Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2
Chữ viết là một trong những công cụ giao tiếp thuận lợi và quan trọng nhất của con người. Chưa cần biết nội dung văn bản đó viết như thế nào nhưng nếu chữ viết rõ ràng, đẹp thường làm cho người đọc có cảm tình ngay. Vì vậy cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khi nói về chữ viết đã có một câu rất ngắn gọn thể hiện quan điểm của ông: “Nết người, nét chữ” hàm hai ý vấn đề: thứ nhất nét chữ thể hiện tính cách con người; thứ hai thông qua rèn chữ viết để giáo dục tính cách con người. Chất lượng chữ viết của học sinh hiện nay là một vấn đề đang được mọi người quan tâm.
Tập viết là trong những phân môn quan trọng ở cấp tiểu học. Tập viết có liên quan mật thiết đến chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu chữ viết rõ ràng thì học sinh có điều kiện ghi bài nhanh hơn nhờ vậy học tập sẽ tốt hơn.
Như chúng ta đã biết, đối với học sinh tiểu học, việc rèn chữ viết cho các em “Viết chữ đẹp, chuẩn” là một vấn đề rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh ở bậc tiểu học. Ngoài ra còn nhằm rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, kiên trì, tính kỷ luật và thẩm mỹ.
Hiện nay, qua theo dõi, tình trạng học sinh viết chữ chưa đẹp, chưa đúng chuẩn rất nhiều. Từ đó, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở tiểu học nói chung cũng như ảnh hưởng đến kết quả các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của nhà trường nói riêng.
Bản thân tôi đã nhiều năm dạy học, trăn trở muốn tìm ra một giải pháp tốt nhằm khắc phục tình trạng trên của học sinh, hình thành cho các em có ý thức về chữ viết của mình. Qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ và được sự đồng tình của các lãnh đạo, Hội đồng sư phạm Trường Tiểu học Tân Thành, tôi đã xây dựng và thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 2” do tôi chủ nhiệm và rất mong được sự đóng góp của Hội đồng sư phạm nhà trường, quý thầy cô, với mong muốn đề tài của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn, áp dụng có hiệu quả hơn trong thực tiễn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2
trường, quý thầy cô, với mong muốn đề tài của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn, áp dụng có hiệu quả hơn trong thực tiễn. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: Qua khảo sát, theo dõi, kiểm tra học sinh của lớp do tôi chủ nhiệm, cho thấy tình hình chung như sau: 1. Thuân lợi: - Nhìn chung các học sinh đã nắm được quy trình viết, biết cách viết chữ ghi âm tiếng Việt, viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ quy định. - Đa phần phụ huynh luôn quan tâm đến con em của mình. 2. Khó khăn: Bên cạnh mặt thuận lợi còn một số khó khăn khi thực hiện: Đó là, có một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, cỡ chữ (độ cao, rộng, khoảng cách giữa các con chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng); ghi dấu thanh không đúng vị trí,... và còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con em mình. 3. Số liệu thống kê: Thực trạng cho thấy, đầu năm học khi tôi nhận lớp, chỉ được một nửa học sinh là viết đúng chuẩn và đều đẹp, còn lại một nửa là các em viết chưa đúng mẫu và trình bày bài chưa đúng. Trong khi đó lên lớp 2 các em phải viết bài nhiều nên phải viết nhanh cũng làm cho các em dễ có thói quen viết không đẹp, không đúng chuẩn. Đó cũng là khó khăn giáo viên gặp phải, làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, biện pháp nào có thể rèn chữ viết cho học sinh đúng và đẹp hơn? 2 III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Những năm gần đây trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, của công nghệ thông tin, chữ viết tuy ít được sử dụng trong các văn bản, đơn từ. Vì vậy dần dần chữ viết ít được gia đình và nhà trường quan tâm, mặc dù cũng có phong trào thi “Vở sạch, chữ đẹp” nhưng thường chọn những em nổi trội trong lớp chứ chưa quan tâm rèn chữ cho học sinh trong cả lớp. Chính vì thế câu nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận, là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình và bạn đọc bài của mình” của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng phát biểu cũng rất chính xác và là nền tảng trong công tác rèn chữ viết cho học sinh. 4 năng viết chữ liên kết, tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở, kẻ ô lề để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp. Ngoài ra tư thế ngồi viết, cách cầm bút để vở, cách trình bày bài viết cũng là kỹ năng đặc thù của việc dạy mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm. 2. Cơ sở thực tiễn: - Giáo viên chưa chú trọng đến chữ viết của mình, xem nhẹ môn tập viết, ít quan tâm đến chữ viết của học sinh dẫn đến học sinh thường viết và trình bày bài vở một cách tùy tiện. Một số giáo viên thường máy móc phân tích, hướng dẫn không đúng trọng tâm làm mất nhiều thời gian, học sinh thực hành được rất ít. - Trong việc rèn luyện kĩ năng chữ viết, học sinh có tính hiếu động chỉ lo viết nhanh cho xong mà chưa chú ý đến viết đúng, viết chuẩn, thiếu kiên trì, khó thực hiện đúng các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận. Do vậy các em thường viết sai các nét “nối” từ con chữ này sang con chữ kia, khi đặt bút bắt đầu viết con chữ không đúng với vị trí của dòng kẻ, viết không đúng chiều rộng con chữ mà còn viết chữ dãn ra hoặc co lại, không tự ước lượng khoảng cách giữa chữ này với chữ kia, ghi dấu thanh, dấu phụ không đúng vị trí.. .Những chữ sai sót ấy lại chưa được giáo viên chú ý sửa chữa do vậy khi lên lớp 2 bài vở nhiều, dẫn đến tình trạng chữ viết của các em mỗi ngày một tệ hơn. 3. Nôi dung, biên pháp thực hiên các giải pháp của đề tài: 3.1. Nguyên nhân: - Do nhận thức của cả giáo viên và học sinh và phụ huynh học sinh chưa thấy hết được vị trí, tầm quan trọng và sự tác động qua lại của các môn học, thường xem nhẹ việc dạy và học môn Tập viết; vì vậy, chưa tạo hứng thú khi dạy môn học này, điều đó dẫn đến học sinh chưa coi tập viết là để rèn chữ, rèn nết, rèn những đức tính cẩn thận, tỉ mi. - Một nguyên nhân nữa là do khối lượng kiến thức của lớp 2 so với lớp 1 6 ghi sổ liên lạc cũng như viết bảng,....Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, rõ ràng, chính xác. Không được viết tùy tiện ngẫu hứng. + Thống nhất cách trình bày bài vở cho học sinh cả lớp, tập thói quen tốt, cần lưu ý chi tiết như: gạch chân, gạch hết bài, lề để ghi thứ, gạch hết ngày, môn, bài,.. .là nền tảng vững chắc để duy trì phong trào “Vở sạch, chữ đẹp”. Mỗi tuần dành thời gian trong tiết sinh hoạt lớp để kiểm tra, đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh. + Khắc phục tình trạng viết sai mà học sinh thường mắc phải, người giáo viên cần chú trọng đến việc rèn chữ bằng cách hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì, uốn nắn, sửa sai chữ viết cho học sinh trong tất cả các môn học. Thông qua việc rèn chữ viết cần nhắc nhở học sinh có ý thức giữ sách vở bằng cách: Có giấy lót tay khi viết, để tay cẩn thận không làm quăn, cong góc vở. + Muốn viết chữ đẹp cần có tư thế ngồi đúng, cầm viết đúng. Giáo viên phải luôn hướng dẫn và sửa sai tư thế để học sinh ngồi viết thoải mái, không nghiêng vai, rụt cổ, cúi đầu sát vở. Ngoài ra, trong tiến trình dạy Tập viết, trong thời gian đầu giáo viên có thể vừa đọc, vừa hướng dẫn học sinh viết từng câu cho đến hết bài. 3.2.3. Tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời + Luôn tuyên dương và nêu gương những em viết chữ đẹp, giữ vở sạch, kể cho học sinh nghe những mẩu chuyện về gương rèn chữ viết của người xưa,.. .nhằm khuyến khích và động viên các em vươn lên trong học tập, liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh, kèm cặp sát từng đối tượng để chất lượng chữ viết học sinh tiến bộ. + Trong tiết sinh hoạt, giáo viên cần tuyên dương khen ngợi những được xếp loại A, nhắc nhở động viên những học sinh còn lại. + Phát động phong trào thi đua trong lớp nhân dịp các ngày lễ như: Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày Quốc Tế Phụ Nữ, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày Giải phóng Miền Nam,.. .tặng quà cho những em đạt giải bằng những món quà nhỏ để khích lệ tinh thần 8 cần lập một sổ theo dõi “Vở sạch chữ đẹp” của cả lớp với mục đích sau: + Khi chấm bài của học sinh, giáo viên cần theo dõi việc “Rèn chữ, giữ vở”của từng em và xếp loại vào sổ. IV. KẾT QUẢ: Qua áp dụng phổ biến đề tài của mình, tôi nhận thấy chất lượng của học sinh lớp tôi trong việc rèn luyện kĩ năng “Viết chữ đẹp” được nâng dần rõ rệt, chữ viết của các em đã đúng mẫu, đều nét, rõ ràng. Đến nay tôi đã thống kê được số liệu khả quan sau: Lớp tôi 40 học sinh, chỉ còn lại 3, 4 học sinh còn viết chưa được đúng mẫu và đẹp. 10 - Rèn chữ viết là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ vận dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân mỗi giáo viên chúng ta là người hướng dẫn các em vươn tới tương lai thì trước hết chúng ta phải xác định rõ mục tiêu, vai trò của người thầy, vận dụng các phương pháp tích cực để nâng cao chất lượng ở tất cả các môn học. - Trên đây là phần trình bày những kinh nghiệm của bản thân tôi qua nhiều năm công tác ở Trường Tiểu học Tân Thành. Với mục đích nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian có hạn và sự hạn chế của cá nhân, nội dung trình bày trên không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các cấp lãnh đạo, để bản thân tôi được học hỏi thêm, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng chữ viết, giữ gìn sách vở của học sinh, xứng đáng với ý nghĩa: “Mỗi chữ viết là một bông hoa đẹp Mỗi trang vở là một vườn hoa tươi”. Củ Chi, ngày 27 tháng 2 năm 2023 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Phương Kiều 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2.pdf