Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 trường Tiểu học Phạm Hùng viết đúng chính tả (bộ sách Chân trời sáng tạo)
1. Sự cần thiết mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Chữ viết có tầm quan trọng trong việc học tập ở bậc tiểu học. Hơn nữa ở Tiểu học là nền tảng, căn bản cho học sinh học tiếp lên các cấp tiếp theo. Nếu học sinh viết đúng, viết đẹp, viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả và đảm bảo được tốc độ viết thì học sinh sẽ ghi chép bài đầy đủ, đúng và sẽ đạt kết quả tốt hơn trong học tập.
Qua việc thực tế kiểm tra dự giờ và giảng dạy ở khối lớp chúng tôi thấy rằng đa số các em viết sai nhiều lỗi trong bài chính tả và cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề hiểu nghĩa của từ, phân biệt các âm, vần, thanh hỏi, thanh ngã. Nhằm giúp các em học tốt hơn về phân môn chính tả, đặc biệt là chính tả nghe - viết, chúng tôi đã nghiên cứu và chọn viết sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3B, 3D trường Tiểu học Phạm Hùng viết đúng chính tả”
2. Mô tả sáng kiến:
2.1. Vấn đề đặt ra:
Hoạt động nghe - viết đúng chính tả ở Tiểu học có một nhiệm vụ quan trọng là rèn kỹ năng viết, nghe, đọc thể hiện qua chữ viết đúng và đẹp; viết thành đoạn, bài và thích học Tiếng Việt. Đây cũng là hoạt động giúp học sinh tạo lập ngôn bản (nói, viết) và tự rèn luyện. Điều quan trọng khi dạy là giúp viết đúng chính xác bài chính tả, trình bày đúng theo thể loại bài viết, bộc lộ rõ năng lực ngôn ngữ và khả năng của mỗi em. Do đó, việc dạy và rèn kĩ năng giúp các em viết chính xác bài chính tả là hoạt động cần thiết. Thế nhưng hiện nay đa số các em học sinh ở lớp 3B, 3D các em còn mắc phải những lỗi chính tả về nhầm lẫn âm đầu, nhầm lẫn âm vần, nhầm lẫn dấu thanh. Sáng kiến đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh và nhận biết tốt các quy tắc viết chính tả. Từ đó, giáo viên rút ra phương pháp dạy học chính tả một cách nhẹ nhàng đảm bảo mọi học sinh đều viết đúng chính tả, đồng thời cũng phát huy năng lực phẩm chất cho học sinh.
2.2. Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết:
*Giải pháp khắc phục:
- Giáo viên cần chú ý rèn luyện giọng đọc của mình sao cho to, rõ ràng và phát âm chuẩn xác.
- Giáo viên phải có sự nghiên cứu đầu tư cho tiết dạy để nắm được những kiến thức kĩ năng cần đạt của học sinh sau mỗi bài dạy, đồng thời có những phương pháp và hình thức dạy học sinh động giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học.
- Học sinh phải luôn có ý thức trong học tập.
- Học sinh tích cực luyện phát âm sao cho đúng chuẩn vì chính tả Tiếng Việt là chính tả ghi âm nên phải phát âm đúng thì mới viết đúng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 trường Tiểu học Phạm Hùng viết đúng chính tả (bộ sách Chân trời sáng tạo)
viết đúng chính xác bài chính tả, trình bày đúng theo thể loại bài viết, bộc lộ rõ năng lực ngôn ngữ và khả năng của mỗi em. Do đó, việc dạy và rèn kĩ năng giúp các em viết chính xác bài chính tả là hoạt động cần thiết. Thế nhưng hiện nay đa số các em học sinh ở lớp 3B, 3D các em còn mắc phải những lỗi chính tả về nhầm lẫn âm đầu, nhầm lẫn âm vần, nhầm lẫn dấu thanh. Sáng kiến đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh và nhận biết tốt các quy tắc viết chính tả. Từ đó, giáo viên rút ra phương pháp dạy học chính tả một cách nhẹ nhàng đảm bảo mọi học sinh đều viết đúng chính tả, đồng thời cũng phát huy năng lực phẩm chất cho học sinh. 2.2. Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết: *Giải pháp khắc phục: - Giáo viên cần chú ý rèn luyện giọng đọc của mình sao cho to, rõ ràng và phát âm chuẩn xác. - Giáo viên phải có sự nghiên cứu đầu tư cho tiết dạy để nắm được những kiến thức kĩ năng cần đạt của học sinh sau mỗi bài dạy, đồng thời có những phương pháp và hình thức dạy học sinh động giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học. - Học sinh phải luôn có ý thức trong học tập. - Học sinh tích cực luyện phát âm sao cho đúng chuẩn vì chính tả Tiếng Việt là chính tả ghi âm nên phải phát âm đúng thì mới viết đúng. 3. Phạm vi triển khai thực hiện: - Sáng kiến được triển khai thực hiện ở lớp 3B, 3D và triển khai nhân rộng trong khối 3 trường Tiểu học Phạm Hùng, thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh. 4. Tính mới của sáng kiến: - Sáng kiến chúng tôi thực hiện có cải tiến so với các giải pháp trước đây. Qua việc thực hiện sáng kiến đã giúp học sinh biết tự nghiên cứu bài học và hoạt động tích cực trong học tập, từ đó nắm được các quy tắc viết chính tả và viết bài chính tả đạt kết quả khả quan hơn. 2 6. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3B, 3D trường Tiểu học Phạm Hùng viết đúng chính tả.” được áp dụng để nâng cao chất lượng viết đúng chính tả. Đồng thời giúp các em có thêm vốn kiến thức để các em có kỹ năng nghe viết tốt hơn, yêu thích và thích học chính tả hơn. Từ đó, các em hình thành phương pháp tự học và biết vận dụng những điều đã học để áp dụng vào các môn học khác cũng như áp dụng vào cuộc sống hằng ngày của các em. Qua đó, chúng tôi triển khai và nhân rộng sáng kiến này trong toàn khối và các khối khác trong đơn vị. 7. Đề xuất, kiến nghị: Không có Chúng tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, không vi phạm pháp luật. Ý KIẾN XÁC NHẬN Hòa Thành, ngày 09 tháng 03 năm 2023 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nhóm tác giả 1. Phan Ngọc Thi 2. Trần Thị Huyền Trân 4 sinh lớp 3B, 3D trường Tiểu học Phạm Hùng viết đúng chính tả.” để thực hiện trong năm học này. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp học sinh lớp 3B, 3D trường Tiểu học Phạm Hùng viết đúng chính tả và học tốt các môn học khác. - Khách thể nghiên cứu: Tập thể học sinh lớp 3B, 3D 4. Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến này chúng tôi tổ chức nhiều hình thức dạy để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập như: trò chơi đố chữ, vua Tiếng Việtnhằm giúp học sinh viết đúng chính tả và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy nghe viết đúng chính tả ở lớp 3B, 3D trường Tiểu học Phạm Hùng. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện tốt sáng kiến, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Là phương pháp tìm tòi, lựa chọn và đọc những tài liệu có liên quan đến những vấn đề mình đang nghiên cứu. Nghiên cứu tài liệu là phương pháp không thể thiếu và cũng là phương pháp đầu tiên mà người nghiên cứu cần sử dụng. Với sáng kiến này chúng tôi đã đọc các tài liệu sau: - Sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung sáng kiến, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu các bài Chính tả thông qua tài liệu hướng dẫn Tiếng Việt lớp 3. - Sách giáo khoa (Sách hướng dẫn) môn Tiếng Việt lớp 3 tập 1, tập 2. - Tài liệu hướng dẫn giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 3. - Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy học cho giáo viên Tiểu học. 5.2. Phương pháp quan sát điều tra dự giờ thực tiễn: - Đầu tiên chúng tôi kiểm tra, dự giờ thực tế đối với học sinh lớp 3B, 3D mà chúng tôi trực tiếp giảng dạy để nắm bắt được kĩ năng viết bài của từng học sinh. Từ đó, chúng tôi nắm được số liệu cụ thể rồi đưa ra giải pháp giúp đỡ 6 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: 1.1 Các văn bản chỉ đạo của ngành: - Thông tư 27/2020/ TT-BGDĐT ngày 04 tháng 09 năm 2020: Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học - Công văn 2345/ BGDĐT – GDTH ngày 07 tháng 06 năm 2021 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học. - Công văn 2507/ SGDĐT – GDTH ngày 22 tháng 07 năm 2021 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học. - Quyết định 1709 /QĐ - UBND ngày 12 tháng 08 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022 – 2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh - Công văn số 3079/ SGDĐT -GDTH ngày 14 tháng 09 năm 2022 của Sở giáo dục và đào tạo Tây Ninh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2022 - 2023 - Hướng dẫn số 342/ HD PGDĐT ngày 08 tháng 09 năm 2022 của Phòng giáo dục và Đào tạo Thị xã Hòa Thành về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Cấp tiểu học năm học 2022 - 2023 1.2 Các quan niệm khác về giáo dục: - Trong những năm gần đây, ở nước ta dạy học định hướng phát triển năng lực cho học sinh cũng nhận được sự quan tâm sâu sắc. Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Tiếng Việt là công cụ cho nhiều môn học và được sử dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Bởi vậy, phát triển năng lực, đặc biệt là 8 Việt nhằm mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. - Chính tả là phân môn rèn cho học sinh kĩ năng và thói quen viết đúng. Nếu học sinh được rèn tốt kĩ năng và thói quen đó thì các em sẽ tự tin, hứng thú và có niềm vui đối với môn học, điều đó cũng tạo đà thuận lợi cho việc học tốt các môn khác. Vì vậy cần có giải pháp thích hợp để hỗ trợ học sinh lớp 3B, 3D vượt qua mọi thách thức và nỗ lực hơn trong học tập. 2. Cơ sở thực tiễn: - Trường Tiểu học Phạm Hùng thuộc ấp Long Hải, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Đơn vị có tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm cao. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động đồng đều và có sự đoàn kết thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo. Nhà trường được sự quan tâm của địa phương, sự nhiệt tình của Ban đại diện Cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh. Cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ, phục vụ tốt cho việc dạy và học. - Năm học 2022 – 2023 là năm học đầu tiên mà chúng tôi thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới với bộ sách “Chân trời sáng tạo” của Bộ giáo dục. Ngay từ đầu năm chúng tôi đã tiến hành thống kê, tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn của học sinh ở lớp (nhất là năm học vừa qua các em phải học trực tuyến trong thời gian khá dài) để từ đó có những phương hướng, việc làm cụ thể để giáo dục học sinh tốt hơn và phù hợp với tình hình hiện nay. *Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và các tổ chức, đoàn thể nhà trường trong các hoạt động giáo dục. - Các em học sinh rất ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo. Chất lượng học tập của các em tương đối đồng đều. - Các em học sinh trong lớp cũng rất mạnh dạn trong các hoạt động chung, hội thi của nhà trường và Liên đội tổ chức. 10 + Còn nhiều em đọc chậm, phát âm chưa chuẩn dẫn đến khi viết chính tả các em viết sai lỗi. + Một số em chưa chăm chỉ học tập, chưa tập trung chú ý nghe bài giảng trên lớp. Học sinh còn nhầm lẫn giữa thanh hỏi và thanh ngã, còn viết sai âm đầu : “ch/tr ; v/d/gi ; g/r ; x/s : ng/ngh : g/gh, vần iêu/iu ; ăc/ăt ”. Chưa nắm được cách viết hoa. + Học sinh chưa có ý thức tự học, tự rèn, tự sửa lỗi chính tả khi viết sai + Học sinh ít đọc bài, ít xem sách báo. Do thói quen “đọc sao viết vậy”; viết tự nhiên, thoải mái theo cách hiểu của mình. Ví dụ: - Cái chăn – cái trăn suy nghĩ – suy nghỉ - Đám giỗ - đám dỗ Cánh diều – cánh dìu - Cá rô – cá gô Chắc chiu – chắt chiu - Về giáo viên : + Khi dạy chính tả giáo viên chưa chú trọng khâu phân tích từ, chưa gắn việc phân tích, lưu ý từ khó vào việc hiểu nghĩa của từ trong văn cảnh. + Giáo viên chưa kiên trì luyện đọc cho học sinh những từ phát âm sai do tiếng địa phương; chưa hướng dẫn các em phát âm chuẩn những tiếng có âm, vần khó, học sinh đọc sai dẫn đến viết sai. + Giáo viên chưa chú ý nhiều đến học sinh chậm vì sợ mất thời gian. + Chưa phát huy khả năng phát hiện lỗi sai của học sinh và khả năng tự sửa lỗi sai của các em. + Do đặc trưng vùng miền nên giáo viên phát âm các tiếng có âm đầu ch/tr, v/d/gi, s/x, ng/ngh, c/k; âm cuối n/ng, i/y, c/t và dấu thanh như thanh hỏi/ thanh ngã đôi khi chưa rõ. Chưa nắm được cách viết hoa. * Về học sinh: - Còn nhiều em đọc chậm, phát âm chưa chuẩn dẫn đến khi viết chính tả các em viết sai lỗi. Các em chưa có sự chuẩn bị bài ở nhà, chưa có sự tự giác để luyện viết trước những từ dễ sai. 12 3.1 Vấn đề đặt ra: Nghe viết đúng chính tả ở Tiểu học có một nhiệm vụ quan trọng là rèn kỹ năng viết, nghe, đọc thể hiện qua chữ viết đúng và đẹp; viết thành đoạn, bài và thích học Tiếng Việt. Đây cũng là việc giúp học sinh tạo lập ngôn bản (nói, viết) và tự rèn luyện. Điều quan trọng khi dạy là giúp viết đúng chính xác bài chính tả, trình bày đúng theo thể loại bài viết, bộc lộ rõ năng lực ngôn ngữ và khả năng của mỗi em. Do đó việc dạy và rèn kĩ năng giúp các em viết chính xác bài chính tả là hoạt động cần thiết. Thế nhưng hiện nay đa số các em học sinh ở lớp 3B, 3D chúng tôi, các em còn mắc phải những lỗi chính tả về nhầm lẫn âm đầu, nhầm lẫn âm vần và dấu thanh. Cụ thể: *Về âm đầu: Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm đầu (s/x, c/k, r/d/gi, tr/ ch, g/ng/ngh): + xẻ thịt sẻ thịt + mặt trăng mặt chăng + sứ giả xứ giả + chín vàng trín vàng + sứt chỉ xứt chỉ + gìn giữ dìn dữ + cơn giận cơn dận + ru ngủ gu ngủ + kim khâu cim khâu + nghi ngút ngi ngút *Về vần: - Về âm chính: Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần (ao / au / âu, ăt/ ât, oe/ eo, un/ uôn/ uông, ui/ uôi, iu/ êu / iêu, .) cụ thể: + ngôi sao ngôi sau + dịu dàng dụi dàng + nhặt rau nhật râu + niềm vui nìm vuôi + mạnh khoẻ mạnh khẻo + buồn bã buồng bã - Về âm cuối: 14 - Muốn học sinh viết đúng chính tả, chúng tôi phải chú ý luyện phát âm cho học sinh, giúp các em phân biệt các âm đầu, âm chính, âm cuối (vần), dấu thanh thông qua giọng đọc mẫu của giáo viên. Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến viết sai chính tả “nói sao viết vậy”. Vì thế điều quan trọng để sửa sai chính tả trước hết phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc: đọc đúng, phát âm đúng. Việc rèn phát âm được thực hiện thường xuyên trong các tiết đọc và một số môn học khác, chẳng hạn: - Khi dạy đọc bài: “Cậu học sinh mới”, (Tuần 1 – Tiếng Việt 3 Tập 1- trang 24 sách Chân trời sáng tạo). - Chúng tôi sẽ hướng dẫn các em luyện đọc và phân tích từ khó như: chớp nhoáng, say mê, mái tóc . - Khi đó giáo viên sẽ hướng dẫn cho các em phân tích từ “chớp nhoáng” gồm có 2 tiếng: + Tiếng “chớp” gồm có: âm đầu (ch), vần (ơp), thanh (sắc) + Tiếng “nhoáng” gồm có: âm đầu (nh), vần (oang), thanh (sắc). Hoặc phân tích từ “say mê” gồm có 2 tiếng: + Tiếng “say” gồm có: âm đầu (s), vần (ay). + Tiếng “mê” gồm có: âm đầu (m), âm chính (ê). Hay phân tích từ “mái tóc” gồm có 2 tiếng: + Tiếng “mái” gồm có: âm đầu (m), vần (ai), thanh (sắc) + Tiếng “tóc” gồm có: âm đầu (t), vần (oc), thanh (sắc). - Sau mỗi lần phân tích như vậy, chúng tôi cho học sinh luyện đọc lại các từ đó vài lần theo hình thức đồng thanh hoặc đọc cá nhân để giúp các em phát âm đúng và nắm vững âm, vần, dấu thanh. - Học sinh của chúng tôi thường hay nhầm lẫn giữa “s và x” nên chúng tôi cũng phân tích từ “say mê” gồm có hai tiếng: + Tiếng “say” gồm có: âm đầu (s), vần (ay). + Tiếng “mê” gồm có: âm đầu (m), âm chính (ê). 16 thiết trong tiết nghe – viết đúng chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm. - Cụ thể như: Bài: “Lễ hội hoa nước Ý” (Tiếng Việt 3 Tập 2 - trang 18 sách Chân trời sáng tạo) “ Vào dịp tháng Sáu, từ thủ đô Rô- ma đến các tỉnh thành của nước Ý tưng bừng mở lễ hội hoa. Người dân rải những cánh hoa đủ màu lên các bức tranh vừa vẽ trên đường tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Rất nhiều du khách đến đây tham dự lễ hội độc đáo này ” Cần giải thích giúp học sinh hiểu “nghỉ” có nghĩa là hoạt động bị ngừng lại, còn “nghĩ” là tính toán hay suy nghĩ điều gì đó. Vì vậy phải viết là “ngẫm nghĩ”. Hay “tiếng” có nghĩa là tiếng kêu của con ve phân biệt với “tiến” trong “tiến bộ” . Đồng thời trong giờ Tiếng Việt hoạt động đọc chúng tôi luôn chú trọng giúp cho học sinh hiểu được nghĩa của các từ khó để học sinh nắm vững từ, nhờ vậy giúp các em viết chính tả ít bị sai. Thật vậy, học sinh sẽ ghi nhớ kĩ càng hơn khi các em đọc và hiểu được nghĩa của từ thông qua việc đọc từ chú giải sau mỗi bài đọc, chẳng hạn: Trong bài: “Đua ghe ngo” (Tiếng Việt 3 Tập 2- trang 14, 15 sách Chân trời sáng tạo); các từ chú giải như: + Ghe ngo: thuyền đua truyền thống của người Khơ- me. + Rằm: ngày thứ mười lăm trong tháng âm lịch. + Âm lịch: lịch tính thời gian theo sự chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. + Khmer (Khơ – me): một dân tộc trong 54 dân tộc của Việt Nam. + Phèng la: nhạc cụ bằng đồng thau, hình đĩa tròn, tiếng vang và chói. + Bức phá: vượt hẳn lên, cách xa so với mức thông thường. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa 18
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_t.doc