Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận để học sinh thêm hiểu, thêm yêu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi 14 – Ngô Gia Văn Phái) vào Chuyên đề Văn học trung đại

Lâu nay, vấn đề dạy và học môn Ngữ văn luôn thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, và câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là vì sao phần đông học sinh hiện nay ít thích học môn Ngữ văn ?

Dạy Văn đã khó. Mảng văn học trung đại (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX) lại càng nan giải hơn. Ai đã từng dạy văn đều ý thức rõ điều này. Đa số giáo viên dạy văn đều cho đó là tác phẩm khó tiếp cận và ít hứng thú với chúng. Nguyên nhân là vì khoảng cách khá xa về thời gian ra đời của các tác phẩm văn học cổ điển, kéo theo sự xa lạ từ văn phong đến các điển tích, điển cố, các quan điểm thẩm mĩ… khiến cho cả giáo viên và học sinh khó tiếp cận và cảm thụ nên tiết học thường khó thành công.

Là giáo dạy môn Ngữ văn 9 đã nhiều năm, có một văn bản trung đại khiến tôi rất trăn trở mỗi khi cùng học sinh tiếp cận nó. Đó là văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) của Ngô Gia Văn Phái. Có thể coi đây là một trong những bông hoa tiêu biểu, rực rỡ trong vườn văn học Trung đại nước nhà, góp phần làm cho nền văn học Việt Nam đậm nét, phong phú. Thế nhưng để thưởng thức hương thơm và vẻ đẹp đó thật không dễ chút nào bởi nó đòi hỏi người đọc phải có đầy đủ vốn hiểu biết lịch sử thời đại, vốn chữ nghĩa và khả năng cảm thụ sâu sắc. Tác phẩm được đưa vào nhà trường một mặt giúp các em hiểu được tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà qua các thời kì nhưng mong muốn hơn hết là giúp các em thấy được giá trị, cảm nhận và yêu thích hòn ngọc ngàn đời vẫn sáng này.

Tất cả những lý do trên đã khiến tôi, dù đã làm công tác quản lý, vẫn tham gia dạy Tự chọn Ngữ văn 9 và chọn đề tài: “Một cách tiếp cận để học sinh thêm hiểu, thêm yêu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi 14 – Ngô Gia Văn Phái) vào Chuyên đề Văn học trung đại.

docx 28 trang Trúc Vân 21/11/2024 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận để học sinh thêm hiểu, thêm yêu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi 14 – Ngô Gia Văn Phái) vào Chuyên đề Văn học trung đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận để học sinh thêm hiểu, thêm yêu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi 14 – Ngô Gia Văn Phái) vào Chuyên đề Văn học trung đại

Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận để học sinh thêm hiểu, thêm yêu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi 14 – Ngô Gia Văn Phái) vào Chuyên đề Văn học trung đại
 2
 MỤC LỤC
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ:............................................................................3
 1. Lý do chọn đề tài:....................................................................................3
 2. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................4
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................4
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................................4
 5. Phương pháp nghiên cứu: .....................................................................5
 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: .................................................................6
 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: .....................................................6
a) Cơ sở lý luận:.......................................................................................6
b) Cơ sở thực tiễn:....................................................................................6
 2. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: ............8
a) Mục tiêu: ..............................................................................................8
b) Các giải pháp chủ yếu:........................................................................8
c) Bước Khởi động:................................................................................13
d) Đọc - Tìm hiểu chung: ......................................................................14
e) Đọc - Tìm hiểu văn bản.....................................................................15
 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: .........................................21
 1. Về phía giáo viên: .................................................................................21
 2. Về phía học sinh: ..................................................................................21
 IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:.........................................................23
 1. Với Ban giám hiệu nhà trường:...........................................................23
 2. Với mỗi giáo viên Ngữ văn:..................................................................23
 V. PHỤ LỤC..................................................................................24
 1. Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo..............................................................24
 2. Phụ lục 2: Một số hình ảnh dùng minh họa trong bài. .....................25
 3. Phụ lục 3: Một số giai thoại đưa vào trong bài dạy (phần Củng cố) .26
 4. Phụ lục 4: Một số hình ảnh trong giờ học thực nghiệm đề tài, trong đó 
 có sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ. .......................................................28
 VI. CAM KẾT: ...............................................................................31 4
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 - Lớp 9A, 9B nơi tôi đang công tác năm học 2020-2021.
 Trong đó, lớp 9B thực nghiệm theo nội dung, đề tài. Lớp 9A vẫn giữ 
nguyên cách khai thác truyền thống.
 - Mảng văn học trung đại nói chung, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí nói 
riêng. Đặc biệt là Hồi thứ 14 của tác phẩm.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
 - Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy (truyền thống và mới) môn Ngữ 
văn trong nhà trường, trong đó có phương pháp giảng dạy phần văn học trung 
đại.
 - Nghiên cứu về tình hình học tập của học sinh đối với các môn học nói 
chung và môn Ngữ văn nói riêng.
 Phương pháp nghiên cứu:
 - Dùng phương pháp quan sát thực nghiệm và phân tích nội dung.
 - Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
 - Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.
 - Phương pháp so sánh đối chiếu.
 - Phương pháp tổng hợp...
 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
 a) Cơ sở lý luận:
 Như chúng ta đã biết, mục tiêu cơ bản của giáo dục trong nhà trường là 
hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trong đó, hoạt động cơ bản 
nhất là hoạt động dạy học theo tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục, là hoạt động 
dạy học phải lấy học sinh làm trung tâm, học sinh được tham gia tích cực, chủ 
động vào các hoạt động học tập thì phẩm chất và năng lực cá nhân mới được 
hình thành và phát triển toàn diện. Tính năng động, sáng tạo - là những phẩm 
chất cần thiết trong cuộc sống hiện đại cần phải được hình thành ngay từ khi còn 
ngồi trên nghế nhà trường. Chính vì lẽ đó trong các môn học nói chung và môn 
Ngữ văn nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá 
hoạt động của học sinh đã được giáo viên áp dụng từ nhiều năm nay. Bên cạnh 
đó, hiện nay đất nước chúng ta đang trên đà tiến tới hội nhập, hội nhập trên tất 
cả các lĩnh vực. Một mặt chúng ta tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, mặt khác 
chúng ta vẫn kế thừa bảo tồn vốn văn học cổ của dân tộc. Đối với môn Ngữ văn, 6
 9A 37 4 12 17 4 0
 9B 37 5 13 15 4 0
 Dù gì đi nữa thì đó cũng là thực trạng đáng buồn không thể chối cãi.
 2. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
 a) Mục tiêu:
 - Nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nói chung, mảng văn học trung đại 
nói riêng và chất lượng văn hóa nhà trường, góp phần nâng cao ý thức học tập 
của học sinh trong nhà trường.
 - Rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học nói riêng, tác phẩm văn học trung 
đại nói riêng (thể loại chí, viết theo lối tiểu thuyết kết cấu chương hồi).
 - Học sinh thêm hiểu, thêm yêu tác phẩm được coi là một trong những kết 
tinh của văn học trung đại nước nhà: Hoàng Lê nhất thống chí. Từ đó, thêm 
hiểu, thêm yêu, trân trọng lịch sử nước nhà.
 - Giúp học sinh có thêm hứng thú, ham thích học môn Ngữ văn.
 b) Các giải pháp chủ yếu:
 •Trước hết, giáo viên dạy cần nắm chắc cách thức tiếp cận và giảng 
dạy văn bản trung đại sao cho tìm được con đường cụ thể, hiệu quả nhất tới 
học sinh. Xin trình bày bốn đặc trưng cần chú ý khi khai thác văn bản như 
sau: 
 Một là: khi giảng dạy tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí nói riêng, văn 
chương trung đại nói chung, giáo viên cần giúp học sinh cảm nhận được không 
khí văn hóa, không khí lịch sử của thời đại, và có sự đồng cảm về văn hóa, văn 
học giai đoạn ấy.
 Với văn bản Hoàng Lê nhất thống chí, hồi 14, nếu không tái dựng được 
không khí lịch sử thời đại của tác phẩm thì không dễ để học sinh hiểu được 
Quang Trung Nguyễn Huệ là ai, chứ đừng nói hiểu sâu sắc về bức chân dung 
của nhân vật, vai trò của nhân vật trong lịch sử nước nhà cũng như về tác giả, 
bối cảnh ra đời, những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. 
 Chính vì vậy, khi nghiên cứu bài dạy, giáo viên phải nắm chắc được kiến 
thức lịch sử giai đoạn này như: thế kỷ XVIII, các tập đoàn phong kiến Việt Nam 
rơi vào tình trạng khủng hoảng, tranh giành quyền lực, tình hình xã hội rối ren 
trong bối cảnh đó, cuộc khởi nghĩa Tây sơn đã lật đổ các tập đoàn đoàn phong 8
 +) Các yếu tố bên ngoài tác phẩm như nguyên mẫu, giá trị hiện thực, tác 
dụng xã hội, hoàn cảnh sáng tác Qua đó, thấy được tính lịch sử cụ thể được 
miêu tả trong truyện.
 +) Yếu tố nội tại như: hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, 
cốt truyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại
 Đặc biệt, cần chú ý điểm nhìn của tác giả Ngô Gia Văn Phái (là quan cựu 
thần nhà Lê nhưng lại có thái độ ngợi ca người anh hùng áo vải cờ đào. Đó có 
phải là cái nhìn đầy mâu thuẫn?) Thông qua đó, thấy được tài năng của Quang 
Trung Nguyễn Huệ đồng thời thấy được lập trường dân tộc và sự tác động của 
thời thế đến các tác giả.
 Về thể loại của tác phẩm, giáo viên cần chú ý bám sát thể loại chí (thể văn 
cổ ghi chép sự vật, sự việc) khi giải thích tên văn bản “Hoàng Lê nhất thống 
chí”. Đồng thời nắm chắc thể loại tiểu thuyết chương hồi (có nguồn gốc từ văn 
học Trung Quốc) Từ đó, giải thích cho các em tại sao lại có hai cách gọi như 
vậy về thể loại cho cùng một văn bản. 
 Trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả đã sử dụng kết cấu 
chương hồi để xây dựng tác phẩm. Có thể nói, kết cấu chương hồi là loại kết cấu 
phổ biến mà các tác gia thời trung đại thường sử dụng để viết tiểu thuyết, đặc 
biệt là tiểu thuyết lịch sử. Bởi vậy, kết cấu tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống 
chí có được một số đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết chương hồi.
 Về hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ, đây là 
một nhân vật đặc biệt trong văn học Việt Nam vì là nhân vật lấy từ hiện thực 
lịch sử, rất gần với các tác giả. Giáo viên cũng cần có cách khai thác hợp lý, 
sáng tạo để tránh khô khan như liệt kê một nhân vật lịch sử cụ thể với những 
việc làm, hành động cụ thể mà là một hình tượng văn học sống động bước ra từ 
một tác phẩm văn học của những ngòi bút sắc sảo, tài năng. 
 Việc xây dựng hình tượng nhân vật theo kiểu này cho thấy các tác giả còn 
chịu ảnh hưởng lớn từ văn học dân gian. Hình ảnh người anh hùng dân tộc áo 
vải Nguyễn Huệ được khắc họa khá đậm nét, có tính cách quả cảm, mạnh mẽ. 
Trong tất cả mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là một con người hành 
động có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng 
Long, ông không hề nao núng mà “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Nguyễn 
Huệ có một trí tuệ sáng suốt và nhạy bén, được thể hiện trong việc xét đoán, 
dùng người và phân tích tình hình thời cuộc, tương quan ta - địch. Ông rất hiểu 
sở trường các tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc nên được nể trọng. 
Nhân vật này còn có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: mới khởi binh 
đánh giặc, chưa giành lại được một tấc đất nào, vậy mà Nguyễn Huệ đã tuyên bố 10
 •Bên cạnh đó, giáo viên cần có cách thức tổ chức, triển khai giờ học 
một cách sinh động, sáng tạo, hiệu quả:
 Giáo viên cũng cần cố gắng khai thác tối đa cách sử dụng giáo án điện tử, 
tranh ảnh minh hoạ để gây hứng thú cho học sinh; sử dụng sơ đồ tư duy trong 
khai thác các đơn vị bài học vả khi chốt kiến thức bài học; đổi mới trong cách 
đặt câu hỏi, cách thức kiểm tra, đánh giá của học sinh sau phần cung cấp kiến 
thức bài mới bằng những câu hỏi mở, tạo điều kiện cho các em trình bày 
những suy nghĩ độc lập, sáng tạo, tránh lối mòn
 Cụ thể, ở các bước lên lớp, tôi đã chú ý một số điểm như sau:
 Bước Khởi động: 
 Thao tác kiểm tra kiến thức đã học và liên kết với kiến thức bài học mới: 
Cuộc sống xa hoa của Chúa Trịnh được miêu tả như thế nào trong văn bản 
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ? Tại sao tác giả lại viết “kẻ thức giả biết đó 
là triệu bất tường”? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ chốt lại kiến thức: tác 
phẩm tái hiện lại cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh, qua đó dự báo sự tất yếu suy 
vong của một triều đại đã mục nát và điều đó đã trở thành hiện thực. Hiện thực 
ấy được phản ánh trong một tác phẩm khácTừ đó dẫn vào bài mới:
 Với bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng 3 thập kỉ cuối thế 
kỷXVIII - đầu thế kỷ XIX, khởi đầu là sự sa đoạ thối nát của các tập đoàn phong 
kiến, các ông vua thời Lê-Mạc bất lực, vua Lê Hiển Tông chắp tay rũ áo, Chúa 
Trịnh Sâm ăn chơi xa hoa hoang dâm vô độ gây nên loạn, sự tranh giành quyền lực 
giữa các phe phái phong kiến xảy ra...Cuộc nổi dậy của phong trào Tây Sơn là 
một tất yếu trong lịch sử Có một tác phẩm văn học được coi là viên ngọc sáng 
trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam đã phản ánh giai đoạn lịch sử bão táp 
đó rất thành công. Đó là
 Đọc - Tìm hiểu chung:
 Khi tìm hiểu về tác giả văn bản, thay bằng cách cũ là cho học sinh đọc chú 
thích trong sách giáo khoa, tôi đã yêu cầu một nhóm trình bày tư liệu chuẩn bị 
của nhóm mình về Ngô Gia Văn Phái. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung rồi mới 
nhận xét, chốt kiến thức.
 - Lưu ý các em: Ngô Gia Văn Phái để chỉ nếp nhà văn học, truyền thống 
văn học, chứ không phải một trường phái văn học. Đó chính là một số người 
trong dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai- thuộc Hà Tây cũ, trong đó hai cây 
bút chính là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du. 12
 Với hoạt động đọc văn bản, lưu ý học sinh để các em phát hiện cách đọc 
văn bản này sao cho thể hiện phù hợp nhất nội dung, không khí trong tác phẩm 
(Đọc rõ ràng, diễn cảm, đúng ngữ điệu từng nhân vật, đặc biệt là lời phủ dụ của 
vua Quang Trung phải dõng dạc, đường hoàng, lời kể - tả trận đánh giọng khẩn 
trương). Nhằm góp phần tái hiện không khí lịch sử cho giờ học.
 Khi tìm bố cục văn bản, tôi đã gợi ý, giúp học sinh nhận ra bố cục bằng 
cách giải thích: yếu tố ghi chép sự việc sẽ làm cho kết cấu truyện trình bày theo 
tiến trình sự việc để học sinh tìm ra bố cục dễ dàng hơn (gồm 3 phần: nhận 
được tin Thăng Long thất thủ, Nguyễn Huệ lên ngôi; cuộc hành quân ra Bắc và 
chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung; sự thảm bại của bè lũ bán nước và 
cướp nước).
 Đọc - Tìm hiểu văn bản.
 Khi khai thác văn bản, tôi chú trọng một số vấn đề:
 Trước khi vào khai thác, dẫn dắt để thu hút sự chú ý của học sinh.
 Tác phẩm là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có qui mô lớn nhất tái hiện 
một cách sinh động chân thực một giai đoạn lịch sử nước nhà, đạt những thành 
công về nghệ thuật tiểu thuyết . Hồi 14 vẽ lên chân dung lẫm liệt của người anh 
hùng dân tộc vĩ đại Quang Trung ... Đồng thời, cung cấp một hình ảnh có tính 
chất minh họa nhằm khơi gợi không khí lịch sử về nhân vật, giai đoạn.
 Khi khai thác, làm nổi bật hình tượng vua Quang Trung:
 - Nguyễn Huệ là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, một trí tuệ 
sáng suốt, nhạy bén, mưu lược, mạnh mẽ, quyết đoán.
 Tôi tiếp tục đưa ra câu hỏi mở giúp học sinh trình bày quan điểm của mình:
 ? Có ý kiến cho rằng: lời phủ dụ có vai trò như một bản tuyên ngôn độc 
lập. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
 Và cùng học sinh khai thác nội dung và ý nghĩa của lời phủ dụ: (khẳng định 
chủ quyền, vạch trần dã tâm của giặc, nhắc lại truyền thống đánh giặc, kêu 
gọi...)
 Đồng thời, qua các câu hỏi gợi mở và các yêu cầu khá nhau đối với cá nhân 
và các nhóm, tôi giúp học sinh nhận ra những nét đặc trưng của người anh hùng 
Quang Trung:
 - Nguyễn Huệ có tài khích lệ quân sĩ. Sáng suốt trong phân tích tình hình.
 - Mưu lược trong xét đoán, dùng người.
 - Bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, thể hiện một trí tuệ sáng suốt, nhạy 
bén, mưu lược, sự mạnh mẽ, quyết đoán. 14
 Khi khai thác hình ảnh Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và vua 
tôi nhà Lê, tôi chú ý giúp học sinh so sánh hai hình ảnh tưởng như giống nhau là 
đều chuốc lấy thất bại nhưng sắc thái tình cảm của tác giả lại hoàn toàn khác 
nhau:
 Phần kiến thức quan trọng này giúp các em hình dung ngòi bút đa dạng, 
nhiều sắc thái thẩm mĩ khác nhau khi miêu tả các đối tượng khác nhau. Với 
Nguyễn Huệ là ngòi bút thể hiện không khí trang trọng, hùng tráng của anh 
hùng ca; với sự thảm bại của bè lũ xâm lược, là sự hả hê, sung sướng; với sự 
tháo chạy của vua tôi nhà Lê lại có sự ngậm ngùi
 Củng cố:
 Phần củng cố, giáo tôi đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau, tùy vào mức 
độ của bài tập mà yêu cầu học sinh làm bài dưới dạng cá nhân hoặc nhóm như: 
 * Bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
 1. Tên tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" có nghĩa là gì?
 A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
 B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
 C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.
 D. Ý chí trước sau như một của vua Lê.
 2. Nhận xét nào sau đây không đúng với nội dung hồi thứ 14 của “Hoàng 
Lê nhất thống chí” ?
 A. Ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời của hình tượng người anh hùng Quang Trung - 
Nguyễn Huệ.
 B. Nói lên những thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh.
 C. Mô tả số phận bi đát, nhục nhã của vua tôi Lê Chiêu Thống.
 D. Kể về lịch sử đất nước vào giai đoạn thế kỉ 17
 3. Lập bảng hệ thống những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa 
của văn bản? (Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật, so sánh, chỉ ra sự khác biệt 
giữa hình ảnh vua Quang Trung với bè lũ cướp nước - Tôn Sĩ Nghị, bán nước - 
Lê Chiêu Thống?)
 Đây là bài tập mà tôi yêu cầu học sinh thảo luận theo hình thức Khăn phủ 
bàn: Yêu cầu chia nhóm, cá nhân trong nhóm ghi ra phiếu cá nhân phần làm của 
mình, nhóm trưởng tổng hợp vào phiếu chung và thông báo kết quả trước lớp. 
sau đó, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và giáo viên là người chốt sau cùng.
 Dưới đây là một bài tập mà học sinh đã thực hiện thành công:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_cach_tiep_can_de_hoc_sinh_them_hie.docx