theo hàng ra cổng mà lòng tôi vô cùng phấn khởi. 4. Kết luận Thực tế, tôi nhận thấy vận dụng khi tuyên truyền, giáo dục cho các em về văn hoá xếp hàng, đã góp phần nâng cao kết quả rèn luyện năm phẩm chất của người học sinh. Cụ thể là: giúp các em hiểu biết văn hoá xếp hàng đã từng là truyền thống của dân tộc, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi cha ông ta dựng nước và giữ nước. Các em hiểu được ý nghĩa của văn hoá xếp hàng các em sẽ thể hiện được lòng nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người, biết tôn trọng sự khác biệt, cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Biết xếp hàng ở mọi lúc mọi nơi giúp các em thể hiện tính trung thực và trách nhiệm, rèn luyện được tính thật thà, ngay thẳng, biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết có trách nhiệm với những gì mình làm. Văn hoá xếp hàng luôn hiện hữu trong đời thường, ngoài việc rèn học sinh ở trong nhà trường, tôi thiết nghĩ, sự thay đổi về nhận thức là quá trình lâu dài. Chúng ta đang phải giáo dục một con người từ nhỏ về ý thức xếp hàng trong khi xung quanh các em vẫn xảy ra hiện tượng đi ngược lại. Dạy cho các em kỹ năng xếp hàng chính là tiền đề tạo thành thói quen tốt cho các em sau này lớn lên ra xã hội trở thành người lịch sự, có hành vi ứng xử văn hóa, biết ứng xử văn minh nơi công cộng. Cho nên, để có văn hóa xếp hàng cần thời gian và cũng cần kiên trì, sự ý thức của tất cả mọi người. Văn hóa xếp hàng là một nội dung quan trọng nói chung và trong rèn tính kỉ luật nói riêng. Rèn cho học sinh biết xếp hàng có nề nếp trong bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành đã được nâng dần từ thấp lên cao. Từ một môi trường lộn xộn khi xếp hàng ra vào lớp, tập thể dục giữa giờ, sinh hoạt giáo dục tập thể đến học sinh xếp hàng có văn hóa đẹp. Quá trình tạo văn hóa xếp hàng ở trường học được vận dụng chủ yếu vào lúc xếp hàng ra vào lớp, tập thể dục giữa giờ, sinh hoạt giáo dục tập thể. Trên cơ sở đã 17 bổ sung những thiếu sót, cung cấp thêm những kinh nghiệm để tôi vận dụng trong trong công tác chủ nhiệm ở những năm học sau đạt kết quả cao hơn. Tri Phương, ngày 15 tháng 11 năm 2023 GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Đào Thị Thu Đánh giá, nhận xét của đơn vị ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. HIỆU TRƯỞNG (Ký và đóng dấu)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_van_hoa_xep.docx