Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp áp dụng trong tiết trả bài góp phần nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 theo chương trình GDPT 2018
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và phần viết bài văn miêu tả nói riêng có tính tổng hợp cao nhất, nó giúp học sinh rèn luyện năng lực trình bày ở dạng văn bản với nhiều thể loại khác nhau. Song song với các tiết luyện nói, luyện viết thì tiết trả bài viết có một vị trí quan trọng vì giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Để có kĩ năng này, học sinh phải cần tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết ở lớp, rút kinh nghiệm và tự chữa hoặc viết lại bài văn đã được giáo viên chấm, luyện tập, hình thành kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập để luôn luôn tiến bộ. Đây chính là khâu cuối cùng để hoàn thiện kĩ năng viết văn của học sinh.
Từ thực tế dạy học tiết viết văn trả bài trong môn Tiếng Việt lớp 4, tôi nhận thấy các giải pháp đã, đang áp dụng tại cơ quan có một số ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm của giải pháp
- Học sinh đã biết đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt ở từng đề văn miêu tả sao cho phù hợp.
- Với những bài văn miêu tả học sinh đã được giáo viên định hướng và thực hành, học sinh dễ dàng phát hiện được những ưu điểm, khuyết điểm và những lỗi đã mắc phải trong bài viết của mình thông qua việc chấm, chữa của giáo viên để từ đó rút kinh nghiệm ở những bài văn miêu tả khác.
- Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua nhiều năm thực hiện đổi mới chương trình. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nhận thức rõ được vị trí của phần viết bài văn, đặc biệt là trong tiết Trả bài nên giáo viên chấm, chữa và nhận xét học sinh khá cụ thể nhằm nâng cao kĩ năng viết văn miêu tả cho các em.
Bên cạnh đó còn một số tồn tại bất cập:
- Đa số học sinh nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả nhưng vốn từ ngữ của các em còn rất hạn chế, chưa vận dụng tốt khi viết bài nên cách viết của các em còn lủng củng.
- Một số học sinh còn ỉ lại trong học tập, chưa năng động sáng tạo, luôn tiếp thu một cách thụ động như nhớ bài học hôm trước cô nói gì, nhớ gì ghi cái lấy theo kiểu liệt kê sự việc.
- Bài làm của các em còn viết sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu chưa chính xác, nhiều câu còn viết lan man, dùng dấu câu còn tùy tiện. Việc lặp ý, lặp từ trong bài văn vẫn còn. Nhiều em chưa biết lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh hay, những biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để sử dụng một cách hợp lí, sinh động.
- Một số giáo viên còn dạy đơn giản hóa, có giờ trả bài còn nặng về ưu điểm nên học sinh chưa nắm hết cái sai của mình và lần sau lại mắc, có giờ nặng về nêu khuyết điểm nhưng lại chưa tổ chức tốt các phương pháp, hình thức dạy học gây một không khí thiếu tích cực trong giờ học và giáo viên làm việc nhiều còn học sinh thì thụ động tiếp thu. Vì thế, nó cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến học sinh chưa thích học phần viết văn.
- Đó cũng là những vấn đề tôi đề cập đến trong báo cáo này với mong muốn giúp giáo viên làm tốt hơn việc sửa lỗi cho học sinh để các em rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả, tạo tiền đề cho những cấp học tiếp theo. Với kinh nghiệm của bản thân và từ những bất cập trên tôi chọn “Một số biện pháp áp dụng trong tiết trả bài góp phần nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 theo chương trình GDPT 2018”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp áp dụng trong tiết trả bài góp phần nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 theo chương trình GDPT 2018
Ưu điểm của giải pháp - Học sinh đã biết đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt ở từng đề văn miêu tả sao cho phù hợp. - Với những bài văn miêu tả học sinh đã được giáo viên định hướng và thực hành, học sinh dễ dàng phát hiện được những ưu điểm, khuyết điểm và những lỗi đã mắc phải trong bài viết của mình thông qua việc chấm, chữa của giáo viên để từ đó rút kinh nghiệm ở những bài văn miêu tả khác. - Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua nhiều năm thực hiện đổi mới chương trình. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nhận thức rõ được vị trí của phần viết bài văn, đặc biệt là trong tiết Trả bài nên giáo viên chấm, chữa và nhận xét học sinh khá cụ thể nhằm nâng cao kĩ năng viết văn miêu tả cho các em. Bên cạnh đó còn một số tồn tại bất cập: - Đa số học sinh nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả nhưng vốn từ ngữ của các em còn rất hạn chế, chưa vận dụng tốt khi viết bài nên cách viết của các em còn lủng củng. - Một số học sinh còn ỉ lại trong học tập, chưa năng động sáng tạo, luôn tiếp thu một cách thụ động như nhớ bài học hôm trước cô nói gì, nhớ gì ghi cái lấy theo kiểu liệt kê sự việc. - Bài làm của các em còn viết sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu chưa chính xác, nhiều câu còn viết lan man, dùng dấu câu còn tùy tiện. Việc lặp ý, lặp từ trong bài văn vẫn còn. Nhiều em chưa biết lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh hay, những biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để sử dụng một cách hợp lí, sinh động. - Một số giáo viên còn dạy đơn giản hóa, có giờ trả bài còn nặng về ưu điểm nên học sinh chưa nắm hết cái sai của mình và lần sau lại mắc, có giờ nặng về nêu khuyết điểm nhưng lại chưa tổ chức tốt các phương pháp, hình thức dạy học gây một không khí thiếu tích cực trong giờ học và giáo viên làm việc nhiều 2 - Học sinh tự sửa bài: Giáo viên nhận xét lần lượt bài làm của từng em về chính tả, cách dùng từ, cách đặt câu sau đó học sinh tự thực hiện sửa bài ở cuối bài làm của mình. Bước 4: Đọc bài văn hay - Giáo viên chọn đọc bài theo kiểu: + Đọc câu hay, ý sáng tạo. + Đọc đoạn hay. + Đọc bài hay. - Giáo viên cho học sinh đọc 2-3 bài văn khá tốt, khen ngợi những học sinh viết tốt, đồng thời khuyến khích học sinh cả lớp hoc tập cách viết để lần sau đạt kết quả cao hơn. Muốn nâng cao chất lượng cho học sinh môn Tiếng Viêt nói chung và văn miêu tả nói riêng, giáo viên phải đặc biệt chú trọng tiết viết văn trả bài. Trong tiết này cần phải đạt tới yêu cầu rèn sửa kĩ năng cho học sinh. Bởi vậy, các khâu khi thực hiện đều phải chuẩn bị một cách chu toàn. Muốn tiết trả bài có hiệu quả cao, giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ, kĩ hơn các giờ học khác. Giải pháp 2: Chấm bài tỉ mỉ, sử dụng sổ theo dõi. Để tiết trả bài có hiệu quả thì công việc chuẩn bị này đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định cho tiết dạy thành công hay thất bại. Khi chấm bài, giáo viên được tiếp xúc với các sản phẩm tinh thần của học sinh, kiểm nghiệm thành quả lao động giảng dạy và giáo dục của mình. Bằng việc chấm bài mà biết học sinh có suy nghĩ những gì và diễn tả ý nghĩ như thế nào? Khi chấm bài, giáo viên cần có thái độ thương yêu, tôn trọng học sinh. Bài văn là kết quả lao động sáng tạo của các em, giáo viên cần chắt lọc mọi thành công của học sinh, dù là nhỏ nhất. Với sai lầm của học sinh, cần phải ân cần chỉ rõ, không được qua loa, tắc trách hoặc giận dữ bực bội, có những lời phê để lại trên bài làm ảnh hưởng đến hứng thú, niềm tin của học sinh. Giáo viên cần có thái độ kiên trì, nhẫn nại, khách quan, công bằng mới đánh giá đúng bài làm của học sinh vì đại đa số học sinh thường không có năng khiếu về văn. Vì thế, nhiều em thường mắc đi mắc lại 4 Các lỗi sai Tên học sinh Dẫn chứng Hướng sửa lỗi 1. Lạc đề 2. Bố cục 3. Lỗi chính tả, dùng từ 4. Lỗi diễn đạt 5. Lỗi viết câu Sau khi chấm xong, giáo viên cần thống kê lại xem học sinh có bao nhiêu lỗi trong bài viết, sau đó phân loại bài theo nhóm lỗi và cuối cùng là giáo viên tổng hợp theo loại: Bài viết hay, có sáng tạo; bài viết đảm bảo yêu cầu; bài viết chưa đảm bảo yêu cầu. Sau đó chọn chọn những bài tiêu biểu nhất, ghi lại những ý hay nhất. Cuối cùng của việc chấm bài là lời phê cần ngắn gọn, bao trùm ưu- khuyết điểm chủ yếu nhất. Giải pháp 3: Nâng cao kĩ năng xây dựng kế hoạch dạy học cho tiết trả bài. Kế hoạch dạy học cũng là yếu tố chuẩn bị quan trọng, nó là cơ sở của giờ lên lớp giúp giáo viên lựa chọn nội dung và cách tiến hành tiết trả bài. Tính kĩ lưỡng và tính khoa học trong bài soạn là yếu tố giúp giáo viên thành công và học sinh tiếp thu bài tốt. Nhưng qua khảo sát bài của học sinh, khảo sát giáo án của đồng nghiệp, dự giờ bạn, tôi thấy thiết kế của một số giáo viên còn chung chung, chưa thể hiện được tính ưu việt, tính sáng tạo trong kế hoạch dạy học, chưa thể hiện được sự khắc phục tồn tại của giáo viên. Tôi đã mạnh dạn lên kế hoạch dạy học cho tiết trả bài như sau: * Thứ nhất: Theo nguyên tắc chung, kế hoạch dạy học gồm đủ các phần: - Yêu cầu cần đạt - Đồ dùng và phương tiện dạy học. - Các hoạt động dạy học gồm các bước: + Khởi động + Khám phá + Hoạt động 6 2. Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung về nội dung (sai, thiếu ý, hoặc chi tiết sự việc ) và hình thức (về bố cục, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả,..). 3. Tổ chức cho học sinh tự chữa bài làm của cá nhân, sau đó đổi bài để kiểm tra, giúp đỡ nhau về việc chữa lỗi. 4. Giáo viên chiếu lên màn hình và đọc cho học sinh nghe những câu văn hay, đoạn văn hay, bài văn hay để giúp các em vận dụng vào bài viết của mình từ đó giúp cho bài viết của các em giàu hình ảnh, cô đọng, súc tích. Gợi ý học sinh nhận xét, trao đổi để học tập những ưu điểm trong bài văn của bạn (về bố cục, sắp xếp ý, diễn đạt, dùng từ đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật). 5. Hướng dẫn học sinh chọn viết một đoạn văn trong bài làm cho tốt hơn. Tùy điều kiện thời gian cho phép, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu này tại lớp hoặc luyện tập thêm ở nhà để nâng cao kĩ năng viết văn. Đoạn văn học sinh chọn để viết lại cho tốt hơn có thể là đoạn văn còn mắc lỗi (chính tả, dùng từ, đặt câu, , đoạn văn chưa hay). 6. Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Giải pháp 4: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi chữa lỗi. Về phương pháp, có thể nêu ra phương pháp chung nhất cho phần này mang tính tổng quát là “Thầy chủ đạo, trò chủ động” và cùng với sự vận dụng linh hoạt kết hợp hỏi, phát hiện, gợi tìm, gợi mở, tổng hợp, đánh giá, tôi tổ chức cho học sinh học tiết trả bài theo tuần tự: a) Giáo viên nhận xét, đánh giá chung bài làm của học sinh. Giáo viên nêu các ưu, nhược điểm bài làm của học sinh, có những đánh giá chung về bài làm của các em. b) Hướng dẫn học sinh chữa lỗi. Theo tôi, đây là bước quan trọng. Học sinh tự tìm ra lỗi của mình, biết cách sửa hoặc sửa được cho bạn tức là các em đã được củng cố thêm về kĩ năng viết văn. Vì vậy, việc đầu tiên của khâu này là tôi cho học sinh: 8 vô hình dung câu trên đã dùng thừa ra 1 từ, đó là từ “đẹp”. Vậy trường hợp này câu đúng phải là: “Quê hương em có rất nhiều thắng cảnh”. Ví dụ 2: Học sinh viết câu: Bộ lông của chú mèo mềm, mịn đen láy. Với lỗi này, giáo viên hỏi học sinh về nghĩa của từ “đen láy”, đó là đen ánh lên, sáng lên (thường nói về mắt). Sau đó, giáo viên gợi cho học sinh tìm từ khác thay thế cho từ “đen láy” trong câu này và để học sinh đọc lại câu mà đã được thay thế từ như: Bộ lông của chú mèo mềm, mịn đen ánh. - Với dạng lỗi về diễn đạt: Các lỗi về câu thường gặp ở Tiểu học là câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, câu có thành phần phụ thiếu thành phần chính, nêu ý chưa trọn vẹn, câu có nhiều từ ngữ rườm rà, lủng củng. Hệ thống câu hỏi dành cho phần này là làm cho học sinh chỉ ra được: Câu sai ở đâu? Lí do sai? Nêu cách sửa? Lỗi diễn đạt là lỗi khó. Đôi khi phải kết hợp với phương pháp diễn dịch, giảng giải để làm sáng tỏ cho học sinh. Ví dụ HS viết “Dáng người bạn cao ráo, nước da bạn trắng như em bé, mái tóc bạn đen buông xuống vai”. GV: Em nhận xét gì về các từ được dùng trong câu? HS: Lặp từ “bạn”: người bạn, da bạn, tóc bạn. GV: Từ sai: da trắng như em bé (trắng như da em bé). HS viết lại: Dáng người bạn cao ráo, nước da trắng như da em bé rất hợp với mái tóc dài, xõa xuống vai. GV chốt lại: Việc thay đổi trật tự trong câu, thay từ miêu tả sẽ làm cho câu có ý tường minh nhưng chưa sinh động. Vì thế, hãy áp dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để viết câu, em sẽ thấy được giá trị gợi tả của nó. Câu sửa: Dáng người bạn cao ráo. Mái tóc đen mềm mại xõa xuống vai làm tăng thêm vẻ đẹp cho làn da trắng như da em bé của bạn. 10 - Hướng dẫn học sinh phân tích, học tập những đoạn văn hay, bài văn hay của các bạn trong lớp. Hướng dẫn học sinh viết lại một đoạn văn hay hơn. - Giáo viên chấm bài tỉ mỉ sẽ thấy được những ưu điểm nhược điểm của từng học sinh qua các bài kiểm tra viết. Từ đó, đề ra được các biện pháp khắc phục hạn chế khi viết văn miêu tả của các em. - Học sinh hoàn thiện kĩ năng viết văn miêu tả qua việc đánh giá nhận xét của các bạn, của giáo viên về bài làm của mình. - Tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc trao đổi, chia sẻ bài làm của mình với các bạn. - Phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. Các em sẽ tự phát hiện những khiếm khuyết trong bài làm của mình, của bạn và biết tự sửa lỗi để lần sau các em viết văn mạch lạc, giàu hình ảnh và có cảm xúc chân thực. - Đề tài còn bồi dưỡng học sinh tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, phát triển kĩ năng viết văn, góp phần hình thành cho các em ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng đối với sản phẩm tinh thần do chính mình làm ra. - Học sinh hoàn thiện kĩ năng viết văn miêu tả qua việc đánh giá nhận xét của các bạn, của giáo viên về bài làm của mình. - Dạy học tiết trả bài văn miêu tả giúp Học sinh phát triển năng lực, kiến tạo kiến thức nhờ huy động, vận dụng những kiến thức đã học, khai thác kinh nghiệm, năng lực bản thân. Sau đó, học sinh kiểm nghiệm chúng qua thực tiễn và nhờ đó, các em tự làm giàu, làm phong phú thêm vốn từ cho chính bản thân mình. - Làm cho việc học của học sinh thú vị, hấp dẫn, tự giác. Tính tự giác học tập không chỉ là hệ quả mà còn là điều kiện bảo đảm quá trình học tập thành công, hiệu quả. Việc tổ chức các hoạt động dạy học hợp lý trong tiết trả bài văn miêu tả sẽ giúp học sinh vận dụng thành công trong học tập và nâng cao chất lượng vốn từ, hiểu biết để của mình, từ đó, học sinh cảm nhận được việc học là thú vị, hấp dẫn, nhận thấy lợi ích thực tiễn của học tập nên các em sẽ tích cực, tự giác hơn. 12 đòi hỏi chú ý, tập trung với các thao tác theo dõi, quan sát, so sánh, suy nghĩ, trình bày ý kiến, nên các em rất hào hứng. - Chất lượng làm văn của học sinh từng bước được nâng lên. Các loại lỗi dần được các em khắc phục như lỗi chính tả, lỗi về bố cục, lỗi diễn đat, Tôi nhận thấy đây là biện pháp có thể triển khai nhân rộng không chỉ ở khối lớp 4 mà còn ở tất cả các khối lớp tại trường Tiểu học Thị Trấn và tất cả các trường Tiểu học. III.4 Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến. - Sau thời gian dạy cho học sinh, tôi thấy không tốn kém về mặt kinh tế, quan trọng là giáo viên kiên trì, áp dụng các biện pháp dạy học phù hợp để học sinh hứng thú học tập và có ý thức rèn kĩ năng viết văn tốt hơn. - Từ kết quả trên, học sinh tỏ ra yêu thích viết văn, học văn hơn, thêm yêu Tiếng Việt. Thực tế cho thấy, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rất nhiều, cụ thể qua làm một số lần về bài viết của học sinh trong lớp, tôi đã thu được kết quả như sau: Lớp 4A Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành ( 41 học sinh ) Trước khi áp dụng 9 học sinh 26 học sinh 6 học sinh biện pháp = 22% = 63,4% = 14,6% Sau khi áp dụng 18 học sinh 22 học sinh 1 học sinh biện pháp = 43,9% = 53,7% = 2,4 % Đây là kết quả đáng mừng với một lớp mà lúc đầu các em đều không thích phần viết bài văn miêu tả. Kết quả này tuy chưa thật thuyết phục nhưng giúp tôi hiểu rằng, biện pháp mà mình đang thực hiện trong tiết trả bài viết văn đang đi đúng hướng giúp nhiều học sinh viết văn tốt hơn, nhất là văn miêu tả. - Học sinh hoàn thiện kĩ năng viết văn miêu tả qua việc đánh giá nhận xét của các bạn, của giáo viên về bài làm của mình. 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ap_dung_trong_tiet_tr.docx