Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi sử dụng Body Percussion (Vận động cơ thể) ở Lớp 1

Âm nhạc là món ăn tinh thần vi diệu không thể thiếu đối đời sống của con người. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật vô cùng gần gũi với trẻ thơ như lời ru à ơi của mẹ, của bà mỗi buổi trưa hè oi ả. Nhưng lại ấm nồng giữa đêm tối mịt mùng. Chính vì thế, trong công tác trồng người để đào tạo những trẻ thơ phát triển toàn diện. Âm nhạc là môn học giữ vai trò hết sức quan trọng góp phần không nhỏ trong việc hình thành tình cảm trong sáng, biết yêu thương mọi người, yêu cái đẹp và biết sống cuộc sống ý nghĩa.

Trong nhà trường tiểu học, âm nhạc đã được đưa vào là môn học chính khóa vì thế “Giáo dục âm nhạc không phải là đào tạo nhạc sỹ mà trước hết là giáo dục con người…” Bằng ngôn ngữ và đặc thù riêng của âm nhạc, nó không chỉ mang lại những cảm xúc trong đời sống tinh thần mà còn giúp các em hiểu biết về thế giới xung quanh. Thông qua âm nhạc giúp các em có nghị lực vươn tới những ước mơ cao đẹp, biết yêu cuộc sống, yêu lao động, yêu trường lớp, yêu thầy cô và bạn bè. Để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Âm nhạc ngoài sử dụng các phương pháp dạy học tích cực về các nhạc cụ gõ như: thanh phách, song loan, trống… thì tôi còn hướng dẫn các em sử dụng Body Percussion, đây là một hoạt động rất khó với học sinh tiểu học nói chung và học sinh khối 1 nói riêng. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu vàs lựa chọn : “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi sử dụng Body Percussion( Vận động cơ thể) ở lớp 1”

docx 8 trang Trúc Vân 02/12/2024 520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi sử dụng Body Percussion (Vận động cơ thể) ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi sử dụng Body Percussion (Vận động cơ thể) ở Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi sử dụng Body Percussion (Vận động cơ thể) ở Lớp 1
 2
 PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thực trạng
a. Ưu điểm:
 - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn vững vàng. 
 - Về cơ bản các em rất ngoan, luôn cố gắng tự mình hoàn thành các nhiệm vụ 
trên lớp. Nhìn chung các em rất hăng say học hát, dựa vào các bước dạy tập hát từng 
câu nên các em thuộc lời, một số em đã biết vận dụng kỹ năng, chất giọng của mình 
khi trình bày bài hát.
 - Cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ cho bộ môn.
 - Bộ gõ Body Percussion được coi như là một loại nhạc cụ tiết tấu. Vì thế khi 
hát kết hợp bộ gõ Body Percussion các em thấy tự tin và hứng thú hơn.
b. Hạn chế và nguyên nhân:
 - Các em mới lên lớp Một đều chưa biết đọc, nên việc đọc lời ca của bài hát 
gặp nhiều khó khăn.
 - Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Âm nhạc là môn học nghệ 
thuật nên những em không có năng khiếu thường rụt rè, chưa tự tin vào bản thân. 
Các em lên biểu diễn bài hát còn ngượng ngùng, lúng túng. 
 Qua việc khảo sát thực tế đầu năm học 2022 - 2023 tại trường về mức độ 
hứng thú khi sử dụng Body Percussion ở học sinh lớp 1. 4
 Để soạn phần đệm cho bộ gõ cơ thể, đầu tiên phải tìm được một âm hình tiết tấu 
phù hợp với tính chất và nhịp điệu của bài hát. Tôi sẽ lựa chọn những động tác phù 
hợp ( Giậm chân, vỗ đùi, vỗ vai, vỗ tay) để thể hiện âm hình tiết tấu đó.
- Bước 2: Phân tích 4 động tác chủ yếu của “Bộ gõ Body Percussion”
+ Giậm chân: ( Bao gồm cả chân trái, chân phải, cả hai chân) âm 
thanh phát ra bởi sự tác động từ chân vào (Mặt sàn gỗ, mặt sàn gạch) tạo ra sự 
cộng hưởng âm thanh khác nhau.
 + Vỗ lên đùi: ( Bao gồm cả đùi trái, đùi phải hoặc cả hai) âm thanh phát ra 
bởi sự tác động từ tay vào đùi tạo ra âm thanh.
+ Vỗ tay: âm thanh phát ra bởi sự tác động của hai tay chạm vào lòng bàn tay 
để tạo ra âm thanh.
+ Vỗ ngực: (Bao gồm tay trái, tay phải, cả hai tay) âm thanh phát ra bởi sự tác 
động của tay khi vỗ vào hai vai tạo ra âm thanh.
- Bước 3 : Vận dụng bộ gõ Body Percussion vào tiết luyện tập thực hành:
 Mỗi một bài hát tôi vận dụng bộ gõ Body Percussion theo các động tác khác 
nhau sao cho phù hợp với tính chất và nhịp điệu của bài hát.
Ví dụ: Bài hát: Học sinh lớp vui ca - NS: Hoàng Long.
 - Với bài hát: Học sinh lớp 1 vui ca tôi lựa chọn hình tiết tấu số 1 và bộ gõ 
 Body Percussion chủ yếu là sử dụng dậm chân và vỗ tay.
(Có video minh họa)
 Để thay đổi hình thức thể hiện tôi cho học sinh thể hiện bằng hình tiết tấu 
khác.
Ví dụ: Bài hát: Khúc nhạc mùa xuân – Nhạc nước ngoài, lời việt Hoàng Anh.
 Tôi cho học sinh hát kết hợp vận động cơ thể (Body Percussion) theo hình tiết 
tấu số 2 với 4 động tác sau: 6
 * Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh để bắt đầu một tiết học mới. Rèn cho 
học sinh được luyện tập thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả biện pháp, giúp 
học sinh thực hiện tốt kết hợp Body Percussion. Phát huy được năng lực thể hiện âm 
nhạc. Qua đó giúp các em dễ dàng áp dụng vận động cơ thể vào phần luyện tập bài 
hát.
* Cách tiến hành:
 - Cho hs được học bằng phương pháp trực quan về hình ảnh:
 - GV mở 1 video mẫu một đoạn nhạc hoặc bài hát cho học sinh vừa quan sát 
vừa thực hiện vận động theo video mẫu. 
(Có video minh họa)
3. Kết quả đạt được: 
 Qua mỗi tiết luyện tập bài hát có sử dụng Body Percussion, tôi thấy học sinh 
rất hứng thú, tiết học sôi nổi. Đặc biệt, các em rất mạnh dạn, tự tin khi thể hiện bài 
hát trong mỗi tiết học âm nhạc ở lớp cũng như tự tin biểu diễn trong các cuộc thi mà 
nhà trường đưa ra.
 Một số hình ảnh học sinh biểu diễn văn nghệ tự tin trên sân khấu.
 Qua một thời gian thực hiện “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi sử 
dụng Body Percussion ở lớp 1” trong năm học 2022 -2023 tôi đã thu được những 
kết quả sau: 8
diện để đào tạo một thế hệ trẻ đủ năng lực, đầy tự tin trở thành người chủ tương lai 
của đất nước.
5. Kiến nghị, đề xuất.
a. Đối với tổ chuyên môn:
 - Tổ chức các buổi SHCM theo hình thức tiết dạy chuyên đề, thống nhất 
phương pháp để giáo viên được trao đổi về phương pháp dạy học.
b. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
 - Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh như: Thi văn nghệ để phát triển 
năng khiếu âm nhạc cho học sinh.
c. Đối với phòng GDĐT, sở GDĐT:
 - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề giữa các trường trong huyện, giữa các 
trường trong tỉnh để giáo viên âm nhạc được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm 
lẫn nhau.
 Tri Phương, ngày 10 tháng 12 năm 2023
 GIÁO VIÊN 
 Bảo Thị Minh
 Đánh giá, nhận xét của đơn vị
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
 HIỆU TRƯỞNG 
 (ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Đăng Cảnh

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_khi.docx