Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc trong giờ tập đọc cho học sinh Lớp 4

Chúng tôi là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 4.

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng dạy phân môn Tập đọc lớp 4.

Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 6/9/2021.

I. Mô tả bản chất của sáng kiến

Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, có đọc được thì mới hiểu được nội dung. Vì thế phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong môn Tiếng Việt của chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học đồng thời làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội.

Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của mình. Từ đó con người có điều kiện tự học và hiểu biết các môn học khác. Như vậy có thể khẳng định rằng đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Bởi vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và có giọng đọc là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc phù hợp với nội dung bài còn rất hữu hạn. Tập đọc đồng thời những phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được quan tâm.

Để giúp học sinh thực hiện được kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng… để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm, đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới đó là: Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập.

docx 21 trang Trúc Vân 02/12/2024 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc trong giờ tập đọc cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc trong giờ tập đọc cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc trong giờ tập đọc cho học sinh Lớp 4
 muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành 
kĩ năng đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc 
trơn, số lượng học sinh biết đọc phù hợp với nội dung bài còn rất hữu hạn. Tập 
đọc đồng thời những phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc cho học sinh Tiểu 
học cũng rất ít được quan tâm.
 Để giúp học sinh thực hiện được kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng 
giọng, cường độ giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi 
gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người 
đọc đối với tác phẩm, đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy 
học theo định hướng mới đó là: Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào 
hoạt động học tập.
 1. Giải pháp cũ thường làm.
 Giáo viên chủ yếu dựa vào quy trình tiết dạy đã được chuẩn bị trong tài 
liệu có sẵn. Vì vậy phần tìm hiểu nội dung còn dàn trải mất thời gian nhiều mà 
đăc trưng của phân môn Tập đọc lại là rèn các kĩ năng đọc đúng từ, tiếng, đúng 
tốc độ, đọc lưu loát, đọc hayđọc cho học sinh là chủ yếu. Cũng vì lí do đó mà 
giáo viên có rất ít thời gian quan tâm đến học sinh có kĩ năng đọc hạn chế.
 1.1. Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ.
 1.1.1 Ưu điểm: Thực hiện theo quy trình có sẵn do thiết kế đã biên soạn 
giáo viên dễ thực hiện theo trình tự. Hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trong tài 
liệu giúp giáo viên và học sinh đỡ phải nghiên cứu và tư duy. Phù hợp với đại 
đa số học sinh có năng lực học tập và kĩ năng đọc tốt.
 1.1.2. Nhược điểm: 
Về phía học sinh:
 - Một số học sinh mới chỉ ở mức độ đọc đúng, đọc trơn. Có em chẳng cần 
quan tâm mình có đọc đúng, đọc hay bài thơ, bài văn đó không mà chỉ đọc to, 
đọc nhanh là được. - Học sinh chưa xác định được nội dung, ý nghĩa của bài đọc, sắc thái tình cảm, 
cảm xúc, giọng điệu chung của bài.
 Ví dụ:khi đọc bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (Hướng dẫn học Tiếng 
Việt 4 – Tập 1, trang 62) các em hay đọc cao giọng ,đọc nhịp nhanh, điều 
đókhông phù hợp với nội dung bài là nỗi dằn vặt, ân hận của một cậu bé khi 
cảm thấy mình có lỗi trong cái chết của ông em.
 Khi đọc thơ học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa mà chỉ 
đọc theo áp lực của nhạc thơ. Vì vậy các em đã ngắt nhịp sai như:
 - Chớ thấy/ sóng cả mà rã/ tay chèo.
 - Ai ơi đã quyết/ thì hành
 Đã đan thì lận/ tròn vành mới thôi!
 Qua việc điều tra trên cho thấy tỉ lệ học sinh đọc chưa đạt yêu cầu và học 
sinh đọc trung bình chiếm hơn 60%. Từ những nguyên nhân trên tôi đã tìm và 
sử dụng một số biện pháp để giúp học sinh đọc tốt hơn trong giờ tập đọc.
 Về phía giáo viên:
 - Giọng đọc của một số giáo viên chưa thật hấp dẫn, còn đều đều, lướt 
nhanh, chưa tạo được ấn tượng đối với học sinh.
 - Việc dạy học phân hoá đối tượng trong tiết dạy Tập đọc giáo viên ít chú 
ý đến. Nhiều khi, học sinh yếu “ Kĩ năng đọc còn hạn chế ” còn đứng ngoài lề 
của tiết học. Các em đã yếu lại ít được quan tâm nên thường có tâm lí chán học.
`- Giáo viên chưa khai thác triệt để đồ dùng phục vụ cho việc hướng dẫn luyện 
đọc (câu văn mẫu, phấn màu, bài giảng điện tử...) nên chưa tạo cho học sinh 
hứng thú khi đọc. Nhiều khi học sinh khi đọc chỉ chú ý xem tranh ảnh trong 
sách giáo khoa mà chưa tập trung hết vào việc luyện đọc.
 - Số ít giáo viên chưa thực sự quan tâm, đầu tư, nghiên cứu, thiết kế bài 
dạy cho thật chu đáo. Do vậy, giáo viên chưa hiểu sâu nội dung bài đọc, ý đồ 
của tác gỉa nên chưa giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, ý nghĩa sâu 
xa của bài đọc. Từ đó, dẫn tới tiết học hời hợt, học sinh lười suy nghĩ trước một 
vấn đề cần giải quyết, năng lực cảm thụ văn học của các em còn hạn chế. vẫn đọc sai các tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài như: Hmông, Xi-ôn-cốp-
xki, An-đrây-cađể từ đó có sửa sai cho học sinh như đầu tiên giáo viên đọc 
mẫu hoặc gọi em đọc khá đọc mẫu rồi cho em đó đọc các tiếng, từ khó này. 
Trước khi tiến hành luyện đọc, chúng tôi yêu cầu học sinh phải ngồi ngay ngắn, 
cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. 
 Khi đọc chúng tôi thường luyện cho học sinh đọc không bỏ sót tiếng, không 
thêm tiếng, không lạc dòng. Chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị chia tạm 
thời, không phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố cục của văn 
bản) mà căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành 
các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về số chữ , 
cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo dõi và đọc 
nối tiếp.
 - Dựa vào số đoạn, chúng tôi chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối 
tiếp ở mỗi vòng đọc. Học sinh có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ với tâm thế sẵn 
sàng đọc nối tiếp. Chúng tôi hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp 2 lần:
 + Lần 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên và học sinh 
nghe phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó 
có biện pháp hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để 
học sinh đạt yêu cầu đọc đúng và đọc rành mạch. Ví dụ câu trong bài Văn hay 
chữ tốt học sinh thường ngắt giọng như Thủa đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất 
xấu/ nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy/ cho điểm kém. Ngắt như thế chưa 
thích hợp với quan hệ ngữ nghĩa giữa các tiếng nên chúng tôi đã hướng dẫn ngắt 
nhịp như sau Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù 
hay/ vẫn bị thầy cho điểm kém
 + Lần 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải 
trong sách giáo khoa, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu. Việc 
tìm hiểu nghĩa từ có thể xen kẽ trong quá trình đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết 
bài. Nếu học sinh đọc sai, giáo viên tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa. tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh 
đọc thật tốt một đoạn nhằm thăm dò khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung 
bằng giọng đọc của học sinh. Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, 
gợi ý để học sinh phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tự tìm 
ra cách đọc hợp lý.
Ví dụ: Đoạn 3 trong bài Hoa học trò.( Hướng dẫn học TiếngViệt 4 tập 2 trang 
50) “Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa lại càng 
tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp 
với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp 
thành phố bỗng rực lên, như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
 Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở - Đoạn văn trên đọc nhấn giọng ở những từ 
ngữ nào để gợi tả vẻ đẹp của hoa phượng. Chú ý thể hiện tình cảm gì khi 
đọc đoạn này?
 Học sinh thảo luận và trả lời. Sau đó giáo viên rút ra kết luận chung.
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của 
màu phượng theo thời gian nên cần đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư. Nhấn 
giọng ở các từ: chói lọi, kêu vang, rực lên
2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh đọc 
 Vì nội dung của các bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó nên không thể 
áp đặt sẵn giọng đọc của bài. Vì vậy chúng tôi không định ra ngữ điệu đọc từ 
đầu. Ngược lại, xác định giọng đọc của bài phải là kết luận tự nhiên được học 
sinh đưa ra sau khi hiểu sâu sắc bài đọc và biết cách diễn đạt thích hợp dưới sự 
hướng dẫn của thầy. Để hình thành kỹ nặng đọc cần thực hiện như sau
 a)Học sinh làm quen với toàn tác phẩm , xác định giọng đọc chung 
của cả bài. 
 Ví dụ bài Vàm Cỏ ĐôngYêu cầu học sinh đọc thầm nhiều lượt để tìm 
hiểu nội dung bài và cách đọc qua các câu hỏi
 Câu 1: Vì sao nói bài thơ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả với dòng sông quê 
hương? Chọn cách ngắt nhịp:
 Bè đi/ chiều thầm thì
 Gỗ/ lượn đàn thong thả
 Mà không ngắt Bè đi chiều/ thầm thì để tạo ra 3 cặp chủ - vị làm cho 2 
câu thơ sống động hơn với nhiều đối tượng được miêu tả, nhiều hoạt động và 
không để hạn chế thời gian “bè đi” vào buổi chiều mà tạo một kết hợp bất 
thường “chiều thầm thì” cho thời gian cất lên thành lời. Cũng như vậy ta chọn 
cách ngắt Sông La/ ơi sông La để tiếng “ơi” được ngân dài tha thiết mà cách 
ngắt 3/2 không cho phép.
 Hoặc ví dụ về cường độ đọc trong bài: Khúc hát ru những em bé lớn 
trên lưng mẹ - Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 tập 2 trang 55
 Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
 Em ngủ cho ngoan đừng rời ưng mẹ
 Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
 Khi đọc không ngắt bằng những phách mạnh mà dùng trường độ: hơi kéo 
dài giọng để tạo đường ranh giới ngắt nhịp, đồng thời phải đọc với giọng nhẹ 
nhàng tha thiết như lời ru.
 + Đọc văn xuôi thì điều quan trọng là cho thấy sự vận động tư tưởng của 
tác giả. Tôi hướng dẫn học sinh đọcthông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học 
sinh hiểu biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình 
ảnh cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài (bước đầu biết làm chủ được giọng 
đọc về ngữ điệu, về tốc độ, trường độ và âm sắc, diễn tả đúng nội dung). Tuy 
nhiên, học sinh đọc như thế nào còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng 
em, giáo viên không nên áp đặt học sinh một cách theo khuôn mẫu.
 Ví dụ: Khi đọc bài Vương quốc vắng nụ cười (Hướng dẫn học Tiếng 
Việt 4 tập 2, trang 145)
- Ở phần 1 ta cần đọc với giọng chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự 
buồn chán, âu sầu ở vương quốc nọ: buồn chán kinh khủng, không muốn dậy, + Học sinh đọc mẫu (giáo viên đọc mẫu), học sinh thảo luận, nhận xét về 
giọng đọc của cô, của bạn mà mình yêu thích.
 + Học sinh luyện đọc theo nhóm, tổ, cá nhân.
 Ví dụ câu thơ:Ngựa không yên một chỗ (Tuổi Ngựa – Hướng dẫn học 
Tiếng Việt 4 tập 1 trang 163) học sinh phải hiểu rằng “Ngựa không chịu đứng 
yên một chỗ” thì phải ngắt nhịp Ngựa/ không yên một chỗchứ không ngắt nhịp 
Ngựa không/ yên một chỗdễ hiểu sai rằng “Ngựa không có yên”
 Hay câu văn trong bài Tiếng cười là liều thuốc bổ: “Mỗi đứa trẻ trung 
bình mỗi ngày cười 400 lần” .Nếu ngắt nhịp “Mỗi đứa trẻ trung bình/ mỗi ngày 
cười 400 lần” thì sẽ có cách hiểu khác hoàn toàn so với cách ngắt nhịp “Mỗi 
đứa trẻ/ trung bình mỗi ngày cười 400 lần”
 - Luyện đọc đoạn văn hoặc khổ thơ.
 Tôi cho học sinh nhắc lại cách thể hiện giọng đọc, cách ngắt giọng, nhấn 
giọng ở những từ ngữ biểu cảm trong đoạn hoặc khổ thơ đó rồi cho học sinh 
luyện đọc theo trình tự các bước: 
 + Giáo viên đọc mẫu, học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc.
 + Học sinh luyện đọc theo cặp.
 + Tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp để các em học tập lẫn nhau và 
được giáo viên động viên hay uốn nắn.
 - Học sinh luyện đọc cả bài.
 + Tiến hành các bước như trên.
 + Học sinh đọc cá nhân.Giáo viên nhận xét đánh giá.
 * Đối với những văn bản có từ hai nhân vật trở lên, tổ chức cho học sinh 
thể hiện giọng đọc theo nhân vật của văn bản hoặc cho học sinh đọc phân vai. 
Rèn cho các em biết thay đổi giọng đọc khi nhập vai các nhân vật trong bài 
đọcCụ thể các em phải đọc phân biệt được lời của tác giả và lời của nhân vật; 
phân biệt được lời của nhân vật khác. Tôi hướng dẫn như sau:
 - Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật. + Giáo viên hô lệnh: “Bắt đầu!”, em số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) đọc 
câu thứ nhất của bài, dứt tiếng cuối cùng câu thứ nhất, em số 2 (cạnh số 1) mới 
được đọc tiếp câu thứ hai. Cứ như vậy cho đến em cuối cùng của nhóm. Nếu 
chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến lượt em số 1, em số 2 đọc cho đến hết bài văn 
thì dừng lạiGiáo viên tính và ghi bảng thời gian đọc của mỗi nhóm.
- Học sinh sẽ bị trừ điểm nếu đọc sai, lẫn hay thừa, thiếu tiếng trong câu hoặc đọc câu 
sau khi người trước chưa đọc xong, đọc vượt quá một câu theo quy định.
- Giáo viên cho từng nhóm thi đọc, tính thời gian của mỗi nhóm cho điểm nhóm 
đọc tiếp sức mỗi câu văn đọc đúng cho một điểm, không cho điểm các trường 
hợp vi phạm.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chọn và tuyên dương nhóm đọc tiếp sức 
nhanh nhất, hay nhất.
 Thả thơ:
 * Chuẩn bị: Giáo viên viết vào phiếu câu thơ đầu (hoặc giữa) ở mỗi khổ 
thơ, hoặc 1- 2 từ đầu của mỗi câu thơ. Ví dụ bài: “Truyện cổ nước mình” 
Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 tập 1 trang 20.Giáo viên làm các phiếu như sau:
Phiếu 1: Tôi yêu.độ trì
Phiếu 2: Nghe trongtiếng xưa
Phiếu 3:Rất công bằng đời sau.
 * Tiến hành: Giáo viên hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu:
- Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm và số người bằng số phiếu mỗi nhóm cử nhóm 
trưởng, 2 nhóm trưởng bốc thăm để giành quyền thả thơ trước.
- Mỗi em trong nhóm cầm 1 tờ phiếu (giữ kín). Giáo viên hô bắt đầu nhóm được 
thả thơ trước cử 1 người thả ra một tờ phiếu cho một bạn nhóm kia. Bạn nhận 
được phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc câu thơ lục bát) có câu từ ghi trên 
phiếu. Nếu đọc đúng được tính 1 điểm.
- Giáo viên tính số điểm của nhóm đọc thuộc thơ. Đổi nhóm chơi tương tự như 
trên. Giáo viên tính điểm nhóm thứ 2.
- Kết thúc trò chơi: Giáo viên tuyên dương nhóm đọc tốt, điểm cao. Để hướng dẫn học sinh đọc tốt đòi hỏi giáo viên phải đọc được bài tập 
đọc đúng giọng cần thiết, giải mã được nội dung bài học từ việc biết cách xác 
định từ, câu quan trọng đến việc hiểu được nghĩa, ý, tình của văn bản. Đó là 
việc thể hiện giọng đọc, ngắt giọng biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ 
để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng 
thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.
Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, ngữ điệu của bài thì trước hết người giáo 
viên phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh nhằm gây hứng thú cho 
học sinh trong tiết học. Để đọc tốt thì người giáo viên phải luôn coi trọng việc 
đọc mẫu để từ đó thường xuyên rèn luyện giọng đọc của mình, có ý thức tự điều 
chỉnh mình đọc đúng hơn và phải có lòng ham muốn đọc hay. 
 Để hình thành kỹ năng đọc tôi đã luyện một số bài tập sau và hướng dẫn học 
sinhthực hiện:
 * Tập lấy hơi và tập thở: biết thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi 
đọc.
 * Rèn cường độ giọng đọc - luyện đọc to.
 * Luyện đọc chính âm.
 * Luyện đọc đúng ngữ điệu.
 Ngoài ra, để đọc tốt và hướng dẫn học sinh đọc tôi luyện một số kĩ thuật 
đọc như:
 - Ngắt giọng biểu cảm: đó là những chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc 
chỗ ngừng không lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn 
tượng về cảm xúc. Đó là sự ngắt giọng có ý đồ nghệ thuật. 
 - Luyện tốc độ đọc : Tốc độ đọc ảnh hưởng đến việc đọc đúng ngữ điệu 
và phù hợp với nội dung bài , đắc biệt là chỗ có thay đổi tốc độ gây sự chú ý, có 
giá trị biểu cảm tốt. Ví dụ khi đọc bài thơ Mẹ ốm, câu cuối bài “Mẹ là đất nước, 
tháng ngày của con” cần đọc chậm lại, nhịp dãn ra thì câu thơ có nhiều âm 
lượng nhất này của bài sẽ đọng lại trong lòng người đọc hơn là đọc với tốc độ 
bình thường như những câu khác. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ki_nang_doc.docx