Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà để tạo hứng thú khi học chủ đề 4, 5, 6 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7, Chân trời sáng tạo

Năm học 2022- 2023 tôi được phân công nhiệm vụ giảng dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 7. Cùng với môn KHXH, môn Khoa học tự nhiên là một trong hai môn học tích hợp mới (được hình thành chủ yếu từ các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành 2006). Tôi đã nhận thức rõ vai trò của giáo viên trong đổi mới giáo dục tập trung phát triển phẩm chất và năng lực người học. Môn KHTN dạy học tích hợp giúp cho việc học tập của học sinh gắn liền với thực tiễn hơn, giúp học sinh phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; giải quyết các vấn đề sáng tạo. Với những yêu cầu về đổi mới mục tiêu cơ bản của giáo dục từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học; đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp.

Để thực hiện được những yêu cầu đặt ra trong chương trình sách giáo khoa mới thì giáo viên phải giao nhiệm vụ về nhà trước khi học bài mới. Nhiệm vụ học sinh tự làm thí nghiệm đơn giản tại nhà với các dụng cụ mà các em có thể chuẩn bị và trả lời vào các phiếu học tập mà giáo viên giao cho các nhóm hoặc cá nhân thông qua zalo nhóm lớp hoặc phát lúc dặn dò ở cuối tiết học trước. Đó là một trong những phương pháp mới để các em tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất. Xuất phát từ lí do trên nên tôi chọn đề tài sáng kiến Hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà để tạo hứng thú khi học chủ đề 4, 5, 6 môn Khoa học tự nhiên lớp 7để nâng cao hiệu quả, chất lượng bộ môn Khoa học tự nhiên lớp 7 tại trường THCS Lộc Tấn. Thông qua việc học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà trước lúc lên lớp học các em sẽ được rèn kĩ năng quan sát, phân loại, kĩ năng đo, liên kết, dự báo, kĩ năng viết báo cáo và thuyết trình.

docx 23 trang Trúc Vân 10/12/2024 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà để tạo hứng thú khi học chủ đề 4, 5, 6 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7, Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà để tạo hứng thú khi học chủ đề 4, 5, 6 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7, Chân trời sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà để tạo hứng thú khi học chủ đề 4, 5, 6 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7, Chân trời sáng tạo
 học tự nhiên lớp 7 tại trường THCS Lộc Tấn. Thông qua việc học sinh tự làm thí 
nghiệm ở nhà trước lúc lên lớp học các em sẽ được rèn kĩ năng quan sát, phân 
loại, kĩ năng đo, liên kết, dự báo, kĩ năng viết báo cáo và thuyết trình. 
 III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
 Các bước thực hiện 
 1. Bước 1: Hướng dẫn sử dụng SGK 
 Giáo viên cho các em đọc trang 2, 3 SGK Khoa học tụ nhiên 7 để các em nắm 
được cấu trúc mỗi bài học gồm những nội dung gì và nhiệm vụ của mỗi nội dung 
các em cần làm để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, giúp các em không 
ngừng sáng tạo trước thế giới tự nhiên rộng lớn, đồng thời tạo cơ hội cho các em 
vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. 
 2. Bước 2: GVBM nói rõ vai trò của thí nghiệm vật lí ở nhà để HS nắm 
bắt:
 Thí nghiệm ở nhà là một loại bài thực hành mà giáo viên giao cho từng học 
sinh hoặc từng nhóm học sinh thực hiện ở nhà với những dụng cụ thông thường, 
đơn giản và dễ kiếm, nhằm tìm hiểu một hiện tượng, xác định một đại lượng, 
kiểm chứng một định luật, một quy tắc vật lý nào đó. 
 Thí nghiệm ở nhà được tiến hành trong điều kiện không có sự giúp đỡ, hướng 
dẫn và kiểm tra trực tiếp của giáo viên. Do đó, nó có tác dụng tốt trong việc phát 
huy tính tự giác và tự lực của học sinh trong học tập. 
 Thí nghiệm ở nhà với các nguyên vật liệu dễ tìm kiếm nên có thể triển khai 
rộng rãi cho nhiều học sinh tham gia tự làm thí nghiệm. Học sinh tiến hành với 
những dụng cụ thí nghiệm tự kiếm (lon bia, chai nước khoáng đã dùng, những đồ 
chơi bán trên thị trường ), hoặc những dụng cụ tự tạo từ những vật dụng đơn 
giản. Chính đặc điểm này đã tạo nhiều cơ hội khơi gợi hứng thú học tập và sự yêu 
thích môn học hơn. 
 Thí nghiệm ở nhà là cơ hội tốt để rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo thực 
hành, là điều kiện tốt để giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. Ngoài ra, thí 
nghiệm ở nhà còn có tác dụng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh qua việc Video tìm hiểu thiết kế các bức tường bên trong phòng hát: 
 https://youtu.be/uEjO13dJLUw 
 https://youtu.be/fX4emKvwV7o
 Video tạo lửa bằng kính lúp: https://youtu.be/SCQVftkjfAA 
 Video tạo bóng các con vật: https://youtu.be/r0I11hYplRM 
 Video thí nghiệm tạo bóng tối bóng nữa tối: 
https://youtu.be/4KXXwhKYOms 
 https://youtu.be/AI0or_yLfYA 
 Một số ví dụ: 
 4.1. Ví dụ 1: Chủ đề 4, bài 12: Mô tả sóng âm 
 * Thí nghiêm : Sự truyền âm trong chất lỏng 
 Bước 1. Giáo viên hướng dẫn các nhóm về nhà thực hiện thí nghiệm như sau: 
 - Chuẩn bị dụng cụ: một chiếc đồng hồ hoặc điện thoại, ca nước, túi nilon, 
dây chun 
 - Tiến hành thí nghiệm: Đặt đồng hồ hoặc điện thoại đang reo vào túi nilon 
rồi dùng dây chun buộc chặt, thả vào ca nước cho nó chìm hẳn trong nước, rồi 
lắng nghe âm thanh từ điện thoại hay đồng hồ có truyền đến tai được không và 
hoàn thành phiếu học tập sau:
 Câu hỏi Trả lời
 1. Sóng âm có truyền được trong nước không? 
 2. Khi đồng hồ hay điện thoại reo, sóng âm truyền đến tai 
 các em qua những môi trường nào? 
 Sau đó các em quay lại video gởi vào zalo của giáo viên trước ngày học phần 
này. PHẾU HỌC TẬP
 Câu hỏi Trả lời
 1. Bạn B có nghe rõ tiếng bạn A không? 
 2. Trong trò chơi này tiếng nói của bạn A truyền đến tai 
 bạn B qua môi trường nào? 
 Bước 2. Khi dạy phần này ở trên lớp, giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày 
kết quả phiếu học tập và nộp sản phẩm của nhóm mình và các nhóm nhận xét, 
đánh giá lẫn nhau và rút ra kết luận Bước 3. Giáo viên nhận xét kết quả của các 
nhóm, nhắc nhở những nhóm chưa hoàn thành nhiệm vụ, tuyên dương những 
nhóm làm tốt.
 Trò chơi điện thoai dây
 Bước 4. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng lại bộ điện thoại dây của 
nhóm mình và tiến hành chơi trò chơi trong 7 phút, trò chơi như sau: 
 - Giáo viên yêu cầu các bạn nói đứng phía dưới lớp học và đưa các câu khác 
nhau đã ghi ra giấy cho 4 bạn nói ở 4 nhóm (lưu ý bạn A phải nói thật nhỏ sao 
cho mọi người đứng gần đó không nghe chỉ có bạn B nghe được), 4 bạn nghe 
đứng gần trên bảng đặt tai vào cốc lắng nghe và truyền lại cho bạn C đứng gần 
mình ghi kết quả trên bảng. 
 - Nhóm nào ghi được nhiều câu trả lời thì nhóm đó chiến thắng và nhận được 
món quà hoặc giáo viên lấy điểm thường xuyên cho các nhóm Không nên đeo tai nghe quá lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thích giác.
 4.2 Ví dụ 2: Chủ đề 4, bài 13: Độ to và độ cao của âm 
 Bước 1. Khi dạy xong bài 12, ở phần dặn dò của tiết học, để chuẩn bị cho tiết 
1 bài 13: Độ to, độ cao của âm, giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như 
sau: 
 - Thí nghiệm 1: Giao cho nhóm 1,2 
 + Dụng cụ: Các ly thủy tinh giống nhau, nước, đũa hoặc thìa. 
 + Cách tiến hành: Đổ nước vào các ly với lượng nước khác nhau. Dùng đũa 
hoặc thìa gõ nhẹ vào các thành ly (gõ với lực bằng nhau), lắng nghe âm thanh 
phát ra từ các ly xem có giống nhau không và hoàn thành phiếu học tập số 1:
 Độ cao mực nước Âm phát ra cao hay thấp Vì sao
 a. Ly nhiều nước nhất
 b. Ly ít nước nhất
 + Dụng cụ: 7 ống hút, keo hai mặt, kéo 
 + Cách tiến hành: Cắt 7 ống hút với chiều dài khác nhau theo thứ tự: 
 19,5cm, 17cm, 15,5cm, 14,5cm, 13cm, 11,5cm, 10cm và phần dư của các ống 
hút cắt 6 đoạn dài bằng nhau khoảng 3cm. dùng băng keo dán các ống lại với 
nhau, đặt một đoạn dài 3cm xen giữa các ống, sau đó dùng giấy cứng cắt 1 đoạn 
dán bên ngoài các ống lại cho chắc và trang trí cho đẹp. 
 Cuối cùng các em thổi vào các ống hút để tạo ra một bản nhạc mà em yêu Bước 5. Để vận dụng kiến thức vào cuộc sống, giáo viên chiếu thí nghiệm thứ 
2 cho các em xem và yêu cầu các em thổi lại cho các bạn nghe lần nữa để trả lời 
phiếu học tập số 2
 1. Khi thổi vào các ống hút, cái gì dao động phát ra âm? 
 . 
 2. Ống nào phát ra âm trầm nhất, ống nào phát ra âm bổng nhất? Vì sao? 
 .. 
 Đại diện các nhóm trả lời, học sinh khác nhận xét và giáo viên chốt lại câu trả 
lời đúng đồng thời tuyên dương những em đã tích cực, chủ động sáng tạo trong 
học tập. 
 Bước 6. Để khơi gợi niềm say mê âm nhạc và hứng thú tự chế những nhạc cụ 
đơn giản thì giáo viên chiếu các video các bản nhạc mà các em tự chơi qua nhạc 
cụ tự chế ở nhà cho cả lớp xem. Đồng thời giáo viên giới thiệu các loại nhạc cụ 
dân tộc Việt Nam cho các em biết thêm. Qua video và các hình ảnh giáo viên đưa 
lên, giáo viên khuyến khích các em về nhà tự tạo cho mình những nhạc cụ và 
dùng các nhạc cụ đó tự chơi những bản nhạc mà em yêu thích và biểu diễn trong 
các chương trình văn nghệ của nhà trường hay ở địa phương của em.
 Ông Quàng Văn Mứn với các nhạc cụ được chế tác được hiến tặng cho bảo 
 tàng tỉnh Điện Biên 
 Hình ảnh các em lấy tư liệu thực tế
 Bước 2. Khi dạy phần mở đầu của bài 14 Phản xạ âm, giáo viên sẽ chiếu video 
của học sinh đã được lựa chọn cho cả lớp quan sát, nhận xét cách quay của học 
sinh, nhắc nhở những học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, tuyên dương những 
học sinh làm tốt. 
 Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả phiếu học tập, từ các câu trả lời của các 
em, giáo viên sẽ vào bài mới: Để xem câu trả lời của các em có đúng hay không, 
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 
 Bước 3. Sau khi học xong phần 2. Một số hiện tượng về sóng âm, các em vận 
dụng kiến thức vừa học xong để chốt lại kết quả phiếu học tập của các nhóm, 
nhóm nào trả lời đúng sẽ đạt điểm cao và lấy điểm ở cột kiểm tra thường xuyên. 
 Bước 4. Giáo viên dùng hình ảnh hoặc các tư liệu điện tử để mở rộng thêm 
kiến thức về nội dung khử những tiếng vang không mong muốn. Không gian cấu 
trúc bên trong nhà hát, phòng thu, phòng hội họp, người ta lắp các tấm phản xạ 
được tính toán kĩ lưỡng để đảm bảo âm thanh từ người nói đi đến người nghe một 
cách đồng thời. - Dụng cụ: Kính lúp, giấy hoặc lá khô, rơm
 - Tiến hành: Chiếu ánh sáng Mặt trời lên tờ giấy hoặc lá khô, thông qua kính 
lúp tờ giấy hoặc lá khô bốc cháy. 
 - Trả lời phiếu học tập sau:
 1. Làm thế nào để chứng tỏ ánh sáng là một dạng năng lượng? 
 . 
 2. Trong thí nghiệm này năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành năng lượng 
 gì? 
 .. 
 Học sinh về nhà tiến hành làm thí nghiệm và quay video gửi qua zalo cho giáo 
viên.
 Bước 2. Khi dạy phần khởi động bài 15, giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm 
trình bày câu hỏi số 1 ở phiếu học tập, dựa vào các câu trả lời của học sinh, giáo 
viên chốt lại ý đúng và vào bài mới. Một trong các cách chứng tỏ ánh sáng có 
năng lượng thì người ta đã tiến hành thu năng lượng ánh sáng bằng tấm pin mặt 
trời. Sau đó giáo viên cho các nhóm làm thí nghiệm như trong sách giáo khoa 
hướng dẫn. 
 Sau khi học xong phần 1. Năng lượng ánh sáng, để củng cố kiến thức và rèn 
luyện kĩ năng đã học, giáo viên chiếu lại các video thí nghiệm mà các nhóm đã 
quay ở nhà và yêu cầu các em trả lời câu số 2 trong phiếu học tập. Nhóm 1,2 làm thí nghiệm như hình a trả lời phiếu học tập số 1
 Câu hỏi Trả lời
 1. Khi sử dụng nguồn sáng nhỏ chiếu vào vật cản thì trên màn 
 chắn xuất hiện cái gì? 
 2. Vì sao lại có hiện tượng đó? 
Nhóm 3, 4 là m thí nghiệm như hình b trả lời phiếu học tập số 2
 Câu hỏi Trả lời
 1. Khi sử dụng nguồn sáng lớn chiếu vào vật cản thì trên màn 
 chắn xuất hiện cái gì? 
 2. Vì sao lại có hiện tượng đó? 
Nhóm 5, 6 các em về nhà tạo bóng các con vật trên tường rồi quay lại video gởi 
cho giáo viên và trả lời phiếu học tập số 3
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 nhau, sau đó giáo viên chốt lại khái niệm về vùng tối và hướng dẫn các em vẽ 
hình biểu diễn vùng tối phía sau vật cản 
 Bước 3. Để tìm hiểu vùng nửa tối, giáo viên chiếu video nhóm 3, 4 yêu cầu 
đại diện các nhóm trình bày câu trả lời ở phiếu số 2 và các em nhận xét đánh giá 
lẫn nhau. Sau đó giáo viên chốt lại khái niệm về vùng nửa tối khi ta sử dụng 
nguồn sáng rộng và hướng dẫn các em vẽ biểu diễn vùng tối và vùng nửa tối. 
Bước 3. Để vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn, giáo viên chiếu 
các video mà các em đã quay về tạo bóng các con vật trên tường và yêu cầu các 
em trả lời phiếu học tập số 3, các bạn khác nhận xét và đánh giá lẫn nhau.
 Bước 4. Sau đó giáo viên chốt lại câu trả lời của học sinh và tuyên dương các 
em đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, từ đó giáo viên sẽ lấy điểm kiểm 
tra thường xuyên cho các em. 
 Khi học sinh thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên giao, các em đã hình thành 
và phát triển được các năng lực và phẩm chất liên quan đến bài học. Dựa vào kiến 
thức các em vừa học các em có thể tạo các bức tranh bằng bóng của các đồ vật 
như ông Vincent Bal, nghệ sĩ người Bỉ hiện tốt chiếu lên ti vi cho cả lớp xem và yêu cầu các nhóm mang các đồ thí 
nghiệm đã chuẩn bị sẵn tiến hành lại thí nghiệm theo nhóm, hoàn thành phiếu học 
tập.
 Giáo viên theo dõi, quan sát, hỗ trợ các nhóm và yêu cầu đại diện các nhóm 
báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét đánh giá lẫn nhau và cuối cùng giáo 
viên chốt lại nội dung kiến thức phần 1. 
 Trong thí nghiệm 1 giáo viên lưu ý cho học sinh về chiều dòng điện như hình 
dưới đây 
 Hình 21.1 . 
 3. Đặt một kim nam châm bên cạnh đầu đinh vít. Quan sát và nhận xét về chiều 
 của kim nam châm trước và sau khi đổichiều dòng điện? 
 .. 
 Bước 5. Sau khi học sinh làm thí nghiệm xong yêu cầu nhóm 1,2 trả lời phiếu 
số 2 và nhận xét kết quả lẫn nhau, còn nhóm 3,4 trả lời phiếu số 3 và nhận xét kết 
quả của nhau. Giáo viên chốt lại nội dung chính của phần 2 cho học sinh ghi nhớ. 
 Bước 6. Qua đó yêu cầu các em vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi sau: Giải 
thích vì sao chiếc cần cẩu đã nêu ở đầu bài có thể tạo ra lực từ mạnh? 
 Bước 7. Cuối cùng giáo viên chiếu lại các video của các nhóm làm thí nghiệm 
như hình 21.2, 21.3 cho cả lớp xem và đánh giá sản phẩm của các nhóm, từ đó 
giáo viên tuyên dương nhận xét và chấm điểm cho các nhóm. 
 IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN. 
 1. Ngày sáng kiến được áp dụng chính thức: 15 /11/ 2022. 
 2. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong môn KHTN lớp 7, môn Vật lí 
lớp 8, 9 cho học sinh trường THCS Lộc Tấn. Cũng có thể áp dụng rộng rãi trong 
dạy học môn KHTN cho tất cả các trường THCS ở trong và ngoài huyện. 
 3. Hiệu quả áp dụng sáng kiến: 
 3.1.Kết qủa về mặt ý nghĩa xã hội 
 + Phát triển về mặt tâm lý: Biểu hiện ở những thay đổi cơ bản trong quá trình 
nhận thức, tình cảm, ý chí, nghị lực, sự phấn khởi, hoạt bát, sáng tạo, là phương 
tiện kích thích hứng thú học tập của học sinh với bản lĩnh mạnh dạn tự tin hơn, 
tiến xa hơn. 
 + Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản cho các em như kỹ năng quan sát, thu thập 
thông tin, phân tích dữ liệu, tính trung thực, tính chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên 
trì, nhẫn lại, mạnh dạn, khả năng thuyết trình trước đám đông, thích ứng vời cuộc 
sống ngày càng hiện đại. Bước đầu hình thành phát triển cho học sinh năng lực 
thiết kế và tổ chức hoạt đông, năng lực định hướng nghề nghiệp. 
 +Từ việc tự làm thí nghiệm ở nhà làm cho học sinh bớt rụt rè, mạnh dạn hơn, 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_tu_lam_thi_nghiem_o.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà để tạo hứng thú khi học chủ đề 4, 5.pdf