Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh Lớp 2 trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân (Toán 2, sách Chân trời sáng tạo)

Năm học 2022 – 2023 tôi được sự phân công của Ban giám hiệu chủ nhiệm lớp 2D. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy trong giờ học Toán không áp dụng một số biện pháp sử dụng trò chơi lồng ghép vào các bài học, tôi thấy học sinh rất nhàm chán, ít chú ý và ít tham gia vào việc học. Qua đó, tính tư duy, sáng tạo của các em sẽ không được phát triển. Làm cho giờ học Toán trở nên căng thẳng và mệt mỏi dẫn đến kết quả học tập không cao.

Thực hiện đổi mới Phương pháp dạy học mới theo định hướng chương trình GDPT 2018 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan, hóc búa. Nhằm tạo hứng thú cho các em học khi học môn Toán và giúp các em học tốt hơn bảng nhân và có thể vận dụng tốt bảng nhân vào đời sống thực tiễn tôi đã chọn nghiên cứu sáng kiến “Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2D trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân.”

docx 43 trang Trúc Vân 02/12/2024 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh Lớp 2 trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân (Toán 2, sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh Lớp 2 trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân (Toán 2, sách Chân trời sáng tạo)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh Lớp 2 trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân (Toán 2, sách Chân trời sáng tạo)
 + Các văn bản chỉ đạo của ngành.
 + Các quan niệm về giáo dục.
- Cơ sở thực tiễn nêu thực trạng của lớp học. Từ đó, đưa ra các biện pháp để áp 
dụng giúp cho học sinh nhằm phát huy tối đa tính tích cực của các em trong quá 
trình học tập.
 3. Phạm vi triển khai thực hiện: 
 Với sáng kiến này chúng tôi triển khai thực hiện trong tập thể lớp 2D trường 
Tiểu học Phạm Hùng
 4. Tính mới của sáng kiến:
 Sáng kiến này làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh trong quá trình 
học bảng nhân, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng. Giúp học 
sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích 
luỹ qua hoạt động học tập. 
 5. Kết quả, hiệu quả mang lại: 
 Qua quá trình áp dụng sáng kiến trên, tôi thấy tình hình học tập của học sinh 
đã chuyển biến rõ rệt. Đa số các em đã hứng thú hơn trong mỗi giờ học Toán, nên 
giờ học toán của các em không còn khô khan, mệt mỏi như trước đây nữa mà trở 
nên sôi động, hấp dẫn. Các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hào hứng, 
phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp Hai “Học mà chơi, chơi 
mà học”. Trong quá trình học tập các em cũng khá mạnh dạn và tự tin. Trò chơi 
Toán học tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn 
kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. Tổ chức tốt trò 
chơi Toán học không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp 
các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong 
học tập. Với các giải pháp đã áp dụng đã làm cho chất lượng môn Toán ở các lớp 
ngày càng cao. Do đó, kết quả mang lại rất khả quan.
6. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 
 Trang 2 I. MỞ ĐẦU
1. Tên sáng kiến : 
 Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2D trường Tiểu 
học Phạm Hùng học tốt bảng nhân.
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
 Trò chơi là một hình thức có cấu trúc của việc chơi đùa, thường được thực 
hiện để nhằm mục đích giải trí hay vui vẻ và đôi khi được sử dụng như một công 
cụ giáo dục. Đối với học sinh Tiểu học các em còn nhỏ nên vui chơi vẫn là nhân 
tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Trò chơi học tập là nhằm phát huy 
tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của học sinh trong học tập. Trò chơi 
nói chung và trò chơi học tập nói riêng giúp học sinh phát triển toàn diện về: Đức 
– trí – thể – mĩ.
 Trò chơi là một phương pháp rất phổ biến được giáo viên sử dụng trong 
lớp học hiện nay do hiệu quả mà nó mang lại cho học sinh ở mọi lứa tuổi. Nhiều 
nghiên cứu đã cho thấy rằng học sinh sẽ tiếp thu bài học hiệu quả hơn khi được 
tiếp thu trong môi trường thư giãn và vui vẻ, và trò chơi chính là cách tốt nhất để 
đạt được kết quả đó. Chính vì vậy trò chơi đóng một vai trò vô cùng quan trọng 
trong mọi giờ học.
 Môn Toán được ví là vô cùng khô khan với những con số. Nhiều em cảm 
thấy rất nhàm chán khi vào giờ học Toán. Vì vậy, để gây hứng thú học tập cho 
các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập thì việc sử 
dụng trò chơi trong dạy Toán được coi là một trong những phương pháp rất hiệu 
quả trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong dạy học Toán ở lớp Hai.
 Đối với học sinh lớp Hai, ở giai đoạn này các em còn ham chơi, ý thức tự 
học chưa cao, các em dễ dàng mất tập trung và khả năng chú ý còn hạn chế khi 
giờ học không gây được hứng thú cho các em. Năm học 2022 – 2023 là năm tiếp 
theo các em được học bộ sách giáo khoa mới theo chương trình GDPT 2018. Việc 
 Trang 4 Giáo viên nghiên cứu các tài liệu về Tiểu học, sách tham khảo, tài liệu 
bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học theo yêu cầu đổi mới lớp Hai.
5.2. Phương pháp đàm thoại, điều tra:
 Qua trò chuyện giáo viên đặt vấn đề để nắm được trình độ học Toán của từng 
học sinh.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu:
 So sánh giữa lí luận với thực tiễn nhằm đánh giá kết quả trước khi áp dụng 
sáng kiến và sau khi áp dụng sáng kiến.
5.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
 Tổng kết được kết quả thực hiện qua từng thời điểm của năm học và rút ra bài 
học kinh nghiệm.
5.5. Phương pháp nghiên cứu thực tế:
 Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các bài học .
 Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
 Trang 6 phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
1.2.2. Quan điểm về sử dụng trò chơi trong dạy học:
 Trò chơi là một hình thức có cấu trúc của việc chơi đùa, thường thực hiện 
nhằm mục đích giải trí hay vui vẻ và đôi khi được sử dụng như một công cụ giáo 
dục. Trò chơi khác biệt với công việc thường thực hiện để nhận thù lao hay biểu 
hiện của các yếu tố thẩm mỹ hoặc tư tưởng. Sử dụng trò chơi để khởi động bài 
học nói chung và trong dạy học Toán lớp Hai nói riêng để tạo hứng thú học tập 
cho học sinh là xu thế và cách thức tất yếu của phương pháp dạy học hiện đại. 
Ngoài việc khắc phục được những hạn chế của các phương pháp dạy học truyền 
thống, thì việc sử dụng trò chơi để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay phần 
khởi động còn mang lại những vai trò cơ bản sau:
 - Thay đổi quan điểm về phương pháp dạy học: Nền giáo dục Việt Nam 
trước nay sử dụng mô hình chuyển giao kiến thức theo cách độc thoại giữa giáo 
viên với học sinh. Sử dụng trò chơi để tạo hứng thú trong phần khởi động vào 
bài học sẽ thay đổi hoàn toàn các quan điểm về dạy học truyền thống, đồng thời 
đặt ra cho người giáo viên những yêu cầu đổi mới nhằm đáp ứng đòi hỏi, nhu 
cầu thực tế của học sinh và xã hội.
 - Thay đổi chất lượng dạy và học: Khi sử dụng trò chơi để tạo hứng thú 
trong phần khởi động vào bài học giúp giáo viên trở nên linh hoạt hơn trong quá 
trình giảng dạy của mình. Thầy cô có thể tương tác với học sinh ngay khi bắt 
đầu một bài học, chương học mới của bất kì môn học nào. Thực hiện tốt khâu 
này là tiền đề và là khởi đầu tốt cho cả quá trình dạy học tốt cho một bài học.
 - Thay đổi hình thức dạy học: Trước đây, khi chưa quan tâm đến hoạt 
động khởi động vào bài mới, thì đa số các giáo viên thường bắt đầu bài học bằng 
việc giới thiệu đơn giản (thậm chí không giới thiệu), qua loa, chiếu lệ... dẫn đến 
việc làm mất hứng thú học tập ngay khi vừa bắt đầu của học sinh. Sử dụng trò 
 Trang 8 - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và các tổ chức, đoàn thể trong nhà 
trường trong các hoạt động giáo dục.
 - Các em học sinh rất ngoan, biết vâng lời thầy cô giáo. Chất lượng học tập 
của các em tương đối đồng đều.
 - Các em học sinh trong lớp cũng rất mạnh dạn trong các hoạt động chung, 
hội thi của nhà trường và Liên đội tổ chức.
 - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình. Thường 
xuyên liên lạc trao đổi tình hình học tập của các em với giáo viên chủ nhiệm qua 
Zalo của lớp, Zalo cá nhân của giáo viên chủ nhiệm hoặc gặp trực tiếp giáo viên 
chủ nhiệm.
 Khó khăn:
 - Một số em không có sự hứng thú với môn Toán, không nắm chắc được 
những con số, hình ảnh, khái niệm nên các em rơi vào tình trạng sợ học Toán, 
học kém môn Toán.
 - Đôi lúc giáo viên chưa chú trọng xây dựng các bài tập dành cho từng đối 
tượng học sinh.
 - Một số phụ huynh học sinh ít thời gian kèm cặp cho đối tượng học sinh 
đọc, viết, tính toán còn chậm.
2.1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
 Trong nhiều năm giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy rằng việc dạy các bài 
toán về bảng nhân chưa đạt yêu cầu do nhiều nguyên nhân:
 - Các em học sinh không nắm được bản chất của phép nhân cũng như cách 
lập bảng nhân dẫn tới các em chỉ học thuộc bảng nhân một cách máy móc.
 - Chưa tổ chức được nhiều hoạt động cho các em tham gia để nâng cao sự 
nhiệt tình, hứng thú cho học sinh khi học tập .
 Trang 10 Xuất phát từ thực tiễn trên tôi quyết định nghiên cứu sáng kiến “ Một số 
biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2D trường Tiểu học Phạm 
Hùng học tốt bảng nhân” nhằm tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy và 
học môn Toán ở lớp Hai.
3. Nội dung vấn đề
3.1. Vấn đề đặt ra
 Toán học là một môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, 
nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Đối với môn 
Toán ở Tiểu học, nếu mỗi người giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài 
liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài dạy 
một cách rập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ động. 
Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu tẻ nhạt và 
kết quả học tập không cao.
 Đối với học sinh lớp Hai việc ghi nhớ và vận dụng bảng nhân không phải là 
một việc dễ. Với lứa tuổi các em “Mau thuộc nhưng chóng quên” mà chương 
trình toán lớp Hai một phần quan trọng là bảng nhân. Bởi vậy, muốn ghi nhớ bảng 
nhân mà không lẫn lộn là một quá trình học tập rất khó đối với các em. Nếu không 
ghi nhớ và hiểu được cách lập bảng nhân thì các em sẽ không làm được các bài 
toán có liên quan. Hơn nữa, nó là nền móng của các bài toán về nhân chia ở lớp 
3,4, 5.
 Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học 
môn Toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo 
của học sinh, giáo viên trao quyền học tập cho học sinh. Học sinh chủ động học 
tập, giáo viên hỗ trợ, hướng dẫn. Vì vậy, người giáo viên phải gây được hứng thú 
học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học 
tập. Động viên các em tự tìm tòi, rèn luyện, khám phá và phát huy trong việc tự 
học, trong cuộc sống. 
 Trang 12 - Cần gắn liền nội dung bài học với trò chơi nhằm phát huy hiệu quả trò chơi 
trong việc truyền tải kiến thức cho học sinh, ở đây trò chơi nên tập trung khai thác 
nội dung giúp học sinh nhanh nhớ kiến thức bảng nhân.
- Trong các tiết học giáo viên cần đa dạng hoá trò chơi trong giờ học là điều vô 
cùng quan trọng và cần thiết để các em “chơi mà học, học mà chơi”.
- Cần căn cứ từng bài học để sử dụng trò chơi hợp lý, cần cân nhắc thời lượng tổ 
chức và các bước sử dụng trò chơi thật sự hiệu quả 
Ví dụ: Học bảng nhân 2, tôi cho các em chơi Trò chơi “Câu trả lời cuối cùng”
Mục tiêu: Giúp học sinh tính nhẩm nhanh.
Thời gian: 5 phút.
Chuẩn bị: Một số tranh, vật thật minh hoạ.
Số lượng: 4 nhóm
Cách tiến hành:
- Mỗi nhóm 2 em đại diện: 1 em hỏi – 1 em trả lời
- Mỗi nhóm được trả lời 4 tranh (hoặc vật thật)
Luật chơi:
Trả lời đúng: + 1 điểm.
Trả lời sai : - 1 điểm
- Giáo viên treo tranh và hỏi, đưa ra các đáp áp để học sinh lựa chọn sao cho phù 
hợp với bức tranh, chẳng hạn:
 - Đố bạn các phép tính nhân trong bảng.
 Trang 14 Cách tiến hành trò chơi:
Số lượng: 4 nhóm
Mỗi nhóm 2 em:1 em cầm cần câu, 1 em cầm kết quả câu
Chuẩn bị: Cần câu dài 1m có lưỡi câu, các tấm bìa có ghi phép tính nhân với kết 
quả.
Luật chơi: Em câu được cá chuyển sang cho bạn rồi đính lên bảng lớp.
Nhóm nào câu được nhiều cá (đúng phép tính trong bảng nhân) thì nhóm đó thắng.
Ví dụ: Bài 2 trang 15 sách Toán Hai tập 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 15 : Tính nhẩm
 2 x 1 =  2 x 5 = . 2 x 10 = 
 2 x 2 = . 2 x 6 = . 2 x 9 = 
 2 x 3 = 2 x 4 = 2 x 8 =
Giáo viên gọi đại diện 4 tổ (mỗi tổ cử 02) em lên thực hiện trò chơi (thời gian: 2 
phút). Sau khi học sinh tiến hành chơi, kết quả như sau:
 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
 2 x 2 = 4 2 x 5 = 10 2 x 6 = 18 2 x 10 = 20
 2 x 4 = 8 2 x 3 = 6
 2 x 1 = 2 2 x 8 = 16
 2 x 9 =18
Giáo viên tổng kết, tuyên dương sau cuộc chơi nếu nhóm nào câu được nhiều cá 
nhất thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.
 3.3.2 Trò chơi “ Thực hành với bảng nhân ”
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại bảng nhân 
Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị bảng con
Cách tiến hành trò chơi:
 Trang 16 Cách tiến hành trò chơi: 
Ví dụ: Học “Bảng nhân 2 ”.
Giáo viên phát lệnh 2 x 1 = (Minh). Minh trả lời 2 x 1 = 2 và được quyền phát 
lệnh 2 x 2 = (Cát). Cát nhận lệnh trả lời 2 x 2 = 4 và tiếp tục phát lệnh Trường 
hợp người nhận lệnh không trả lời được thì bước đứng lên bục giảng, giáo viên 
tiếp tục phát lệnh. Trò chơi cứ thế tiến hành. Nếu cuộc chơi có 2, 3 học sinh không 
trả lời được giáo viên cho đọc lại bảng nhân 2 (2-3 lần) và giao cho nhóm trưởng 
sẽ kiểm tra lại trong giờ học sau.
* Lưu ý: 
 + Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng.
 + Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các bảng 
cộng trừ, nhân, chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”.
Ví dụ: 1 em hô to “ 2 x 8” và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc 
nói kết quả “bằng 16 ”. Hay “9 + 5” truyền vào bạn tiếp theo nói “bằng 14”.
 Trang 18 - Phấn, bìa cứng ghi tên các đội.
Cách tiến hành trò chơi: 
Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em. Cả hai đội cùng ghi một bảng nhân (có 
thể áp dụng cho bảng cộng, bảng trừ).
Em thứ nhất ghi xong 1 phép nhân rồi chuyền phấn cho em thứ hai ghi tiếp. Cứ 
tiếp tục như thế ghi cho đến hết bảng nhân.
Nhóm nào ghi nhanh hơn và ghi đúng 1 phép tính nhân được tính 1 điểm.
Ví dụ : Bài 3 trang 15 sách Toán Hai tập 2, bộ sách Chân trời sáng tạo
Bài 3 trang 15 : Số ?
2 x .?.= 4 2 x .?. = 6 2 x .?. = 8
2 x .?.= 14 2 x .?. = 16 2 x .?. = 18
 Trang 20 - Bạn C nói tôi là Đỗ Phúc Khang
- Bạn A nói bạn vui lòng cho mình phỏng vấn bạn chứ?
- Bạn C nói: Tôi sẵn sàng.
- Bạn A hỏi: 2 x 3 = ? Bạn C trả lời 6
 5 x 4 = ? Bạn C trả lời 20
 2 x 9 = ? Bạn C trả lời 18
- Bạn A lại nói cảm ơn bạn và tiếp tục mời bạn khác chơi.
Trò chơi phóng viên thường chơi từ 4-5 phút (học sinh trong lớp lần lượt nhiều 
em được phỏng vấn).
- Trong khi học sinh chơi giáo viên theo dõi kịp thời tuyên dương đối với học 
sinh trả lời nhanh đúng, còn học sinh trả lời sai kịp thời uốn nắn sửa sai.
 Qua trò chơi này, giúp học sinh mạnh dạn trong giao tiếp và tự tin trước đám 
đông.
 Hình ảnh học sinh lớp 2D chơi trò chơi “ Làm phóng viên “
3.3.6 Trò chơi: “Bác đưa thư”
Mục tiêu: 
 Trang 22

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_su_dung_tro_choi_giup.docx