Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện Lớp 2

Bậc Tiểu học là bậc học quan trọng, đặt nền móng cho giáo dục phổ thông. Bởi giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp các bậc tiếp các bậc học sau.
Kể chuyện là một phân môn lí thú và hấp dẫn ở các lớp trong trường tiểu học. Tiết kể chuyện thường được các em đón nhận với tâm trạng hào hứng và thích thú. Khác với các giờ học khác: tập đọc, luyện từ và câu… ở tiết kể chuyện, giáo viên và học sinh gần như là thoát li khỏi sách giáo khoa mà được giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung những câu chuyện được kể. Thông qua lời kể của giáo viên và lời kể của học sinh mọi người như được sống trong những giây phút hồi hộp đầy cảm xúc ngoài qui chế thông thường của một tiết lên lớp bởi không có những hiện tượng căng thẳng như quay cóp, sao chép…Gần như mối quan hệ thầy trò mới được xác lập giữa một không khí mới, không khí cổ tích, không khí của sự khích lệ, không khí của lòng vị tha rất đỗi thanh tao.
Thực tế hiện nay trong chương trình lớp 2 phân môn kể chuyện gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc ở lớp 2, nội dung tiết Kể chuyện là kể lại câu chuyện học sinh đã học trong bài tập đọc ở hai tiết mở đầu mỗi tuần.
Kể chuyện ở đây là học sinh tái hiện lại câu chuyện có sáng tạo bài đọc vừa học. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy dạy học sinh kể được một câu chuyện hay, giàu cảm xúc là một kĩ năng khó của phân môn kể chuyện. Bởi vậy, hiệu quả giờ dạy kể chuyện còn rất hạn chế. Nhưng làm thế nào để dạy tốt tiết kể chuyện? Làm thế nào để gây hứng thú đối với các em? Đó là một vấn đề quan trọng được các nhà giáo dục quan tâm. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2 bản thân tôi rất trăn trở cho chất lượng dạy tiết kể chuyện, với mục đích rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh không chỉ đọc thuộc, nhớ nội dung câu chuyện mà còn phải biết nhập vai để thể hiện được giọng kể, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, phù hợp với mỗi nhân vật trong từng đoạn chuyện, trong từng câu chuyện kể. Chính điều đó mà tôi cũng đã suy nghĩ và nghiên cứu vấn đề này: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 ”.
pdf 36 trang Trúc Vân 02/12/2024 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện Lớp 2
 MỤC LỤC 
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 1 
3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2 
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2 
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 
7. Thời gian thực hiện .................................................................................. 2 
B. NỘI DUNG 
Chương I. Cơ sở lí luận .............................................................................. 3 
1. Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục Tiểu học ............................................ 3 
2. Căn cứ vào mục tiêu của môn học ........................................................... 3 
3. Căn cứ vào quan điểm biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt 2 ............... 3 
4. Căn cứ vào mục tiêu của phân môn Kể chuyện ....................................... 4 
5. Căn cứ vào cấu trúc của phân môn Kể chuyện ........................................ 4 
Chương II. Thực trạng 
1. Vài nét khái quát về trường Tiểu học Liên Ninh ..................................... 5 
2. Thực trạng việc dạy học phân môn Kể chuyện lớp 2 trường Tiểu học ... 5 
3. Nguyên nhân thực trạng ........................................................................... 7 
Chương III. Một số biện pháp 
1. Biện pháp 1: Cung cấp, mở rộng và nhân vốn từ ngữ cho học sinh. ...... 7 
2. Biện pháp 2: Tổ chức một số trò chơi trong giờ kể chuyện ..................... 8 
 2.1.Thi kể chuyện truyền điện .............................................................. 8 
 2.2.Thi kể chuyện theo lời nhân vật ...................................................... 9 
 2.3.Thi sắp xếp đúng trình tự câu chuyện ............................................ 10 
 2.4.Tổ chức cho học sinh đóng vai ...................................................... 11 
 3. Biện pháp 3: Tăng cường hoạt động thảo luận nhóm ........................... 12 
 4. Biện pháp 4: Kết hợp các ứng dụng trò chơi tương tác ......................... 12 
 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh ........ 14 
 6. Biện pháp 6: Tổ chức chuyên đề ............................................................ 14 
 7. Một số biện pháp áp dụng khác ............................................................. 15 
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ....................................................................... 15 
D. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ................................................................... 17 
I. Kết luận .................................................................................................... 17 
II. Kiến nghị ................................................................................................ 17 2 
hiệu quả trong quá trình dạy môn Tiếng Việt nói chung và dạy phân môn kể 
chuyện nói riêng trong trường Tiểu học. 
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 - Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể 
chuyện lớp 2 ở Trường Tiểu học. 
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Tìm hiểu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát 
huy tính tích cực của học sinh và dạy học phân môn kể chuyện lớp 2. 
 - Tìm hiểu về thực trạng kể chuyện trong phân môn kể chuyện khối lớp 2 ở 
trường Tiểu học. 
 - Đề xuất các giải pháp giúp giáo viên áp dụng một số phương pháp vào 
dạy học sinh kể tốt các câu chuyện trong phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 
2 tại trường Tiểu học. 
 5. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
 - Phương pháp điều tra, phương pháp quan sát. 
 - Phương pháp thực nghiệm. 
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
 - Phương pháp phỏng vấn. 
 6. Phạm vi nghiên cứu: 
 * Nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa, các loại sách tham khảo Tiếng 
Việt lớp 2 để giáo viên nắm chắc trọng tâm chương trình môn học. 
 * Điều tra tình hình thực tiễn những vấn đề có liên quan đến đề tài: 
 + Trao đổi với đồng nghiệp để đánh giá khả năng kể chuyện của học sinh 
để từ đó rút ra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả. 
 + Dự giờ giáo viên cùng khối để nắm được phương pháp giảng dạy hướng 
dẫn học sinh kể chuyện để rút ra bài học kinh nghiệm quý báu. 
 + Đề xuất một số giải pháp về hướng dẫn học sinh kể chuyện trong phân 
môn Kể chuyện.Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cùng với kết quả nghiên cứu 
của đề tài. 
 7. Thời gian thực hiện 
 - Đề tài được thực hiện trong năm học 2021 – 2022. 4 
qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp 
tự nhiên. 
 3.2. Quan điểm tích hợp 
 Tích hợp là tổng hợp một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập 
nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả 
giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có thể thực hiện tích hợp theo 
chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc. 
 3.3. Quan điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh 
 Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách 
giáo khoa là đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền 
thụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó thầy giáo 
(cô giáo) đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều 
được bộc lộ mình và phát triển. 
 4. Căn cứ vào mục tiêu của phân môn Kể chuyện 
 - Phân môn Kể chuyện trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng kể cho 
học sinh. 
 - Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy 
lôgic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ hoàn thành 
nhân cách cho học sinh. 
 5. Căn cứ vào cấu trúc của phân môn Kể chuyện 
 Hoạt động nói và nghe được thiết kế thành mục riêng ở bài 4 tiết, chủ yếu 
được triển khai dưới hình thức nghe kể chuyện và kể lại câu chuyện đã nghe 
hoặc kể lại câu chuyện đã đọc. Ở một số bài có hoạt động nói theo chủ điểm. 
 - Ở hoạt động kể chuyện, yêu cầu cần đạt về kĩ năng kể chuyện được chia 
thành 2 mức độ tương ứng với hai học kì. Ở học kì I, HS được yêu cầu nghe kể 
một câu chuyện đơn giản và kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện đó. Ở học kì II, 
nghe kể một câu chuyện rồi kể lại từng đoạn của câu chuyện và toàn bộ câu 
chuyện. Sau kể chuyện ở lớp, có phần vận dụng, chủ yếu là HS kể lại câu 
chuyện hoặc kể về một nhân vật trong câu chuyện đã nghe cho người thân hoặc 
viết 2 - 3 câu liên quan đến câu chuyện. 
 - Ở hoạt động luyện nói theo chủ điểm, HS được nói và nghe về những chủ 
điểm mà các em có nhiều trải nghiệm, chẳng hạn: Tuần 1: Nói về những ngày hè 
của em; Tuần 6: Nói về ngôi trường của em; Tuần 26: Nói về các hoạt động bảo 
vệ môi trường. 
 - Ngoài kĩ năng kể chuyện và nói theo chủ điểm, kĩ năng sử dụng nghi thức 
lời nói và kĩ năng trình bày, trao đổi, tương tác được tích hợp qua nhiều hoạt 
động học tập trong cả bài 4 tiết và bài 6 tiết. 6 
 Thông qua việc dự giờ - thăm lớp, qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp tôi 
nhận thấy rằng đa số giáo viên dạy phân môn kể chuyện còn có những tồn tại 
như: việc chuẩn bị các đồ dùng dạy học thường xuyên để minh hoạ cho câu 
chuyện thêm sinh động còn hạn chế, chưa có tranh phóng to minh họa các bài kể 
chuyện, giáo viên sử dụng tranh thì cũng chỉ dùng tranh phô tô ở trong sách giáo 
khoa, hay vẫn còn tình trạng đề cao vai trò trung tâm của người thầy mà chưa 
thực sự chú trọng tới vai trò trung tâm của trò trong việc lĩnh hội tri thức. 
Phương pháp dạy “Kể chuyện” chưa phong phú, chưa có sự đổi mới rõ rệt. Do 
đó, học sinh tiếp thu và lĩnh hội tri thức một cách thụ động, ghi nhớ một cách 
máy móc. Hình thức tổ chức hoạt động học tập còn đơn điệu, nghèo nàn chưa 
gây hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên chưa quan tâm hết đến các đối 
tượng học sinh. Chính vì điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình 
nhận thức và sự phát triển tư duy của học sinh. 
 2.2. Đối với việc dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 
 Trường tôi đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo 
của Sở Giáo dục Hà Nội và Phòng Giáo dục & Đào tạo. Đối với môn Tiếng 
Việt, nhà trường đã tổ chức chuyên đề dạy kể chuyện theo tinh thần đổi mới. 
Như vậy, đa số giáo viên trong trường đều đã nắm được phương pháp dạy kể 
chuyện. Tuy nhiên điều đó mới chỉ được thể hiện trên giáo án, trong các tiết dạy 
hội giảng hay dự giờ. Thực tế việc dạy kể chuyện vẫn còn những tồn tại: 
 - Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết kể chuyện nên đã dành ít thời gian cho 
nội dung này. 
 - Các câu chuyện kể lớp 2 lại là những câu chuyện đã được học trong giờ 
tập đọc trước. Do đó giáo viên thường nghĩ rằng học sinh đã nhớ được cốt 
truyện nên cho học sinh đọc lại một cách qua loa nội dung bài tập đọc đó rồi cho 
hoạc sinh tự kể lại câu chuyện theo nhóm hoặc kể trước lớp một cách đơn điệu. 
Sau đó yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện. 
 2.3. Đối với học sinh trong quá trình học tập phân môn Kể chuyện lớp2 
 - Như chúng ta đã biết, các câu chuyện kể trong tiết kể chuyện lớp 2 là 
những câu chuyện trong bài tập đọc đầu tuần chứ không phải là những câu 
chuyện mới lạ được biên soạn thành sách truyện đọc riêng như trước. Chính điều 
này đã giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong việc nhớ và thuộc nội dung câu 
chuyện nhưng lại hạn chế về sự hứng thú, sự hào hứng chờ đợi và kể chuyện bởi 
những câu chuyện kể này đã biết. 
 - Khi kể chuyện trong nhóm, trước lớp, một số em chưa nhớ nội dung 
truyện còn ngại ngùng không dám bộc lộ khả năng của mình. 
 Từ cơ sở khoa học và thực tiễn, để khắc phục thực trạng tôi đã tập trung 8 
 - Tăng cường, củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh. 
 Đồng thời trong quá trình giảng dạy, tôi thường liên hệ những nội dung 
kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn: Tập đọc, 
Luyện từ và câu và phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn 
từ ngữ về sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để học sinh có kiến thức, 
không bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp. 
 2. Biện pháp 2: Tổ chức một số trò chơi trong giờ kể chuyện. 
 Để tiết kể chuyện của học sinh có hiệu quả cần phải thường xuyên thay đổi 
phương pháp và hình thức học tập tạo cho học sinh niềm vui cùng sự hứng thú 
trong khi kể chuyện. Chính vì thế, trong các giờ kể chuyện tôi thường sử dụng 
một số trò chơi sau: 
 2.1. Thi kể chuyện truyền điện. 
 * Mục tiêu 
 Mục đích của hình thức này là tôi rèn cho học sinh kĩ năng kể đúng, kể đủ 
ý và mạch lạc từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý của đoạn hoặc tranh minh 
hoạ. Học sinh biết phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bạn để kể cho hấp dẫn 
và liền mạch. 
 a. Kể chuyện truyền điện theo tranh 
 * Chuẩn bị 
 - 2 nhóm học sinh tham gia cuộc thi (số học sinh bằng nhau). 
 - Bộ tranh vẽ minh hoạ từng đoạn của câu chuyện (tranh vẽ trên khổ giấy A3) 
 * Luật chơi 
 - Giáo viên treo bộ tranh minh hoạ cho từng đoạn của câu chuyện. 
 - Hai đội lên "bắt thăm" hoặc "oẳn tù tì" để chọn đội kể trước. 
 - Giáo viên mời học sinh 1 của 1 đội (xung phong) đứng lên kể đoạn 1 của 
câu chuyện theo nội dung của tranh số 1. Sau khi học sinh 1 kể xong em đó có 
quyền chỉ định học sinh số 2 của đội mình kể tiếp đoạn 2 của câu chuyện theo 
nội dung tranh số 2. Nếu học sinh số 2 kể được đoạn 2 thì bạn lại có quyền chỉ 
định tiếp học sinh 3 của đội mình kể tiếp đoạn 3 của câu chuyện. Nếu học sinh 
số 2 không kể được đoạn 2 thì cả lớp đếm từ "một đến năm". Nếu vẫn không kể 
được thì học sinh 1 chỉ định bạn học sinh số 3 của đội mình kể tiếp đoạn 2Cứ 
như thế cho đến khi kể xong câu chuyện. Bạn học sinh số 2 coi là bị điện giật. 
 + Tiến hành tương tự với đội số 2. 
 * Tiêu chí đánh giá: 
 - Kể đủ chi tiết, rõ trình tự diễn biến, đúng tranh bị chỉ định. Khi kể có sự 
sáng tạo, thái độ, cử chỉ phù hợp với đặc điểm nhân vật  
 - Kể khá đầy đủ chi tiết, tương đối rõ trình tự diễn biến đúng tranh bị chỉ 10 
viên có thể chuẩn bị được trang phục và đạo cụ đơn giản như: quần, áo, mũ, 
râuđể hoá trang thì càng tốt). 
 - Lập ban giám khảo (đại diện mỗi tổ 1 học sinh) để nhận xét các bạn tham 
gia cuộc thi theo lời nhân vật. 
 - Các bộ phiếu hoa có ghi lời nhận xét dành cho ban giám khảo. 
 * Cách tiến hành 
 Giáo viên gọi học sinh theo tinh thần xung phong tham gia thi kể chuyện 
theo lời của một nhân vật (mỗi em kể theo lời của một nhân vật) mà em yêu 
thích. Khi kể học sinh đó hoá trang (đội mũ, mặc áo) thành nhân vật đó để kể 
lại câu chuyện. Khi kể chuyện thì dùng đại từ chỉ ngôi là "tôi, mình, tớ" để kể. 
 * Tiêu chí đánh giá 
 - Kể đủ chi tiết, rõ trình tự diễn biến, đúng lời của nhân vật đã chọn. Khi kể 
có sự sáng tạo, thái độ, cử chỉ phù hợp với đặc điểm nhân vật  
 - Kể khá đầy đủ chi tiết, tương đối rõ trình tự diễn biến của câu chuyện và 
đúng lời nhân vật. 
 - Kể chưa đầy đủ chi tiết, chưa thật rõ trình tự diễn biến của câu chuyện, 
giọng điệu và cử chỉ chưa phù hợp với đặc điểm nhân vật. 
 * Ví dụ minh họa: Phụ lục 2.2 
 * Kết luận 
 Cũng là hình thức tổ chức dạy học kể chuyện theo lời của một nhân vật 
nhưng khi giáo viên thay đổi bằng cách "Thi kể chuyện theo lời của nhân vật" 
các em rất thích được thể hiện mình trước lớp, kể chuyện với phong cách tự 
nhiên, vui vẻ, hấp dẫn, biết cách thể hiện các tình tiết câu chuyện, biết cách nói 
lời hội thoại trong truyện. 
 2.3. Thi sắp xếp đúng trình tự câu chuyện 
 * Mục tiêu 
 Mục đích của hình thức thi "Sắp xếp đúng trình tự câu chuyện " giúp học 
sinh trau dồi khả năng ghi nhớ nội dung của câu chuyện đã học, biết sắp xếp các 
ý theo đúng trình tự câu chuyện. 
 * Chuẩn bị 
 - Giáo viên làm các phiếu bằng giấy hoặc bìa kích thước khoảng 10cm x 
50cm đủ để ghi rõ các ý tóm tắt (hoặc chi tiết nổi bật) theo từng đoạn của câu 
chuyện, tạo thành một bộ phiếu. Có thể làm bộ phiếu cho 2 tổ (nhóm cùng chơi). 
Mỗi bộ phiếu để trong một phong bì to, các phiếu để lộn xộn, không đúng trình 
tự của câu chuyện. Ngoài bìa cần đề tên câu chuyện. 
 - 1 đồng hồ để tính thời gian. 
 - Lập các nhóm học sinh tham gia cuộc chơi (2 nhóm, mỗi nhóm có 4 hoặc 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.pdf