Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 theo bộ sách Chân trời sáng tạo
- Lời mở đầu :
Môn Tiếng Việt ở lớp 1 hình thành bốn kĩ năng: đọc - viết - nói - nghe cho học sinh. Trong bốn kĩ năng đó, kĩ năng đọc rất quan trọng vì đó là kết quả cả một quá trình học tập, nhận biết được các âm, vần, tiếng, từ, câu và tiếp đến sẽ đọc các bài văn, bài thơ đồng thời hiểu nội dung bài đọc. Khi các em đọc đúng thì mới viết đúng, bài chính tả sẽ ít lỗi hơn, diễn đạt tốt các vấn đề muốn nói, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp. Ngay từ đầu lớp 1, việc học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn Tiếng Việt, là môn có số tiết nhiều nhất trong các môn học ở lớp 1. Bộ sách “Chân trời sáng tạo” đã thay đổi hoàn toàn hình thức cũng như nội dung dạy học so với bộ sách giáo khoa trước đây. Mỗi bài học được xây dựng theo từng chủ đề rất cụ thể. Vì vậy giáo viên từng bước thực hiện nhiệm vụ dạy tốt môn Tiếng Việt, cụ thể là rèn đọc cho các em trong môn Tiếng Việt tạo điều kiện học tốt các môn học khác có trong chương trình.
- Lý do chọn đề tài:
Kỹ năng đọc rất quan trọng, vì đọc tốt sẽ giúp các em hiểu nội dung bài đọc, phát triển tư duy, cảm nhận được những cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, mặt khác hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp Một”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 theo bộ sách Chân trời sáng tạo
2 Tân Thành. 4. Mục đích nghiên cứu: - Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đề tài sẽ chỉ ra được những lỗi cơ bản mà học sinh hay mắc phải trong phân môn Tập đọc. - Chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi và đưa ra được một số biện pháp khắc phục. - Phát triển kĩ năng đọc cho học sinh. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Học sinh chủ động tiếp thu được kiến thức, học sinh đọc thông, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp. Học sinh có tiến bộ rõ rệt hơn trong học tập, đọc đúng và lưu loát, giảm thiểu số lượng học sinh đánh vần và chưa đọc được. Ngoài ra, các em biết cách phát âm chuẩn xác, biết ngắt giọng, nhấn giọng, đọc diễn cảm được, các em thể hiện rõ ràng và phù hợp trong từng bài đọc. II. Phần nội dung: 1. Cơ sở lý luận Là sự khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng vào trong học tập và giao tiếp, có vị trí quan trọng không thể thiếu trong chương trình môn Tiếng Việt, trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết vào trong học tập và cuộc sống. Được coi là phương tiện chiếm ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ. Sách Chân trời sáng tạo lớp 1 mới về hình thức lẫn nội dung, theo từng chủ đề rất cụ thể vì vậy giáo viên từng bước dạy cho các em đọc các âm, ghép các âm tạo thành vần, ghép âm với vần tạo thành tiếng, đọc câu, đọc cả bài. Giáo viên từng bước dạy theo từng chủ đề, thực hiện nhiệm vụ dạy tốt môn Tiếng Việt, cụ thể là rèn đọc cho các em trong môn Tiếng Việt. 2. Thực trạng: Trong phạm vi cơ sở trường học nơi công tác, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 4 bài ở nhà của học sinh. Giáo viên trao đổi trực tiếp, qua zalo, điện thoại để hướng dẫn cách đọc bài ở nhà để phụ huynh kèm các em đọc bài. - Giáo viên và phụ huynh cần có sự quan tâm đặc biệt đến những em chưa thuộc bảng chữ cái, cần phải rèn đọc nhiều cho các em khi ở lớp và ở nhà. Học sinh đọc bài ở nhà - Xây dựng đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau trong học tập. - Đưa ra các tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm. - Các em truy bài đầu giờ theo nhóm đôi. 6 Kèm bạn đọc bài Thi đua đọc theo tổ 8 Đồ dùng dạy học tự làm Đồ dùng dạy học tự làm 10 3. Phân tích tổng hợp: - PP này được sử dụng trong dạy Học vần thực chất là tách các hiện tượng ngôn ngữ theo các cấp độ: âm - vần - tiếng - từ * Ví dụ: Dạy bài uôi - ươi - Phân tích cấu tạo vần uôi - HS ghép vần - đánh vần - đọc trơn vần. - Ghép tiếng chứa vần uôi, ươi : chuối - HS phân tích tiếng - đánh vần - đọc trơn. - Đọc từ khoá: nải chuối * Tác dụng: HS tự ghép vần tiếng và phân tích nên nắm chắc chắn bài học, tiếp thu kiến thức có hệ thống . 4. Thực hành giao tiếp: - PP này được tiến hành trên cơ sở các câu hỏi của giáo viên và sự trả lời của HS để tìm ra tri thức mới. - Giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi ngắn gọn tập trung nội dung kiến thức của bài học. - Giáo viên chú trọng dạy cả 4 kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; nhằm giúp HS nhận biết quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong thực tiễn giao tiếp và vận dụng ngay những điều được học vào thực tế sử dụng ngôn ngữ của bản thân. * Chú ý khi sử dụng PP này HS vận dụng tổng hợp các giác quan như: mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe, tay viết. - Cho các em tập đọc, tập ghép, tập phân tích, tập viết ngay trong tiết học. 5. Tổ chức trò chơi học tập: - Thực hiện PP này đòi hỏi giáo viên tổ chức hoạt động học tập của HS thông qua trò chơi. Trò chơi thường được tiến hành sau khi HS đã học bài mới ( kết hợp luyện tập củng cố kiến thức) Một số trò chơi thường được sử dụng: Tìm âm, vần, tiếng, từ Ghép vần, từ... Nối các cụm từ thành câu 12 ong tìm hoa, thỏ tìm nhà, ... Trò chơi học tập góp phần làm cho giờ học sinh động, duy trì được hứng thú của học sinh .Qua trò chơi, các em được học tập một cách chủ động, tích cực. * Ví dụ: Dạy bài uôi - ươi Trò chơi : Ong tìm hoa - HS chơi tiếp sức 3 tổ để đính những chú ong chứa tiếng có vần uôi, ươi vào bông hoa mang vần uôi, ươi. Trò chơi tiếp sức: “Ong tìm hoa” * Tác dụng: HS nhận diện được tiếng chứa vần uôi, ươi, nắm chắc chắn bài học, tiếp thu kiến thức một cách tích cực, lớp học sôi nổi, HS tự tin tham gia trò chơi. 6. Rèn cho học sinh đọc âm, vần, tiếng, từ, câu. - Trước tiên giáo viên phải xác định đúng yêu cầu cần đạt của bài học, từ đó lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để phát huy phẩm chất và năng lực của HS. - Để một tiết học có chất lượng và đạt hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, xác định đúng yêu cầu cần đạt, những kiến thức trọng tâm của bài. Sau đó, dựa vào khả năng nhận thức của học sinh 14 Bài “Thăm quê” ( trích 1 khổ thơ đầu) trang 138 - tập 1 “Em về / thăm nội Thăm ông / thăm bà Sum vầy / cô bác Sau ngày / cách xa.” Bài “Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh”- trang 118 - tập 2 “Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh / còn có tên là / Bưu điện Trung tâm Sài Gòn” Như vậy: đọc câu suông sẻ hơn, giúp học sinh dễ nhớ và đọc tốt. Từ đó xây dựng được học sinh thói quen phân tích câu và hiểu nghĩa của câu, biết cách dùng từ. GV thường xuyên tạo cơ hội cho HS được chia sẻ với người thân về kiến thức đã được học trên lớp áp dụng vào cuộc sống thực tế ở nhà: VD: Bài uôi - ươi, sách TV, tập 1, trang 158 Phần trò chơi, GV yêu cầu HS đọc lại các từ chứa tiếng có vần uôi-ươi. 7. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Tiếng Việt Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 có rất nhiều kênh hình, đoạn clip nên việc thiết kế giáo án điện tử với hiệu ứng đổi màu chữ, gạch chân dưới yêu cầu của đề bài sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn. Các hoạt động trong bài có thể dùng hình ảnh phù hợp để minh họa cho đề bài. Khi tổ chức trò chơi có thể thêm âm thanh như tiếng chuông, tiếng vỗ tay, .. .để thu hút sự chú ý của học sinh. 16 Khen thưởng học sinh có tiến bộ IV. Phần kết luận: l.Hiệu quả mang lại của sáng kiến: Qua thời gian vận dụng các biện pháp rèn đọc trên vào môn Tiếng Việt, chúng tôi thấy chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, các em cảm thấy mạnh dạn, tự tin hơn, tích cực tham gia học tập hơn, các tiết học lúc nào cũng sôi nổi, nhẹ nhàng, đạt hiệu quả tốt. Đến nay, tất cả các em đều thích học môn Tiếng Việt và học tập ngày càng tiến bộ, số lượng học sinh hoàn thành tốt tăng lên, học sinh chưa hoàn thành giảm xuống đáng kể, giảm thiểu số học sinh đánh vần và chưa đọc được. Qua quá trình giảng dạy tôi đã tự tìm tòi, học hỏi và vận dụng các biện pháp trên vào giảng dạy. Tôi thấy chất lượng giảng dạy của bản thân được 18 nhau, khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học sinh đều hiểu và làm bài tập được ngay tại lớp. - Xác định đối tượng học sinh khó khăn trong học tập và tìm nguyên nhân dẫn đến việc học sinh học khó, không theo kịp bài để có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em có điều kiện và niềm tin học tiếp các bài học sau. - Sử dụng nhiều hình thức thi đua, động viên khen thưởng để khuyến khích các em nỗ lực học tập. - Giáo viên phải nắm vững tâm sinh lí của học sinh, yêu thương học sinh như chính con mình, tận tâm với học sinh, biết rõ mặt mạnh và mặt yếu để bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh. - Trong từng bài dạy giáo viên phải xác định rõ năng lực, phẩm chất mà học sinh cần đạt được qua kế hoạch bài dạy. - Khi giảng dạy thì giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp, đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, khen ngợi và động viên học sinh có tiến bộ để các em ham thích đọc bài. - Luôn có sự đồng hành, phối kết hợp của Cha mẹ học sinh. Trên đây là một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 đã được vận dụng và đạt hiệu quả cao. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Ngày 27 tháng 2 năm 2023 Người viết Trần Thị Duyên
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 theo bộ sách Chân trời sáng tạo.pdf