Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4, 5 học tốt văn miêu tả theo hướng phát triển năng lực

ố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp!” . Câu nói đó là một sự khẳng định, là Tuyên ngôn bất hủ về Ngôn ngữ của Việt Nam. Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh lịch sử bao đời nay của cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất, lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đa dạng. Thông qua Tiếng Việt, ta giáo dục được thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện về “ Đức - Trí - Thể - Mĩ”. Đức là đạo đức làm người tử tế, có lòng nhân ái, biết ơn, lòng yêu nước, .... Trí là khơi thông trí tuệ, biết nhìn xa để phấn đấu, không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn cho xã hội, cho đất nước để đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ căn dặn. Thể là thể chất, là sức khỏe, là sự dẻo dai. Rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe sẽ tao nên sức mạnh của cả dân tộc. Dân có “cường” thì nước mới “ thịnh”. Mĩ ở đây là thẩm mĩ, là cái đẹp. Cái đẹp ở đây không chỉ dừng ở sự nhìn thấy, mà cái đẹp còn là sự cảm nhận. Đẹp trong tâm hồn, đẹp trong việc làm, hành động, đẹp trong nhân cách làm người. Vậy muốn các thế hệ trẻ của chúng ta phát triển một cách toàn diện, trở thành những công dân toàn cầu thì ngay từ cấp Tiểu học, giáo viên phải rất chú trọng việc dạy Tiếng Việt cho học sinh, đặc biệt là phân môn Tập Làm văn trong sách Chương trình GDPT năm 2000 của lớp 5 và là tiết Viết lớp 4 của Chương trình GDPT 2018.

Phân môn Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp nhằm trang bị cho học sinh những tri thức để các em biết cảm nhận, diễn đạt một vấn đề cho đúng, đẹp và có tính nhân văn sâu sắc.

Văn miêu tả là một trong những kiểu bài quen thuộc và phổ biến trong chương trình Tập làm văn lớp 4, 5 hiện nay. Ở gần cuối học kì I lớp 4, các em bắt đầu được làm quen với loại văn miêu tả với các kiểu bài: Tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Lên lớp 5 là tả cảnh, tả người. Các bài văn miêu tả ở Tiểu học thường yêu cầu tả những đối tượng mà các em gần gũi. Qua đó các em gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Chính vì thế tâm hồn, trí tuệ của các em thêm phong phú, giúp cho các em cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống một cách tinh tế và sâu sắc hơn. Vì thế để làm tốt loại văn này đòi hỏi các em phải có khả năng quan sát thực tế bằng các giác quan, từ đó cảm nhận, sau đó tái hiện lại trong bài văn của mình bằng những từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc. Bài văn có hay, hấp dẫn hay không, phụ thuộc rất nhiều vào viêc sử dụng các biện pháp tu từ. Đặc biệt là những từ ngữ gợi tả âm thanh, hình ảnh, từ có tính biểu cảm thể hiện cảm xúc trong bài.

* Ưu điểm của giải pháp

- Năm học 2023-2024, chúng ta đã được tiếp cận Chương trình GDPT 2018 của lớp 4. Học sinh Trường Tiểu học Thị Trấn được học bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là bộ sách có nhiều ưu điểm. Nội dung kiến thức của sách đưa ra nhẹ nhàng, hệ thống có tính dẫn dắt nhưng rất hiệu quả, phù hợp với tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh.

- Nội dung dạy học mỗi kiểu bài gồm một số tiết dạy lí thuyết về các nội dung: cấu tạo bài văn miêu tả, quan sát, đoạn văn trong bài văn miêu tả và một số dạng bài thực hành: phân tích mẫu, quan sát, viết đoạn văn, viết bài, trả bài văn. Cuối lớp 5, mỗi kiểu bài miêu tả đều được ôn lại từ 3 đến 4 tiết.

- Chương trình, nội dung, phương pháp dạy học Tập làm văn miêu tả được thiết kế có nhiều ưu điểm:

+ Nội dung các chủ đề được lựa chọn khá gần gũi, phù hợp với đối tượng HS.

+ Trình tự yêu cầu sau mỗi bài tập đưa ra có tính dẫn dắt, gợi mở, dễ hiểu, dễ làm.

+ Kiến thức được hình thành ở mỗi kiểu bài, đủ cho HS có thể viết được bài văn theo chủ đề có bố cục rõ ràng, trình tự tả logic.

+ Ngữ liệu dạy học phong phú, nhiều bài văn mẫu.

+ Thời lượng dạy học mỗi kiểu bài tương đối hợp lí.

* Một số tồn tại, bất cập.

- Nội dung dạy học Tập làm văn lớp 5chương trình chương trình GDPT 2000 tập trung chủ yếu vào dạy cấu tạo bài văn, dựng đoạn, viết bài, chưa chú trọng đến việc cung cấp vốn sống và bồi dưỡng cảm xúc cho học sinh về đối tượng miêu tả.

- Giáo viên chủ yếu chú trọng dạy lý thuyết, chưa chú ý đến việc rèn kỹ năng, đặc biệt là các buổi quan sát thực tế. Việc học thường được diễn ra theo một quy trình: Thầy giảng – trò nghe rồi bắt chước làm theo.

- Bên cạnh đó, việc học chỉ diến ra trong phạm vi không gian lớp học, thiếu những buổi thâm nhập vào thực tế, trải nghiệm nên các em chỉ được quan sát bằng hình thức tưởng tượng lại bài học. Đó cũng là một hạn chế khi làm bài, hạn chế khả năng và trí tưởng tượng phong phú của học sinh. Vì thế:

- Nhiều em chưa có kĩ năng quan sát, chưa biết quan sát sự vật bằng nhiều giác quan mà chủ yếu quan sát bằng mắt, từ đó chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc độc đáo của sự vật, hiện tượng.

- Bài văn viết dưới dạng kể chưa có từ ngữ miêu tả. Đặc biệt các em dùng từ lặp nhiều, chủ yếu là liệt kê các bộ phận của sự vật, chưa diễn đạt được vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về đối tượng cần tả. Diễn đạt câu còn lủng củng.

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm còn mờ nhạt. Bởi vậy bài văn thường khô khan, ít cảm xúc.

- Vốn sống, vốn kiến thức thực tế của học sinh còn hạn chế. Ngại đọc và lười đọc.

- Bài làm các em còn sao chép lại văn mẫu. Với cách học ấy, các em không có cảm xúc gì về đối tượng miêu tả, miêu tả hời hợt, thiếu cái hồn, cái riêng, thiếu cái chân thực, cái hồn nhiên ngây thơ của tuổi học trò.

Từ những bất cập trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp“ Giúp học sinh lớp 4+5 học tốt văn miêu tả theo hướng tiếp cận năng lực

doc 19 trang Trúc Vân 02/12/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4, 5 học tốt văn miêu tả theo hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4, 5 học tốt văn miêu tả theo hướng phát triển năng lực

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4, 5 học tốt văn miêu tả theo hướng phát triển năng lực
 yêu nước, .... Trí là khơi thông trí tuệ, biết nhìn xa để phấn đấu, không chỉ cho 
bản thân, gia đình mà còn cho xã hội, cho đất nước để đưa đất nước sánh vai với 
các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ căn dặn. Thể là thể chất, là sức khỏe, 
là sự dẻo dai. Rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe sẽ tao nên sức mạnh của cả 
dân tộc. Dân có “cường” thì nước mới “ thịnh”. Mĩ ở đây là thẩm mĩ, là cái 
đẹp. Cái đẹp ở đây không chỉ dừng ở sự nhìn thấy, mà cái đẹp còn là sự cảm 
nhận. Đẹp trong tâm hồn, đẹp trong việc làm, hành động, đẹp trong nhân cách 
làm người. Vậy muốn các thế hệ trẻ của chúng ta phát triển một cách toàn diện, 
trở thành những công dân toàn cầu thì ngay từ cấp Tiểu học, giáo viên phải rất 
chú trọng việc dạy Tiếng Việt cho học sinh, đặc biệt là phân môn Tập Làm văn 
trong sách Chương trình GDPT năm 2000 của lớp 5 và là tiết Viết lớp 4 của 
Chương trình GDPT 2018.
 Phân môn Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp nhằm trang 
bị cho học sinh những tri thức để các em biết cảm nhận, diễn đạt một vấn đề cho 
đúng, đẹp và có tính nhân văn sâu sắc.
 Văn miêu tả là một trong những kiểu bài quen thuộc và phổ biến trong 
chương trình Tập làm văn lớp 4, 5 hiện nay. Ở gần cuối học kì I lớp 4, các em 
bắt đầu được làm quen với loại văn miêu tả với các kiểu bài: Tả đồ vật, tả cây 
cối, tả con vật. Lên lớp 5 là tả cảnh, tả người. Các bài văn miêu tả ở Tiểu học 
thường yêu cầu tả những đối tượng mà các em gần gũi. Qua đó các em gửi gắm 
những suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. 
Chính vì thế tâm hồn, trí tuệ của các em thêm phong phú, giúp cho các em cảm 
nhận cái đẹp trong cuộc sống một cách tinh tế và sâu sắc hơn. Vì thế để làm tốt 
loại văn này đòi hỏi các em phải có khả năng quan sát thực tế bằng các giác 
quan, từ đó cảm nhận, sau đó tái hiện lại trong bài văn của mình bằng những từ 
ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc. Bài văn có hay, hấp dẫn hay không, phụ thuộc rất 
nhiều vào viêc sử dụng các biện pháp tu từ. Đặc biệt là những từ ngữ gợi tả âm 
thanh, hình ảnh, từ có tính biểu cảm thể hiện cảm xúc trong bài.
 * Ưu điểm của giải pháp
2 sát bằng hình thức tưởng tượng lại bài học. Đó cũng là một hạn chế khi làm bài, 
hạn chế khả năng và trí tưởng tượng phong phú của học sinh. Vì thế:
- Nhiều em chưa có kĩ năng quan sát, chưa biết quan sát sự vật bằng nhiều giác 
quan mà chủ yếu quan sát bằng mắt, từ đó chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp, 
cái đặc sắc độc đáo của sự vật, hiện tượng.
 - Bài văn viết dưới dạng kể chưa có từ ngữ miêu tả. Đặc biệt các em 
dùng từ lặp nhiều, chủ yếu là liệt kê các bộ phận của sự vật, chưa diễn đạt được 
vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về đối tượng cần tả. Diễn đạt câu còn lủng 
củng.
 - Sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm còn 
mờ nhạt. Bởi vậy bài văn thường khô khan, ít cảm xúc.
 - Vốn sống, vốn kiến thức thực tế của học sinh còn hạn chế. Ngại đọc và 
lười đọc.
 - Bài làm các em còn sao chép lại văn mẫu. Với cách học ấy, các em 
không có cảm xúc gì về đối tượng miêu tả, miêu tả hời hợt, thiếu cái hồn, cái 
riêng, thiếu cái chân thực, cái hồn nhiên ngây thơ của tuổi học trò.
 Từ những bất cập trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp“ Giúp học 
sinh lớp 4+5 học tốt văn miêu tả theo hướng tiếp cận năng lực”
III. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN:
III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 1. Giải pháp 1: Tổ chức, hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu 
tả thông qua dạy học trải nghiệm.
Với học sinh Tiểu học, đặc điểm tâm lí của các em là từ Trực quan sinh động 
đến tư duy trừu tượng. Mà văn tả cảnh là một thể loại văn khó, học sinh không 
thể ngồi trong nhà hoặc xem tranh ảnh hoặc video mà quan sát cảnh vật một 
cách trọn vẹn được. Nó đòi hỏi người viết phải có vốn kiến thức thực tế, sự 
quan sát và cảm nhận cảnh vật một cách tinh tế.Vì vậy giáo viên nên đề xuất với 
ban giám hiệu, bàn với hội phụ huynh của lớp để lên lịch cho học sinh tham gia 
trải nghiệm hoặc đi giã ngoại để các em được ngắm những cảnh đẹp quen thuộc 
4 Có một đề văn như sau:
 “Em hãy tả cảnh cánh đồng lúa chín ở quê em vào một buổi sáng đẹp 
trời”.
 Để giúp cho các em làm tốt bài tập này. Theo tôi nên cho học sinh đi 
thăm cánh đồng vào buổi sáng. Trước khi đi tôi phổ biến cách để học sinh quan 
sát và ghi nhận thông tin, khi quan sát được bằng cách đưa ra một loạt những 
câu hỏi để các em trả lời các câu hỏi đó, như:
 - Từ xa em thấy cánh đồng lúa đang chín như thế nào?
 - Lại gần em thấy ruộng lúa sao? Khóm lúa, bông lúa, lá lúa, hạt lúa như 
thế nào?
 - Khi mặt trời lên cao, quang cảnh cánh đồng lúa ra sao?
 - Bên phải, bên trái cánh đồng lúa có gì đáng chú ý?
 Trong lúc quan sát tôi khéo léo gợi mở để các em có thể phát huy sự hiểu 
biết, vốn ngôn ngữ, kết hợp với khả năng liên tưởng cảm xúc để cho việc quan 
sát tốt hơn.
 Làm văn miêu tả không phải lúc nào cũng có đối tượng trước mắt để rồi 
thực hiện cách thức “bút chì cầm tay ghi chép tại hiện trường”. Ở lớp 4 tả con 
vật em quý, giáo viên có thể nhắc các em quan sát ở nhà và ghi chép những đặc 
điểm quan sát được theo hệ thống câu hỏi gợi mở cô hưỡng dẫn. Nhưng lên lớp 
5, các em phải tả người như tả cô bán hàng, tả người hàng xóm,thì không thể 
quan sát đối tượng trực tiếp được mà các em phải sử dụng hồi ức của mình, phải 
huy động những hiểu biết, những nhận xét, những cảm xúc đã có trong ký ức 
của mình về đối tượng miêu tả để làm bài văn.
 Hồi ức tưởng tượng là cách nhìn gián tiếp sự vật, là phục hồi hình ảnh 
bằng cách gợi nhớ để giúp các em làm bài khi miêu tả. Bài văn miêu tả sẽ tốt, sẽ 
thành công khi hình ảnh sự vật được gợi lên trong tâm trí các em khá hoàn 
chỉnh. Nghĩa là sau khi các em đã hình dung đầy đủ sự vật các em sẽ viết được 
bài một cách chi tiết, hoàn chỉnh có sự lựa chọn.
6 em được học tập những bài văn, bài thơ hay, có tính nghệ thuật cao của các nhà 
văn, nhà thơ. Thông qua cái nhìn của những tác giả lớn , học sinh cảm nhận 
được cái hay, cái đẹp trong văn học, cảm nhận được tình yêu con người, yêu 
quê hương đất nước. Từ đó, thổi vào hồn các em tình yêu văn học và các em 
mong muốn viết được những đoạn văn hay, bài văn hay, giàu cảm xúc. Môn học 
Hoạt động trải nghiệm là môn học tác động trực tiếp đến sự tri giác của học 
sinh. Thông qua môn học này, giáo viên lồng ghép, dạy học sinh biết cách quan 
sát sự vật một cách bài bản, từ bao quát đến chi tiết rồi cảm nhận về cảm xúc 
của mình khi quan sát sự vật đó....
 Cách dạy này mang tính thực tiễn khách quan hơn giúp cho bài học trở 
nên sinh động, thu hút với các em, không gây nhàm chán mà tạo động lực để 
các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân. Những kiến thức 
được các em vận dụng ngay vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, ít học vẹt.
 Những nội dung đã tích hợp còn tiết kiệm thời gian học cho học sinh tìm 
hiểu những kiến thức khác vì các em không phải học đi học lại một nội dung ở 
những môn khác nhau nữa. Điều đó không những tạo quá nhiều áp lực, gây tẻ 
nhạt trong việc học, làm chậm khả năng tư duy của các em, biến bộ não thành 
những cỗ máy lập trình sẵn nữa mà thay vào đó làm tăng khả năng tự giác, chủ 
động trong học tập, giúp các em tìm lại niềm hứng thú.
 2.2. Sự chuẩn bị của giáo viên
 Để đạt được mục tiêu: Học sinh thích học văn và viết tốt các bài văn 
miêu tả thì đòi hỏi giáo viên phải có sự am hiểu những kiến thức liên môn trong 
quá trình giảng dạy để dễ dàng tổng hợp lồng ghép, tích hợp kiến thức phân 
môn Tập làm văn một cách tự nhiên, nhẹ nhàng vào các môn học. Ngoài ra, một 
công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong giảng dạy chính là Hệ thống đồ dùng 
dạy học( ti vi, máy tính, máy chiếu). Với công cụ này, giáo viên có thể kết hợp 
nhịp nhàng với học sinh để các em giới thiệu được những hình ảnh mà các em 
quan sát được bằng hình ảnh kết hợp lời văn miêu tả.Giáo viên phải chuẩn bị 
8 Sơ đồ tư duy của bài văn tả cảnh:
 4. Giải pháp 4: Rèn kỹ năng phân tích đề bài cho học sinh:
 Đây chính là khâu quan trọng để học sinh xác định được đối tượng miêu tả có 
hướng đi đúng khi viết bài. Để làm tốt được điều này giáo viên phải rèn cho học 
sinh thói quen: đọc kĩ đề bài, xác định thể loại, kiểu loại miêu tả, đối tượng 
miêu tả, trọng tâm miêu tả đối với bất cứ đề văn nào trước khi làm bằng hệ 
thống câu hỏi khái quát như sau.( Với đề bài văn tả cảnh.)
 ? Đề bài thuộc thể loại văn nào ?
 ? Đối tượng miêu tả là gì ? Cảnh được miêu tả vào thời gian nào?
 ? Em định tả cảnh theo trình tự nào ? Trọng tâm miêu tả của cảnh ?
 + Ví dụ đề bài: Tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều) trong một vườn 
cây.( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)( tiết 2)
GV có thể hướng dẫn HS như sau:
 ? Đề bài thuộc thể loại văn gì ? Kiểu - Thể loại miêu tả- kiểu bài tả cảnh
 bài? - cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều) 
 ? Đối tượng miêu tả là gì? trong một vườn cây ( hay trong công 
 viên, trên đường phố, trên cánh đồng, 
 nương rẫy
10 Mục đích của kiểu bài này không chỉ đơn thuần yêu cầu các em học sinh 
xác định được từ gợi tả âm thanh, hình ảnh trong đoạn văn mà còn giúp các em 
học tập được cách miêu tả và sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả. Ở bài tập này, 
hầu hết các em phát hiện được các từ gợi tả âm thanh, hình ảnh . Trên cơ sở đó 
tôi phân tích để học sinh thấy rõ tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ gợi tả 
hình ảnh, âm thanh trong bài tập đó.
 Tiếp theo bài tập ấy tôi đưa ra một bài tập khác nhằm kiểm tra việc nắm 
bắt những điều mà tôi vừa phân tích và giảng giải ở trên xem khả năng hiểu bài 
của các em đến đâu.
 Ví dụ: Cô có một loạt các từ gợi tả âm thanh, hình ảnh sau: phành phạch, 
lanh lảnh, rì rầm, lanh canh, í ới Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảnh 
thôn xóm nơi em ở vào buổi sáng khi mọi người thức dậy đi làm.
Với bài tập này giúp các em phát huy được óc sáng tạo, trí tưởng tượng của 
mình.
 * Ra các bài tập yêu cầu học sinh vận dụng linh hoạt các từ gợi tả, gợi 
cảm các biện pháp tu từ trong văn miêu tả.
 Ở đây học sinh cần phải nắm được nghĩa các từ đã cho từ đó mới có thể 
tìm được từ thay thế để được các câu văn có hình ảnh và sinh động hơn. Sau đây 
là một số ví dụ minh họa.
Ví dụ: Cho các từ ngữ sau: Nhấp nhô, xanh biêng biếc, tấp nập, tung tăng.Em 
hãy lựa chon các từ đó thay thế cho các từ in nghiêng trong các câu văn sau để 
được các câu văn cụ thể, sinh động hơn ( dành cho HS trung bình, yếu)
 a. Mùa thu, con sông quê tôi nước rất xanh.
 b. Những cánh cò trắng muốt bay trên cánh đồng lúa chín.
 c. Xa xa, những ngọn núi cao thấp, vài ngôi nhà thấp thoáng.
Bên cạnh các dạng bài tập trên để giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp 
của thơ văn từ đó biết vận dụng vào bài văn của mình tôi đã hướng dẫn các em 
một số dạng bài tập có tính chất phát hiện cái hay cái đẹp của văn thơ. Các dạng 
12 chữa, giáo viên cần chỉ rõ những lỗi của học sinh về câu. Lỗi về câu của học 
sinh rất đa dạng:
* Bước chuẩn bị của giáo viên.
 - Bước chuẩn bị của giáo viên là rất quan trọng. Muốn tiết trả bài đạt 
hiệu quả tốt người giáo viên phải chấm bài làm văn của học sinh thật kỹ, cẩn 
thận nhằm phát hiện những ưu điểm, nhược điểm của bài văn sau đó ghi theo 
trình tự sau để làm cơ sở cho việc chữa bài và giáo viên cần có sổ ghi lỗi mắc 
phải của học sinh.
 * Bài văn của em nào diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, biết sử dụng các biện 
pháp nghệ thuật miêu tả so sánh nhân hoá... Bài văn nào có câu văn hay, ý hay, 
dùng từ sáng tạo, hình ảnh bố cục chặt chẽ 
 * Ghi những lỗi phổ biến các em thường mắc phải như: chính tả, dùng từ 
chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, thiếu hoặc thừa thành phần chủ - vị, 
chưa rõ nghĩa, lặp từ, lặp ý hoặc thừa thành phần không cần thiết.
 * Ghi ra một số bài tiêu biểu nhất của lớp để đọc cho các em nghe và 
tham khảo, học tập.
+ Quá trình thực hiện tiết dạy.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đề và giúp học sinh xác định lại 
trọng tâm của đề.
 - Đánh giá nhận xét chung ưu khuyết điểm của bài làm lần này. Trả bài 
cho học sinh trước khi chữa lỗi.
+ Chữa lỗi sai :
 Đây là khâu quan trọng hàng đầu của tiết dạy, học sinh có thể nhận được 
cái sai, cái chưa được, có tìm được cách sửa chữa lỗi hợp lý không. Giáo viên 
có thể thống kê những lỗi sai phổ biến sau:
 a. Chữa lỗi về chính tả: Giáo viên ghi các lỗi chính tả mà học sinh hay 
mắc yêu cầu học sinh đọc lại sau đó tự sửa lỗi. Lỗi chính tả là lỗi học sinh hay 
mắc nhất trong một bài làm văn. Từ chỗ sai chính tả đẫn đến sai ý của câu, sai 
nghĩa của từ mà các em sử dụng trong bài văn.
14 *Tính mới:
 - Với các giải pháp nêu trên, GV và HS dễ dàng áp dụng vào dạy và học 
các bài văn miêu tả theo hướng phát triển năng lực học sinh.
 - HS được thực hành, luyện tập, tự khám phá và lĩnh hội kiến thức một 
cách chủ động mà không bị gò bó hay dập khuôn theo một khuôn mẫu nào cả.
 - Việc học không chỉ diễn ra trong phạm vi không gian lớp học mà các em 
được trải nghiệm, được tận mắt quan sát đối tượng miêu tả và tái hiện bằng 
ngôn ngữ, cảm xúc của chính bản thân mình vì thế các giờ học sẽ trở nên nhẹ 
nhàng. Giáo viên chỉ là người định hướng, hướng dẫn các em cách quan sát và 
thể hiện lại đối tượng bằng cảm nhận của bản thân mình. Các em thực sự được 
sáng tạo theo khả năng và trí tưởng tượng của mình. Và cứ như vậy, vốn từ ngữ 
của học sinh dần được nâng lên, khả năng miêu tả tốt hơn, sáng tạo hơn, thể 
hiện rõ cái tôi của mình trong mỗi bài văn.
 - Bên cạnh đó việc lập dàn ý bài văn miêu tả bằng cách sử dụng sơ đồ tư 
duy giúp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Sử dụng sơ đồ tư duy 
trong khâu lập dàn ý giúp học sinh tìm tòi và khắc sâu kiến thức thông qua suy 
nghĩ và hoạt động tích cực. Các em không bị ép học thuộc lòng và tái hiện 
nguyên văn nội dung ghi nhớ, Ngược lại các em chủ động tìm ra kiến thức và 
tái hiện lại trên giao diện mở của sơ đồ tư duy. Như vậy việc ghi nhớ, trình bày, 
sắp xếp ý được mạch lạc, rõ ràng, phát huy năng lực của từng học sinh.
 *Tính sáng tạo:
 Đổi mới PP dạy học phân môn TLV theo hướng tiếp cận năng lực giúp 
HS không phải học thuộc văn, ghi nhớ văn mẫu mà phải biết tự viết, tự sáng 
tạo thông qua các hoạt động cụ thể, biết sử dụng những tri thức học được 
để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Giúp HS tiếp cận nội dung 
chủ yếu yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Biết cái gì? Vì chương trình tiếp cận năng 
lực luôn đặt ra câu hỏi: Biết làm gì từ những điều đã biết cho nên so với thiết kế 
truyền thống, thiết kế chương trình theo hướng tiếp cận năng lực có sự khác 
biệt. Thiết kế truyền thống thường bắt đầu từ mục tiêu giáo dục sau đó xác định 
16

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_5.doc