Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh trong giảng dạy môn Mĩ Thuật Lớp 9

  1. Tên sáng kiến: Giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh trong giảng dạy môn Mĩ Thuật lớp 9”.
  2. Lý do chọn sáng kiến:

Lịch sử hàng ngàn năm phát triển đã tạo nên cho đất nước Việt Nam một nền văn hóa đa dạng, phong phú và giàu bản sắc với một hệ thống đồ sộ các di sản văn hóa. Di sản văn hóa Việt Nam là kết tinh của trí tuệ, tình cảm và truyền thống của dân tộc qua hàng ngàn năm, có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con người Việt nam phát triển toàn diện, hình thành nguồn nhân lực đóng góp trực tiếp, quyết định vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể Thao và du lịch, hiện nay, cả nước có khoảng 40.000 di tích được kiểm kê. Trong đó, có gần 10.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; 3.463 di tích cấp quốc gia; 95 di tích cấp quốc gia đặc biệt. UNESCO đã ghi danh 8 di sản Việt Nam vào danh mục Di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới. Ngoài ra, theo chương trình Ký ức thế giới của UNESCO Việt Nam đã có 7 di sản tư liệu thế giới được UNESCO ghi danh, trong đó có 3 di sản tư liệu thế giới và 4 Di sản tư liệu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

Như vậy, nước ta có một hệ thống di sản văn hóa rất phong phú, lâu đời, thu hút bạn bè khắp năm châu khám phá. Tuy nhiên, toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế tạo nên nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Trong cơn lốc hội nhập quốc tế, những giá trị di sản lâu đời đang dần mai một và biến dạng, đòi hỏi những giải pháp cấp bách để có thể dung hòa giữa giao lưu, phát triển và giữ gìn, phát huy di sản của cha ông, làm sao để “hòa nhập mà không hòa tan” là cả một vấn đề nan giải.

Tại cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu hội Di sản Văn hóa Việt Nam tại nhà Quốc hội vào ngày 20/11/2020, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã khẳng định: “ Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân”. Chính vì vậy giáo dục cho học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đất nước trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi học sinh chính là chủ nhân tương lai - là đối tượng sẽ thụ hưởng và bảo vệ, phát huy những giá trị của di sản văn hóa. Không những thế, việc giáo dục ý thức bảo tồn di sản trong dạy học có ý nghĩa rất quan trọng trong xu thế “ toàn cầu hóa” hiện nay, góp phần tích cực giúp cho học sinh hình thành và phát triển ý thức tôn trọng, bảo vệ giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa.

Trong các hoạt động giảng dạy hiện nay, giáo viên chủ yếu chỉ sử dụng di sản văn hoá như một phương tiện dạy học mà chưa chú trọng đến việc giáo dục cho các em những hiểu biết về cách thức, biện pháp bảo vệ và phát huy các giá trị Di sản văn hoá. Chính vì vậy đa số học sinh ít hiểu biết về di sản văn hóa từ đó khó hình thành ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản của quê hương, đất nước, thậm chí trong một số trường hợp có thể vô tình chính các em lại có những hành động làm tổn hại đến các di sản văn hóa như vẽ bậy lên các di sản văn hóa, xả rác bừa bãi khi tới tham quan các di sản, trèo leo lên các pho tượng, chụp hình phản cảm khi mặc áo dài, ăn mặc phản cảm khi tới chùa...

docx 18 trang Trúc Vân 10/12/2024 290
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh trong giảng dạy môn Mĩ Thuật Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh trong giảng dạy môn Mĩ Thuật Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh trong giảng dạy môn Mĩ Thuật Lớp 9
 giữa giao lưu, phát triển và giữ gìn, phát huy di sản của cha ông, làm sao để “hòa 
nhập mà không hòa tan” là cả một vấn đề nan giải.
 Tại cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu hội Di sản Văn hóa Việt Nam tại nhà Quốc 
hội vào ngày 20/11/2020, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng 
đã khẳng định: “ Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vừa là trách nhiệm của 
Nhà nước, vừa là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân”. Chính vì vậy giáo 
dục cho học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đất 
nước trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế là một vấn đề vô 
cùng quan trọng và cần thiết. Bởi học sinh chính là chủ nhân tương lai - là đối 
tượng sẽ thụ hưởng và bảo vệ, phát huy những giá trị của di sản văn hóa. Không 
những thế, việc giáo dục ý thức bảo tồn di sản trong dạy học có ý nghĩa rất quan 
trọng trong xu thế “ toàn cầu hóa” hiện nay, góp phần tích cực giúp cho học sinh 
hình thành và phát triển ý thức tôn trọng, bảo vệ giữ gìn và phát huy những giá 
trị của di sản văn hóa.
 Trong các hoạt động giảng dạy hiện nay, giáo viên chủ yếu chỉ sử dụng di 
sản văn hoá như một phương tiện dạy học mà chưa chú trọng đến việc giáo dục 
cho các em những hiểu biết về cách thức, biện pháp bảo vệ và phát huy các giá 
trị Di sản văn hoá. Chính vì vậy đa số học sinh ít hiểu biết về di sản văn hóa từ 
đó khó hình thành ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản của quê hương, đất nước, 
thậm chí trong một số trường hợp có thể vô tình chính các em lại có những hành 
động làm tổn hại đến các di sản văn hóa như vẽ bậy lên các di sản văn hóa, xả rác 
bừa bãi khi tới tham quan các di sản, trèo leo lên các pho tượng, chụp hình phản 
cảm khi mặc áo dài, ăn mặc phản cảm khi tới chùa...
 Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh với số liệu như sau:
 Có hiểu biết sâu Có hiểu biết về Hiểu sơ sài về 
 sắc về các các DSVH, các về các DSVH, 
 Lớp Sĩ số
 DSVH, các biện pháp góp các biện pháp 
 biện pháp góp phần bảo tồn góp phần bảo Việt”. ... từ đó các em khó hình thành ý thức gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa 
của đất nước. Là một giáo viên giảng dạy Mĩ Thuật tôi nhận thấy mình cần có 
trách nhiệm giáo dục các em ý thức để các em có thể góp phần tích cực vào công 
cuộc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc.
 Và sau đây là các bước tôi đã khai thác và ứng dụng việc sử dụng di sản 
trong giảng dạy môn Mĩ Thuật lớp 9 ở trường mà tôi đã áp dụng trong tiết dạy 
của mình, nó thực sự mang lại sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học, hình 
thành và dần nâng cao ở các em ý thức giữ gìn và phát huy các di sản văn hoá của 
quê hương, đất nước.
 2.1 Xác định nội dung, kiến thức cần vận dụng trong tiết dạy.
 Di sản văn hoá là toàn bộ những sản phẩm, những giá trị vật chất và tinh 
thần của dân tộc đã sáng tạo, để lại, lưu giữ và truyền qua nhiều thế hệ. Luật Di 
sản văn hoá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định; “ di sản văn 
hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm vật 
chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này 
qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
 Theo từ điển tiếng Việt “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”. Như vậy 
có thể hiểu bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng 
thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để bị mai một, không để bị thay đổi, biến 
hóa.
 Ý thức bảo tồn di sản văn hóa chính là tổng hòa tri thức, tình cảm và ý chí 
bảo tồn di sản văn hoá thông qua các hoạt động của con người, nhằm hiểu biết về 
lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hoá nhằm đảm bảo sự an toàn, phát 
triển của DSVH và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục 
và tồn tại lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội.
 Để có thể giáo dục cho các em học sinh ý thức bảo tồn các di sản văn hoá 
giáo viên có thể áp dụng vào các bài học trong chương trình Mĩ thuật lớp 9 cụ thể 
sau đây tôi sẽ trao đổi phương pháp giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa ở chủ 
đề 2: Sơ lược về Mĩ Thuật thời Nguyễn. theo năm tháng, hàng trăm di tích của di tích cố đô Huế lại đang bị xâm hại, xuống 
cấp nghiêm trọng do bị tác động trực tiếp bởi số lượng người dân sinh sống ở đây 
từ lâu đời, hàng nghìn hộ dân xây dựng công trình, nhà ở và canh tác trên Thượng 
Thành, xả rác, nước thải sinh hoạt... làm cho nền đất bị lún, gây nứt hỏng tường 
thành, xâm hại nghiêm trọng di tích. Không những vậy rất nhiều khách du lịch 
khi đến tham quan cũng đã có những hành vi làm tổn hại đến di sản này.
 GV hỏi: Để có thể bảo tồn di sản quần thể kiến trúc Huế nói riêng và cố đô 
Huế nói chung, cần có giải pháp gì? Bạn nào có thể đề xuất một vài giải pháp góp 
phần bảo vệ di sản cố đô Huế không?
 HS: trả lời cá nhân.
 GV chốt: Việc bảo vệ di tích quần thể kiến trúc cố đô Huế là nhiệm vụ cấp 
thiết của đất nước, các cấp, các ngành và toàn thể người dân. Chúng ta có thể có 
một số giải pháp để bảo vệ di sản này như: Chính phủ cần xây dựng đề án phát 
triển tổng thể Di tích cố đô Huế và vùng văn hóa địa phương; tập trung đầu tư 
ngân sách cho bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá cố đô Huế. Xây dựng đề 
án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực di tích Kinh thành Huế; phê duyệt 
khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân, tuyên truyền 
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn di sản để mọi người dân cùng thực 
hiện. Và cần tăng cường khuyến khích hơn nữa ý thức của người dân trong việc 
bảo tồn di sản, để làm được điều này Nhà nước cần có chính sách phạt nặng đối 
với những người có hành vi xâm hại di tích và khen thưởng các cá nhân, tập thể 
đã tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích tốt.
GV cho học sinh liên hệ: Tại tỉnh Bình Phước của chúng ta có di sản văn hóa 
nào cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy không?
 HS: Trả lời theo hiểu biết.
 GV đưa thông tin và chiếu thêm hình ảnh: Ở tỉnh Bình Phước có rất nhiều 
di sản văn hóa vật thể cần được bảo tồn, trong đó phải kể đến nổi bật nhất là 3 di 
tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, gồm: Di tích lịch sử đường Trường 
Sơn - đường Hồ Chí Minh (Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước có 2 điểm di tích trên Di tích Vườn quốc gia Cát Tiên
 Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam
(Hình ảnh minh họa các di tích văn hóa ở Bình Phước- Nguồn : Trang thông tin 
 điện tử ban tuyên giáo tỉnh ủy Bình Phước )
 Khi tôi lồng ghép việc giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa với cách tiếp Cũng liên quan đến kiến trúc các dân tộc thiểu số giáo viên có thể mở rộng 
cho học sinh về di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh Chùa Sóc Lớn tại xã Lộc Khánh, 
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
 (Chánh điện trong Chùa Sóc Lớn - Nguồn: Trang Cổng thông tin điện tử Bình 
 Phước)
 IV. Kết quả áp dụng sáng kiến.
 1. Ngày Sáng kiến được áp dụng : 6/9/2022
 2. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Bộ môn Mĩ thuật 9.
 3. Hiệu quả áp dụng sáng kiến:
 3.1. Kết quả về ý nghĩa xã hội.
 Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh, tăng 
năng lực thích nghi và điều khiển chính cuộc sống của mình. Góp phần hình thành 
và phát triển những năng lực và phẩm chất cần thiết cho các em học sinh theo 
định hướng dạy học phát triển phẩm chất và năng lực.
 Giúp tôi nâng cao thêm được nghiệp vụ chuyên môn, đem lại những kết quả 
cao trong giờ dạy.
 3.2. Kết quả về mặt kinh tế. V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền:
 Tôi lần đầu tiên nghiên cứu giải pháp này, chưa bộc lộ công khai trong 
văn bản sách báo, không trùng với các giải pháp của người đã được áp dụng.
 Lộc Ninh, ngày 03 tháng 04 năm 2023
 TÁC GIẢ
 Huỳnh Thị Thuỳ Dung ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ 
 ĐÀO TẠO HUYỆN LỘC NINH:
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_y_thuc_bao_ton_di_san_van_hoa.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh trong giảng dạy môn Mĩ Thu.pdf