Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 khắc phục lỗi sai chính tả

  1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
    1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:

Chính tả là một trong những phân môn có đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình rèn chữ viết và rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật, óc thẩm mĩ như lời cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy chữ cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật cũng chính là dạy cho học sinh biết về lòng tự trọng của bản thân mình cũng như đối với thầy cô và các bạn đọc, làm mọi người cảm thấy hài lòng khi đọc bài vở của mình”.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở nhiều trường Tiểu học, đa số học sinh viết đúng mẫu chữ theo quy định, cách trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Song bên cạnh đó vẫn còn tình trạng học sinh chữ viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu, còn sai lỗi chính tả.Trong các kì thi, vẫn còn học sinh bị điểm kém do nguyên nhân chữ viết và trình bày tuỳ tiện, cẩu thả. Bên cạnh đó, tình hình viết sai lỗi chính tả của các em còn khá phổ biến. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Do đó để góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc phục lỗi sai chính tả" để nâng cao chất lượng phân môn chính tả.

Là sáng kiến có nhiều biện pháp, giải pháp, các quy tắc chính tả đã được áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Để sáng kiến mang lại hiệu quả tôi đã nghiên cứu và thực hiện các bước sau:

Tìm hiểu phân loại mức độ hoàn thành bài tập của từng đối tượng học sinh, tìm ra nguyên nhân và các lỗi chính tả thường hay mắc phải.

Nguyên nhân:

- Lỗi do cẩu thả của người viết.

- Lỗi do hạn chế vốn từ ngữ.

- Lỗi do phát âm sai của địa phương.

- Lỗi do không viết hoa danh từ riêng, chữ đầu câu, chữ đầu đoạn.

- Lỗi do không nắm chắc quy tắc chính tả mà hệ thống chữ quốc ngữ đã ấn định.

* Các biện pháp thực hiện:

- Biện pháp 1: Phân hóa đối tượng học sinh và xây dựng nề nếp học tập.

- Biện pháp 2: Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng học sinh.

- Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học.

- Biện pháp 4: Hướng dẫn cách viết cho từng trường hợp mắc lỗi.

- Biện pháp 5: Hướng dẫn trình bày bài viết và sửa lỗi.

*Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp:

Để thực hiện các giải pháp của sáng kiến có kết quả cao. Đòi hỏi người giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần nhiệt huyết trong công tác giảng dạy. Phải nắm vững nội dung chương trình chính tả lớp 3 hiện hành, chuẩn bị phiếu bài tập cho từng tiết dạy đồng thời phải luôn sáng tạo và thay đổi các hình thức dạy học như thực hành, trò chơi để gây hứng thú cho học sinh học tập. Mặt khác, cần phải có sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục nhằm giúp cho kết quả học tập của học sinh được nâng lên.

doc 13 trang Trúc Vân 02/12/2024 280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 khắc phục lỗi sai chính tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 khắc phục lỗi sai chính tả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 khắc phục lỗi sai chính tả
 - Biện pháp 4: Hướng dẫn cách viết cho từng trường hợp mắc lỗi.
- Biện pháp 5: Hướng dẫn trình bày bài viết và sửa lỗi.
 *Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp: 
 Để thực hiện các giải pháp của sáng kiến có kết quả cao. Đòi hỏi người 
giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần nhiệt huyết trong công tác giảng 
dạy. Phải nắm vững nội dung chương trình chính tả lớp 3 hiện hành, chuẩn bị 
phiếu bài tập cho từng tiết dạy đồng thời phải luôn sáng tạo và thay đổi các hình 
thức dạy học như thực hành, trò chơi để gây hứng thú cho học sinh học tập. Mặt 
khác, cần phải có sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục nhằm giúp cho kết 
quả học tập của học sinh được nâng lên.
 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
 *Ưu điểm: Sáng kiến: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc phục lỗi 
sai chính tả" là sáng kiến có tính sáng tạo và hiệu quả cao trong công tác dạy 
học. Bằng cách đưa ra những biện pháp và việc làm cụ thể để giải quyết những 
vấn đề mà học sinh hay mắc phải trong khi viết chính tả nhằm giúp giáo viên có 
phương pháp giúp đỡ phù hợp. Để từ đó giúp học sinh hình thành được ý thức 
tích cực, tự giác, tự tin, chủ động và sáng tạo trong học tập, góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục cho học sinh, giúp học sinh hoàn thành tốt kiến thức trong 
chương trình môn học và hoạt động giáo dục. 
 *Nhược điểm: Sáng kiến kinh nghiệm trên vẫn còn nhiều mới mẻ cho nên 
trong quá trình áp dụng vào thực tiễn trong những tuần đầu học sinh chưa quen 
cách học, học sinh vẫn còn rụt rè, thiếu tự tin. Mặt khác, một số phụ huynh chưa 
quan tâm đến việc học của con em mình, dụng cụ học tập của học sinh còn thiếu. 
Do vậy kết quả học tập của các em trong những tuần đầu chưa như mong đợi.
 1.3. Nội dung cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại:
 Để sáng kiến mang lại hiệu quả tôi định hướng và làm một số việc sau: 
 - Ngay từ đầu năm học tôi tiến hành tìm hiểu phân loại mức độ hoàn thành bài 
tập của từng đối tượng học sinh. Theo dõi các em trong quá trình làm bài tập để 
tìm ra nguyên nhân học sinh thường mắc lỗi chính tả. Trong quá trình giảng dạy 
tôi thấy rằng học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Đoàn Nghiên tôi đang trực tiếp 
giảng dạy các em còn mắc nhiều lỗi chính tả. Để nắm được mức độ sai lỗi chính 
tả của lớp, tôi đã tiến hành khảo sát trên một số bài chính tả và bài tập làm văn 
rồi phân loại, tìm ra nguyên nhân mắc lỗi để có biện pháp khắc phục.
 Các lỗi chính tả các em hay mắc phải.
 - Lỗi phụ âm đầu. 
 Các em hay mắc lỗi này ở các dạng: gi / d; ng / ngh; g / gh; c / k.
 Ví dụ: 
 + gi / d: giội rửa viết thành dội rửa
 tranh giành viết thành tranh dành
 giày da viết thành dày dày gia
 2 Đa số các em viết mắc lỗi này ở dạng viết thanh “ hỏi” thành thanh “ngã” 
và ngược lại.
 Ví dụ: 
 tập võ viết thành tập vỏ
 vỏ cây viết thành võ cây
 thư ngỏ viết thành thư ngõ
 ngõ phố viết thành ngỏ phố
 sạch sẽ viết thành sạch sẻ
 chim sẻ viết thành chim sẽ
 san sẻ viết thành san sẽ
 đám giỗ viết thành đám giổ 
 - Lỗi viết hoa.
 Đây là lỗi phổ biến nhất trong bài viết của các em. Trong tất cả các bài 
viết của học sinh ở lớp chỉ có bài viết của học sinh học tốt là không mắc lỗi này. 
Lỗi viết hoa của các em thường có hai trường hợp.
 + Không viết hoa chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng ( chỉ người, địa danh )
 + Lỗi viết hoa tuỳ tiện: Đa số lỗi này thường gặp ở học sinh chưa hoàn thành.
 Nguyên nhân mắc lỗi.
 - Lỗi do cẩu thả của người viết. 
 - Lỗi do hạn chế vốn từ ngữ.
 - Lỗi do phát âm sai của địa phương.
 - Lỗi do không viết hoa danh từ riêng, chữ đầu câu, chữ đầu đoạn.
 - Lỗi do không nắm chắc quy tắc chính tả mà hệ thống chữ quốc ngữ đã 
ấn định.
 Từ nguyên nhân đó tôi tìm tòi nghiên cứu các phương pháp dạy học để 
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo và đạt 
hiệu quả cao trong học tập.
 * Các bước thực hiện giải pháp:
 Biện pháp 1: Phân hóa đối tượng học sinh và xây dựng nề nếp học tập. 
 Mục đích: Giúp giáo viên nắm bắt thông tin cần thiết về học sinh. Trên cơ 
sở đó, giáo viên tiến hành phân hóa đối tượng học sinh, xây dựng nề nếp lớp 
học để có phương pháp dạy phù hợp nhất. 
 Tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm phân hóa đối tượng học sinh 
và xây dựng nề nếp lớp học. Bố trí chỗ ngồi cho từng đối tượng học sinh để tiện 
việc theo dõi. Phân chia đôi bạn học tập theo địa bàn dân cư tạo điều kiện để các 
em luyện tập và giúp đỡ nhau.
 Họp phụ huynh đầu năm nêu rõ những đặc điểm của từng học sinh đến 
phụ huynh, yêu cầu phụ huynh có trách nhiệm đối với học sinh.
 Lập thời gian biểu cụ thể để các em có thời gian viết lại bài tập đọc, bài 
chính tả sau khi học, tìm truyện sách báo đọc thêm
 Xây dựng nền nếp, thói quen, thái độ học tập đúng đắn, khoa học. Đặc 
biệt là phát động và duy trì thường xuyên phong trào “Vở sạch, chữ đẹp” tuyên 
dương nêu gương điển hình, động viên khuyến khích học sinh kịp thời. 
 4 + Phương pháp trực quan: Cho học sinh quan sát mẫu. 
 Tôi viết sẵn các từ khó viết vào giấy cứng, vào bảng con có khi viết lên 
bảng lớp. Học sinh quan sát, bằng sự ghi nhớ thị giác các em sẽ nắm được cách 
viết của các từ đó. 
 Ví dụ: 
 Đính các từ: cố gắng, gắng sức, gắn bó... ghi sẵn ở giấy cứng đính lên 
bảng. Học sinh nhận xét được trong từ cố gắng, gắng sức thì vần ăng có âm 
“gờ”, trong từ gắn bó thì vần ăn không có âm “gờ” ở phía sau.
 Từ đó các em nhận diện ghi nhớ âm vần. Tôi nhận thấy rằng phương pháp 
này rất tốt trong việc hình thành kĩ năng viết chính tả cho học sinh.
 + Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng nhiều 
trong loại bài chính tả.
 Khi dạy tôi cho học sinh phân tích, so sánh các từ phát âm dễ lẫn lộn. Tôi 
gợi ý giải thích mẫu một vài từ, sau đó cho học sinh thực hiện ở bảng phụ hoặc 
phiếu bài tập (băng giấy) khoảng 2 đến 3 học sinh, số học sinh còn lại làm vào 
vở bài tập. Những em làm ở bảng phụ hoặc phiếu bài tập xong thì đính lên bảng 
lớp và đọc kết quả. Cả lớp cùng giáo viên nhận xét về nội dung lời giải, phát âm, 
chữ viết. Cả lớp sửa chữa bài theo lời giải đúng. Cũng có thể giáo viên phát 
các băng giấy ghi sẵn nội dung yêu cầu bài tập cho các nhóm thảo luận, ghi kết 
quả rồi cử đại diện của nhóm trình bày trước lớp. Sau đó giáo viên và cả lớp 
nhận xét sửa sai.
 + Phương pháp giải thích:
 Phương pháp này nhằm khắc sâu ghi nhớ cho học sinh. Việc giải thích 
thường tập trung vào mặt ngữ nghĩa.
 Ví dụ: Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu sự khác biệt nghĩa của các từ:
mở / mỡ, nửa / nữa. 
 Tôi có thể giải thích như sau:
 “Nửa” là một trong hai phần bằng nhau của một cái gì đó “Nửa quả cam”
 “Nữa” là thể hiện sự tiếp tục “Còn nữa”.
 Biện pháp 4: Hướng dẫn cách viết cho từng trường hợp mắc lỗi.
 Trường hợp sai lỗi do cẩu thả của người viết. 
 Tôi luôn chú ý nhắc nhở để giúp các em có tính cẩn thận. Sau bài tập đọc, 
tôi cho các em về tập chép lại để rèn luyện kĩ năng viết chữ. Luyện viết nhiều ở 
bảng con, bảng lớp, luyện viết ở vở tập viết, không dùng bút bi khi viết bài, tư 
thế ngồi viết phải đúng, chữ viết ngay ngắn cẩn thận.
 Trường hợp sai lỗi do hạn chế từ ngữ.
 Tìm đọc nhiều sách báo, truyện thiếu nhi, nhi đồng để có thêm vốn từ, 
làm các bài tập có sẵn. Kết hợp với các tiết Tập làm văn, Luyện từ và câu, tôi 
yêu cầu các em tìm tiếng có thể ghép với tiếng có sẵn để tạo thành từ. Sau khi 
học sinh ghép xong tôi tiến hành sửa sai và giải nghĩa. 
 Ví dụ: Tìm tiếng ghép với tiếng “uốn” hay ghép với tiếng “uống” để tạo 
thành từ có nghĩa.
 uốn: uốn dẻo, uốn cong, uốn nắn nghĩa là làm biến đổi hình dạng so 
với hình dạng ban đầu.
 6 Tôi thường xuyên cho các em nhắc lại quy tắc này trong suốt quá trình 
học tập theo kiểu “Mưa dầm thấm lâu”. Ngoài ra tôi còn dùng giấy cỡ lớn ghi 
các quy tắc này treo trên góc học tập của lớp.
 Ghi nhớ Ghi nhớ Ghi nhớ
 i, iê i, iê i, iê
 k e gh e ngh e
 ê ê ê
 Trường hợp viết chính tả với chữ I và Y:
 Đối với âm “i” tôi cũng hướng dẫn cho các em biết cách viết đúng.
 + Âm “i” được viết là “i” khi đứng trước nó là phụ âm, còn được viết là 
“y” khi đứng trước nó là âm đệm “u” hoặc trước nó không có phụ âm.
 Ví dụ: y tá, yên lặng, chiến sĩ, uyên ương, nội quy...
 * Ngoại lệ: trong cách viết tên riêng (tên người, tên địa danh), tên các 
triều đại thì vẫn viết theo truyền thống. Ví dụ: triều Lý, Lý Bôn, Lý Thường 
Kiệt, xã Lý Nhân, Nguyễn Thị Lý, ...
 + Tuy y và i đồng âm nhưng khác nghĩa khi ráp vần, cho nên với các vần 
mà có nguyên âm y dài phải đuợc sử dụng chính xác, không thể viết lẫn lộn với 
nguyên âm i ngắn được.
 Ví dụ:
 - nước chảy không thể viết nước chải; ngày nay không thể viết ngài nai 
 - cô Thúy không thể viết cô Thúi 
 - oai hùng không thể viết oay hùng
 - cương quyết không thể viết cương quiết 
 - duyệt binh không thể viết diệt binh...
 + Khi âm “i” được viết trước nó là âm “gi” thì trong khi viết ta lượt bỏ 
bớt một con chữ “i”
 Ví dụ: Cái gì?
 Hướng dẫn viết vị trí của dấu thanh: Thông qua tiết tập viết tôi hướng dẫn 
các em quy tắc ghi dấu thanh: Dấu thanh đặt vào chữ ghi nguyên âm (cụ thể là 
âm chính) không đặt ở vị trí giữa hai chữ cái.
 Quy tắc về dấu thanh hỏi hay dấu thanh ngã (đặc biệt áp dụng cho các từ 
láy): Ở lớp 3 học sinh chưa gọi tên từ láy nhưng trong các bài tập chính tả đều 
có dạng bài tập về từ láy.
 8 - Không riêng gì phân môn chính tả mà ở các môn khác trong quá trình 
dạy học tôi thường tổ chức các trò chơi như: thi viết nhanh, viết đúng, viết 
đẹp.đồng thời không ngừng kiểm tra sửa chữa, trưng bày bài viết.
 Tóm lại: Tình trạng sai lỗi chính tả là do nhiều nguyên nhân khách quan 
và chủ quan của học sinh. Muốn cho học sinh viết đúng chính tả thì trong quá 
trình giảng dạy giáo viên phải am hiểu từng đối tượng học sinh. Đồng thời đòi 
hỏi giáo viên phải có lòng nhiệt tình, yêu thương tôn trọng học sinh, tận tâm, 
tận tụy. Linh hoạt sáng tạo khi sử dụng phương pháp dạy học sao cho phù hợp 
với từng bài dạy. Giáo viên phải phát huy được tính năng động của học sinh, 
phải thường xuyên kiểm tra đánh giá để động viên khích lệ kịp thời.
 Với bài viết này, tôi muốn nêu một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm 
giúp học sinh cấp Tiểu học nói chung, học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Đoàn 
Nghiên nói riêng nhằm khắc phục lỗi chính tả. Muốn đạt được kết quả tốt, quan 
trọng nhất là hướng dẫn cách viết chuẩn cho học sinh ngay từ giai đoạn đầu cấp 
Tiểu học. Nếu ở các lớp Tiểu học các em nắm vững quy trình viết thì đó là cơ sở 
nền tảng để các em viết chuẩn chính tả sau này.
 1.4. Khả năng áp dụng:
 Qua các biện pháp nghiên cứu tìm hiểu thông tin, phân hóa đối tượng học 
sinh, đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh khắc phục từng loại lỗi 
chính tả cũng như khắc sâu các quy tắc chính tả cho học sinh. Tôi nhận thấy 
rằng: Đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc phục lỗi sai chính 
tả” đã đem lại thành công trong mỗi tiết dạy. Chất lượng dạy học môn Tiếng 
Việt ở lớp 3B trường Tiểu học Đoàn Nghiên nơi tôi đang giảng dạy được nâng 
cao. Học sinh của lớp tôi đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, các em viết rất ít khi sai 
lỗi chính tả, chất lượng học tập nâng lên rõ rệt.
 10 tin hiện nay. Qua thực nghiệm tôi thấy đề tài này đã có tác dụng tốt trong việc 
giảng dạy và học tập của thầy và trò ở cấp Tiểu học. Và tôi sẽ cùng các đồng 
nghiệp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào công tác giảng dạy ở trường 
trong các năm học tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả dạy ở trường mình nói 
riêng và nâng cao chất lượng dạy học nói chung. 
 2. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Không
 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu - nếu có: Không có
 4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng 
các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... - nếu có).
 12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_kh.doc