Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”
Lĩnh vực áp dụng: Học sinh lớp 5.
1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết: (Ưu, hạn chế của các giải pháp đã, đang áp dụng, những bất cập, hạn chế cần có giải pháp khác phục...)
a. Ưu điểm
- Giáo viên đã truyền đạt đủ kiến thức cơ bản theo yêu cầu khung chương trình với việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy như: giảng giải trực quan, vấn đáp, gợi mở để dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức.
- Giáo viên luôn có sự chuẩn bị đồ dùng trực quan và sử dụng triệt để công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Tạo ra không khí lớp học sôi nổi, HS thực sự tham gia vào các hoạt động mà giáo viên đưa ra và các em có thể tự luyện tập cùng với các bạn của mình.
- Các em nắm vững ngôn ngữ vận dụng vào thực hành giao tiếp thường xuyên.
- HS hiểu bài sâu sắc hơn, nhớ lâu hơn, chất lượng được nâng cao lên.
- Rèn đọc cho học sinh không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em có thói quen và niềm say mê đọc sách. Rèn cho các em đức tính chịu khó, cẩn thận trong khi luyện đọc. Làm tốt việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 sẽ góp phần vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp. Từ đó các em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên.
b. Hạn chế
- GV cần mất nhiều thời gian để chuẩn bị: phải xác định được những kiến thức cơ bản, tinh giảm, vững chắc, tính chính xác, khoa học và tính thực tiễn.
- Trong bài nghiên cứu phải thiết kế được cách tổ chức hoạt động học tập
cho HS, nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và năng lực học tập của HS.
- Khi dạy một tiết Tập đọc, nhiều giáo viên chưa thực sự chú ý rèn đọc diễn cảm cho học sinh khi học sinh đọc chậm.
2.Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
a. Tính mới, tính sáng tạo
- Sáng kiến mà tôi đã đưa ra trên đây qua thực tế giảng dạy đã được thực hiện và đem lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Về tiến độ thời gian tương đối chính xác. Về trình tự hoạt động lên lớp diễn ra theo đúng trình tự. Sở dĩ Sáng kiến của tôi có tính khả thi cao vì: Khi xây dựng thiết kế tôi đã căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tiễn tôiphụ trách môn Tiếng Việt lớp 5
b. Khả năng áp dụng, nhân rộng: áp dụng cho dạy môn Tiếng Việt khối lớp 5 và có thể áp dụng đối với phân môn Tập đọc ở các khối lớp 4.
c. Hiệu quả, ích lợi thu được do áp dụng giải pháp (hiệu quả kinh tế, xã hội)
- Học sinh được đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm tòi, kích thích tư duy sáng
tạo. Do đó sau khi áp dụng vào lớp mình phụ trách đã đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng cho học sinh mà ngành giáo dục đề ra.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm 2024 Kính gửi: Hội đồng thẩm định SK trường Tiểu học Hiệp Hoà; Hội đồng thẩm định SK huyện Vĩnh Bảo. Họ và tên: NguyỄN Thị Cần Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường tiểu học Hiệp Hoà Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” Lĩnh vực áp dụng: Học sinh lớp 5. 1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết: (Ưu, hạn chế của các giải pháp đã, đang áp dụng, những bất cập, hạn chế cần có giải pháp khác phục...) a. Ưu điểm - Giáo viên đã truyền đạt đủ kiến thức cơ bản theo yêu cầu khung chương trình với việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy như: giảng giải trực quan, vấn đáp, gợi mở để dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức. - Giáo viên luôn có sự chuẩn bị đồ dùng trực quan và sử dụng triệt để công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Tạo ra không khí lớp học sôi nổi, HS thực sự tham gia vào các hoạt động mà giáo viên đưa ra và các em có thể tự luyện tập cùng với các bạn của mình. - Các em nắm vững ngôn ngữ vận dụng vào thực hành giao tiếp thường xuyên. - HS hiểu bài sâu sắc hơn, nhớ lâu hơn, chất lượng được nâng cao lên. - Rèn đọc cho học sinh không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em có thói quen và niềm say mê đọc sách. Rèn cho các em đức tính chịu khó, cẩn thận trong khi luyện đọc. Làm tốt việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 sẽ góp phần vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp. Từ đó các em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên. b. Hạn chế - GV cần mất nhiều thời gian để chuẩn bị: phải xác định được những kiến thức cơ bản, tinh giảm, vững chắc, tính chính xác, khoa học và tính thực tiễn. - Trong bài nghiên cứu phải thiết kế được cách tổ chức hoạt động học tập cho HS, nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và năng lực học tập của HS. BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phân môn tập đọc, môn Tiếng Việt và các môn học khác. 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Cần Ngày, tháng, năm sinh: 28/01/1980 Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hiệp Hoà Điện thoại: DĐ 0357175393 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Hiệp Hoà Địa chỉ: Xã Hiệp Hoà - Huyện Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng I.Mô tả giải pháp đã biết: Mô tả các giải pháp đã biết. - Chuẩn bị kĩ cho việc dạy đọc diễn cảm, đọc mẫu tốt và chuẩn bị hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tốt. - Tăng cường luyện đọc diễn cảm trên lớp, có thể giúp học sinh luyện đọc diễn cảm với từng mức độ khác nhau, ở những dạng bài đọc khác nhau như: văn bản miêu tả, văn bản kịch, văn bản báo chí khoa học, văn bản truyện, văn bản thơ. - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm ngoài giờ học . - Rèn đọc diễn cảm các loại văn bản ở các môn học khác. Ưu khuyết điểm của giải pháp. - Ưu điểm: Giúp học sinh đọc tốt cảm nhận được nội dung của văn bản, học sinh được cùng đọc, cùng trao đổi thảo luận, được nhận xét bạn được bạn nhận xét giúp đỡ trong cách đọc . Tạo sự hợp tác giữa trò và trò từ đó sẽ hấp dẫn các em, lôi cuốn các em tích cực hoạt động tự giác rèn đọc ở lớp, ở nhà tạo cho các em thói quen ham đọc sách để rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm . Học sinh đọc tốt thể hiện đúng nội dung của văn bản ( câu chuyện, bài thơ, văn bản kịch ) thể hiện được nhịp thơ, tâm trạng nhân vật trong bài . Đọc tốt diễn cảm đúng nội dung văn bản làm cho học sinh hứng thú tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, làm cho người nghe cảm nhận được đúng về nội dung của văn bản . - Nhược điểm : lên lớp cơ bản , giáo viên đều có thể giúp học sinh luyện đọc diễn cảm với từng mức độ khác nhau . a. Phần kiểm tra bài cũ. Bên cạnh việc kiểm tra lại cách đọc của bài trước, giáo viên cần coi trọng việc kiểm tra đọc diễn cảm bài học thuộc lòng hay đoạn văn , đoạn thơ đã luyện kĩ giờ trước . Những học sinh đọc chưa diễn cảm , giáo viên sẽ sửa lại cách đọc . Không nên cho điểm cao khi học sinh đọc chưa diễn cảm. b. Phần luyện đọc diễn cảm. Đây là phần trọng tâm , giáo viên cần tập trung vào luyện đọc diễn cảm cho học sinh Đối với các bài tập đọc là văn xuôi: Hướng dẫn học sinh vận dụng cách đọc từng loại câu : câu kể , câu khiến, câu cảm. Khi đọc những bài văn miêu tả , giọng đọc phải phù hợp với ý từng câu, từng đoạn, phải nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Nếu là văn bản đối thoại thì mỗi lời nhân vật phải thay đổi giọng đọc cho phù hợp: b1. Đối với văn bản miêu tả: Khi đọc cần thể hiện giọng đọc nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và sau cụm từ. Chẳng hạn với bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa ( Trang 10 - TV5 / Tập I ). Với đoạn văn : “Màu lúa dưới đồng chín vàng suộm lại / . Nắng nhạt ngả màu vàng hoe /. Trong vườn /, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm / không trông thấy cuống /, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng /. Từng chiếc lá mít vàng ối . Tàu đu đủ /, chiếc lá sắn héo lại / mở năm cánh vàng tươi /. Buồng chuối đốm quả chín vàng . Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống / như những đuôi áo /, vạt áo /. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng / như những vạt áo nắng /, đuôi áo nắng /, vẫy vẫy /. Bụi mía vàng xọng /, đốt ngầu phấn trắng /. Dưới sân / rơm /, thóc vàng giòn /. Quanh đó con gà /, con chó cũng vàng mượt /. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới/ . Giáo viên nhắc học sinh đọc với giọng nhẹ nhàng, chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng ở các sắc độ khác nhau , ngắt nghỉ hơi đúng để thấy được cách quan sát rất tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, chính xác và đầy sáng tạo tác giả đã vẽ + Lời của cô bé Gioan ( với chú Pi- e) - Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ ?( giọng ngây thơ thể hiện sự lễ độ ) - Đẹp quá ! Xin chú gói lại cho cháu!(giọng hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc) - Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô - en . Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất ( hạ giọng thể hiện sự biết ơn của mình với người chị gái ) - Cháu đã đập con lợn đất đấy !( giọng hồn nhiên khi khoe nắm xu) - Cháu là Gioan. ( giọng kể vui vẻ) + Lời của chú Pi- e ( với cô bé Gioan) - Ai sai cháu đi mua ? ( giọng ngạc nhiên) - Cháu có bao nhiêu tiền ? ( giọng nhẹ nhàng ) - Cháu tên gì ? ( giọng điềm đạm ) - Đừng đánh rơi nhé !( giọng nhẹ nhàng, ấm áp ) + Lời của chị cô bé Gioan ( với chú Pi- e)(giọng dịu dàng, lịch sự, thật thà ) - Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không ạ ? - Thưa ... có phải ngọc thật không ? - Giá bao nhiêu ạ ? - Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt . Làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này ? - Nhưng sao ông lại làm như vậy ? + Lời của chú Pi- e (với chị cô bé Gioan)(giọng điềm đạm , nhẹ nhàng, tế nhị) - Không phải là thứ ngọc quý nhất ,nhưng là ngọc thật. - Một cô bé tên là Gioan mua tặng chị của mình. - Tôi không khi nào nói giá tiền của quà tặng. - Em đã trả giá rất cao . Bằng toàn bộ số tiền em có. - Hôm nay là ngày Nô- en.Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô- en vui vẻ nhé ! b 4 . Đối với văn bản kịch Khi hướng dẫn các em đọc diễn cảm một bài thơ thì giọng đọc, cách nghỉ hơi, tốc độ đọc phải phù hợp với nội dung từng đoạn (khổ thơ) và toàn bài . Chẳng hạn khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài: Hành trình của bầy ong ( Trang 117 - TV5 / Tập I ). Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm toàn bài với giọng trải dài, tha thiết cảm hứng ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của bầy ong, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm . Cụ thể : Hành trình của bầy ong Với đôi cánh đẫm nắng trời Bầy ong bay đến / trọn đời tìm hoa Không gian là nẻo đường xa Thời gian vô tận / mở ra sắc màu. Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối,/ trắng màu hoa ban. Tìm nơi bờ biển sóng tràn Hàng cây chắn bão / dịu dàng mùa hoa. Tìm nơi quần đảo khơi xa Có loài hoa nở / như là không tên... Bầy ong rong ruổi trăm miền Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa. Nối rừng hoang / với biển xa Đất nơi đâu / cũng tìm ra ngọt ngào . ( Nếu hoa có ở trời cao Thì bầy ong cũng mang vào / mật thơm). Chắt trong vị ngọt / mùi hương Lặng thầm thay / những con đường ong bay. Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất / đủ làm say đất trời. Đi tìm măng hái nấm Vạt áo choàng thấp thoáng Nhuộm xanh / cả nắng chiều Và gió thổi,/ suối reo Ấm giữa rừng sương giá. Với bài thơ viết theo thể thơ tự do như bài :Tiếng vọng( Trang 108 -TV5 / Tập I ). Bài thơ đọc với giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ giúp ta hiểu được đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta. Sự vô tình có thể khiến chúng ta thành kẻ ác. Khi đọc cần ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, các dòng thơ ngắt theo từ hoặc cụm từ không theo nhịp cố định , nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm .Cụ thể : Tiếng vọng Con chim sẻ nhỏ / chết rồi Chết trong đêm / cơn bão về gần sáng. Đêm ấy / tôi nằm trong chăn / nghe cánh chim đập cửa Sự ấm áp gối chăn / đã giữ chặt tôi Và tôi ngủ ngon lành / cho đến lúc bão vơi. Chiếc tổ cũ / trong ống tre đầu nhà / chiều gió hú Không còn / nghe tiếng cánh chim về, Và tiếng hót / mỗi sớm mai trong vắt. Nó chết trước cửa nhà tôi / lạnh ngắt Một con mèo hàng xóm / lại tha đi Nó để lại trong tổ / những quả trứng Những con chim non / mãi mãi chẳng ra đời. Đêm đêm / tôi vừa chợp mắt Cánh cửa lại rung lên/ tiếng đập cánh Những quả trứng / lại lăn vào giấc ngủ Tiếng lăn / như đá lở / trên ngàn. học sinh đọc to, rõ ràng nhấn mạnh vào những từ trọng tâm của bài thì các em sẽ xác định được nội dung, yêu cầu của đề bài một cách dễ dàng. Từ đó bài làm sẽ tốt và có trọng tâm. Khi giải một bài toán thì giáo viên cần hướng cho học sinh đọc đúng ý, đủ câu. Nếu đọc rời rạc, ngắc ngứ thì không hiểu nội dung của bài toán. Nếu học sinh đọc chưa tốt , chưa lưu loát rõ ràng, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ thì giáo viên cần phải sửa ngay để các em có thói quen đọc tốt để hiểu bài toán rồi mới làm. Với môn đạo đức , các em có giọng đọc tốt sẽ giúp các em hiểu kĩ nội dung bài, , ý của bài muốn nói gị , khuyên răn điều gì ? Còn với môn lịch sử, với bài : Tiến vào dinh độc lập- học sinh đọc với giọng đầy khí thế, tự hào về truyền thống dân tộc sẽ giúp các em hình dung ra cuộc chiến đấu dũng cảmcủa quân và dân ta sau ba mươi ngày đêm , từ đó các em hiểu sâu hơn về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này. Chính vì vậy khi dạy các môn học khác , giáo viên luôn chú trọng đến việc rèn đọc cho học sinh để học sinh có thói quen đọc tốt . Bên cạnh đó giáo viên cũng tích cực tự rèn đọc tốt cho bản thân để dạy học sinh đọc diễn cảm được tốt. Để giúp cho học sinh đọc diễn cảm được tốt thì tôi luôn học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp,ở tổ chuyên môn , ngoài ra tôi còn thường xuyên nghe đài, xem ti vi để trau dồi thêm. II.2. Tính mới, tính sáng tạo: - Giúp học sinh không còn e dè như trước nữa mà mạnh dạn xung phong đọc tốt hơn, giờ học sôi nổi hơn. - Học sinh hiểu bài hơn, đồng thời góp phần làm cho học sinh diễn đạt tốt hơn trong các phân môn khác. II.3. Khả năng áp dụng, nhân rộng: - Tất cả học sinh của các lớp 4, 5 đều sử có thể dụng phương pháp này vào khi dạy phân môn tập đọc. II.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp - Học sinh học phân môn tập đọc, môn Tiếng Việt và một số môn học khác tốt hơn, phát triển được kỹ năng đọc của học sinh . - Học sinh có kĩ năng trong giao tiếp trong cuộc sống hơn, tự tin hơn trong giao tiếp và trong việc học tập.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.docx