Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp trong dạy Tập làm văn nhằm phát triển năng lực cho học sinh Lớp 5 thông qua dạy học trải nghiệm và vận dụng trò chơi trong dạy học
Quá trình dạy học ở lớp 5, Tập làm văn là một phân môn trong chương trình Tiếng Việt của bậc tiểu học, đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy tập làm văn ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kỹ năng thì phân môn tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Chính những văn bản nói, viết các em có được từ phân môn tập làm văn theo các nghi thức lời nói, thuyết trình... đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em đã được học ở phân môn Tập làm văn các kiểu bài miêu tả được học nhiều nhất, nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cách thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người.
Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy tập làm văn lớp 5 nhằm trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Tuy nhiên phải thừa nhận một điều rằng, thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng còn rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn. Lý do này là do nhiều nguyên nhân trong đó đa số giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành dạy một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung của bài học đặt ra. Mặt khác học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao. Đặc biệt trình độ học sinh ở các địa phương các em còn chưa đồng đều, hơn nữa học sinh rất ngại học văn. Ngoài ra do việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa khiến cho giáo viên còn lúng túng trong việc nắm bắt nội dung và phương pháp giảng dạy, từ đó dẫn đến kết quả học tập môn tập làm văn chưa cao.
Việc tiếp thu phương pháp dạy học tích cực ở một số giáo viên vẫn còn thụ động, sử dụng chưa hiệu quả. Qua thực tế giảng dạy của giáo viên, tôi thấy được Ưu điểm của giải pháp đã biết
Qua tài liệu và thực tế nghiên cứu tôi thấy một số giải pháp đã biết khi vận
dụng các phương pháp:
* Phương pháp trực quan: Phương pháp giúp học sinh quan sát được trực tiếp từ đó có thể nắm vững được nội dung kiến thức. Giúp học sinh dễ hiểu hơn trong hình thành kiến thức
* Vấn đáp: Phương pháp mà trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
* Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống.
* Phương pháp hoạt động nhóm: Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục tiêu học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau, phát triển kĩ năng hợp tác
* Phương pháp động não: Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Qua phương pháp này giúp HS thông minh hơn, biết tư duy suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Giúp cho GV có thể tìm được những HS có năng lực thực sự để bồi dưỡng.
Bên cạnh những ưu điểm của giải pháp còn có những tồn tại bất cập
Học sinh học rất nhiều kiến thức mới trong khi đó trình độ của các em thì hạn chế, các em còn chưa suy nghĩ, chép mẫu, vay mượn ý từ của người khác, thường là của bài mẫu nào đó. Với cách khác học sinh thường sẵn sàng học thuộc văn mẫu, khi làm bài sao chép ra và biến thành bài làm của mình không kể đầu bài qui định thế nào. Với cách làm bài ấy các em không cần biết đến đối tượng miêu tả, không quan sát và không có cảm xúc gì về cảnh vật được tả.
Học sinh miêu tả hời hợt, chung chung không có một sắc thái riêng biệt nào về đối tượng miêu tả. Vì thế bài làm ấy không sâu sắc, đọc lên thấy mờ nhạt. Nguyên nhân chủ yếu là kinh nghiệm sống của mình, không biết cách quan sát nên không có được nhận xét gì cụ thể. Học sinh còn hạn chế khi đặt câu, viết văn và liên kết câu.
Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả. Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật. Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt. Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả như: so sánh, nhân hóa. Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết học trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên tiểu học. Ý nghĩ cho rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức chung của
nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4, lớp 5.
Đối với mỗi phương pháp tuy có ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế sau: Đối với phương pháp trực quan GV và HS phải biết sử dụng và nhiều khi vất vả trong khâu vận chuyển, tốn nhiều thời gian vào chuẩn bị. Nếu lạm dụng thì sẽ gây ra nhàm chán trong học sinh. Đối với phương pháp vấn đáp nếu dùng nhiều thì sẽ khó với học sinh,tiết học trở nên khô khan. Đối với phương pháp đặt và giải quyết vấn đề không sử dụng được ở hầu hết các bài, các đối tượng học sinh vì đây là phương pháp khó đòi hỏi HS phải nhanh. Phương pháp hoạt động nhóm thì hoạt động nhóm sẽ khó kiểm soát hơn. Học sinh làm việc nếu không tích cực sẽ dẫn tới ỷ lại bạn khác. Phương pháp động não khó áp dụng với những lớp đại trà có những HS còn chậm.
Xuất phát từ lí do trên, tôi xin đưa ra sáng kiến “Đổi mới phương pháp trong dạy Tập làm văn nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học trải nghiệm và vận dụng trò chơi trong dạy học.”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp trong dạy Tập làm văn nhằm phát triển năng lực cho học sinh Lớp 5 thông qua dạy học trải nghiệm và vận dụng trò chơi trong dạy học
lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người. Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy tập làm văn lớp 5 nhằm trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên phải thừa nhận một điều rằng, thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng còn rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn. Lý do này là do nhiều nguyên nhân trong đó đa số giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành dạy một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung của bài học đặt ra. Mặt khác học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao. Đặc biệt trình độ học sinh ở các địa phương các em còn chưa đồng đều, hơn nữa học sinh rất ngại học văn. Ngoài ra do việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa khiến cho giáo viên còn lúng túng trong việc nắm bắt nội dung và phương pháp giảng dạy, từ đó dẫn đến kết quả học tập môn tập làm văn chưa cao. Việc tiếp thu phương pháp dạy học tích cực ở một số giáo viên vẫn còn thụ động, sử dụng chưa hiệu quả. Qua thực tế giảng dạy của giáo viên, tôi thấy được Ưu điểm của giải pháp đã biết Qua tài liệu và thực tế nghiên cứu tôi thấy một số giải pháp đã biết khi vận dụng các phương pháp: * Phương pháp trực quan: Phương pháp giúp học sinh quan sát được trực tiếp từ đó có thể nắm vững được nội dung kiến thức. Giúp học sinh dễ hiểu hơn trong hình thành kiến thức * Vấn đáp: Phương pháp mà trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. 2 dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật. Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt. Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả như: so sánh, nhân hóa. Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết học trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên tiểu học. Ý nghĩ cho rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4, lớp 5. Đối với mỗi phương pháp tuy có ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế sau:Đối với phương pháp trực quan GV và HS phải biết sử dụng và nhiều khi vất vả trong khâu vận chuyển, tốn nhiều thời gian vào chuẩn bị. Nếu lạm dụng thì sẽ gây ra nhàm chántrong học sinh. Đối với phương pháp vấn đáp nếu dùng nhiều thì sẽ khó với học sinh,tiết học trở nên khô khan. Đối với phương pháp đặt và giải quyết vấn đềkhông sử dụng được ở hầu hết các bài, các đối tượng học sinh vì đây là phương pháp khó đòi hỏi HS phải nhanh.Phương pháp hoạt động nhóm thì hoạt động nhóm sẽ khó kiểm soát hơn. Học sinh làm việc nếu không tích cực sẽ dẫn tới ỷ lại bạn khác. Phương pháp động não khó áp dụng với những lớp đại trà có những HS còn chậm. Xuất phát từ lí do trên, tôi xin đưa ra sáng kiến “Đổi mới phương pháp trong dạy Tập làm văn nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học trải nghiệm và vận dụng trò chơi trong dạy học.” III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN III.1.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến 1. Giải pháp thứ nhất: Tổ chức hoạt động trải nghiệm Đặc thù lứa tuổi tiểu học chủ yếu tiếp thu kiến thức thông qua tư duy trực quan sinh động. Vì vậy, việc cho các em tiếp xúc và trải nghiệm qua các hoạt động thực tế là hết sức quan trọng. Đối với phân môn Tập làm văn, để các em phát triển được vốn từ thì nên tạo cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế. 4 định mục tiêu bài tập, của tiết học. Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh. Để mỗi giờ học Tiếng Việt hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn sáng tạo trong việc sử dụng những trò chơi học tập cũ đồng thời tìm tòi, nghiên cứu để sáng tạo những trò chơi học tập mới. Giới thiệu một số trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 5 Trò chơi “Ghép từ sáng tạo câu”. Trò chơi được sử dụng vào phân môn Luyện từ và câu, ứng dụng để viết được những câu văn hay, có sức gợi cảm khi làm văn. Mục tiêu: - Sắp xếp các từ ngữ để tạo thành các câu khác nhau. - Nhận biết một số câu hoàn chỉnh. Chuẩn bị: - Các bộ thẻ từ: “lúa, vàng ươm, chín, ngoài đồng”. - Số giấy đủ cho các nhóm để viết câu. lúa ngoài đồng chín vàng ươm Tiến hành: - Chia nhóm, mỗi nhóm 4-5 học sinh, phát bộ thẻ từ cho các nhóm. - Nêu cách chơi: Từng nhóm chọn các thẻ từ (không thứ tự) để sắp xếp lại thành câu và viết các câu khác nhau vào giấy (khi viết, nhớ thể hiện đúng cách viết hoa đầu câu và thêm dấu phẩy sau trạng ngữ). - Nhóm nào nhanh, đúng, được nhiều câu là thắng cuộc (khuyến khích câu có thể mở rộng câu dài hơn). Trò chơi “Khám phá bức tranh” Mục tiêu: 6 - Khi trò chơi kết thúc, giáo viên và cả lớp bình chọn người chơi miêu tả hay nhất. Học sinh nào có phiếu bình chọn nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc. Trò chơi “Bông hoa nhiều cánh” Trò chơi vận dụng để củng cố lại kiến thức của bài chính tả ở sách Tiếng Việt 5. Ví dụ: Thi tìm nhanh: Các từ láy âm đầu l. Các từ láy vần có âm cuối ng. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu l và âm cuối ng. - Nhằm để khắc phục lỗi chính tả n/l; n/ng. Sử dụng những từ láy để viết câu văn miêu tả cảnh thiên nhiên, tả người Chuẩn bị: - Nhiều miếng bìa cắt theo hình cánh hoa (hình 1a) - Vẽ trực tiếp lên một tờ giấy to 2 vòng tròn làm hai nhị hoa. Trong mỗi nhị hoa ghi: các từ láy âm đầu l; các từ láy vần có âm cuối ng. (hình 1b) Các từ láy Các từ láy âm đầu l vần có âm cuối ng Hình 1a : Cánh hoa Hình 1b : Nhị hoa Tiến hành: - Giáo viên chia học sinh thành nhiều nhóm chơi tùy theo số bộ nhị hoa và cánh hoa chuẩn bị được. - Khi trò chơi bắt đầu, các nhóm chơi có nhiệm vụ ghi từ theo yêu cầu vào các cánh hoa (mỗi cánh hoa chỉ ghi một từ) rồi dán vào nhị hoa cho phù hợp. lấp lánh Các từ láy âm đầu l 8 tự nguyện, không gò ép, bắt buộc. Động cơ không nằm trong kết quả mà nằm trong quá trình trải nghiệm. Trò chơi mang tính tự do nên khi tham gia học sinh hoàn toàn chủ động trong suy nghĩ, trong hành động suốt quá trình vui chơi, do đó có thể phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình mà không bị phụ thuộc vào các yếu tố xung quanh, không bị người khác chi phối. Trong trải nghiệm, không khí cổ vũ sôi nổi của tập thể, học sinh sẽ phát huy mọi khả năng vốn có của mình, làm cho quá trình nhận thức trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Trò chơi là một hoạt động sáng tạo, đầy yếu tố mới mẻ, bất ngờ; nhiều trò chơi được sử dụng nhiều lần nhưng vẫn lôi cuốn người tham gia, người xem và người tổ chức. Bởi lẽ, cả quá trình chơi cùng kết quả vui chơi luôn là một ẩn số bất ngờ với tất cả. Trong khi tham gia, người chơi luôn thể hiện sự sáng tạo, luôn tạo ra kịch tính, tạo ra những tình huống bất ngờ, khó dự đoán trước, khiến khán giả phải chăm chú, say sưa theo dõi. Ngoài ra thông qua hoạt động trải nghiệm, trò chơi học tập còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Vì vậy trải nghiệm, trò chơi học tập Tiếng Việt rất cần thiết trong giờ học Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêng và ở Tiểu học nói chung. 2.2. Tính sáng tạo Học sinh tiểu học luôn thích thú những điều mới lạ. Vì vậy, để mỗi giờ học Tiếng Việt hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn sáng tạo trong việc vận dụng những hình thức tổ chức dạy học như trải nghiệm. Không chỉ các em được trải nghiệm trong trường mà còn ngoài trường, ngoài cuộc sống mà các em không hay để ý. Tiết học không chỉ tổ chức trong lớp mà GV còn tổ chức ngoài lớp, được tham gia vào hoạt động trải nghiệm thực tế với cảnh thật, người thậtTham gia vào trò chơi học tập đồng thời tìm tòi, nghiên cứu để thiết kế những trò chơi học tập mới. Qua nhiều năm giảng dạy ở tiểu học đặc biệt là lớp 5, tôi đã sử dụng rất nhiều trò chơi học tập trong dạy Tiếng Việt như: trò chơi ô chữ, bingô, 10 trò chơi Rung chuông vàng.Tất cả đều mục đích tạo nên sự hứng thú, hăng say trong học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Nhưng vận dụng như thế nào và cách thức tổ chức ra sao thì đòi hỏi người GV cần phải có những giải pháp, những con đường lựa chọn phù hợp linh hoạt và sáng tạo, tránh dập khuôn máy móc mà phải nhẹ nhàng mà hiệu quả. Mỗi phương pháp đều đòi hỏi sử dụng những đồ dùng dạy học thiết thực, phương tiện dạy học đa hình thức. III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụngcủa sáng kiến Đề tài tôi đưa ra với các giải pháp là áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới có sự kết hợp nhuần nhuyễn của những môn học để bổ trợ cho nhau nhằm thực hiện công việc dạy học cung cấp kiến thức Tiếng Việt cho học sinh lớp 5. Đồng thời tạo ra không khí vui tươi sôi nổi trong bài học, tiết học. Vấn đề đặt ra ở đây là mỗi giáo viên biết vận dụng như thế nào cho phù hợp và phải linh hoạt trong từng bài. Bên cạnh đó còn biết xây dựng cho học sinh sự tự giác, làm chủ hoạt động và thói quen học tập mới. “Nghị Quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghĩa là cần tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. - Đề tài giúp cho mỗi GV có thể áp dụng ở các phân môn của Tiếng Việt, từ đó nhân rộng ra các môn học khác. - Có thể nhân rộng ở các lớp trong trường Tiểu học, các bài học, các môn học có những hoạt động liên quan đến thực tế cuộc sống. - Có khả năng áp dụng vào tất cả các đối tượng học sinh, từ đó có các biện pháp cách làm khác nhau đối với từng nhóm đối tượng học sinh. 12 - Từ những sản phẩm làm ra của học sinh, các em sẽ thích thú say mê tìm tòi để sáng tạo giảm bớt được thời gian tham gia vào các trò chơi game điện tử, tránh được một tệ nạn xấu trong xã hội. Khi tiến hành khảo sát đã thu được chất lượng lớp khảo sát đạt như sau: Kết quả Thời gian Số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm < 5 kiểm tra học sinh SL % SL % SL % SL % Đầu tháng 9 38 3 7,8 % 15 39,5 % 18 47,3 2 5,4 % % Cuối HKI 38 8 21 % 25 65,7% 5 13,3 0 0 % Qua thực nghiệm ta thấy hiệu quả rất khả quan, số học sinh học tốt được tăng lên đáng kể, số học sinh yếu không còn. Tạo ra một phong trào, hoạt động, cuộc cách mạng trong giáo dục theo tinh thần nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. - Học sinh có tinh thần học tập say mê hơn với môn Tiếng Việt, không e ngại viết văn như trước. - Hoạt động ngoài lớp còn là cơ hội để học sinh bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau. - Những kết quả mà chúng tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu cho thấy đề tài cần được áp dụng vào hoạt động giảng dạy Tiếng Việt. Tôi cảm thấy mình được bồi dưỡng thêm lòng kiên trì, nhẫn nại, sự ham muốn, say sưa với việc giảng dạy. Tuy nhiên với đề tài này của tôi nghiên cứu trong thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Bản thân mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định sáng kiến các cấp cùng các bạn đồng nghiệp để giúp sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn góp phần vào việc nâng cao kết quả giảng dạy môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5. Tôi xin chân thành cảm ơn! 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_trong_day_tap_lam.doc