Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong môn Mĩ thuật (bộ sách Chân trời sáng tạo)
Ngày nay, nền giáo dục của nước ta hướng tới một nền giáo dục phát triển toàn diện. Cùng với sự đổi mới về nội dung của sách giáo khoa, những năm qua ngành giáo dục đã có sự đổi mới trong cách dạy và giáo dục học sinh, phát huy tích cực của HS trong việc lĩnh hội tri thức của HS.
Môn Mĩ thuật là môn học gây cho các em nhiều sự hứng thú, do đó các em rất thích học, thích sáng tạo. Cũng chính vì vậy mà môn Mĩ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ, đồng thời có tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Đối với môn Mĩ thuật, người giáo viên phải làm sao để mỗi giờ học phải được các em vui thích chờ đón - chờ đón được nghe, chờ đón được sáng tạo và sự thích thú đó sẽ tạo nên những cảm xúc mạnh để các em sáng tạo những sản phẩm đẹp. Vì vậy, người giáo viên phải luôn tạo ra cái mới cho bài dạy, tạo nên không khí phấn khởi cho các em. Kiến thức cơ bản là quan trọng và cần thiết nhưng người giáo viên cần phải nghĩ xem nên truyền đạt như thế nào để bài học không đơn điệu, tẻ nhạt, làm thế nào để HS thực sự chủ động, tích cực và sáng tạo. Người giáo viên phải như người thầy thuốc giỏi, vị tướng tài biết vận dụng cái chung nào từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể để đem lại hiệu quả cao cho công việc. Vì thế dạy học cũng là một nghệ thuật và dạy Mĩ thuật càng phải nghệ thuật hơn.
Mĩ thuật là môn học nghệ thuật tạo ra cái đẹp. Muốn có cái đẹp phải có kiến thức, phải nghĩ, phải hứng thú vì không bị gò ép, không phải chỉ có nhớ là làm được, không phải đúng, chính xác mà đẹp. Họa sĩ Picasso từng nói “ Nghệ thuật không phải là sự áp dụng các khuôn mẫu về cái đẹp, mà do bản năng và suy nghĩ có thể cảm nhận được vượt qua khỏi khuôn mẫu”. Vì vậy, dạy Mĩ thuật cần có phương pháp làm cho học sinh phấn khởi, hồ hởi, mong muốn sáng tạo chứ không đơn thuần là truyền đạt kiến thức. Như Chi-xchia-kop - hoạ sĩ, nhà giáo Xô Viết đã nói “Hoạ sĩ giỏi chưa chắc đã là nhà thầy giáo giỏi”. Ở đây ông nhấn mạnh cách truyền thụ của giáo viên. Thầy giáo có kiến thức uyên thông nhưng không biết “cách cho” (cách truyền đạt), học sinh không nắm vững những điều cơ bản được hay lĩnh hội kém thì rõ ràng chưa phải là người thầy giáo giỏi. Như vậy cần phải có nghệ thuật truyền đạt, hay nói cách khác là nghệ thuật dạy học. Dạy Mĩ thuật cần phải làm cho học sinh tự giác học tập, vui vẻ tiếp nhận, chờ đón những điều mới mẻ và chủ động sáng tạo. Dạy Mĩ thuật phải làm cho học sinh biết “nhân” những kiến thức đã tiếp thu được. Vậy làm sao để mỗi giờ dạy Mỹ thuật của mình sẽ mang lại hứng thú, niểm say mê, sự tự tin, tích cực, chủ động và sự sáng tạo cho mỗi học sinh? Xuất phát từ mong muốn của mình nên tôi đã chọn : “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong môn Mĩ thuật”. Biện pháp này tôi đã áp dụng với toàn bộ học học sinh khối 3 từ đầu năm học đến cuối năm năm học 2022 - 2023
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong môn Mĩ thuật (bộ sách Chân trời sáng tạo)
2 mạnh cách truyền thụ của giáo viên. Thầy giáo có kiến thức uyên thông nhưng không biết “cách cho” (cách truyền đạt), học sinh không nắm vững những điều cơ bản được hay lĩnh hội kém thì rõ ràng chưa phải là người thầy giáo giỏi. Như vậy cần phải có nghệ thuật truyền đạt, hay nói cách khác là nghệ thuật dạy học. Dạy Mĩ thuật cần phải làm cho học sinh tự giác học tập, vui vẻ tiếp nhận, chờ đón những điều mới mẻ và chủ động sáng tạo. Dạy Mĩ thuật phải làm cho học sinh biết “nhân” những kiến thức đã tiếp thu được. Vậy làm sao đểmỗi giờ dạy Mỹ thuật của mình sẽ mang lại hứng thú, niểm say mê, sự tự tin, tích cực, chủ động và sự sáng tạo cho mỗi học sinh? Xuất phát từ mong muốn của mình nên tôi đã chọn : “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong môn Mĩ thuật”. Biện pháp này tôi đã áp dụng với toàn bộ học học sinh khối 3 từđầu năm học đến cuối nămnăm học 2022 - 2023 2 Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến: - Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Học sinh cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động tập thể. -Biện pháp này tôi đã áp dụng với toàn bộ học học sinh khối 3 trong trường Tiểu học Tri Phương từđầu năm học đến cuối năm học 2022 – 2023. Trước đây, bộ môn Mĩ thuật giáo viên thường sử dụng những phương pháp cũ: giáo viên giảng bằng lời, HS nghe được đến đâu thì nghe (HS tiếp thu một cách thụ động). HS ít được tham gia suy nghĩ, tìm tòi dẫn đến tiết học trầm, buồn tẻ, đơn điệu, HS tiếp thu bài chậm, hiệu quả bài vẽ chưa cao. Cùng với sự đổi mới về nội dung của sách giáo khoa, những năm qua ngành giáo dục đã có sự đổi mới trong cách dạy và giáo dục học sinh, phát huy tích cực của HS trong việc lĩnh hội tri thức của HS. Phương pháp giáo dục tập trung vào vai trò người giáo viênchuyển sang phương pháp tập trung vào vai trò của HS. Từ hình thức dạy học đồng loạt sang hình thức dạy học bằng việc tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS. Phương pháp 4 PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi: a. Về phía nhà trường: Trong những năm qua, được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sự chăm lo của đại đa số phụ huynh đến việc học tập của con em, cùng với sự nhiệt tình tâm huyết của giáo viên nên phong trào học tập của học sinh ngày càng phát triển và nâng cao cả quy mô lẫn chất lượng. Nhà trường luôn được đánh giá là trường có chất lượng giáo dục tốt của ngành Giáo dục huyện nhà, trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Đối với bộ môn Mĩ thuật, Ban giám hiệu nhà trường cũng tạo điều kiện về cơ sở vật chất đầy đủ như: đồ dùng, trang thiết bị dạy học.để giáo viên có thể áp dụng và phát huy tính sáng tạo của phương pháp dạy học Mĩ thuật mới b. Về phía giáo viên: Bản thân tôi có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, được tham gia các buổi tập huấn học phương pháp mới, luôn học hỏi, trau dồi kiến thức và tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Nội dung chương trình Mĩ thuật Tiểu học, giáo viên có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương, khả năng nhận thức của học sinh. c. Về phía học sinh: Học sinh được học SGK mới theo chương trìnhGDPT 2018 Nội dung trong SGK theo chủ đề, các hoạt động của mỗi chủ đề nối tiếp liền mạch nhau, làm cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, sáng tạo với nhiều trải nghiệm. Mặt khác, các em được thỏa thích với những sáng tạo, được trao đổi, học hỏi từ bạn rất nhiều. Thông qua hoạt động mĩ thuật thực tế, học sinh tự mình làm tích lũy được cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, tự lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực cá nhân. Chính bản thân các em sẽ tự tin trình bày những ý kiến cá nhân trước tập thể. 6 giáo viên thiếu quan sát hay quản lý lớp là các em thường nói chuyện riêng, đùa giỡn, làm ảnh hưởng đến lớp học bên cạnh. Bên cạnh đó, một số phụ huynh còn có quan niệm coi môn Mĩ thuật là môn học phụ nên chưa coi trọng kết quả của giáo viên chuyên môn, sự thiếu quan tâm mua sắm đồ dùng học vẽ cho con em. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học của giáo viên và gây cho các em gây sự chán nản, không tự tin trong thực hành. Ngoài ra, còn một số học sinh chưa có hứng thú học tập, nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học, dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa tốt. Tất cả những vấn đề trên rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học Mĩ thuật của học sinh. Vì vậy, đầu năm học tôi đã tổ chức khảo sát đánh giá với học sinh khối 3. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng giải pháp (Đầu năm học: 2022 – 2023) Mức độ đạt được Lớp Sĩ số SP có sáng tạo SP chưa sáng tạo SL % SL % 3A 37 13 35 24 65 3B 36 13 36 23 64 3C 38 15 39,5 23 60,5 3D 38 20 52,6 18 47,4 3E 37 13 35 24 65 3G 36 13 36 23 64 8 làm cho tiết học nặng nề nhàm chán, tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học, phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh, lôi cuốn các em vào những hoạt động học tập. Ví dụ: Trò chơi “Tạo dáng đoán hoạt động”- áp dụng trong Chủ đề: Trường em - Bài 2: Những người bạn thân thiện. Thời gian thực hiện: 3 phút Thời điểm áp dụng: Trò chơi này có thể áp dụng được ởhoạt động khởi động của chủ đề hoặc kết thúc giờ học. - Mục tiêu: Giúp các em vận động trong giờ học, biết tưởng tượng và tạo dáng được theo đúng yêu cầu. - Chuẩn bị: Mẩu giấy ghi tên các trò chơi để bốc thăm - Cách chơi: Lớp chia làm hai đội. Mỗi đội cử bốn bạn lên thi. Tạo dáng đúng với yêu cầu trong mẩu giấy (sau khi bốc thăm xong không được đọc to yêu cầu trong giấy). Yêu cầu của trò chơi: Học sinh bốc thăm và tạo dáng theo đề tài mẩu giấy và các bạn cùng đội ngồi dưới lớp có nhiệm vụ đoán ra đó là hoạt động gì. Mỗi lần đoán đúng là được một sao. (Mỗi đội chơi 3 lần), mỗi lượt thắng là được 1 sao. Kết thúc trò chơi đội nào được nhiều sao là đội thắng cuộc. Trò chơi này rất phù hợp với lứa tuổi của các em. Các em sẽ thích thú và hào hứng. Mỗi một bài học trong chủ đề, GV có thể lựa chọn các hình thức tổ chức khác nhau để tạo hứng thú cho học sinh. Ví dụ với chủ đề: Trường em - Bài 2: Những người bạn thân thiện, GV có thể tổ chức cho học sinh cả lớp khởi động bằng bài hát “Người tôi yêu tôi thương”. Học sinh hát và thể hiện tình cảm của mình với người bạn bên cạnh... * Tổ chức vào thời điểm thích hợp. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để giới thiệu bài hay hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Có thể cho các em chơi trò chơi trong hoạt động hướng dẫn cách 10 Trò chơi này áp dụng trong Chủ đề: Góc học tập của em – Bài 2: Con vật ngộ nghĩnh - Thời điểm áp dụng: Trò chơi này có thể áp dụng được ở hoạt động khởi động và đầu hoạt động 3: Vận dụng, sáng tạo - Mục tiêu: Giúp các em rèn luyện tư duy và thể hiện sự nhanh trí khi giải nhanh các câu đố. Bện cạnh đó các em có thể kể được một số con vật mà mình biết. - Cách chơi: Lớp chia làm hai đội là hai bên dãy bàn của lớp, ngồi tại chỗ. Hình thức thi đó là cô đọc câu đố học sinh nghe và giải câu đố. Bạn nào giải nhanh và đúng thì đội của bạn đó được một sao. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều sao hơn đội đó thắng cuộc. Khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần đánh giá cao phần tham gia của các đội, không làm qua loa đại khái, có khen thưởng, tuyên dương kịp thời cũng là một biện pháp làm cho học sinh thêm tích cực vì em nào cũng thích được khen, được thầy cô quan tâm đến việc làm của mình. Bên cạnh đó cần động viên những đội còn lại để các em cố gắng hơn ở lần sau. Sau mỗi lần chơi giáo viên cần nhận xét đánh giá kết quả của học sinh. Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi giáo viên đánh gía cuộc chơi và phân loại thắng thua thật công bằng, rõ ràng. Giáo viên phải hết sức lưu ý vấn đề này vì đôi khi có giáo viên nêu yêu cầu và luật chơi rất khắt khe nhưng khi đánh giá kết quả lại đại khái, không chính xác hoặc không công bằng vì vậy sẽ làm cho học sinh mất phấn khởi, đôi khi các em biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của giáo viên. Để đánh giá đúng thực chất của cuộc chơi, giáo viên phải thống kê ra được những ưu điểm, nhược điểm của từng đội tham gia chơi. Tuy nhiên vẫn cần sự đánh giá nhẹ nhàng mang tính chất động viên, khích lệ là chính, tránh tình trạng đánh giá để các em buồn và xấu hổ với bạn bè khi không thắng trò chơi. Ngoài ra, GV có thể cho cả lớp cùng hát, múa, hoặc nhảy tùy theo nội dung bài học hoặc tùy nội dung hoạt động. 12 Ví dụ: Bài 3: Vui Tết Trung thu – Chủ đề: Mùa thu quê em giáo viên nên tổ chức cho học sinh kể về một số hoạt động trong ngày Tết Trung thu mà em đã được tham gia. Hoặc GV có thể cho học sinh diễn lại hoạt động mà các em đã đượctrải nghiệm trong thực tế với những sản phẩm mà các em đã làm từ bài học trước trong chủ đề. Hay bài 3: Gia đình yêu thương - Chủ đề : Mái ấm gia đình giáo viên tổ chức cho 1 nhóm học sinh mô tả lại những hoạt động của gia đình mình .Vì tạo dáng gây hứng thú học tập, giúp cho học sinh nâng cao hiểu biết về những tình huống sự kiện từ đời sống hàng ngày của các em. Học sinh tự tạo lại các dáng hoạt động từ những tình huống trong hoạt động chơi, làm việc hoặc học tập. Các em dễ dàng nắm bắt được hình dáng, tư thế của người khi hoạt động, từ đó tạo được nhiều sản phẩm đẹp. - Học sinh được trải nghiệm với các chất liệu khác nhau. Chính những vật liệu rất gũi với cuộc sống hàng ngày đã kích thích và tạo hứng thú cho các em. Vật liệu phục vụ cho các bài học giáo viên sử dụng linh hoạt các chất liệu học sinh đã có, hướng dẫn học sinh sưu tầm và trải nghiệm các chất liệu sẵn có ở địa phương, những vật dụng bỏ đi để tạo ra nhiều chất liệu phong phú trong các hoạt động dạy học Mĩ thuật. Ví dụ như vỏ hộp áp dụng với chủ đề Đô thị ngày nay; Bài 1: Cây trong vườn- Chủ đề: Khu vườn nhỏ, lá cây, rau củ quả, tăm bông, tăm tre, đá cuội, vỏ sò, nắp chai.đều có thể sáng tạo sản phẩm như con vật, cây cối, chậu hoa Đây cũng là một yếu tố giúp các em chủ động và tích cực hơn trong học tập để sáng tạo sản phẩm. * Kết quả sau khi áp dụng: Hầu hết học sinh đều biết chủ động, tích cực trong quá trình học tập, tự tin trước lớp, giao tiếp tiến bộ, năng lực sáng tạo, biểu đạt có tiến bộ rõ rệt. 2. Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động hợp tác nhóm 14 Phân công nhiệm vụ trong nhóm là việc yêu cầu các thành viên trong nhóm thực hiện những công việc của nhóm đảm nhiệm, người trưởng nhóm với tư cách đại diện cho nhóm mà giao việc cho các thành viên. Việc phân công nhiệm vụ sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người trong nhóm. Với các lợi ích của việc phân công nhiệm vụ: sử dụng hiệu quả năng lực của các thành viên, phát triển năng lực của mọi người trong nhóm, quản lí thời gian hiệu quả, hoàn thành công việc được giao một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các thành viên trong nhóm biết rõ nhiệm vụ của mình và phối hợp thực hiện công việc chung một cách hiệu quả. c. Hãy đưa ra nhiệm vụ học tập một cách rõ ràng và cụ thể. Các em phải được biết các em phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra trong bài học.Hoạt động này phát huy khả năng sáng tạo và tư duy của học sinh, học sinh được trải nghiệm những gì mình thích và phát triển được năng lực cá nhân. Biết yêu thích cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống. Khi thực hiện thảo luận hay tạo ra sản phẩm chung của nhóm giáo viên giao việc cụ thể tới từng nhóm để các em có hướng thảo luận hoặc hoàn thành sản phẩm đúng yêu cầu của bài. Ví dụ như ở chủ đề Khu vườn nhỏ - Bài 1: Cây trong vườn, ở phần 1- Phám khá: GV cho hoạt động nhóm với nhiệm vụ: Quan sáthình 1,2,3(SGK- trang 50) và thảo luận nhóm 2 các nội dung sau: + Nêu màu sắc của cây + Nêu các hình, khối có trong mô hình cây + Vật liệu tạo mô hình cây là gì? Hay trong hoạt động 3, GV có thể tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành theo nhóm: Tạo sản phẩm mô hình vườn cây theo ý thích . Hoặc từ sản phẩm cá nhân các em tạo ra sản phẩm chung của nhóm. Áp dụng các biện pháp này tôi thấy các em, tích cực xây dựng bài, thảo luận sôi nổi hơn và hoàn thành được sản phẩm của nhóm đúng tiến độ. Với việc 16 hợp với điều kiện của địa phương; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ, đưa ra nhận định đúng về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Chương 3. KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN Sau khi áp dụng: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 tích cực, chủ dộng, sáng tạo hơn trong môn Mĩ thuật”, tôi thấy mỗi tiết học đã thực sự cuốn hút học sinh. Từ đó, chất lượng học tập của các em đã được nâng lên rõ rệt, các em chủ động nắm vững kiến thức, có được các kĩ năng qua trải nghiệm, sản phẩm sau mỗi tiết học đã có sự sáng tạo, có cảm xúc và đã thu hút được người xem. Học sinh đã được học cùng nhau, cùng suy nghĩ và thảo luận giúp các em tích cực hơn trong việc tham gia hoạt động nhóm. Từ đó, sản phẩm của nhóm càng thêm phong phú, đa dạng. Học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa, khiến cho tiết học trở lên thoải mái, nhẹ nhàng. Hiện tượng sao chép bài không còn diễn ra, không còn học sinh nào không hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu. Không còn tình trạng ỷ lại hay làm việc riêng trong giờ học. Đặc biệt hơn, trong mỗi tiết học các em đều hưng phấn học tập, thực sự tự tin giao tiếp và tích cực tham gia hợp tác nhất là hoạt động hợp tác nhóm. Ngoài ra, các em cũng tự mình hoàn thiện nhân cách, biết yêu quý và trân trọng “cái đẹp”, “cái thẩm mĩ” trong cuộc sống của các em. Nhờ đó mà mỗi tiết học Mĩ thuật đều mang lại nhiều điều lí thú và bổ ích cho chính các em. Kết quả trước và sau khi áp dụng phương pháp mới từ năm học 2022- 2023 đến cuối năm 2023
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_t.docx