Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề “Hình khối trong không gian” môn Mĩ thuật 7 (bộ sách Chân trời sáng tạo)

Kỹ năng quan sát là một trong những kĩ năng cơ bản trong tất cả các môn học nói chung và mĩ thuật nói riêng. Nói quan sát là một kỹ năng bởi nó không chỉ phụ thuộc vào thị giác, tính cách con người mà còn có thể rèn luyện để phát triển. Và việc rèn luyện kỹ năng này sẽ rất có ích cho trong cuộc sống và trong học tập đặc biệt là môn mĩ thuật. Kĩ năng này giúp chúng ta có cách nhìn sự vật một cách chi tiết, phân tích hiểu rõ hơn và định hình được đối tượng và đưa ra nét vẽ thông thái.

Kỹ năng quan sát không chỉ đòi hỏi khả năng nhìn thấy những gì xuất hiện trước mắt, mà còn yêu cầu khả năng hiểu và suy luận về ý nghĩa và mối quan hệ giữa các yếu tố, đây là một kỹ năng mềm quan trọng giúp các em nhận biết và hiểu rõ hơn về các chi tiết của đối tượng cần vẽ cuộc sống. Khi rèn luyện được khả năng quan sát tốt các em sẽ cải thiện được khả năng vẽ, điều chỉnh được nét bút của mình dần dần các em quen dần, hiểu và vẽ tốt hơn các đối tượng định vẽ.

Kỹ năng quan sát muốn được rèn luyện tốt đòi hỏi chúng ta phải có thời gian để nhìn, phân tích và cảm nhận để có được những thông tin chi tiết, đầy đủ và cần thiết. vì vậy tôi đã hướng dân HS kỹ năng này ngay từ đầu khi học môn mĩ thuật và theo thời gian nếu kỹ năng quan sát này tập trung đúng cách sẽ giúp chúng ta trở thành một người quan sát có kỹ năng nhạy bén, nhanh nhẹn.

Muốn quan sát tốt, cần có sự tập trung và gắn óc phân tích, so sánh sự vật vào đó. Chẳng hạn khi nhìn một người, hãy thử thầm đưa ra những nhận xét như: người ấy tóc màu gì, cao hay thấp hơn mình, trang phục thế nào so với những người xung quanh… Hay khi ngắm nhìn một cánh đồng hoa, ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hãy tập thêm việc phân loại có bao nhiêu loại hoa hình dạng, màu sắc có nhau không, hướng gió như thế nào để biết cây hoa nghiên theo hướng nào hay hướng mặt trời trong không gian và thời gian như thế nào để xác định bóng đỗ của hoa… Không chỉ nhìn một chi tiết mà bao quát hơn các chi tiết liên quan kết hợp thành sự vật, sự việc.

Quan sát rất cần cho con người khi tiếp xúc thế giới xung quanh nhất là khi cần biết, cần hiểu về nó. Nhìn, trông và quan sát đều hướng mắt tới đối tượng nhưng ở mức độ khác. Khi nói đến quan sát ta thường nghĩ đến mục đích quan sát để làm gì? Như vậy, để đạt được mục đích cần phải biết quan sát, tức là phải có phương pháp quan sát.

GV hướng dẫn HS tập quan sát, ban đầu nên quan sát từ bao quát đến chi tiết. Đối tượng để quan sát là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên nhiên, là con người và cuộc sống con người. Đó là một thế giới hết sức đa dạng, phức tạp và sống động diễn ra quanh ta, thay dổi từng ngày, từng giờ. Vậy nên tôi yêu cầu học sinh phải thường xuyên quan sát và vẽ lại những gì mình thấy được

Ngay từ đầu năm học, tôi đã hình thành và tạo cho các em có thói quen quan sát tìm ra đặc điểm đặc trưng, tiêu biểu và cảm xúc của mình đối với sự vật của sự vật và vẽ lại những điều mình đã thấy về đối tượng cần vẽ.

Ví dụ: khi vẽ cây có bóng mát, tôi cho học sinh trực tiếp quan sát các cây có bóng mát như bàng, xà cừ,... Ban đầu yêu cầu các em nhìn tổng thể tán lá dạng hình gì, thân cây dạng hình gì, tỉ lệ giữa tán lá và thân cây như thế nào?Tôi yêu cầu các em quan sát bằng các giác quan để cảm nhận các đặc điểm của cây như: dùng tay sờ vào thân cây để cảm nhận lớp vỏ thô nhám, sần sùi; như vậy nét vẽ thân cây lúc này các em nhận ra không phải là một nét thẳng tắp tạo thân cây nữa. Hoặc là vòng tay ôm thân cây để thấy độ to của thân, dùng mắt để quan sát màu sắc của lá, cây đó em có ấn tượng về điểm nào ....với những gợi ý và trải nghiệm như vậy các em sẽ cảm nhận được cây có bóng mát mà mình định vẽ tán lá dạng hình tròn hay hình tam giác hay hình thang cân, cây dạng hình trụ, lá có dạng hình gì, nhiều màu sắc hay một màu.... từ đó các em sẽ dễ dàng vẽ cây theo đúng yêu cầu hơn, đẹp hơn.Muốn quan sát có hiệu quả thì phải có tính mục đích, phải có cách nghĩ, cách cảm nhận của riêng mình. Qua việc quan sát chi tiết tỉ mỉ, học sinh sẽ thấy được bản chất của sự việc. Không vẽ một cách qua loa mà phải chọn lọc, lựa chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấn tượng,... Đó là những chi tiết lột tả được cái thần của đối tượng định vẽ. Tôi cũng yêu cầu học sinh vẽ lại những hình ảnh quan sát được một cách đầy đủ.

Chính nhờ tạo được cho các em thói quen quan sát đó nên khi vẽ tranh hay vẽ theo mẫu hay làm thủ công thì các em biết cách hình thành những điều cơ bản trong sản phẩm mĩ thuật.

Nhờ cách quan sát này mà các em vẽ lại nhiều hình ảnh phong phú làm tư liệu cho môn học.

Trong quá trình quan sát và vẽ lại nếu như không đủ thời gian vẽ một cách tỉ mĩ thì Gv có thể hướng dẫn các em cách vẽ kí hoạ để làm tư liệu cho môn học.

docx 40 trang Trúc Vân 21/11/2024 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề “Hình khối trong không gian” môn Mĩ thuật 7 (bộ sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề “Hình khối trong không gian” môn Mĩ thuật 7 (bộ sách Chân trời sáng tạo)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề “Hình khối trong không gian” môn Mĩ thuật 7 (bộ sách Chân trời sáng tạo)
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 Một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề “Hình khối trong 
 không gian” môn Mĩ thuật 7.
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
1.1.1. Xây dựng kĩ năng quan sát và kí hoạ cho HS
a, Xây dựng kĩ năng quan sát. 
Kỹ năng quan sát là một trong những kĩ năng cơ bản trong tất cả các môn học nói 
chung và mĩ thuật nói riêng. Nói quan sát là một kỹ năng bởi nó không chỉ phụ 
thuộc vào thị giác, tính cách con người mà còn có thể rèn luyện để phát triển. Và 
việc rèn luyện kỹ năng này sẽ rất có ích cho trong cuộc sống và trong học tập đặc 
biệt là môn mĩ thuật. Kĩ năng này giúp chúng ta có cách nhìn sự vật một cách chi 
tiết, phân tích hiểu rõ hơn và định hình được đối tượng và đưa ra nét vẽ thông 
thái.
Kỹ năng quan sát không chỉ đòi hỏi khả năng nhìn thấy những gì xuất hiện trước 
mắt, mà còn yêu cầu khả năng hiểu và suy luận về ý nghĩa và mối quan hệ giữa 
các yếu tố, đây là một kỹ năng mềm quan trọng giúp các em nhận biết và hiểu 
rõ hơn về các chi tiết của đối tượng cần vẽ cuộc sống. Khi rèn luyện được khả 
năng quan sát tốt các em sẽ cải thiện được khả năng vẽ, điều chỉnh được nét bút 
của mình dần dần các em quen dần, hiểu và vẽ tốt hơn các đối tượng định vẽ. 
Kỹ năng quan sát muốn được rèn luyện tốt đòi hỏi chúng ta phải có thời gian để 
nhìn, phân tích và cảm nhận để có được những thông tin chi tiết, đầy đủ và cần 
thiết. vì vậy tôi đã hướng dân HS kỹ năng này ngay từ đầu khi học môn mĩ thuật 
và theo thời gian nếu kỹ năng quan sát này tập trung đúng cách sẽ giúp chúng ta 
trở thành một người quan sát có kỹ năng nhạy bén, nhanh nhẹn.
 Muốn quan sát tốt, cần có sự tập trung và gắn óc phân tích, so sánh sự vật vào 
đó. Chẳng hạn khi nhìn một người, hãy thử thầm đưa ra những nhận xét như: hay hình tam giác hay hình thang cân, cây dạng hình trụ, lá có dạng hình gì, nhiều 
màu sắc hay một màu.... từ đó các em sẽ dễ dàng vẽ cây theo đúng yêu cầu hơn, 
đẹp hơn.Muốn quan sát có hiệu quả thì phải có tính mục đích, phải có cách nghĩ, 
cách cảm nhận của riêng mình. Qua việc quan sát chi tiết tỉ mỉ, học sinh sẽ thấy 
được bản chất của sự việc. Không vẽ một cách qua loa mà phải chọn lọc, lựa 
chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấn tượng,... Đó là những chi tiết lột tả 
được cái thần của đối tượng định vẽ. Tôi cũng yêu cầu học sinh vẽ lại những hình 
ảnh quan sát được một cách đầy đủ.
Chính nhờ tạo được cho các em thói quen quan sát đó nên khi vẽ tranh hay vẽ 
theo mẫu hay làm thủ công thì các em biết cách hình thành những điều cơ bản 
trong sản phẩm mĩ thuật.
 Nhờ cách quan sát này mà các em vẽ lại nhiều hình ảnh phong phú làm tư liệu cho 
môn học.
Trong quá trình quan sát và vẽ lại nếu như không đủ thời gian vẽ một cách tỉ mĩ thì 
Gv có thể hướng dẫn các em cách vẽ kí hoạ để làm tư liệu cho môn học.
b, Xây dựng kĩ năng kí hoạ
Kí hoạ là một hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, nét chủ yếu nhất của 
sự vật, sự việc, đối tượng mình định vẽ theo cảm xúc riêng của người vẽ. 
Một bức tranh kí họa đẹp cần có nét dứt khoát, phóng khoán, độc đáo... do đó, 
GV nên cho HS luyện tập thật nhiều các loại nét để vẽ các đường bao đối tượng, 
nét để tả cấu trúc đối tượng, nét để tô bóng... Gv hướng dẫn gợi ý cho HS có rất 
nhiều loại nét để các em lựa chọn, kết hợp để tạo thành phong cách của chính 
mình. Ví dụ như: 
Nét bút mực sẽ khác nét bút chì: Ở các mảng tối, chúng ta quen sử dụng bút chì 
tô tô, đồ đồ rất nhiều, nhưng bút mực sẽ khác chỉ đi qua 1 lớp nét dứt khoát thôi 
là đủ, nếu đi lại 1 lớp nữa không quen sẽ bị rối ngay. Do đó, trước hết bạn cứ lên 
1 lớp bút mực thôi, còn muốn đậm thêm, cứ tô thêm bút chì vào. 
Nét cấu trúc rất quan trọng: Nếu vẽ một khối hình cầu mà chỉ vẽ chu vi sẽ trông 
như là hình tròn. Thế nhưng nếu vẽ thêm "đường xích đạo", sẽ trông ra khối cầu Một số loại nét lên sáng tối phù hợp với kí họa
 Quy luật sáng tối từ việc vẽ khối cơ bản
Khi kết hợp kĩ năng quan sát với vẽ kí hoạ 
GV hướng dẫn cách luyện vẽ : HS nên luyện vẽ đường thẳng, đường elip, đường 
tròn bằng 1 nét bút mà thôi, đừng cố tỉa đi, tỉa lại nhiều lần, vẽ 1 nét một, vẽ hết 
tờ này đến tờ khác, cứ các đường ấy mà vẽ dứt khoát. Khi mới vẽ tập vẽ những thêm trí tưởng tượng trong các em, khơi gợi cảm xúc, kiến thức thực tế cho các 
em trước khi vào thực hành. 
Vẽ kí họa là vẽ từ cái đơn giản nhất đến cái phức tạp. Mục đích để ghi chép các 
hình tượng biến đổi không ngừng trong tinh tế đời sống, cảnh sinh hoạt học 
tập....Qua kí họa luyện mắt tinh tường, kỹ năng quan sát nhận xét nhanh đúng với 
thực tế, luyện tay vẽ thuần thục chính xác để ghi được đúng dáng, hình, động tác 
của con người và cảnh vật trong thời gian ngắn. Muốn kí họa tốt không chỉ luyện 
tập mà còn phải tranh thủ mọi lúc để rèn luyện. Tập kí họa nhiều giúp ta vẽ hình 
trở nên hoàn chỉnh hơn.
1.1.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài :
Khi chuẩn bị bài cũ ở nhà và xem bài mới để chuẩn bị cho tiết học sau sẽ giúp 
cho chủ động và tích cực hơn trong giờ học thì việc chuẩn bị bài là không thể 
thiếu. Chuẩn bị bài ở nhà đòi hỏi học sinh phải siêng năng và có phần yêu thích 
hội họa, có như vậy sẽ giúp các em tự tin hơn khi thể hiện những nét vẽ trên trang 
giấy của mình điều đó sẽ giúp các em rất nhiều trong các bài vẽ trên lớp.
Để tiết dạy hiệu quả giáo viên không chỉ tìm mọi cách để học sinh hiểu bài mà 
còn cần có sự nổ lực, ham học, siêng năng của học sinh. Vì thế việc luyện ở nhà 
là một việc không thể thiếu khi học bộ môn Mĩ thuật đặc biệt là mĩ thuật tạo hình. 
Để giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình, ngay từ đầu năm giáo viên 
phải bày cho các em tập tiếp xúc và dần dần làm quen với cách vẽ theo mẫu, cách 
tạo đậm nhạt trên bài nhằm để giúp các em có sự chuẩn bị vẽ bài vẽ ở nhà hoàn 
chỉnh và để vẽ bài mới được tốt hơn ở lớp.
Ví dụ: Để học tốt chủ đề hình khối trong không gian ở bài học Bài 6: Mẫu vật 
dạng khối trụ và khối cầu giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng 
cách giao nhiệm vụ cụ thể học sinh về nhà chuẩn bị: tìm vật mẫu đơn giản, gần 
gũi có xung quanh chúng ta như một một quả bóng (khối cầu) hay là trái vú sữa 
miễn là có dạng hình tròn (hình cầu) , khối trụ thì có thể sử dụng lon sữa, lon \
Ngoài ra giáo viên hướng dẫn cần nhiều tư liệu khác nhau sử dụng đồ dùng trực 
quan, sử dụng phương pháp gợi mở, kích thích trí tưởng tượng của các em cùng 
với những tranh vẽ đã sưu tầm về đề tài tranh phong cảnh của các hoạ sĩ và học 
sinh. Giúp học sinh nắm kiến thức một cách chủ động và khắc sâu được kiến thức 
của bài cũng như tất cả các bài vẽ tranh sau đó. Từ đó giúp các em say mê, hứng 
thú sáng tạo trong môn học. 
 Ví dụ: Cũng chủ đề hình khối trong không gian Bài 7 : Ngôi nhà trong 
tranh, trang 31, sách mĩ thuật lớp 7 bản 1 bộ sách chân trời sáng tạo
 để chuẩn bị tốt cho tiết học Ngôi nhà trong tranh giao bài tập cho các em Đề 
bài “em hãy kí hoạ ngôi nhà quê hương em mà em yêu thích.”
 - Tôi hướng dẫn học sinh khi quan sát cần quan sát tỉ mỉ, tôi nhấn mạnh cho 
các em các nội dung:
 + Cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát.
 + Có thể quan sát từ cụ thể đến bao quát hoặc ngược lại.
 + Quan sát từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới...
 + Quan sát theo trình tự không gian (từ xa đến gần hay từ gần đến xa).
 + Quan sát theo trình tự thời gian (theo các thời điểm trong ngày, theo mùa...) - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý :
 + Tranh ngôi nhà là tranh vẽ như thế nào ? (HS: là tranh vẽ ngôi nhà dựa 
 vào hình ảnh ngôi nhà trong thực tế)
 + Có thể vẽ tranh ngôi nhà như thế nào? ( HS: cần vẽ phác để xác định hình 
 dáng ngôi nhà và cảnh vật trên giấy sau đó là vẽ hình khối chi tiết và cảnh vật 
 phía sau, phía trước của ngôi nhà, tiếp theo là vẽ màu khái quát và cuối cùng là 
 vẽ màu chi tiết diễn tả đặc điểm ngôi nhà và cảnh vật xung quanh).
 Ở bài này giáo viên có thể vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các bước vẽ tranh ở các 
 nhánh chính như bước vẽ phác họa (cần vẽ gì), vẽ khái quát (các em cần thể hiện
 - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ 
 trả lời câu hỏi, nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và vẽ 
 vào phần giấy của mình trên tờ A3.
 - Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, 
 thống nhất ý kiến và vẽ vào phần chính giữa của tờ giấy A3 “khăn phủ bàn”. 1.1.3 Khuyến khích HS Chép tranh
 Ngoài việc thực hiện những bài vẽ thì tôi khuyến khích học sinh chép tranh 
của các hoạ sĩ Việt Nam và trên thế giới hoặc chép ảnh chụp nào đó mà mình 
yêu thích. Mục đích rèn luyện cho các em kĩ năng quan sát về hình và về màu 
trong tranh. Và tôi tranh thủ những giờ thực hành để phân tích tranh cho các em 
chỗ nào được và chưa được từ đó các em rút được kinh nghiệm góp phần hình 
thành kĩ năng quan sát và kỹ năng vẽ cho các em.
1.1.4. Nhận xét và đánh giá:
Nhận xét và đánh giá là việc không thể thiếu và không thể bỏ qua trong môn mĩ 
thuật Mụch đích Khi nhận xét bài các em sẽ khám phá cái mới, cái hay trong 
bài bạn đồng thời rút kinh nghiệm làm bài của mình. Khi củng cố bài giáo viên 
chọn các bài làm theo từng mức độ đã hoàn thành xong, bài đang hoàn thành và 
chưa hoàn thành theo từng hướng ngồi dùng nam châm dán trên bảng và đánh 
số theo tùng bài để các em nhận xét.
Giáo viên yêu cầu cụ thể các em nhận xét về: 
Bố cục của bài có hợp lí không?
Hình vẽ trong bài có giống hoặc gần giống với mẫu vẽ chưa?
Độ đậm nhạt ( màu sắc) theo em phù hợp chưa?
Theo em bài nào đạt nhất trong tiết vẽ theo mẫu này?
Học sinh trả lời theo cách nhìn, cảm nhận riêng sau đó giáo viên chốt ý bổ sung. 
Ngoài ra giáo viên cho HS nhìn chính tranh của mình và nêu ra những cảm nhận 
chia sẻ về tranh của mình rút ra kinh ngiệm cần bổ sung hay không(nếu cần)
Giáo viên chỉ ra cụ thể bài nào được, cần học hỏi cái hay và bài nào chưa được 
cần khắc phục những cái tồn tại trong bài đó. Khuyến khích tuyên dương những 
bài tốt và không nên chê những bài chưa tốt các em sẽ chán nản và nhát vẽ nên 
động viên nhắc nhở khéo léo những bài chưa tốt để các em cố gắng hoàn thiện 
hơn bài vẽ của mình.. B. Giải quyết vấn đề Vậy để phát triển tốt nhất cho học sinh những kĩ năng 
này, giáo viên cần phải có những phương pháp cụ thể và hiệu quả như sau: 
 1. Chuẩn bị mẫu vẽ: Đối với phân môn Vẽ theo mẫu thì nhất thiết phải 
chuẩn bị mẫu vẽ. Giáo viên tự chuẩn bị mẫu vẽ hoặc giao cho các nhóm học sinh 
chuẩn bị. Mỗi lớp học phải có ít nhất 4 mẫu cho 4 nhóm. Lựa chọn mẫu vẽ phải 
có sự đa dạng, phong phú về kiểu dáng, màu sắc, kích thước nhằm tạo hứng thú 
cho học sinh, tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Đặc biệt đối với mẫu vẽ tĩnh vật cần 
chọn các loại hoa quả có hình dáng đẹp, màu sắc phong phú. Ví dụ: Trong một 
mẫu vẽ cần có cả các loại quả tròn, quả hình bầu dục, hoặc các hình thù khác như: 
cà chua, chuối, ớt, táo, đu đủ Tuy vậy cũng không nên chọn mẫu có quá nhiều 
màu sắc đối chọi nhau, sẽ làm cho bài vẽ không có tính chủ đạo. Với những mẫu 
vẽ đẹp học sinh sẽ có hứng thú quan sát, từ đó lôi cuốn vào các bước tiếp theo 
của bài vẽ. Như vậy ngay từ bước chuẩn bị đồ dùng học tập, giáo viên bước đầu 
hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát mẫu. 2. Tổ chức lớp học: Lớp học giờ 
vẽ theo mẫu cần được sắp xếp hợp lí đảm bảo cho tất cả các học sinh đều có thể 
quan sát mẫu một cách dễ dàng. Có thể sắp xếp thành 4 nhóm ngồi xung quanh 
mẫu hoặc xếp học sinh thành 2 hàng dọc hai bên, một d•y mẫu ở giữa lớp tuỳ 
theo ánh sáng của lớp học. 
 3. Bày mẫu. Giáo viên nên để cho học sinh tự bày mẫu, sau đó chỉnh sửa 
và gợi ý cho học sinh cách bày mẫu đẹp. Mẫu vẽ cần được bày phong phú và đảm 
bảo có nhiều góc vẽ đẹp. Giáo viên yêu cầu học sinh phải tự quan sát và vẽ mẫu 
đúng với góc nhìn của mình . 
 4. Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu:
 a. Cách đặt câu hỏi: Đối với phân môn vẽ theo mẫu, giáo viên cần bám sát 
mẫu để đặt câu hỏi cụ thể trên từng mẫu vẽ, không đặt câu hỏi một cách chung 
chung. Khi đặt câu hỏi giáo .viên cần chỉ vào mẫu để hướng sự chú ý của học 
sinh vào mẫu vẽ. Ví dụ mẫu vẽ Lọ hoa và quả: - Mẫu gồm có mấy đồ vật? - Đó 
là những vật mẫu nào? - Vị trí của lọ hoa so với quả như thế nào? - So sánh tỉ lệ 
chiều cao của quả so với lọ hoa? - So sánh tỉ lệ chiều ngang của quả so với lọ nhau thì nhìn càng xa ta càng thấy có sự thay đổi như thế nào? - Khi nhìn người 
khác với các góc nhìn ngang tầm mắt, nhìn dưới lên hoặc đứng trên tầng nhìn 
xuống thì ta thấy có sự biến dạng như thế nào? - Hãy mô tả theo trí nhớ cấu tạo 
của cái ấm tích, cái phích nước, hình dáng con trâu, con gà, con lợn ? - Khi ta 
đứng ngoài nắng vào buổi sáng, trưa, chiều, chiều tối thì bóng đổ của ta xuống 
đất có sự thay đổi như thế nào? - v.v 5. Hướng dẫn học sinh vẽ mẫu: Khi hướng 
dẫn học sinh vẽ mẫu, giáo viên cần chuẩn bị hình hướngdẫn các bước vẽ theo 
mẫu như: phác khung hình, phác nét chính,vẽ chi tiết, phân mảng, vẽ đậm nhạt 
để học sinh hình dung được tiến trình bài vẽ. Hình hướng dẫn cần vẽ chính xác, 
đẹp, đúng yêu cầu nếu sơ sài sẽ phản tác dụng. Bên cạnh sử dụng hình hướng dẫn 
đ• chuẩn bị trước, giáo viên cần vẽ minh hoạ thêm những phần cần nhấn mạnh 
để học sinh lưu ý. Chẳng hạn: cách phác nét thẳng, cách gạt nét chì khi vẽ các độ 
đậm nhạt, cách vẽ nền Trước khi học sinh vẽ mẫu, giáo viên cho các em tham 
khảo một số bài vẽ hoàn chỉnh của các học sinh khoá trước. Bài vẽ sử dụng làm 
bài mẫu tham khảo phải là các bài vẽ được chọn lọc, đạt yêu cầu về hình, bố cục, 
đậm nhạt Sau khi hướng dẫn xong, giáo viên xoá các hình minh họa và cất bài 
mẫu, tránh để học sinh bắt chước bài tham khảo mà không nhìn vào mẫu thật để 
vẽ. 
 6. Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cuối tiết vẽ. Sau 
khi học sinh thực hành vẽ mẫu, cuối tiết học giáo viên chọn một số bài vẽ đạt yêu 
cầu và chưa đạt yêu cầu để các em nhận xét. Giáo viên có thể đánh số cho các bài 
vẽ đ• chọn và đặt các câu hỏi như: - Em thích nhất bài số mấy? - Theo em bài vẽ 
này đạt ở điểm nào và chưa đạt ở điểm nào? - Theo em bài nào cần chỉnh sửa? 
Chỉnh sửa ở những phần nào? - Qua tiết vẽ này em rút ra được những kinh nghiệm 
gì? - Qua nhận xét, em thấy bài vẽ của mình cần phải chỉnh sửa ở những phần 
nào? - v.v 
 C. Kết thúc vấn đề Qua một thời gian áp dụng phương pháp dạy học trên, 
tôi nhận thấyb hiệu quả dạy học khá cao và cần phát huy. Cụ thể: - Học sinh hứng 
thú hơn với các tiết học vẽ theo mẫu. - Học sinh tiến hành bài vẽ đúng trình tự cách nghiêm túc và có hiệu quả sẽ tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc 
học tập. 
 Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hầu hết các giáo viên làm công tác chủ 
nhiệm đều đã rất cố gắng đưa ra những biện pháp để quản lý nề nếp lớp chủ nhiệm 
cho tốt nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, vẫn còn nhiều học sinh vi 
phạm. Vì thế việc rèn nề nếp cho học sinh THCS là việc làm rất cần thiết. Vì nề 
nếp là mẹ đẻ của chất lượng, là điều kiện quyết định để tổ chức quá trình giảng 
dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Là một giáo viên chủ nhiệm tôi băn 
khoăn làm thế nào, bằng hình thức nào để xây dựng một tập thể lớp với một nề 
nếp tốt. Bởi lẽ, tôi biết rằng một tập thể có nề nếp tốt sẽ có kết quả học tập tốt, và 
tập thể đó mới vững mạnh. Với lý do đó, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp 
xây dựng tốt nề nếp lớp chủ nhiệm” và đã mang lại hiệu quả cao trong công tác 
giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm.
 * Phạm vi nghiên cứu và áp dụng
 * Về không gian: Học sinh trường THCS Quang Trung.
 * Về thời gian: Thời gian nghiên cứu và áp dụng từ tháng 9/2020 đến 
5/2021 và tiếp tục duy trì, cải tiến chất lượng hoạt động cho những năm tiếp theo.
 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện 
tại:
 Với vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục đạo đức HS 
tôi đã đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao nề nếp lớp chủ nhiệm từ đó 
chất lượng giáo dục đạo đức và nhận thức về việc học cũng như các hoạt động xã 
hội khác của HS được nâng cao.
 Tôi tham khảo ý kiến và học hỏi kinh nghiệm của các GVCN đã từng làm 
tốt công tác giáo dục đạo đức HS, xây dựng nề nếp, nâng cao nhận thức về việc 
học cũng như các hoạt động xã hội khác. Để xây dựng một tập thể lớp có “đội 
ngũ tự quản” phù hợp, tập thể có kỷ luật, tự giác, tích cực trong học tập, sinh hoạt 
cũng như tham gia các hoạt động của trường, rèn luyện để trở thành con ngoan, 
trò giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx