Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu học
Đối với việc dạy – học môn Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những hoạ sĩ mà là để giáo dục cho các em thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, hài hoà: đó là khả năng cảm nhận cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Trải qua hàng trăm thế kỷ tồn tại và phát triển từ trong hang động nguyên thuỷ tới các xu hướng đương đại, các hoạ sĩ đã thể nghiệm rất nhiều lối vẽ với đủ chất liệu thích hợp để làm giàu kho tàng mĩ thuật thế giới.
Sự phát triển hội hoạ không theo đường thẳng mà thông qua sự lắt léo đặc thù, không thể đồng nhất giữa các cách nhìn khác nhau và thời đại khác nhau. Mối “bất hoà” giữa hội hoạ “hiện thực” và hội hoạ “trừu tượng” thị giác truyền thống sửng sốt trước hình thái sáng tạo nghệ thuật lạ mắt, kỳ quặc.
Tranh chân dung là tranh vẽ một người hoặc một mẫu người nào đó như tranh chân dung các anh hùng dân tộc, các nhà khoa học, nhà tri thức có công với đất nước hoặc là tranh chân dung của người thân, bạn bè, có khi là một mẫu người mình thích, có khi là tự hoạ...
Tranh chân dung nhất thiết phải miêu tả con người có thực chứ không phải do con người vẽ tưởng tượng hoặc bịa đặt ra. Nếu có sự tưởng tượng với ý nghĩa sáng tạo thì tranh chân dung ấy cũng phải dựa vào con người có thực, con người mà người vẽ đã được nhìn thấy, biết tới hoặc đã quen thân.
Mĩ thuật là một môn học độc lập trong chương trình học của bậc tiểu học với mục tiêu giáo dục tiểu học là: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở, bởi nghệ thuật luôn mở ra con đường mới và lý thú cho nền văn minh nhân loại.
*Ưu điểm của giải pháp:
- Giúp học sinh nắm được các bước khi vẽ chân dung, qua vẽ chân dun g học sinh có những cảm nhận, tình cảm với chân dung mà mình vẽ. Từ đó giúp các em có tình yêu cái đẹp, hướng tới chân thiện, mĩ cho các em.
- Cũng như bao loại hình nghệ thuật khác, nền nghệ thuật tạo hình không ngừng ban tặng cho các thế hệ thưởng ngoạn, mỹ thuật nhiều mỹ cảm manh mẽ, với học sinh tiểu học khi được học mĩ thuật sẽ có những cảm nhận riêng của mình.
- Giống như bao thể loại tranh khác, tranh chân dung cũng có những nét riêng, độc đáo, sự độc đáo của tranh chân dung là ở chỗ ngoài việc biểu đạt một con người cụ thể còn thể hiện được nội tâm và suy nghĩ của con người đó bằng sự cảm nhận của người vẽ và bằng tình cảm của người vẽ nói chung và của học sinh nói riêng.
* Bên cạnh đó cũng có một số tồn tại bất cập:
- Vẽ chân dung là một phần kiến thức rất khó trong môn Mĩ thuật, đòi hỏi học sinh phải có óc tưởng tượng, có tình yêu môn Mĩ thuật. Mà trong nhà trường môn Mĩ thuật vẫn còn được xem nhẹ, nhiều phụ huynh cho rằng đó là môn phụ nên cũng không đầu tư cho con cái trong học tập về môn này.
- Giáo viên không được đưa ra bất cứ một nhận xét nào về sản phẩm của các em. Mà tùy theo từng sản phẩm, giáo viên gợi ý các em có nên thêm vào, hay bỏ bớt các hình ảnh, nên chỉnh sửa hay thay đổi gì để tác phẩm đẹp hơn, từ đó các em tự rút ra được kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân ở lần sau. Mặt khác cần theo dõi, đánh giá học sinh trong suốt quá trình tham gia các hoạt động chứ không chỉ là dựa trên đánh giá sản phẩm chung của nhóm. Mỗi học sinh có năng lực, sở trường riêng (em thì vẽ nét đẹp nhưng vẽ màu thì chưa đạt và ngược lại…) nên giáo viên cần quan tâm theo dõi để có những nhận xét, đánh giá cho hợp lý và đảm bảo khách quan.
Với bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp dạy bộ môn Mĩ thuật, luôn mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật nói chung và chất lượng học bài vẽ tranh chân dung nói riêng, nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu học” nhằm giúp cho các em học sinh vẽ bài tranh chân dung được đẹp hơn và các em thêm yêu môn học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu học
Tranh chân dung là tranh vẽ một người hoặc một mẫu người nào đó như tranh chân dung các anh hùng dân tộc, các nhà khoa học, nhà tri thức có công với đất nước hoặc là tranh chân dung của người thân, bạn bè, có khi là một mẫu người mình thích, có khi là tự hoạ... Tranh chân dung nhất thiết phải miêu tả con người có thực chứ không phải do con người vẽ tưởng tượng hoặc bịa đặt ra. Nếu có sự tưởng tượng với ý nghĩa sáng tạo thì tranh chân dung ấy cũng phải dựa vào con người có thực, con người mà người vẽ đã được nhìn thấy, biết tới hoặc đã quen thân. Mĩ thuật là một môn học độc lập trong chương trình học của bậc tiểu học với mục tiêu giáo dục tiểu học là: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở, bởi nghệ thuật luôn mở ra con đường mới và lý thú cho nền văn minh nhân loại. *Ưu điểm của giải pháp: - Giúp học sinh nắm được các bước khi vẽ chân dung, qua vẽ chân dun g học sinh có những cảm nhận, tình cảm với chân dung mà mình vẽ. Từ đó giúp các em có tình yêu cái đẹp, hướng tới chân thiện, mĩ cho các em. - Cũng như bao loại hình nghệ thuật khác, nền nghệ thuật tạo hình không ngừng ban tặng cho các thế hệ thưởng ngoạn, mỹ thuật nhiều mỹ cảm manh mẽ, với học sinh tiểu học khi được học mĩ thuật sẽ có những cảm nhận riêng của mình. - Giống như bao thể loại tranh khác, tranh chân dung cũng có những nét riêng, độc đáo, sự độc đáo của tranh chân dung là ở chỗ ngoài việc biểu đạt một con người cụ thể còn thể hiện được nội tâm và suy nghĩ của con người đó bằng sự cảm nhận của người vẽ và bằng tình cảm của người vẽ nói chung và của học sinh nói riêng. * Bên cạnh đó cũng có một số tồn tại bất cập: 2 Chân dung vẽ gương mặt con người (gồm đầu, mặt. cổ và có thêm một phần vai) thường được đặc tả rất chi tiết, đặc biệt là đôi mắt và cái miệng. Với loại tranh này, ngoài những yếu tố như các nét vẽ và cách cắt cúp gương mặt ( chính diện, nghiêng hoặc quay ) đôi mắt và cái miệng có một ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện thần thái hoặc mọi diễn biến cảm xúc tâm lý của nhân vật. Chân dung nửa người ( từ đầu, mặt đến ngực hoặc đến thắt lung, thậm chí đến đầu gối). Loại chân dung này ngoài việc diễn tả gương mặt nhân vật còn được hoạ sĩ chú ý miêu tả trang phục của nhân vật để phô diễn vẻ đẹp của cơ thể. Chân dung toàn thân: Đối với loại tranh này người vẽ rất quan tâm đến dáng hình và các động tác của nhân vật; cử chỉ, thái độ ứng xử qua động tác và dáng điệu còn biểu đạt cả mối tương quan, quan hệ tâm lý giữa các nhân vật trong tranh 4 hơn nữa là các em vẽ ra được những bức tranh đẹp theo suy nghĩ và cảm nhận của các em, đẹp về cách trình bày bài trong trang giấy, đây chính là những bước đầu tiên để hình thành trong các em về việc sắp xếp hình vẽ trên tranh. Trong lịch sử nghệ thuật thế giới, thể loại tranh chân dung có từ lâu đời và phát triển mạnh. Việc vẽ tranh và làm tượng chân dung là một nhu cầu lớn của các thời đại, các tầng lớp và cá nhân nhất là tầng lớp giàu có. Nếu chúng ta biết rằng các thợ chụp ảnh chân dung ngày nay bận rộn như thế nào thì chúng ta cũng không thể ngạc nhiên khi thấy số lượng những bức tranh chân dung nhiều không kể xíêt của các hoạ sĩ đã vẽ vào thời trước. Do đó, trước khi phát minh ra máy chụp hình, vẽ chân dung là công việc của mỗi hoạ sĩ đều phải làm được. Ở Việt Nam, trong kho tàng nghệ thuật truyền thống, số lượng tranh chân dung hầu như rất ít, căn bản là chân dung thờ cúng. Ví dụ chân dung Nguyễn Trãi (lụa). Năm 1952, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương ra đời, chấm dứt nền nghệ thuật khuyết danh thì loại tranh chân dung mới phát triển và ngày càng phổ biến. Chúng ta có rất nhiều tác phẩm đẹp như: “Thiếu nữ bên hoa huệ” của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân; “Em Thuý” của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, “Thiếu nữ bên hoa sen” của hoạ sĩ Nguyễn Sáng, “Em Liên” của hoạ sĩ Huỳnh Văn Gấm, “Tự hoạ” của hoạ sĩ Bùi Xuân 6 Vậy là trải qua một quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển của nhân loại tranh chân dung đã xuất hiện theo nhu cầu cuộc sống của con người, đáp ứng nhu cầu thực tế và nhu cầu tinh thần của con người nó đã tồn tại và phát triển đến ngày này, góp phần không nhỏ vào nền Mĩ Thuật của Thế Giới cũng như của Việt Nam. 3. Giải pháp 3: Cách suy nghĩ, sự nhìn nhận của học sinh đối với tranh chân dung. Giáo viên cần nắm bắt được rằng trái ngược với cách suy nghĩ, nhìn nhận của người lớn. Nếu tranh của người lớn thường mang tính thị giác: Bức tranh thu lại thế giới bên ngoài như mắt mà người lớn nhìn thấy kích thước, tỉ lệ, màu sắc, hình thể... Thì đối với các em học sinh cảm nhận về thế giới của những phản ứng hệ thần kinh vận động, rất giống thế giới của người mù. Mọi thứ các em vẽ đều thể hiện bằng những biểu tượng thuộc về xúc giác như thể các em đang sờ thấy thứ đó hay đếm được thứ đó bằng những đầu ngón tay. Các em không vẽ một vật giống như vật đó xuất hiện trước mắt thay vào đó các em sẽ tự hồi tưởng lại cảm giác khi nhận biết lại hình dáng, số lượng, chỗ u lên hay lõm xuống và sự vận động của vật thể bằng xúc giác. Các em vẽ một bức tranh chân dung với đôi mắt vòng tròn vì tròng mắt hình cầu, với một mớ những đường thẳng bù xù là tóc vì các em thấy tóc như những đường thẳng mảnh. Mũi là hình tam giác hay hình móc câu với hai lỗ ở bên dưới. Đó là cảm nhận bằng những ngón tay. Miệng có răng và tai thì chìa ra. Các em vẽ bàn tay với 5 cái móc nghéo vì em đếm được 5 ngón tay và để vẽ bàn chân các em vẽ cuối cái chân là những ngón chân nhỏ. Cái quan trọng nhất khi vẽ quần áo các em cho là những cái cúc (nút) vì chúng cứng, đẹp hoặc vì nhớ khi các em mặc vào hoặc cởi ra... Những gì mà các em vẽ không phải thế giới mà các em thấy nhưng thế giới mà các em biết là đây. 4. Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách vẽ chân dung. 8 Ví dụ: Chủ đề 4 -Tìm hiểu tranh theo chủ đề “Vẻ đẹp trong cuộc sống” (lớp 4). Ở chủ đề này, giáo viên vận dụng phương pháp liên kết học sinh với tác phẩm. Hình thức tổ chức hoạt động cá nhân. Để các em thể hiện được ý tưởng của mình trên bức tranh thì giáo viên cần đưa ra một số câu hỏi gợi mở giúp các em hình thành ý tưởng về nội dung bức tranh “Vẻ đẹp trong cuộc sống” và lựa chọn cách thực hiện. Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên cũng có thể vừa theo dõi, gợi ý các em hoàn thành sản phẩm, vừa kết hợp đặt câu hỏi gợi mở. Qua gợi ý của giáo viên, học sinh có cảm nhận riêng về bức tranh của mình để diễn đạt trình bày trước cả lớp. Hoặc giáo viên cũng có thể gợi mở những câu hỏi cho các học sinh khác cùng tham gia chia sẻ. Ở hoạt động 4: “Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.” Giáo viên tổ chức cho các em luân phiên nhau giới thiệu sản phẩm của mình trong nhóm (nếu sản phẩm của nhóm thì cử đại diện luân phiên trong các chủ đề) sau đó chọn 1 bạn lên giới thiệu trước lớp. Ngoài ra, giáo viên cũng cần hướng cho học sinh tư thế đứng khi giới thiệu sản phẩm, một nụ cười hay ánh mắt bao quát lớp tạo sự thân thiện, một lời cảm ơn hay một câu kết để các bạn biết mình đã kết thúc phần giới thiệu sản phẩm của mình hoặc của nhóm. Từ cách tổ chức như trên, học sinh được trình bày trước trong nhóm thì khi đứng trước cả lớp thuyết trình lại sẽ diễn đạt trôi chảy hơn, bớt ấp úng, lời nói có truyền cảm và tự tin hơn. Ví dụ: Chủ đề 8 - “ Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện.” (lớp 5- tiết1 ). Ở chủ đề này giáo viên vận dụng qui trình Tạo hình ba chiều kết hợp với phương pháp truyền thống luyện tập - thực hành. Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước giấy, màu, kéo, keo dán, giấy bìa,... Tổ chức cho học sinh cắt, dán hoặc vẽ một nhân vật theo ý thích và dán lên miếng bìa cứng. 10 Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã và đang vận dụng vào dạy - học môn Mĩ thuật cho học sinh ở trường tôi. Sau một thời gian vận dụng, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Kết quả khảo sát cụ thể ở khối lớp 3như sau: - Trong quá trình giảng dạy giáo viên không khắt khe áp đặt cho học sinh phải vẽ một bức chân dung giống hệt người thực ở tỉ lệ, màu sắc... mà để các em thoải mái sáng tạo theo cái nhìn của các em. - Các em đã tự nhớ lại, tự vẽ được cho mình những bức tranh chân dung theo sáng tạo của mình. - Qua quá trình nghiên cứu và dạy thử nghiệm áp dụng giải pháp, bản thân tôi nhận thấy giải pháp đã thật sự phù hợp và mang lại hiệu quả đáng kể. Cụ thể đó là : - Bằng phương pháp điều tra thông qua bảng tổng hợp ghi nhận tình hình học tập và khảo sát sản phẩm mĩ thuật của 230 học sinh lớp ba, Hai đã thu được kết quả khả quan. Có thể thấy rõ điều này qua một vài số liệu (được ghi nhận trong một tháng) như sau: KHẢO SÁT LẦN 1 KHẢO SÁT LẦN 2 TRƯỚC KHI ÁP DỤNG GIẢI SAU KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP PHÁP (Tháng 1/2024) (Tháng 9/2023) * Số lượng sản phẩm (tranh) hoàn * Số lượng sản phẩm (tranh) hoàn thành tốt : 143/230.( Chiếm tỉ lệ thành tốt : 197/230. ( Chiếm tỉ lệ 62,17%) 85,65%). So sánh kết quả của 2 lần khảo sát ta thấy rõ ngay sự tiến bộ. Qua hai tháng áp dụng mặc dù hiệu quả chưa thật sự đạt mức tối đa nhưng đó là một tín hiệu đáng mừng, khẳng định rằng : “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu học” rất phù hợp và và hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là một biện pháp được áp dụng lâu dài và sâu rộng 12 Trên đây tôi đã mạnh dạn trình bày sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu học” Tôi thiết nghĩ đây chính là một trong nhiều phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh say mê học tập môn Mĩ Thuật. c. Giá trị làm lợi khác: Với môn mỹ thuật nói chung và bài vẽ tranh chân dung nói riêng cũng yêu cầu phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, trên cương vị của giáo viên dạy mĩ thuật tại trường tiểu học, qua những năm giảng dạy tôi tự nhận thấy còn một vài vưóng mắc khi dạy bài vẽ tranh chân dung, nên qua thực tế tôi mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong bài vẽ chân dung. Tôi biết bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những giới hạn mong các bạn đồng nghiệp, các thầy cô giáo góp ý để tôi được hoàn thiện hơn nữa khi đứng trên bục giảng, giúp các em học sinh tạo ra nhiều bài vẽ đẹp và thêm yêu môn học. Trên đây là một số giải pháp mà tôi đưa ra với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy. Rất mong được sự đóng góp của Hội đồng thẩm định sáng kiến và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được áp dụng rộng rãi hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật trong các trường Tiểu học. Tôi xin chân thành cám ơn ! CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên) (xác nhận) ..................................................................... ..................................................................... (Ký tên, đóng dấu) Đỗ Mạnh Toàn 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.docx