Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, sáng tạo trong học tập môn Mĩ thuật Lớp 3 bộ sách Chân trời sáng tạo

Mĩ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học, nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Đặc biệt là những năm đầu đi học, từng bước giúp các em hòa nhập với thế giới xung quanh. Qua môn học, học sinh biết cách cảm thụ cái đẹp và yêu cái đẹp. Các em rèn luyện đôi bàn tay, bộ óc để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn Mĩ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh, giúp các em phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ.

Qua các bài học Mĩ thuật học sinh được vẽ, tạo hình sản phẩm, kết hợp với đôi bàn tay khéo léo, óc tư duy sáng tạo để tạo ra những sản phẩm mình thích. Học sinh tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và thầy cô, phát huy tốt khả năng giới thiệu sản phẩm của mình trước đám đông. Để đạt được điều đó, ngoài năng khiếu bẩm sinh, sự say mê học tập của các em thì lòng nhiệt tình cũng như kinh nghiệm, kiến thức vững vàng của người thầy giáo là rất cần thiết. Người thầy phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực cũng như đổi mới hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với thời kì mới.

Tuy nhiên, thực tế việc dạy - học theo chương trình Sách giáo khoa mới còn nhiều bất cập như: điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh còn nhiều khó khăn, đồ dùng hỗ trợ dạy học theo Sách giáo khoa mới còn ít, đồ dùng học tập của học sinh còn thiếu thốn,... Do mới làm quen với Sách giáo khoa và các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới nên học sinh còn lúng túng trong việc thực hành tạo sản phẩm, sử dụng các chất liệu, học sinh còn e ngại trong việc giao tiếp, chia sẻ cảm nhận, thuyết trình giới thiệu sản phẩm của mình, của nhóm mình. Vì vậy trong giảng dạy thì người giáo viên phải biết vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học một cách linh hoạt, không bị gò bó để giúp học sinh phát huy hết năng lực tự học và sáng tạo của mình, tạo cho giờ học luôn vui tươi và bổ ích.

Qua một thời gian nghiên cứu và thực tế giảng dạy bộ môn Mĩ thuật theo chương trình Sách giáo khoa mới ở Trường Tiểu học, tôi thấy được vai trò và hiệu quả của các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực được ứng dụng trong bài giảng tạo cho bài giảng sôi nổi, hấp dẫn hơn; các em học sinh tham gia các hoạt động học một cách tích cực, sáng tạo hơn. Chính vì lẽ đó mà tôi đã mạnh dạn viết lên “Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, sáng tạo trong học tập môn Mĩ thuật lớp 3” nhằm nâng cao chất lượng dạy- học cho môn Mĩ thuật.

docx 34 trang Trúc Vân 08/11/2024 891
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, sáng tạo trong học tập môn Mĩ thuật Lớp 3 bộ sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, sáng tạo trong học tập môn Mĩ thuật Lớp 3 bộ sách Chân trời sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, sáng tạo trong học tập môn Mĩ thuật Lớp 3 bộ sách Chân trời sáng tạo
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến
 Mĩ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu 
học, nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Đặc biệt là những năm đầu đi học, từng bước 
giúp các em hòa nhập với thế giới xung quanh. Qua môn học, học sinh biết cách cảm 
thụ cái đẹp và yêu cái đẹp. Các em rèn luyện đôi bàn tay, bộ óc để tạo ra cái đẹp qua 
việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn Mĩ thuật đã góp phần cùng với 
các môn học khác giáo dục học sinh, giúp các em phát triển toàn diện về Đức - Trí - 
Thể - Mĩ.
 Qua các bài học Mĩ thuật học sinh được vẽ, tạo hình sản phẩm, kết hợp với đôi 
bàn tay khéo léo, óc tư duy sáng tạo để tạo ra những sản phẩm mình thích. Học sinh tự 
tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và thầy cô, phát huy tốt khả năng giới thiệu sản phẩm 
của mình trước đám đông. Để đạt được điều đó, ngoài năng khiếu bẩm sinh, sự say mê 
học tập của các em thì lòng nhiệt tình cũng như kinh nghiệm, kiến thức vững vàng của 
người thầy giáo là rất cần thiết. Người thầy phải biết vận dụng linh hoạt các phương 
pháp, kỹ thuật dạy học tích cực cũng như đổi mới hình thức tổ chức dạy học sao cho 
phù hợp với thời kì mới.
 Tuy nhiên, thực tế việc dạy - học theo chương trình Sách giáo khoa mới còn nhiều 
bất cập như: điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh còn nhiều khó khăn, đồ 
dùng hỗ trợ dạy học theo Sách giáo khoa mới còn ít, đồ dùng học tập của học sinh còn 
thiếu thốn,... Do mới làm quen với Sách giáo khoa và các phương pháp, kỹ thuật dạy 
học mới nên học sinh còn lúng túng trong việc thực hành tạo sản phẩm, sử dụng các 
chất liệu, học sinh còn e ngại trong việc giao tiếp, chia sẻ cảm nhận, thuyết trình giới 
thiệu sản phẩm của mình, của nhóm mình. Vì vậy trong giảng dạy thì người giáo viên 
phải biết vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học một cách linh hoạt, không bị 
gò bó để giúp học sinh phát huy hết năng lực tự học và sáng tạo của mình, tạo cho giờ 
học luôn vui tươi và bổ ích.
 Qua một thời gian nghiên cứu và thực tế giảng dạy bộ môn Mĩ thuật theo chương 
trình Sách giáo khoa mới ở Trường Tiểu học, tôi thấy được vai trò và hiệu quả của các 
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực được ứng dụng trong bài giảng tạo 
cho bài giảng sôi nổi, hấp dẫn hơn; các em học sinh tham gia các hoạt động học một trình học có 18 bài học, được chia thành 6 chủ đề. Mỗi bài học hướng dẫn các em trải 
nghiệm một số hoạt động của Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng. Qua đây cũng 
tạo cơ hội cho các em làm quen với một số chất liệu và hình thức thể hiện của nghệ 
thuật thị giác, khuyến khích các em bộc lộ khả năng học tập theo sở thích và năng lực 
của cá nhân. Kiến thức các bài học trên lớp luôn được gợi mở để các em kết nối với 
cuộc sống hay hoạt động mới, góp phần hình thành, phát triển năng lực sáng tạo và sáng 
tạo không ngừng của học sinh.
 1.2. Những vấn đề chung về đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học
 Học sinh Tiểu học là lứa tuổi ngây thơ trong sáng (từ 6 đến 10 tuổi). Sự phát triển 
thể chất tâm lý, trí tuệ của các em thường không đồng đều, không phải em nào cũng có 
năng khiếu mĩ thuật. Đặc biệt là các em học sinh lớp 3 thường thích vẽ theo suy nghĩ, 
ý thích của mình hơn là vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nghĩ gì là vẽ đấy, đặt bút 
vào là vẽ không theo trình tự khuôn khổ nào hết. Một số em khi được mời lên bảng để 
trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình thì lại ngại ngùng, lúng túng do không biết 
nói thế nào, ngại đứng trước đám đông, sợ nói sai các bạn sẽ cười chê,... Vì vậy, giáo 
viên cần hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, đặc biệt cần tạo sự hứng thú học tập nhằm phát 
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh. Mĩ thuật tác động đến học sinh không 
chỉ về thị giác mà còn cả sâu thẳm trong trái tim, tâm hồn của các em. Ảnh hưởng tốt 
đến sự phát triển nhân cách, tâm sinh lý, giúp các em có chiều sâu hơn, biết cảm nhận 
cái đẹp hơn.
 1.3. Thực trạng của việc dạy - học môn Mĩ thuật lớp 3
 1.3.1. Thuận lợi và khó khăn
 *Thuận lợi:
 - Đối với giáo viên:
 + Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của ngành. 
Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật được đào tạo chuẩn hóa hơn về chuyên 
môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu trong giảng dạy Mĩ thuật.
 + Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện tốt để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm 
vụ giảng dạy của mình.
 + Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ phục vụ tốt cho môn học.
 - Đối với học sinh: làm quen với nhiều chủ đề và các chất liệu khác nhau. Vì vậy các em còn thấy lạ lẫm, 
lúng túng trong cách thể hiện sản phẩm, cách sử dụng chất liệu màu như màu nước, 
màu woat, vật dụng in tranh... Khi trả lời câu hỏi các em còn nhút nhát chưa mạnh dạn 
chia sẻ ý kiến của riêng mình, chưa có tính tư duy, sáng tạo.
 Trong quá trình làm bài, các em thường e ngại, sợ sai nên phần nào còn hạn chế, 
không thể hiện được hết ý tưởng của mình. Hoặc khi tạo hình sản phẩm, học sinh thường 
làm giống với những sản phẩm mẫu được tham khảo. Đa phần các em còn vụng về 
trong khi vẽ hình người, điều chỉnh hình vẽ, nét bút không theo suy nghĩ của bản thân. 
Hình người còn nhỏ và chưa cân đối so với khổ giấy. Các sản phẩm tạo hình còn móp 
mép không cân đối, chưa có tính thẩm mĩ.
 Màu sắc sản phẩm của các em thường chưa thể hiện độ đậm, nhạt rõ ràng. Bài vẽ 
còn khô cứng, chưa có tình cảm. Bởi phần vẽ màu được các em vẽ nhanh mà chủ yếu 
dành phần lớn thời gian để vẽ hình, tạo hình. Một số em chưa ý thức được rằng màu sắc 
góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của các sản phẩm nên các em vẽ màu thường không 
đều màu hoặc chưa có độ đậm, nhạt,...
 Khảo sát thực tế Giữa học kỳ I năm học 2023 -2024 (trước khi áp dụng kinh 
nghiệm) trong tổng số 64 học sinh của khối 3, tôi thu được kết quả như sau:
 BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT
 Khối 3 Tổng số Kết quả
 (Giữa học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 học kỳ sinh
 SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
 I)
 3A 32 17 53,12% 13 40,63% 02 6,25%
 3B 32 19 59,37% 11 34,38% 02 6,25%
 Cộng 64 36 24 04
 Kết quả thống kê cho thấy, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành trong môn Mĩ thuật vẫn 
còn khá cao, dao động khoảng 6,25%. Điều này cho thấy, học sinh chưa thực sự hứng 
thú với môn Mĩ thuật. Mặt khác, các em khi tham gia các cuộc thi vẽ tranh do các Cấp 
phát động như: “Bác hồ với thiếu nhi”, “Ý tưởng trẻ thơ”, ... còn nộp bài chậm, số lượng 
ít. Một số em không muốn tham gia cuộc thi, nếu có tham gia theo hình thức bắt buộc hoạt động phù hợp để đạt được hiệu quả cao trong tiết dạy.
 *Vídụ: Chủ đề 4- Bài 1 “Chậu hoa xinh xắn” (2 tiết)
 Mở đầu bài học, tôi chuẩn bị và giới thiệu một số tranh về chậu hoa được thể hiện 
với nhiều hình thức và chất liệu khác nhau như chậu hoa được xé dán bằng giấy màu, 
giấy báo, gạo, tranh cát, sỏi, chậu hoa làm từ các loại hạt (hướng dương, lúa, ngô,.), vỏ 
hạt (vỏ hạt dẻ, mắc ka, .). Qua đó, học sinh thêm hiểu biết và thích thú với chậu hoa 
xinh xắn hơn.
 Tiếp đến phần Khám phá, tôi chuẩn bị một số chậu hoa thật để học sinh quan sát. 
Như vậy học sinh sẽ nhận biết sự đa dạng phong phú của hình dạng, màu sắc, chất liệu 
của chậu và hoa. Học sinh sẽ cảm nhận được chất cảm của các đồ vật thật, giúp các em 
thêm yêu thích cái đẹp và biết trân trọng, bảo vệ chậu hoa và các đồ vật xung quanh.
 Ở phần Kiến tạo kiến thức - kỹ năng, tôi chuẩn bị thêm các vật liệu có bề mặt và 
màu sắc khác nhau (bìa cát - tông bóc 1 mặt, bìa hộp kẹo, nilon xốp gói hàng, giấy báo, 
vỏ hạt dẻ, .) dùng để tạo hình chậu hoa và hoa cho học sinh quan sát. Tôi thực hành tạo 
hình chậu hoa và hoa nhiều màu sắc để học sinh quan sát, ghi nhớ. Sau đó mời 1 đến 2 
học sinh lên bảng trải nghiệm tạo hình. Qua đây học sinh thấy được sự đa dạng về hình 
dáng, chất liệu của các chậu hoa. Học sinh thấy được rất nhiều vật liệu đã qua sử dụng 
xung quanh các em có thể dùng để tạo hình chậu hoa. Những đồ dùng trực quan và phần 
minh họa của giáo viên, trải nghiệm của học sinh sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu 
hơn, giúp phát triển sự sáng tạo của các em.
 Phần Luyện tập - sáng tạo, tôi còn chuẩn bị và cho các em xem các sản phẩm chậu 
hoa đẹp của học sinh với các chất liệu khác nhau (giấy màu, giấy báo, vải, các loại hạt, 
cát, sỏi...) để các em tìm hiểu về các hình thức và chất liệu thể hiện sản phẩm. Qua đó, 
học sinh có thể nhìn tận mắt, sờ tận tay các sản phẩm, thấy được vẻ đẹp của màu sắc và 
chất liệu tạo nên các chậu hoa xinh xắn.
 Giáo viên có thể làm thêm một số sản phẩm phục vụ cho từng bài dạy và bằng 
những chất liệu khác nhau để các em thấy được sự phong phú và vẻ đẹp riêng của từng 
chất liệu. Từ đó kích thích tính tò mò, tìm tòi muốn khám phá cách tạo sản phẩm mới 
của học sinh.
 Sử dụng đồ dùng có hiệu quả, giới thiệu đúng lúc, đúng chỗ là rất quan trọng. Bởi 
nó giúp học sinh hiểu bài nhanh và chính xác hơn. Đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng thần đoàn kết của học sinh, các em cũng sẽ không còn cảm giác chán nản khi không có 
đồ dùng để thực hành tạo sản phẩm.
 2.2. Biện pháp 2: Đổi mới hình thức tổ chức dạy học
 Đổi mới hình thức tổ chức dạy học kết hợp linh hoạt với các phương pháp, kỹ 
thuật dạy học tích cực sẽ đem lại những bài học thú vị cho học sinh, lớp học trở nên nhẹ 
nhàng, vui vẻ, giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Ngoài dạy học trên lớp giáo 
viên có thể cho học sinh trải nghiệm học tập ở dưới sân trường, thư viện, ... với các bài 
học phù hợp. Học sinh sẽ cảm thấy rất mới lạ và hứng thú, các em sẽ tích cực và tiếp 
thu kiến thức nhanh hơn
 2.2.1. Tiết học vui vẻ, thú vị “Học mà chơi - Chơi mà học”
 Với từng bài khác nhau giáo viên nên lựa chọn các hình thức tổ chức và phương 
pháp dạy học khác nhau sao cho phù hợp. Giáo viên có thể dùng những bài hát, trò chơi, 
những hình ảnh liên quan đến bài học kết hợp linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động 
học tập để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, các em sẽ không thấy chán nản 
và làm việc riêng trong tiết học nữa.
 *Ví dụ: Chủ đề 3 - Bài 2 “Người em yêu quý” (2 tiết)
 Với bài này, ở phần Khởi động tôi lựa chọn bài hát sôi động vui vẻ có hình ảnh, 
từ ngữ liên quan đến bài học để hoạt náo học sinh, giúp học sinh có phần khởi động vui 
vẻ đầy hứng khởi.
 Tôi cho các em hát, nhảy múa và hát theo bài “Finger Family” (Gia đình ngón 
tay), khi các em khởi động xong tôi đặt câu hỏi:
 Hỏi: Trong bài hát nhắc đến những ai trong gia đình?
 (bố, mẹ, anh, chị, em).
 Hỏi: Bài hát kể về nội dung gì? Em mong muốn điều gì về gia đình mình?
 (Gia đình ngón tay. Các thành viên trong gia đình luôn yêu thương, quan tâm, 
chăm sóc lân nhau, gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc )
 Giáo viên dẫn dắt: “Để thể hiện sự yêu quý của mình đối với các thành viên trong 
gia đình, nhiều bạn nhỏ đã vẽ những bức tranh chân dung về người thân rất đẹp. Các 
em có muốn tự tay mình vẽ được tranh chân dung về người thân thật đẹp gửi tặng những 
người yêu quý của mình không? Để làm được điều đó, cô trò chúng mình cùng đến với 
bài học ngày hôm nay nhé!” viên tổ chức cho các em đi thăm quan phòng tranh và đánh giá những bức tranh của bạn 
theo cảm nhận riêng. Các em gắn những trái tim màu đỏ cho bài hoàn thành tốt, trái tim 
màu vàng cho bài hoàn thành, trái tim màu xanh cho bài chưa hoàn thành. Học sinh rất 
thích thú với hoạt động này bởi các em được ngắm nhìn bức tranh của mình và nhiều 
bạn khác nữa. Ngoài ra các em còn được gắn những trái tim vào các bài theo cảm nhận 
riêng của mình. Sau khi thăm quan phòng tranh, tôi cho đại diện một số em có bức tranh 
được nhiều bạn yêu thích lên chia sẻ về bức tranh của mình, kết hợp hát, đọc thơ, kể 
chuyện ... để gửi lời yêu thương tới người thân của mình. Giáo viên nhận xét, đánh giá, 
động viên học sinh và thưởng hình dán ngộ nghĩnh cho cá nhân có bài hoàn thành tốt, 
thưởng Hoa điểm tốt cho các nhóm có nhiều bài hoàn thành tốt.
 Cuối cùng là phần Vận dụng - phát triển, phần này các em sẽ “Xem tranh hoạ sĩ 
vẽ chân dung”, tôi cho các nhóm thảo luận, chia sẻ và viết sơ đồ tư duy về các thông tin 
của tác giả, tác phẩm mà các em tìm hiểu trước ở nhà và trong sách giáo khoa. Thưởng 
hoa điểm tốt cho các nhóm hoàn thành nhanh, sơ đồ tư duy được trình bày khoa học, 
trang trí đẹp, đọc sơ đồ lưu loát. Như vậy bạn trưởng nhóm sẽ phân chia công việc cho 
từng thành viên để làm sao nhóm mình có thể hoàn thành sơ đồ tư duy nhanh nhất, đúng 
và đẹp nhất, bạn đọc sơ đồ cũng phải to, rõ ràng, lưu loát. Giáo viên mời các nhóm lên 
trình bày đáp án của nhóm mình, nhóm khác nhận xét. Giáo viên nhận xét, chốt ý, mở 
rộng kiến thức, liên hệ thực tế, thưởng hoa điểm tốt. Cuối bài học, giáo viên tuyên 
dương khen thưởng cá nhân, nhóm tích cực tham gia các hoạt học tập.
 Khi giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy 
học thì tiết học sẽ trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ, gây được sự kích thích, hứng thú đối với 
học sinh. Để làm được điều này người thầy trước hết phải tìm hiểu kỹ bài dạy, xem xét 
và tìm ra cách mới lạ, gây ấn tượng cụ thể hơn là cách chọn những hình ảnh, bài hát, 
trò chơi, câu đố, ... phù hợp, liên quan đến từng tiết học. Giáo viên có thể phỏng vấn 
nhanh, đưa ra yêu cầu thảo luận để học sinh làm việc nhóm, đóng vai, tranh luận, nhiều 
ý kiến khác nhau được đưa ra để tìm hiểu nội dung bài học, trình bày đáp án của nhóm 
mình. Giữa tiết học, giáo viên cho học sinh giải lao bằng các trò chơi nhanh, bổ ích. 
Cuối giờ những kiến thức được giáo viên nhấn mạnh, bổ sung. Như vậy giáo viên chính 
là người dẫn dắt đưa học sinh cuốn theo các hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức 
mới. Lớp học sẽ trở nên sôi nổi, vui vẻ, học sinh sẽ thấy mình “được học” chứ không hướng dẫn trực tiếp, lưu ý thêm để các em làm bài tốt hơn. Các em rất hứng thú khi 
được tham gia hoạt động này. Khi trải nghiệm với các chất liệu học sinh sẽ thấy được 
sự kỳ diệu của màu sắc khi kết hợp nhiều màu với nhau, các em sẽ vận dụng tốt hơn 
vào bài làm của mình.
 Kết hợp học mĩ thuật với trải nghiệm thực tế thật thú vị! Qua giờ học Mĩ thuật học 
sinh vừa được trải nghiệm thực tế vừa ghi nhớ được kiến thức, tạo được sản phẩm thiên 
nhiên yêu thích từ đôi bàn tay khéo léo của mình. Qua đây các em được mở rộng kiến 
thức, thêm yêu quý thầy cô, bạn bè, trường lớp; thêm yêu thiên nhiên, con người, quê 
hương đất nước Việt Nam.
 2.3. Biện pháp 3: Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy - học
 Trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước như hiện nay, việc ứng 
dụng công nghệ thông tin trong dạy học là rất cần thiết, đặc biệt là trong dạy học Mĩ 
thuật. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ thuật đem lại hiệu quả rất lớn 
như: giáo viên tiết kiệm nhiều thời gian, công sức do không phải viết tay, giáo viên có 
thể sử dụng giáo án và bài giảng điện tử, hình ảnh phong phú và rõ nét, video sinh động, 
thiết kế trò chơi nhanh gọn hấp dẫn, tổ chức các hoạt động dạy học dễ dàng, linh hoạt. 
Bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn sẽ kích thích được sự tò mò, hứng thú tham gia 
các hoạt động học tập của học sinh. Qua đó học sinh được mở rộng thêm nhiều kiến 
thức bổ ích bởi các em được xem hình ảnh các tác phẩm tuyệt đẹp với các chất liệu khác 
nhau của các hoạ sĩ nổi tiếng trong nước và ngoài nước. Các em cũng được xem nhiều 
sản phẩm sinh động của các bạn trong nước và quốc tế giúp phát huy trí tưởng tưởng 
và tình yêu nghệ thuật của học sinh.
 2.3.1. Tìm nguồn hình ảnh, video phong phú, rõ nét
 Bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia thì bài giảng cần 
có nội dung hay, hình ảnh rõ nét, video sinh động, trò chơi hấp dẫn nhằm khuyến khích 
sự tham gia tích cực của tất cả học sinh.
 *Vídụ: Chủ đề 5 - Bài 3 “Khu vườn kì diệu” (2 tiết)
 Để soạn bài giảng điện tử, tôi chọn hình ảnh đẹp về khu vườn, hình ảnh minh hoạ 
cách thực hiện tạo sản phẩm là hình ảnh có định dạng đuôi “png”, hình ảnh có độ phân 
giải cao từ 1000 pixel trở lên bởi những hình ảnh này sắc nét, màu sắc chân thực, khi 
kéo to lên sẽ không bị vỡ hình. Nguồn tìm hình ảnh tôi chọn trên “Google Chrome” với 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_tich_cu.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, sáng tạo trong học tập môn Mĩ thuật L.pdf